Nhà đầu tư nhỏ trong “bão” chứng khoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cách đây chưa lâu, ở Trung Quốc, và nhiều nước châu Á khác, từ cô thủ kho, nhân viên văn phòng, đến các bà nội trợ và cả những người nghỉ hưu còn “nô nức” rủ nhau ra công ty chứng khoán mở tài khoản. Giờ đây, mọi sự đã khác...
“Tôi đang từ bỏ cuộc chơi,” anh Viên Viên, 23 tuổi, nhân viên của một công ty quản lý quỹ ở Thẩm Quyến (Trung Quốc), cũng từng tham gia đầu tư chứng khoán, nói. “Cuộc chơi đã kết thúc. Các công ty, tổ chức lớn đã rút trước, chỉ còn lại những nhà đầu tư nhỏ.”
Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng sự thất vọng và giận dữ của các nhà đầu tư có thể trở thành một vấn đề xã hội. Giờ đây, tại các công ty chứng khoán, không khó để nghe thấy những lời phàn nàn của giới đầu tư rằng chính phủ không điều tiết thị trường mà chỉ đơn giản là cấp phép cho các công ty cổ phần hoá.
Cũng có những lời than phiền về tình trạng giao dịch nội gián và lũng đoạn thị trường, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tại Trung Quốc, đa số nhà đầu tư nhỏ đều mang tâm lý đầu cơ, và đó là lý do tại sao thị trường kém ổn định.
Tuy nhiên, câu chuyện không kết thúc theo chiều hướng đó. Nhiều nhà đầu tư đã “đánh cược” rằng các cơ quan chức năng sẽ không để TTCK Trung Quốc rối tung lên trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng 8/2008. Vậy là họ lại chờ đợi.
Cách đây một năm, những nhà đầu tư như Quan Linh còn mang tâm trạng đầy hăm hở. Ông đã đóng cửa công ty bất động sản của mình để tập trung đầu tư chứng khoán. Đó là thời điểm giá cố phiếu ở Trung Quốc tăng hơn 500% trong vòng 2 năm, khiến người người nhà nhà lao theo “tiếng gọi” của TTCK. Khi các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ phát triển bong bóng trên TTCK, giá tạm thời giảm, nhưng sau đó tăng còn mạnh hơn, lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.
“Diễn biến thị trường ngày một nóng. Ai ai cũng kể chuyện họ đã kiếm được bao nhiêu từ chứng khoán, và họ sẽ tiếp tục đầu tư thêm như thế nào,” ông Quan nói.
Đó là chuyện của năm ngoái. Giờ đây, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu vẫn không ngừng giảm, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ và những người mới gia nhập thị trường bị thua lỗ nặng. Từ cuối năm ngoái, khi xuất hiện những lo ngại về tình hình lạm phát trong nước và khủng hoảng tài chính ở nước ngoài, chỉ số SCI của TTCK Thượng Hải bắt đầu lao dốc. Đến nay, chỉ số này đã giảm hơn 40% so với đỉnh hồi tháng 10/2007.
Hàng triệu nhà đầu tư nhỏ, những người đã từng hàng ngày “ăn ngủ” cùng chứng khoán, bắt đầu nản chí. “Những ngày gần đây, gia đình tôi thường xuyên xảy ra cãi vã. Chồng tôi muốn bán hết cổ phiếu, còn tôi vẫn hy vọng giá lên nên muốn giữ lại. Giờ đây anh ấy còn trách tôi dại dột để mất hết tiền,” chị Trương Lệ Anh, 35 tuổi nói. Chị đã bỏ việc phục vụ bàn tại một khách sạn, cùng chồng dồn hết tiền tiết kiệm vào đầu tư chứng khoán.
Bà Từ, 68 tuổi, một kỹ sư nghỉ hưu, thậm chí còn tuyệt vọng hơn khi đã đầu tư gần như toàn bộ tiền tiết kiệm và lương hưu vào chứng khoán, để rồi mất trắng.
Ở một số nước châu Á khác, nhiều nhà đầu tư cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Từ đầu năm đến nay, chỉ số chính đã giảm hơn 20% trên TTCK Mumbai, gần 20% tại Nhật Bản và 43% tại Việt Nam.
Quá giận dữ, một nhóm các nhà đầu tư ở Ấn Độ thậm chí đã đốt hình nộm của một lãnh đạo chứng khoán.
Ông Nguyen Quang Tri, 74 tuổi, giám đốc nghỉ hưu của một công ty xi măng, nói: “Một số nhà đầu tư thậm chí đã oà khóc. Tôi đầu tư bằng tiền của mình, còn nhiều người vay tiền của ngân hàng.”
Không một chuyên gia nào cho rằng sự suy giảm hiện nay trên TTCK Trung Quốc là mối đe doạ lớn đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhưng đã có những ý kiến lo ngại rằng tình trạng sụt giảm kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, thông qua hệ thống tài chính, đặc biệt là khi nhiều công ty lớn cũng tham gia kinh doanh chứng khoán như một hình thức “tăng gia” nhằm kiếm thêm thu nhập.
Ước tính 15-20% lợi nhuận năm ngoái của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải không hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng lại đến từ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
(Theo DanTri)
“Tôi đang từ bỏ cuộc chơi,” anh Viên Viên, 23 tuổi, nhân viên của một công ty quản lý quỹ ở Thẩm Quyến (Trung Quốc), cũng từng tham gia đầu tư chứng khoán, nói. “Cuộc chơi đã kết thúc. Các công ty, tổ chức lớn đã rút trước, chỉ còn lại những nhà đầu tư nhỏ.”
Chính phủ Trung Quốc lo ngại rằng sự thất vọng và giận dữ của các nhà đầu tư có thể trở thành một vấn đề xã hội. Giờ đây, tại các công ty chứng khoán, không khó để nghe thấy những lời phàn nàn của giới đầu tư rằng chính phủ không điều tiết thị trường mà chỉ đơn giản là cấp phép cho các công ty cổ phần hoá.
Cũng có những lời than phiền về tình trạng giao dịch nội gián và lũng đoạn thị trường, gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng tại Trung Quốc, đa số nhà đầu tư nhỏ đều mang tâm lý đầu cơ, và đó là lý do tại sao thị trường kém ổn định.
Tuy nhiên, câu chuyện không kết thúc theo chiều hướng đó. Nhiều nhà đầu tư đã “đánh cược” rằng các cơ quan chức năng sẽ không để TTCK Trung Quốc rối tung lên trước khi diễn ra Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng 8/2008. Vậy là họ lại chờ đợi.
Cách đây một năm, những nhà đầu tư như Quan Linh còn mang tâm trạng đầy hăm hở. Ông đã đóng cửa công ty bất động sản của mình để tập trung đầu tư chứng khoán. Đó là thời điểm giá cố phiếu ở Trung Quốc tăng hơn 500% trong vòng 2 năm, khiến người người nhà nhà lao theo “tiếng gọi” của TTCK. Khi các chuyên gia cảnh báo về nguy cơ phát triển bong bóng trên TTCK, giá tạm thời giảm, nhưng sau đó tăng còn mạnh hơn, lập hết kỷ lục này đến kỷ lục khác.
“Diễn biến thị trường ngày một nóng. Ai ai cũng kể chuyện họ đã kiếm được bao nhiêu từ chứng khoán, và họ sẽ tiếp tục đầu tư thêm như thế nào,” ông Quan nói.
Đó là chuyện của năm ngoái. Giờ đây, ngay cả khi nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu vẫn không ngừng giảm, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ và những người mới gia nhập thị trường bị thua lỗ nặng. Từ cuối năm ngoái, khi xuất hiện những lo ngại về tình hình lạm phát trong nước và khủng hoảng tài chính ở nước ngoài, chỉ số SCI của TTCK Thượng Hải bắt đầu lao dốc. Đến nay, chỉ số này đã giảm hơn 40% so với đỉnh hồi tháng 10/2007.
Hàng triệu nhà đầu tư nhỏ, những người đã từng hàng ngày “ăn ngủ” cùng chứng khoán, bắt đầu nản chí. “Những ngày gần đây, gia đình tôi thường xuyên xảy ra cãi vã. Chồng tôi muốn bán hết cổ phiếu, còn tôi vẫn hy vọng giá lên nên muốn giữ lại. Giờ đây anh ấy còn trách tôi dại dột để mất hết tiền,” chị Trương Lệ Anh, 35 tuổi nói. Chị đã bỏ việc phục vụ bàn tại một khách sạn, cùng chồng dồn hết tiền tiết kiệm vào đầu tư chứng khoán.
Bà Từ, 68 tuổi, một kỹ sư nghỉ hưu, thậm chí còn tuyệt vọng hơn khi đã đầu tư gần như toàn bộ tiền tiết kiệm và lương hưu vào chứng khoán, để rồi mất trắng.
Ở một số nước châu Á khác, nhiều nhà đầu tư cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Từ đầu năm đến nay, chỉ số chính đã giảm hơn 20% trên TTCK Mumbai, gần 20% tại Nhật Bản và 43% tại Việt Nam.
Quá giận dữ, một nhóm các nhà đầu tư ở Ấn Độ thậm chí đã đốt hình nộm của một lãnh đạo chứng khoán.
Ông Nguyen Quang Tri, 74 tuổi, giám đốc nghỉ hưu của một công ty xi măng, nói: “Một số nhà đầu tư thậm chí đã oà khóc. Tôi đầu tư bằng tiền của mình, còn nhiều người vay tiền của ngân hàng.”
Không một chuyên gia nào cho rằng sự suy giảm hiện nay trên TTCK Trung Quốc là mối đe doạ lớn đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Nhưng đã có những ý kiến lo ngại rằng tình trạng sụt giảm kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực, thông qua hệ thống tài chính, đặc biệt là khi nhiều công ty lớn cũng tham gia kinh doanh chứng khoán như một hình thức “tăng gia” nhằm kiếm thêm thu nhập.
Ước tính 15-20% lợi nhuận năm ngoái của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải không hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng lại đến từ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
(Theo DanTri)
0 Responses to Nhà đầu tư nhỏ trong “bão” chứng khoán
Something to say?