Bộ trưởng Tài chính: "Có tiền tôi sẽ mua chứng khoán"
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
"Rất nhiều người hỏi tôi và tôi đã khuyên là nên mua. Nếu có tiền tôi cũng mua chứng khoán" - Bộ trưởng Vũ Văn Ninh cho biết như vậy khi trả lời báo giới bên lề phiên họp Ủy ban TVQH sáng nay, 26/3.
- Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã mua cổ phiếu để cứu TTCK đang trên đà trượt dốc nhưng thực tế thì những diễn biến của TTCK gần đây cho thấy, đó không phải là giải pháp căn cơ, buộc Uỷ ban CK phải đưa ra quyết định giảm biên độ dao động giá?
- Hôm qua Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã thông báo kiến nghị của Bộ Tài chính được Thủ tướng chấp nhận. Nhưng nói thật là tôi có cảm giác nhà đầu tư chưa vững vàng.
Mình nằm trong bối cảnh chung, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) can thiệp vào thị trường Mỹ cả về BĐS, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, lãi suất thì tự nhiên động thái toàn cầu có chuyển biến rất mạnh mẽ. Giá dầu chững lại, lãi suất thay đổi, TTCK thế giới có biểu hiện phục hồi trong khi đó Việt Nam mình thì cứ xuống.
Chính phủ vừa rồi đưa ra rất nhiều giải pháp, tất nhiên mục tiêu kiềm chế lạm phát là số 1 nên kết hợp vào đó để tận dụng cơ hội, đảm bảo tăng trưởng nhất định, không lấy mục tiêu quá cao.
Ngân hàng đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ thì tại thời điểm nào đó nó ảnh hưởng đến cái chung của TTCK, nhưng khi đã biến động thì nhà đầu tư không nghiên cứu một cách đầy đủ các thông tin nên vẫn có tâm lý nghĩ rằng phải bán nhanh không lỗ tiếp.
Tôi cho rằng khó khăn vừa qua là ngắn hạn, còn trung hạn về cơ bản sẽ đảm bảo tốt hơn. Chính vì thế các nhà đầu tư phải bình tĩnh, chứ nếu giải thoát bằng cách này là nguy hiểm.
- Nhà đầu tư nghi ngờ việc SCIC tham gia cứu TTCK, thậm chí coi đó chỉ là giải pháp "ảo", không có trên thực tế?
- Tôi là chủ tịch HĐQT của SCIC thì tôi đã quyết định là phải tham gia thật sự nhưng vì cơ chế chưa ra nên anh em khi làm cũng ngại, nhỡ thua thiệt, lỗ thì ai chịu. Một 1-2 ngày tới, tôi sẽ ký tạm thời cho SCIC có căn cứ tham gia mạnh hơn, trên cơ sở đó trình Thủ tướng cho phép SCIC hạch toán riêng khoản này ra, nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của nhà nước.
- Vậy SCIC sẽ mua như thế nào?
"Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình, quyết định cái đó và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nói vui thì khi giá lên, hỉ hả, mua nhà, mua xe nhưng khi nó xuống một cái thì kêu Chính phủ phải cứu!"
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
- Phải tuỳ thuộc vào tình hình thị trường để quyết định. Cái đó phải điều hành hằng ngày.
- Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi trả lời phỏng vấn báo giới về diễn biến TTCK hiện nay đã nói "nếu là nhà đầu tư thì tôi sẽ mua vào". Còn Bộ trưởng thì sao?
- Rất nhiều người hỏi tôi và tôi đã khuyên là nên mua. Nếu có tiền tôi cũng mua. Hôm qua có một nhà đầu tư nói rất hay là năm 2003 đã có chuyện như thế này.
Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình, quyết định cái đó và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nói vui thì khi giá lên, hỉ hả, mua nhà, mua xe nhưng khi nó xuống một cái thì kêu Chính phủ phải cứu!
- Ông khuyên mua vào lúc này nhưng nếu thị trường sụt giảm thì sao?
- Đấy chỉ là lời khuyên. Người mua phải tự cân nhắc và quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình.
- Vậy trong trường hợp như thế nào thì sẽ tăng lại biên độ dao động giá cổ phiếu?
- Nếu thị trường ổn định, thấy chiều hướng tốt lên, vì giải pháp vừa qua chỉ là giải pháp tình thế.
- Ông nhận định gì về TTCK trong thời gian tới trước một loạt giải pháp vừa được đưa ra?
- Tôi cho rằng phải nhìn vào tổng thể thị trường chứ không nhìn bản thân thị trường. Thứ nhất phải nhìn thấy sự ổn định chính trị của mình, vị thế của mình, ổn định về vĩ mô trung và dài hạn. Thứ hai là nhìn bản thân các cổ phiếu, nếu là hàng hóa chất lượng tốt, nếu DN làm ăn hiệu quả thì dứt khoát nó vẫn giữ được.
Sắp tới Nhà nước tiếp tục lộ trình CPH thì tôi tin rằng hàng hoá trên thị trường sẽ chất lượng hơn. Phải nhìn rộng ra một chút. Chính sách tổng thể của Nhà nước là trước mắt vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Bây giờ thống kê lại thì thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn vào rất nhiều, không chỉ đầu tư gián tiếp mà là đầu tư trực tiếp. Trong khi có những nước trong khu vực cả 1 năm thu hút được 1 tỷ USD đầu tư nước ngoài còn mình một quí vừa rồi đã đạt hơn 1 tỷ USD vốn thực hiện.
Tóm lại, nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn nhưng nhìn về trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng cơ hội đó. Nếu nhà đầu tư phân tích đầy đủ như vậy thì mới vững tâm và tin tưởng thị trường sẽ phát triển.
Tôi tin tưởng từ nay đến cuối năm thị trường khởi sắc vì chính sách của chúng ta có biểu hiện phát huy tác dụng.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(Theo VTC News)
- Thưa Bộ trưởng, vừa rồi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã mua cổ phiếu để cứu TTCK đang trên đà trượt dốc nhưng thực tế thì những diễn biến của TTCK gần đây cho thấy, đó không phải là giải pháp căn cơ, buộc Uỷ ban CK phải đưa ra quyết định giảm biên độ dao động giá?
- Hôm qua Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng và Thủ tướng đã thông báo kiến nghị của Bộ Tài chính được Thủ tướng chấp nhận. Nhưng nói thật là tôi có cảm giác nhà đầu tư chưa vững vàng.
Mình nằm trong bối cảnh chung, khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) can thiệp vào thị trường Mỹ cả về BĐS, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, lãi suất thì tự nhiên động thái toàn cầu có chuyển biến rất mạnh mẽ. Giá dầu chững lại, lãi suất thay đổi, TTCK thế giới có biểu hiện phục hồi trong khi đó Việt Nam mình thì cứ xuống.
Chính phủ vừa rồi đưa ra rất nhiều giải pháp, tất nhiên mục tiêu kiềm chế lạm phát là số 1 nên kết hợp vào đó để tận dụng cơ hội, đảm bảo tăng trưởng nhất định, không lấy mục tiêu quá cao.
Ngân hàng đưa ra hàng loạt chính sách thắt chặt tiền tệ thì tại thời điểm nào đó nó ảnh hưởng đến cái chung của TTCK, nhưng khi đã biến động thì nhà đầu tư không nghiên cứu một cách đầy đủ các thông tin nên vẫn có tâm lý nghĩ rằng phải bán nhanh không lỗ tiếp.
Tôi cho rằng khó khăn vừa qua là ngắn hạn, còn trung hạn về cơ bản sẽ đảm bảo tốt hơn. Chính vì thế các nhà đầu tư phải bình tĩnh, chứ nếu giải thoát bằng cách này là nguy hiểm.
- Nhà đầu tư nghi ngờ việc SCIC tham gia cứu TTCK, thậm chí coi đó chỉ là giải pháp "ảo", không có trên thực tế?
- Tôi là chủ tịch HĐQT của SCIC thì tôi đã quyết định là phải tham gia thật sự nhưng vì cơ chế chưa ra nên anh em khi làm cũng ngại, nhỡ thua thiệt, lỗ thì ai chịu. Một 1-2 ngày tới, tôi sẽ ký tạm thời cho SCIC có căn cứ tham gia mạnh hơn, trên cơ sở đó trình Thủ tướng cho phép SCIC hạch toán riêng khoản này ra, nếu có rủi ro thì đây là làm nhiệm vụ của nhà nước.
- Vậy SCIC sẽ mua như thế nào?
"Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình, quyết định cái đó và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nói vui thì khi giá lên, hỉ hả, mua nhà, mua xe nhưng khi nó xuống một cái thì kêu Chính phủ phải cứu!"
Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh
- Phải tuỳ thuộc vào tình hình thị trường để quyết định. Cái đó phải điều hành hằng ngày.
- Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khi trả lời phỏng vấn báo giới về diễn biến TTCK hiện nay đã nói "nếu là nhà đầu tư thì tôi sẽ mua vào". Còn Bộ trưởng thì sao?
- Rất nhiều người hỏi tôi và tôi đã khuyên là nên mua. Nếu có tiền tôi cũng mua. Hôm qua có một nhà đầu tư nói rất hay là năm 2003 đã có chuyện như thế này.
Nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình, quyết định cái đó và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nói vui thì khi giá lên, hỉ hả, mua nhà, mua xe nhưng khi nó xuống một cái thì kêu Chính phủ phải cứu!
- Ông khuyên mua vào lúc này nhưng nếu thị trường sụt giảm thì sao?
- Đấy chỉ là lời khuyên. Người mua phải tự cân nhắc và quyết định, chịu trách nhiệm với quyết định của chính mình.
- Vậy trong trường hợp như thế nào thì sẽ tăng lại biên độ dao động giá cổ phiếu?
- Nếu thị trường ổn định, thấy chiều hướng tốt lên, vì giải pháp vừa qua chỉ là giải pháp tình thế.
- Ông nhận định gì về TTCK trong thời gian tới trước một loạt giải pháp vừa được đưa ra?
- Tôi cho rằng phải nhìn vào tổng thể thị trường chứ không nhìn bản thân thị trường. Thứ nhất phải nhìn thấy sự ổn định chính trị của mình, vị thế của mình, ổn định về vĩ mô trung và dài hạn. Thứ hai là nhìn bản thân các cổ phiếu, nếu là hàng hóa chất lượng tốt, nếu DN làm ăn hiệu quả thì dứt khoát nó vẫn giữ được.
Sắp tới Nhà nước tiếp tục lộ trình CPH thì tôi tin rằng hàng hoá trên thị trường sẽ chất lượng hơn. Phải nhìn rộng ra một chút. Chính sách tổng thể của Nhà nước là trước mắt vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
Bây giờ thống kê lại thì thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn vào rất nhiều, không chỉ đầu tư gián tiếp mà là đầu tư trực tiếp. Trong khi có những nước trong khu vực cả 1 năm thu hút được 1 tỷ USD đầu tư nước ngoài còn mình một quí vừa rồi đã đạt hơn 1 tỷ USD vốn thực hiện.
Tóm lại, nền kinh tế của chúng ta trước mắt có khó khăn nhưng nhìn về trung hạn vẫn tốt, vẫn có cơ hội và chúng ta phải tận dụng cơ hội đó. Nếu nhà đầu tư phân tích đầy đủ như vậy thì mới vững tâm và tin tưởng thị trường sẽ phát triển.
Tôi tin tưởng từ nay đến cuối năm thị trường khởi sắc vì chính sách của chúng ta có biểu hiện phát huy tác dụng.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
(Theo VTC News)
0 Responses to Bộ trưởng Tài chính: "Có tiền tôi sẽ mua chứng khoán"
Something to say?