Ba hàn thử biểu đại diện cho chứng khoán ba châu lục đều chìm nghỉm trong cơn hỗn độn của thị trường tài chính. Mức giảm tuần của Dow Jones là 18%, Nikkie 225 là 24%, và FTSE 100 là 21%.

Hôm qua 10/10, phố Wall sau khi mất tới 679 điểm, đã lại ngoi lên để rồi kết thúc ngày giao dịch tại 8.451,19 điểm, giảm 1,49%. Chỉ số Standard & Poor thấp hơn phiên trước 1,18%, kết thúc phiên tại 899,22 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq là khá khẩm nhất khi tăng 0,27%, đóng cửa tại 1.649,51 điểm. Tỷ lệ giảm tuần của Dow Jones và Standard & Poor 500 là trên 18%. Nasdaq thấp hơn cuối tuần trước 15%.

Trong cả tuần, Dow Jones giảm 1.874 điểm, mức giảm tệ hại nhất từ trước đến nay tính cả bằng phần trăm lẫn điểm giá trị, khiến 2.400 tỷ đồng bay hơi khỏi phố Wall.

Giao dịch viên Fred Demarco trên sàn chứng khoán New York hôm 10/10. Wall Street trải qua tuần giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử. Ảnh: AP

Thị trường tín dụng tại Mỹ vẫn căng thẳng, dù hoạt động cho vay ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng đã có chuyển biến khả quan trong những ngày gần đây. Chỉ số TED, thước đo chênh lệch giữa những gì ngân hàng phải trả nếu vay của nhau và vay của Chính phủ, vọt lên 4,65%, cao nhất từ xưa đến nay. Với tình hình này, người tiêu dùng và các hãng đều gặp nhiều khó khăn trong vay vốn.

Ông Robert Philips, Nhà Chiến lược về Danh mục Đầu tư tại BLB&B Advisors, thốt lên: “Tầm ảnh hưởng của khủng hoảng là lớn chưa từng có và mọi người đang hoảng loạn”. Tâm lý hoảng loạn đã khiến nhà đầu tư liên tục rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán. Chỉ trong tuần qua, đã có tới 43,3 tỷ đôla được rút ra khỏi các quỹ tương hỗ.

Tuy nhiên, ông Kelli Hill, Quản lý quỹ tại Ashfield Capital Parteners, lại có cái nhìn khá lạc quan. “Việc mọi người rút chạy khỏi thị trường gợi ý rằng, chúng ta đang tiến dần tới đáy”, theo ông, một khi chạm đáy, thời gian hồi phục của cổ phiếu sẽ kéo dài. Nhận định này bắt nguồn từ biến động quá khứ của phố Wall. Sau cuộc khủng bố 11/9/2001 các chỉ số chính hình thành 2 đáy trong năm 2002 và 2003, để rồi đi lên liên tục trong 4 năm kết tiếp, trước khi rơi vào xu hướng giảm hiện tại.

Năm ngày gần đây, cùng với các ngân hàng trên thế giới, vào đầu tuần Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã phải cắt giảm khẩn cấp 0,5% lãi suất và cho biết sẽ mua lại các khoản nợ ngắn hạn, phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của các tập đoàn. Bộ Tài chính thông báo sẽ sớm mua lại cổ phần trong các ngân hàng. Tâm điểm của tuần nằm ở việc đạo luật cho phép dùng 700 tỷ để mua lại nợ xấu của khối tài chính đã được Quốc hội thông qua.

Tương tự như thị trường cổ phiếu tại Mỹ, chứng khoán châu Á và châu Âu cũng phải hứng chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tín dụng. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật sau ngày hôm qua bị trừ 9,62%, sau năm ngày giao dịch chỉ số này rơi tự do hơn 24%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong bị trừ 7,19%, hạ so với tuần trước 16,3%. Chứng khoán Trung Quốc xuống 8,43%, mức giảm tuần là 12,78%.

Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 8,85%. Chỉ số DAX của Đức bị trừ 7,01%. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 7,73%. Sau năm ngày giao dịch, số điểm trừ của ba chỉ số này lần lượt là 21%, 21,6% và 22,15%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Bloomberg)

Ba hàn thử biểu đại diện cho chứng khoán ba châu lục đều chìm nghỉm trong cơn hỗn độn của thị trường tài chính. Mức giảm tuần của Dow Jones là 18%, Nikkie 225 là 24%, và FTSE 100 là 21%.

Hôm qua 10/10, phố Wall sau khi mất tới 679 điểm, đã lại ngoi lên để rồi kết thúc ngày giao dịch tại 8.451,19 điểm, giảm 1,49%. Chỉ số Standard & Poor thấp hơn phiên trước 1,18%, kết thúc phiên tại 899,22 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq là khá khẩm nhất khi tăng 0,27%, đóng cửa tại 1.649,51 điểm. Tỷ lệ giảm tuần của Dow Jones và Standard & Poor 500 là trên 18%. Nasdaq thấp hơn cuối tuần trước 15%.

Trong cả tuần, Dow Jones giảm 1.874 điểm, mức giảm tệ hại nhất từ trước đến nay tính cả bằng phần trăm lẫn điểm giá trị, khiến 2.400 tỷ đồng bay hơi khỏi phố Wall.

Giao dịch viên Fred Demarco trên sàn chứng khoán New York hôm 10/10. Wall Street trải qua tuần giao dịch tồi tệ nhất trong lịch sử. Ảnh: AP

Thị trường tín dụng tại Mỹ vẫn căng thẳng, dù hoạt động cho vay ngắn hạn và lãi suất liên ngân hàng đã có chuyển biến khả quan trong những ngày gần đây. Chỉ số TED, thước đo chênh lệch giữa những gì ngân hàng phải trả nếu vay của nhau và vay của Chính phủ, vọt lên 4,65%, cao nhất từ xưa đến nay. Với tình hình này, người tiêu dùng và các hãng đều gặp nhiều khó khăn trong vay vốn.

Ông Robert Philips, Nhà Chiến lược về Danh mục Đầu tư tại BLB&B Advisors, thốt lên: “Tầm ảnh hưởng của khủng hoảng là lớn chưa từng có và mọi người đang hoảng loạn”. Tâm lý hoảng loạn đã khiến nhà đầu tư liên tục rút tiền ra khỏi thị trường chứng khoán. Chỉ trong tuần qua, đã có tới 43,3 tỷ đôla được rút ra khỏi các quỹ tương hỗ.

Tuy nhiên, ông Kelli Hill, Quản lý quỹ tại Ashfield Capital Parteners, lại có cái nhìn khá lạc quan. “Việc mọi người rút chạy khỏi thị trường gợi ý rằng, chúng ta đang tiến dần tới đáy”, theo ông, một khi chạm đáy, thời gian hồi phục của cổ phiếu sẽ kéo dài. Nhận định này bắt nguồn từ biến động quá khứ của phố Wall. Sau cuộc khủng bố 11/9/2001 các chỉ số chính hình thành 2 đáy trong năm 2002 và 2003, để rồi đi lên liên tục trong 4 năm kết tiếp, trước khi rơi vào xu hướng giảm hiện tại.

Năm ngày gần đây, cùng với các ngân hàng trên thế giới, vào đầu tuần Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã phải cắt giảm khẩn cấp 0,5% lãi suất và cho biết sẽ mua lại các khoản nợ ngắn hạn, phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của các tập đoàn. Bộ Tài chính thông báo sẽ sớm mua lại cổ phần trong các ngân hàng. Tâm điểm của tuần nằm ở việc đạo luật cho phép dùng 700 tỷ để mua lại nợ xấu của khối tài chính đã được Quốc hội thông qua.

Tương tự như thị trường cổ phiếu tại Mỹ, chứng khoán châu Á và châu Âu cũng phải hứng chịu hậu quả của cơn bão khủng hoảng tín dụng. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật sau ngày hôm qua bị trừ 9,62%, sau năm ngày giao dịch chỉ số này rơi tự do hơn 24%. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong bị trừ 7,19%, hạ so với tuần trước 16,3%. Chứng khoán Trung Quốc xuống 8,43%, mức giảm tuần là 12,78%.

Tại châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 8,85%. Chỉ số DAX của Đức bị trừ 7,01%. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 7,73%. Sau năm ngày giao dịch, số điểm trừ của ba chỉ số này lần lượt là 21%, 21,6% và 22,15%.

Xuân Hòa (Theo CNN, Bloomberg)