Chứng khoán châu Á kém vui đầu năm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày 2-1-2008, chứng khoán châu Á chào năm mới một cách buồn tẻ khi hầu hết các hàn thử biểu chính của khu vực đều mất điểm. Nguyên nhân được nhận định là do những thông tin gần đây từ Chính phủ Hàn Quốc và Singapore, theo đó hai nền kinh tế này đang tăng trưởng thấp hơn dự báo.
Tại Hồng Kông, lúc 4g50 chiều 2-1, chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương không bao gồm Nhật mất 0,7%, còn ở mức 525,95 điểm, tỷ lệ cổ phiếu giảm giá so với cổ phiếu tăng giá là 5:2 - mức tổn thất to lớn nhất của chỉ số này kể từ ngày 17-12-2007. Kospi của Hàn Quốc giảm 2,3%, điểm đáy trong hai tuần qua. Straits Times của Singapore hao hụt 0,9%.
Hôm nay, thị trường Nhật và New Zealand đóng cửa. Tại Nhật Bản, từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2007, chỉ số Topix đã lao xuống 21%. Bước sụt giảm này khiến 2007 trong số 4009 công ty niêm yết trên thị trường Nhật có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg. Điều này đẩy một số công ty của Nhật vào thế khó xử khi nhiều cổ đông đòi “tống cổ” các giám đốc điều hành và bán tất cả tài sản.
Nhiều nhà phân tích nhận định, thị trường chứng khoán thế giới trong ba tháng cuối năm vừa qua gần như lặp lại thời điểm 1974 - khi thị trường có sự điều chỉnh mạnh để tăng tính thanh khoản - và năm 2000 - khi “bong bóng” cổ phiếu công nghệ cao tan vỡ.
Quý 4-2007, chỉ số MSCI - Thế giới mất 2,7%, khiến mức tăng trưởng năm 2007 của chỉ số này xuống mức 7,1%. Standard & Poor 500, thước đo cho các tài sản vốn “quốc tịch” Mỹ, tuy tăng được 3,5% trong năm 2007, nhưng là mức tăng trưởng hàng năm thấp thứ hai trong 5 năm qua của hàn thử biểu này.
Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của các công ty châu Âu và Nikkei 225 của Nhật cũng bị đứt đoạn quãng tăng trưởng liên tục trong 4 năm, lần lượt mất 0,2% và 11%.
Theo ước tính của các nhà kinh tế học tại Bloomberg, GDP của Mỹ có thể tăng được 1,5% trong quý này và 2,1% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008, sau khi sụt giảm 1% trong ba tháng cuối năm 2007.
Morgan Stanley - công ty chứng khoán lớn thứ hai nước Mỹ tính theo giá trị thị trường - dự báo nền kinh tế Mỹ và Nhật sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.
(Theo VnEconomy)
Tại Hồng Kông, lúc 4g50 chiều 2-1, chỉ số MSCI-Châu Á Thái Bình Dương không bao gồm Nhật mất 0,7%, còn ở mức 525,95 điểm, tỷ lệ cổ phiếu giảm giá so với cổ phiếu tăng giá là 5:2 - mức tổn thất to lớn nhất của chỉ số này kể từ ngày 17-12-2007. Kospi của Hàn Quốc giảm 2,3%, điểm đáy trong hai tuần qua. Straits Times của Singapore hao hụt 0,9%.
Hôm nay, thị trường Nhật và New Zealand đóng cửa. Tại Nhật Bản, từ tháng 2 đến tháng 11 năm 2007, chỉ số Topix đã lao xuống 21%. Bước sụt giảm này khiến 2007 trong số 4009 công ty niêm yết trên thị trường Nhật có giá thị trường thấp hơn giá trị sổ sách, theo số liệu tổng hợp của Bloomberg. Điều này đẩy một số công ty của Nhật vào thế khó xử khi nhiều cổ đông đòi “tống cổ” các giám đốc điều hành và bán tất cả tài sản.
Nhiều nhà phân tích nhận định, thị trường chứng khoán thế giới trong ba tháng cuối năm vừa qua gần như lặp lại thời điểm 1974 - khi thị trường có sự điều chỉnh mạnh để tăng tính thanh khoản - và năm 2000 - khi “bong bóng” cổ phiếu công nghệ cao tan vỡ.
Quý 4-2007, chỉ số MSCI - Thế giới mất 2,7%, khiến mức tăng trưởng năm 2007 của chỉ số này xuống mức 7,1%. Standard & Poor 500, thước đo cho các tài sản vốn “quốc tịch” Mỹ, tuy tăng được 3,5% trong năm 2007, nhưng là mức tăng trưởng hàng năm thấp thứ hai trong 5 năm qua của hàn thử biểu này.
Chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của các công ty châu Âu và Nikkei 225 của Nhật cũng bị đứt đoạn quãng tăng trưởng liên tục trong 4 năm, lần lượt mất 0,2% và 11%.
Theo ước tính của các nhà kinh tế học tại Bloomberg, GDP của Mỹ có thể tăng được 1,5% trong quý này và 2,1% trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2008, sau khi sụt giảm 1% trong ba tháng cuối năm 2007.
Morgan Stanley - công ty chứng khoán lớn thứ hai nước Mỹ tính theo giá trị thị trường - dự báo nền kinh tế Mỹ và Nhật sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay.
(Theo VnEconomy)
0 Responses to Chứng khoán châu Á kém vui đầu năm
Something to say?