Chứng khoán sẽ "bùng nổ" M&A?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thời buổi làm ăn "khó", hơn 80 công ty chứng khoán đang không ngừng cạnh tranh để thu hút khách hàng. Xu hướng mua bán - sáp nhập (M&A) giữa các công ty đã hình thành, khơi nguồn là chứng khoán Hướng Việt và dự báo sẽ bùng nổ trong năm nay.
Vào những ngày giữa tháng 1/2008, thị trường chứng khoán xôn xao và biến động khi nghe tin Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt chuyển nhượng 14.500.000 cổ phần, có giá trị 145.000.000.000 đồng theo mệnh giá (tương đương 48,33% vốn điều lệ,) cho Morgan Stanley (Singapore) Holdings Pte. Ltd.
Đi cùng với việc chuyển nhượng này, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt đã chính thức xoá tên khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam và thay vào đó là Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt (Morgan Stanley Gateway Securities JSC).
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc chứng khoán Hướng Việt bán gần 49% cổ phần cho Morgan Stanley là một hình thức của thị trường mua bán - sáp nhập (M&A).
Còn theo tiết lộ của một công ty hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Hà Nội, hiện đang có hai công ty chứng khoán muốn tìm khách hàng để chuyển nhượng đến 48% cổ phần.
Hoạt động M&A phổ biến tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới hàng chục năm nay. Ở Việt Nam, xu hướng này ngày càng rõ ràng với những vụ sáp nhập đình đám trong năm 2007 ở ngành dịch vụ, đồ uống, ngân hàng, bảo hiểm...
Thị trường chứng khoán Việt Nam, với hàng loạt công ty chứng khoán mới ra đời và không phải công ty nào cũng đủ tiềm lực để tồn tại, phát triển (do quy mô nhỏ, hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, trình độ nhân lực yếu…) cũng đang hình thành xu hướng sáp nhập, thậm chí là bị thôn tính bởi các đại gia nước ngoài.
Hoạt động M&A được xem như một công cụ chiến lược để phát triển hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp, do sau khi sáp nhập, lợi ích của cả hai công ty thu được là rất lớn. Đó là sự tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân công, hậu cần, phân phối.
Các công ty hợp nhất còn bổ sung cho nhau những thế mạnh của mình như kinh nghiệm kinh doanh, thương hiệu, thông tin, công nghệ, cơ sở khách hàng… - những yếu tố tối quan trọng trong kinh doanh chứng khoán.
Ngoài ra, với những công ty nước ngoài muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, việc sáp nhập với một công ty trong nước giúp làm giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường, giảm chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, khách hàng ban đầu…
Nhìn nhận từ một công ty chứng khoán mới thành lập - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho thấy: "Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có thể nói M&A là xu thế tất yếu, diễn ra ngày càng nhiều và mạnh mẽ".
Còn theo ông Nguyễn Sơn - Trưởng Ban phát triển thị trường (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) thì: "Mua bán - sáp nhập sẽ gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trong hoạt động mua bán bình thường, người ta mua cổ phiếu, bán ra để kiếm giá chênh lệch. Còn với hoạt động M&A, hành vi mua bán của chứng khoán và ngân hàng sẽ phải có sự kiểm soát, đối tượng cổ đông lớn là phải có báo cáo, có kiểm soát chặt chẽ hơn".
Những ngày cuối tháng 2, Vn-Index không ngừng lao dốc và phiên cuối của tháng (ngày 29/2), chỉ số sàn TPHCM đã xuống thấp nhất kể từ cuối năm 2006 đến nay: 663,3 điểm. Mất niềm tin vào thị trường, nhiều nhà đầu tư đã quay lưng lại với thị trường, án binh bất động hoặc rút vốn đầu tư vào vàng, gửi lãi suất tiết kiệm...
Nhằm thu hút khách hàng, một cuộc chạy đua khuyến mại, đua dịch vụ, đua công nghệ giữa các công ty chứng khoán đã diễn ra. Đặc biệt, việc đưa biểu phí môi giới về 0% được xem là một trong những "cú sốc" trên thị trường, là "đòn" rất mạnh của những công ty chứng khoán mới thành lập.
Cả nước hiện có trên 80 công ty chứng khoán hoạt động, với khoảng 300.000 tài khoản, do cạnh tranh khốc liệt nên sẽ có nhiều công ty thua lỗ.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định: Đến năm 2010, Việt Nam có thể chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán tồn tại.
Những công ty chứng khoán mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh chứng khoán không đem lại lợi nhận cao như trước đây, vì thế những công ty chứng khoán mới thành lập khó có thể tồn tại.
(Theo CKVN)
Vào những ngày giữa tháng 1/2008, thị trường chứng khoán xôn xao và biến động khi nghe tin Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt chuyển nhượng 14.500.000 cổ phần, có giá trị 145.000.000.000 đồng theo mệnh giá (tương đương 48,33% vốn điều lệ,) cho Morgan Stanley (Singapore) Holdings Pte. Ltd.
Đi cùng với việc chuyển nhượng này, Công ty Cổ phần Chứng khoán Hướng Việt đã chính thức xoá tên khỏi thị trường chứng khoán Việt Nam và thay vào đó là Công ty Cổ phần Chứng khoán Morgan Stanley Hướng Việt (Morgan Stanley Gateway Securities JSC).
Theo đánh giá của giới chuyên gia, việc chứng khoán Hướng Việt bán gần 49% cổ phần cho Morgan Stanley là một hình thức của thị trường mua bán - sáp nhập (M&A).
Còn theo tiết lộ của một công ty hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Hà Nội, hiện đang có hai công ty chứng khoán muốn tìm khách hàng để chuyển nhượng đến 48% cổ phần.
Hoạt động M&A phổ biến tại các nền kinh tế phát triển trên thế giới hàng chục năm nay. Ở Việt Nam, xu hướng này ngày càng rõ ràng với những vụ sáp nhập đình đám trong năm 2007 ở ngành dịch vụ, đồ uống, ngân hàng, bảo hiểm...
Thị trường chứng khoán Việt Nam, với hàng loạt công ty chứng khoán mới ra đời và không phải công ty nào cũng đủ tiềm lực để tồn tại, phát triển (do quy mô nhỏ, hạ tầng đầu tư thiếu đồng bộ, trình độ nhân lực yếu…) cũng đang hình thành xu hướng sáp nhập, thậm chí là bị thôn tính bởi các đại gia nước ngoài.
Hoạt động M&A được xem như một công cụ chiến lược để phát triển hay tái cơ cấu lại doanh nghiệp, do sau khi sáp nhập, lợi ích của cả hai công ty thu được là rất lớn. Đó là sự tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí cố định, chi phí nhân công, hậu cần, phân phối.
Các công ty hợp nhất còn bổ sung cho nhau những thế mạnh của mình như kinh nghiệm kinh doanh, thương hiệu, thông tin, công nghệ, cơ sở khách hàng… - những yếu tố tối quan trọng trong kinh doanh chứng khoán.
Ngoài ra, với những công ty nước ngoài muốn tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam, việc sáp nhập với một công ty trong nước giúp làm giảm chi phí và thời gian gia nhập thị trường, giảm chi phí và rủi ro trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất, khách hàng ban đầu…
Nhìn nhận từ một công ty chứng khoán mới thành lập - Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho thấy: "Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, có thể nói M&A là xu thế tất yếu, diễn ra ngày càng nhiều và mạnh mẽ".
Còn theo ông Nguyễn Sơn - Trưởng Ban phát triển thị trường (Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước) thì: "Mua bán - sáp nhập sẽ gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán. Trong hoạt động mua bán bình thường, người ta mua cổ phiếu, bán ra để kiếm giá chênh lệch. Còn với hoạt động M&A, hành vi mua bán của chứng khoán và ngân hàng sẽ phải có sự kiểm soát, đối tượng cổ đông lớn là phải có báo cáo, có kiểm soát chặt chẽ hơn".
Những ngày cuối tháng 2, Vn-Index không ngừng lao dốc và phiên cuối của tháng (ngày 29/2), chỉ số sàn TPHCM đã xuống thấp nhất kể từ cuối năm 2006 đến nay: 663,3 điểm. Mất niềm tin vào thị trường, nhiều nhà đầu tư đã quay lưng lại với thị trường, án binh bất động hoặc rút vốn đầu tư vào vàng, gửi lãi suất tiết kiệm...
Nhằm thu hút khách hàng, một cuộc chạy đua khuyến mại, đua dịch vụ, đua công nghệ giữa các công ty chứng khoán đã diễn ra. Đặc biệt, việc đưa biểu phí môi giới về 0% được xem là một trong những "cú sốc" trên thị trường, là "đòn" rất mạnh của những công ty chứng khoán mới thành lập.
Cả nước hiện có trên 80 công ty chứng khoán hoạt động, với khoảng 300.000 tài khoản, do cạnh tranh khốc liệt nên sẽ có nhiều công ty thua lỗ.
Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) nhận định: Đến năm 2010, Việt Nam có thể chỉ còn khoảng 20 công ty chứng khoán tồn tại.
Những công ty chứng khoán mạnh về vốn, công nghệ, nhân lực, uy tín hiện nay ngày càng mở rộng hoạt động, chiếm lĩnh phần lớn mảng dịch vụ. Trong khi đó, mảng tự doanh chứng khoán không đem lại lợi nhận cao như trước đây, vì thế những công ty chứng khoán mới thành lập khó có thể tồn tại.
(Theo CKVN)
0 Responses to Chứng khoán sẽ "bùng nổ" M&A?
Something to say?