Giao dịch OTC sẽ như thế nào?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Dự kiến từ tháng 1/2008, giao dịch trên thị trường OTC sẽ được “đưa vào khuôn khổ” với những thay đổi lớn.
Đó là mốc quan trọng trong lộ trình thực hiện Phương án tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết, đang được Ủy ban Chứng khoán xây dựng.

Theo phương án dự thảo, vào tháng 10 tới, hệ thống phần mềm phục vụ cho những giao dịch trên sẽ được đưa vào thử nghiệm, sau đó chọn một số công ty đại chúng là các công ty chứng khoán, tài chính, bảo hiểm, ngân hàng để áp dụng. Sau khi tổng kết và rút kinh nghiệm, việc triển khai Phương án sẽ được áp dụng đồng loạt vào tháng 1/2008.

Chứng khoán nằm trong hệ thống này là hàng từ những công ty đại chúng đã thực hiện đăng ký theo quy định hiện hành, được cấp mã chứng khoán và được sử dụng thống nhất. Với nhà đầu tư, các giao dịch được thực hiện tại các công ty chứng khoán và chỉ được mở 1 tài khoản duy nhất; trường hợp đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì sẽ dùng ngay tài khoản này.

Chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết được đưa vào hệ thống tổng hợp giao dịch OTC của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội phải là công ty đại chúng đã thực hiện đăng ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký và được một công ty chứng khoán làm thủ tục đăng ký thông tin giao dịch.

Trước khi giao dịch, nhà đầu tư phải ký quỹ đầy đủ 100% chứng khoán và tiền. Đơn vị yết giá là 100 đồng (đối với cổ phiếu) và 1 đồng (đối với trái phiếu). Mệnh giá giao dịch là 10.000 đồng (đối với cổ phiếu); 100.000 đồng (đối với trái phiếu) và không quy định biên độ dao động giá, không có giá tham chiếu.

Phương thức thực hiện sẽ theo thoả thuận. Nhà đầu tư được phép vừa mua vừa bán cùng một loại chứng khoán trong cùng một ngày giao dịch. Nhà đầu tư có thể thỏa thuận giao dịch bất kỳ thời gian nào trong ngày, nhưng thời gian yêu cầu công ty chứng khoán thực hiện nhập báo cáo kết quả giao dịch vào hệ thống là từ 10h - 12h và từ 13h -15h tất cả các ngày làm việc.

Phí giao dịch sẽ do công ty chứng khoán quy định nhưng mức thu không vượt quá mức trần đang áp dụng đối với giao dịch chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch.

Các báo cáo kết quả giao dịch đã nhập vào hệ thống không được phép huỷ bỏ. Trường hợp trong phiên giao dịch, nếu phát hiện ra sai sót trong quá trình nhập báo cáo giao dịch thì CTCK sẽ thực hiện sửa báo cáo giao dịch trên hệ thống theo qui trình hướng dẫn. Lệnh chào mua/chào bán có hiệu lực tối đa trong 3 phiên giao dịch liên tiếp hoặc cho đến khi được thực hiện hoặc bị huỷ bỏ. Trường hợp muốn thay đổi các thông tin của lệnh chào mua/chào bán, công ty chứng khoán thực hiện huỷ lệnh và nhập lại lệnh mới.

Về yêu cầu kỹ thuật, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và các công ty chứng khoán sẽ thuê cùng một nhà cung cấp dịch vụ chung. Mỗi công ty chứng khoán phải có 1 đường Leased line 128 kbps nối đến nhà cung cấp dịch vụ. Các đường Leased line này sẽ tập trung lại thành 1 đường truyền tốc độ cao E1 (2Mbps) duy nhất kéo về Trung tâm Hà Nội; mặt khác tại Trung tâm chỉ cần có duy nhất 1 thiết bị định tuyến kết nối từ nhà cung cấp dịch vụ.

Theo lộ trình thực hiện, Trung tâm Lưu ký, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ phối hợp với các thành viên lưu ký, các công ty chứng khoán để thống nhất phương án hoạt động trong tháng 7 này. Dự kiến kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị cho hệ thống phần cứng sẽ hoàn thành trong tháng 9/2007 để chuẩn bị cho việc thử nghiệm.

Ngoài ra, Ủy ban Chứng khoán cũng sẽ tổ chức lấy ý kiến từ các thành viên thị trường để phương thức thực hiện hoàn thiện hơn.

Nguồn tin: VnEconomy

 

Chỉ số chứng khoán ở Sở Giao dịch TP.HCM (VN-Index) ngày 17-8 tiếp tục giảm, đã "xuyên thủng" ngưỡng nhạy cảm 900 điểm xuống còn 887,93 điểm, gần chạm với đáy 883,9 điểm ngày 6-8.

Ở Trung tâm Giao dịch Hà Nội, HASTC-Index ngày 17-8 cũng tiếp tục giảm xuống còn 249,4 điểm - mức đáy mới. So với phiên ngày 11-1 (VN- Index đạt 885,43 điểm), người chơi chứng khoán còn có lãi một chút, nhưng nếu so với đỉnh điểm ngày 12-3 (1.171 điểm), VN-Index đã giảm tới 24,2% - tức là giảm gần 1/4 (đó là chỉ số bình quân chung, còn đối với một số mã chứng khoán, tỷ lệ sút giảm còn cao hơn nhiều).

So với đỉnh điểm HASTC-Index ngày 17-8 còn giảm nhiều hơn, lên tới 45,8%! Yếu tố quyết định sự lên xuống theo "hình răng cưa" và đang "đao xuống" hiện nay là do cung trên thị trường chứng khoán tăng cao, còn cầu chứng khoán lại tăng chậm hơn, thậm chí còn bị giảm. Nhưng cái gì đã tác động đến sự biến đổi quan hệ cung - cầu này và từ đó có thể thấy được ai điều khiển thị trường chứng khoán hiện nay? Hãy xét qua các chủ thể trực tiếp trên thị trường chứng khoán.

Một chủ thể rất quan trọng trên thị trường chứng khoán là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ. Các nhà đầu tư này có một số đặc điểm nổi bật. Nhỏ lẻ là xét theo mức vốn của từng nhà đầu tư, nhưng nếu xét tổng số thì tổng lượng vốn của họ không nhỏ chút nào, bởi tới trên 70% tổng số tài khoản đầu tư trên thị trường chứng khoán là tài khoản cá nhân.

Một đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ là đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông trong số này là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì ào ào mua vào, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng phải "kinh ngạc"; khi chỉ số chứng khoán xuống thì lại có phong trào "bán tháo" để cắt lỗ.

Một đặc điểm khác là các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ có nguồn vốn rất hạn hẹp, phần lớn là cầm cố tài sản, vay ngân hàng, khi ngân hàng "khóa" khoản cầm cố thì tiềm lực vốn quá yếu kém của nhà đầu tư trong nước bộc lộ ra.

Nhà đầu tư nước ngoài đã chuyển từ "kinh ngạc" sang hết "kinh ngạc"- quyền lực trên thị trường đã chuyển sang các nhà đầu tư nước ngoài! Tuy nhiên, trong kinh tế thị trường, ngay ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất, bên cạnh các tập đoàn, các nhà tư bản khổng lồ, thì vẫn còn các nhà tư bản nhỏ, các nhà sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ (các thợ thủ công, các tiểu nông, các nhà buôn bán nhỏ).

Trong thị trường chứng khoán cũng vậy, bên cạnh các "đại gia" có vốn lớn hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng cũng cần phải tồn tại những nhà đầu tư cá nhân, nhỏ lẻ, nếu không các "đại gia" chơi với ai?

Cũng vì vậy, chỉ số giá chứng khoán biến động theo hình "răng cưa": đẩy giá giảm xuống để các nhà đầu tư nhỏ lẻ bán ra (và các "đại gia" mua vào) và khi các đại gia đẩy mạnh mua vào thì giá sẽ tăng, có tác động kéo các nhà đầu tư nhỏ lẻ thấy tăng mà trở lại thị trường (bằng cách dừng bán ra hoặc mua vào trở lại).

Một chủ thể khác là các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết có hai động thái tác động đến thị trường. Hầu hết các công ty niêm yết đã phát hành cổ phiếu tăng vốn hay trả cổ tức bằng cổ phiếu với khối lượng lớn. Động thái thứ hai là cổ phiếu thưởng.

Việc đầu tư vào những cổ phiếu được xem là thưởng này đã làm tăng cung và khi lượng cổ phiếu tăng lên thì thị giá của cổ phiếu sẽ giảm xuống, hậu quả tất yếu của quan hệ cung - cầu. Có chuyên gia đã dùng đến cụm từ "Tự ta hại ta".

Một chủ thể ngày một chiếm vị trí cao trong thị trường chứng khoán Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các cổ phiếu còn hấp dẫn thì nhà đầu tư nước ngoài đã gần như hết ROM.

Đích nhắm tới của họ là các đợt IPO của các công ty "đại gia" vừa có vốn lớn, có thương hiệu mạnh, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, trong khi các đợt IPO lại giãn tiến độ, nên với lượng vốn lớn và các nhà đầu tư khi nhận ra tiềm lực vốn hạn hẹp của các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài có vai trò rất lớn của mình.

Một cuộc ép giá từ nhà đầu tư nước ngoài đang diễn ra trên thị trường: họ tăng mua thì thị trường tăng giá trị giao dịch và giá chứng khoán tăng, hoặc ngược lại, họ giảm mua thì thị trường giảm giá trị giao dịch và chỉ số giá chứng khoán sẽ xuống! Nhà đầu tư nước ngoài gần như đã trở thành người điều khiển giá trên thị trường chứng khoán hiện nay.

Nguồn tin: Thanh Niên

 

Tháng 6 và tháng 7/2007, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến nhiều biến động - trong đó có thể thấy sự tăng trưởng của thị trường đang kém dần sức hấp dẫn.
Bằng hệ thống phần mềm chuyên dụng của mình, OnBoom Group xin giới thiệu đến quý đọc giả - là các nhà đầu tư hoặc các doanh nghiệp chứng khoán chỉ số tìm kiếm và chỉ số cạnh tranh đối với các từ khóa liên quan đến thị trường chứng khoán - được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.
Xin lưu ý, kết quả là số 0 thể hiện số truy cập chưa đủ mức hiển thị trên thang điểm của Google (các từ khóa tiếng Việt thường bị hiện tượng này).
Từ khóa Chỉ số tìm kiếm tháng 6 Chỉ số cạnh tranh quảng cáo
otc 3 5
cổ phiếu 2 0
chung khoan 2 2
chứng khoán 2 2
co phieu 0 0
trai phieu 0 0
co phan 0 0
giao dich 0 1
thi truong chung khoan 2 1
otc bb 2 3
cong ty chung khoan 0 0
chung khoan ha noi 0 0
otc tools 2 4
cong ty co phan 0 0
giao dich chung khoan 0 0
otc financial network 0 0
otc stocks 2 5
trung tam giao dich chung khoan 0 0
otc stock 2 4
chung khoan ao 0 1
otc financial 0 0
chung khoan viet nam 0 0
otc bulletin board 2 4
otc market 2 2
gia chung khoan 0 0
giá cổ phiếu 0 0
thị trường otc 0 0
co phan hoa 0 0
san giao dich 0 0
trung tam chung khoan 0 0
chung khoan bao viet 0 0
dau tu chung khoan 0 1
otc bulletin 2 0
bán cổ phiếu 0 0
trung tam giao dich chung khoan ha noi 0 0
thi truong chung khoan viet nam 0 1
san giao dich chung khoan 0 0
bang gia chung khoan 0 0
chung khoan sai gon 0 0
chứng khoán otc 1 0
cổ phiếu otc 0 0
cổ phiếu fpt 0 0
mua bán cổ phiếu 0 0
chung khoan truc tuyen 0 0
thi truong otc 0 0
otc pharma 1 0
cổ phiếu ngân hàng 0 0
nasdaq otc 1 3
otc 2007 1 0
chung khoan otc 0 0
otc medicines 1 1
chung khoan thang long 0 0
gia co phieu 0 0
san otc 0 0
thi truong chung khoan ao 0 0
chung khoan tphcm 0 0
chung khoan thanh pho ho chi minh 0 0
otc tool 2 4
chung khoan ho chi minh 0 0
mua cổ phiếu 0 0
what is otc 1 0
choi chung khoan 0 0
co phan hoa doanh nghiep 0 0
đấu giá cổ phiếu 0 0
san chung khoan 0 0
ngan hang thuong mai co phan 0 0
giao dich chung khoan ha noi 0 0
dien dan chung khoan 0 0
otc exchange 1 2
chung khoan hanoi 0 0
otc financial network spam 0 0
360 otc 0 0
chung khoan ngan hang ngoai thuong 0 0
trung tam giao dich 0 0
luat chung khoan 0 0
otc houston 1 0
otc wireless 1 0
trung tam chung khoan ha noi 0 0
co phieu otc 0 0
otc trading 1 2
thị trường cổ phiếu 0 0
dao tao chung khoan 0 0
cong ty chung khoan sai gon 0 0
sàn otc 0 0
cong ty chung khoan bao viet 0 0
hoc chung khoan 0 0
so giao dich chung khoan 0 0
tin chung khoan 0 0
ngan hang co phan 0 0
phát hành cổ phiếu 0 0
cong ty chung khoan ngan hang ngoai thuong 0 0
cong ty chung khoan thang long 0 0
san giao dich chung khoan ha noi 0 0
chung khoan ngan hang dau tu 0 0
trung tam giao dich chung khoan tphcm 0 0
choi chung khoan ao 0 0
chung khoan bsc 0 0
chung khoan vietnam 0 0
cty chung khoan 0 0
kien thuc chung khoan 0 0
thi truong chung khoan ha noi 0 0
chơi cổ phiếu 0 0
cổ phiếu vinaconex 0 0
chung khoan vietcombank 0 0
otc entreprises 0 0
chung khoan online 0 0
cong ty chung khoan ngan hang dau tu 0 0
otc 2006 1 0
chung khoan vn 0 0
thi truong co phieu 0 0
euro otc 0 0
chứng khoan 0 0
bang gia chung khoan truc tuyen 0 0
mua co phieu 0 0
otc markets 0 0
cổ phiếu mai linh 0 0

 

Bùng nổ dịch vụ tin nhắn chứng khoán tại VN

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Cùng với sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến về chứng khoán qua điện thoại di động cũng được dịp nở rộ.

Những cái tên như Dalink, Alofun, My Mobile, Topteen, Galafun, TT Mobile, Thế giới SMS, GenX... cũng trở nên thân thuộc với dân chơi chứng khoán luôn kè kè chiếc điện thoại bên mình. Ban đầu, các doanh nghiệp này chỉ cung cấp các dịch vụ như tải nhạc, chuông, hình ảnh hay truyện cười, tìm bạn bốn phương...

Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, họ kiêm luôn công việc cung cấp những thông tin về cổ phiếu, bảng chứng khoán điện tử, chỉ số VN-Index...

Công ty VinaPhone cho hay, hiện nay có hàng chục tổng đài đang cung cấp các thông tin về chứng khoán qua điện thoại di động. Tuy nhiên, phần lớn mới hoạt động theo hình thức cung cấp bảng tỷ giá và các thông tin cơ bản về chứng khoán, chứ chưa thực sự trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp.

Bản thân VinaPhone cũng đã ký hợp đồng với khoảng 50 đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Theo thỏa thuận, VinaPhone chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng, mã số, còn đối tác liên kết chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đối với khách hàng. Chỉ khi có tranh chấp, hay sự cố xảy ra, VinaPhone mới phối hợp với đối tác kiểm tra và xử lý cho khách hàng. Mức cước cho mỗi tin nhắn 1.000-2.000 đồng sẽ do VinaPhone thu và chia cho đối tác theo tỷ lệ 30-70, VinaPhone 30%.

Đầy rủi ro

Giá các dịch vụ:

- Dịch vụ của BlueSea gồm: Số 8177 giá 1.000 đồng/bản tin. Số 8277 giá 2.000 đồng/bản tin. Số 8733 giá 3.000 đồng. Số 8477 giá 4.000 đồng. Số 8577 giá 5.000 đồng. Số 8677 giá 10.000 đồng và số 8777 giá 15.000 đồng/bản tin.

- Dịch vụ của Vietnam2you gồm đầu số 8316 giá 3.000 đồng/bản tin, 8516 giá 5.000 đồng/bản tin.

Theo thống kê của 3 nhà khai thác di động VinaPhone, MobiFone và Viettel, trong số gần 8 triệu tin nhắn một ngày thì có trên 700.000 gửi đến yêu cầu cung cấp dịch vụ nội dung. Trong số đó có tới trên 43% chỉ đơn thuần là để tải nhạc, chuông hoặc hình ảnh nền. Đối với các dịch vụ mới như xem bói, tư vấn sức khỏe hay tìm hiểu thông tin về chứng khoán vẫn chỉ chiếm khoảng 20%.

Theo giải thích của các đơn vị cung cấp dịch vụ, sở dĩ lượng khách hàng nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin chứng khoán chưa cao do dịch vụ này còn mới mẻ ở VN và người dân vẫn chưa an tâm về độ chính xác của thông tin.

Đại diện Công ty Thiết kế và Phát triển Công nghệ Thông tin, một trong những nhà khai thác đầu tiên cung cấp bảng giá chứng khoán ở TP HCM, cho hay các thông tin chứng khoán qua điện thoại di động được chia thành 2 dạng. Thứ nhất là tư vấn, báo giá các loại cổ phiếu, công ty niêm yết lên sàn, thông tin này do các Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp. Loại thứ 2 chỉ đơn thuần là bảng giá và chỉ số VN-Index, chủ yếu tổng hợp thông tin đã đăng tải trên các báo.

Theo ông, cung cấp các thông tin chứng khoán là dịch vụ tương đối mới mẻ ở VN, hứa hẹn cho doanh thu cao, song đi liền với nó cũng là những rủi ro. "Đồng tiền liền khúc ruột", nếu nhà khai thác không thận trọng, cung cấp sai lệch thông tin rất dễ bị khách hàng khiếu kiện.

Chính vì những rủi ro có thể phát sinh từ dịch vụ này nên Công ty TNHH Mbox, đơn vị khai sinh ý tưởng dịch vụ này từ năm 2002 vẫn chưa dám vào cuộc chơi. Giám đốc MBox Nguyễn Văn Minh nhận xét thị trường chứng khoán VN đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên những tiêu cực phát sinh chưa nhiều.

Tuy nhiên về lâu dài, chẳng ai chắc điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Vì vậy, cung cấp dịch này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ am hiểu về chứng khoán, nắm bắt được quy luật và vòng quay của đồng tiền vì chứng khoán không phải là món hàng ngoài chợ. Đôi khi chỉ cần nhà khai thác cung cấp nhầm một con số cũng có thể khiến khách hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng.

Ông cho biết trước đó, Trung tâm Chứng khoán TP.HCM và một số sàn giao dịch khác cũng đặt vấn đề hợp tác với công ty cung ứng một số dịch vụ liên quan đến chứng khoán trên các số tổng đài 8022, 8122, 8422, 8722 mà công ty đang khai thác. "Tuy nhiên, chúng tôi đã từ chối vì nhận thấy độ rủi ro của nó khá lớn", ông Minh nói.

Anh Phạm Hồng Quang, nhân viên một công ty chuyên tư vấn thiết kế cho hay, anh sử dụng dịch vụ báo giá chứng khoán qua số 996 của Dalink được hơn 1 tháng nay. Đúng 8h sáng hằng ngày, nhà cung cấp gửi cho anh một bản tin ngắn tóm tắt về chỉ số VN-Index, sự trồi sụt của thị trường, bất kể anh ở đâu. Phí dịch vụ là 20.000 đồng/tháng.

Dịch vụ ảo đắt khách

Đầu tháng 12, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã hợp tác với cả 4 mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel và S-Fone tung ra dịch vụ "Tỷ phú chứng khoán". Dịch vụ này cho phép người chơi tham gia các phiên giao dịch, mua bán cổ phiếu trong môi trường ảo, số điểm tích được từ cuộc chơi sẽ được quy đổi ra tiền thật (1.000 điểm tương đương với 200 đồng).

"Tỷ phú chứng khoán" tuân thủ hoàn toàn các quy định của sàn giao dịch chứng khoán thật trên thị trường. Người chơi không cần đến sàn giao dịch vẫn có thể mở tài khoản, mua bán cổ phiếu và biết được biến động từng ngày từng giờ giá trị cổ phiếu, các chỉ số giao dịch của các công ty đang niêm yết thật trên thị trường.

Để tham gia chương trình, khách hàng chỉ cần mở tài khoản bằng cách nhập tin nhắn theo mãi DK_ rồi gửi đến các số 8005, 8105, 8205 hay 8705 hoặc truy cập vào trang website: http://www.sms8x.com để được hướng dẫn.

Theo tiết lộ của đại diện VOV, trong tháng đầu cung cấp dịch vụ đã có gần 9.000 người truy cập vào trang web và khoảng gần 1.000 khách hàng đặt lệnh và tham gia các phiên giao dịch chứng khoán qua điện thoại di động. Con số này được dự báo tiếp tục tăng lên khoảng 15% trong tháng 1 nếu thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động.

Theo Hồng Anh
Nguồn : Vnexpress

 

Chơi chứng khoán qua mạng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Giờ đây, khi một số ngân hàng ở VN bắt đầu cung cấp dịch vụ giao dịch chứng khoán qua mạng, dân "chơi chứng" không còn nhất thiết phải chen nhau "lên sàn".

Các trang web này có rao mua bán chứng khoán, tuy nhiên, theo Luật Chứng khoán có hiệu lực vào đầu năm 2007 thì các hành vi này là phạm pháp vì tất cả các hoạt động tổ chức mua bán chứng khoán đều phải được chấp thuận của UBCKNN.

Ngồi quán nước đặt lệnh

Hiện nay, nhiều công ty chứng khoán (CK) đã cho phép đặt lệnh mua và bán thông qua điện thoại hoặc mạng Internet (giao dịch trực tuyến). Với dịch vụ này, người chơi CK không mất thời gian tới tận sàn để có thông tin, chỉ cần ngồi nhà, quán nước hay bất kỳ nơi nào có thể truy cập vào mạng, sử dụng tài khoản của mình để cập nhật thông tin và đưa lệnh.

Một địa chỉ được nhiều người truy cập là hệ thống giao dịch trực tuyến của Vietcombank Securities tại địa chỉ: https://www.vcbs.com.vn/vietnam/vcbs-trader/fsessionx.asp. Mô hình này đã nhanh chóng thu hút giới nhân viên văn phòng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, và trở thành mục tiêu của các công ty CK trong thời gian tới.

"Ngon", nhưng không "dễ xơi"

Dân "chơi chứng" là cổ cồn trắng thường "ca tụng" không tiếc lời về những tiện lợi của việc chơi chứng khoán qua mạng, vì nó giúp họ có thể cùng lúc "bắt cá" được mấy tay. Ngay cả nhiều người về hưu cũng đã bắt đầu tính chuyện nối mạng Internet tại nhà và học hỏi từ các lớp CK về kinh nghiệm giao dịch trực tuyến.

Tuy nhiên, chất lượng mạng không ổn định lại có thể phản tác dụng, khiến cho nhiều người không biết tiền mình đang đi về đâu mà cũng không biết hỏi ai, chỉ vì khi đang đặt lệnh thì mạng thản nhiên... rớt.

Giao dịch CK qua mạng chỉ có thể thực hiện khi bạn đang ở trong điều kiện kết nối tốt, với những hệ thống mạng như dial-up thì đừng bao giờ nghĩ tới chuyện chơi CK trực tuyến.

Không những thế, giao dịch trực tuyến đòi hỏi năng lực hệ thống mạng của các công ty CK cung cấp dịch vụ này phải rất tốt, vì thế, hiện chưa có nhiều công ty cung cấp. Cũng chính vì sự tiện dụng của việc có thể đặt lệnh ở bất kỳ đâu khi sử dụng dịch vụ này nên đôi khi đã dẫn đến kết quả ngược lại.

Ví dụ như khi có quá nhiều người cùng online và sử dụng dịch vụ này trong khi năng lực hệ thống của nhà cung cấp không đáp ứng nổi, sẽ dẫn đến việc đặt lệnh bị quá tải, từ đó, các lệnh đặt trực tuyến thường vào hệ thống khớp lệnh chậm hơn so với đặt lệnh trực tiếp.

Bạn Nguyễn Thạch Uyên - kỹ sư máy tính, Ngân hàng TMCP Toàn cầu - Hà Nội cho biết: "Tôi bắt đầu chơi CK qua mạng từ khoảng 2 tháng nay thông qua một tài khoản của VCBS. Trước đây, khi còn ít người giao dịch CK qua mạng thì dịch vụ này rất tiện dụng, nhất là cho giới văn phòng hoặc những người thường xuyên đi công tác. Ví dụ như hiện nay tôi đi công tác ở Ninh Bình, nhưng tôi vẫn có thể truy cập và giao dịch được qua laptop. Tuy nhiên, hệ thống của VCBS hiện đang quá tải. Trung bình một tuần, tôi gặp ít nhất 3 lỗi.

Trước kia Bảo Việt cũng cung cấp dịch vụ này, song do hệ thống chưa đáp ứng được nên họ đã phải tạm ngừng. Theo tôi, nhu cầu về giao dịch CK qua mạng đang ngày càng cao và các ngân hàng sẽ phải đầu tư rất nhiều vào công nghệ để cạnh tranh, vì dịch vụ này sẽ giúp họ thu hút thêm nhiều khách hàng mới".

Theo ông Nguyễn Đoan Hùng - Phó Chủ tịch UBCKNN, giao dịch trực tuyến rất phức tạp, vì thế sẽ phải chờ đến khi có Luật Giao dịch trực tuyến để quy định đại trà.

Cũng chính từ nhu cầu ngày càng cao của GDCK qua mạng và từ sự cố sập sàn GDCK TP.HCM, yêu cầu về công nghệ ngày càng trở nên cấp thiết. Hiện tại, có 21 công ty CK đang hoạt động, dự kiến con số này sẽ là 50 vào cuối năm 2007; đồng thời, theo ước tính, đến năm 2010 sẽ có 7 triệu tài khoản giao dịch, mỗi ngày có ít nhất 35 triệu giao dịch luân chuyển, những con số này sẽ báo trước đòi hỏi về công nghệ không dễ dàng chút nào.

Có đáp ứng được đòi hỏi về công nghệ hay không sẽ trở thành điều kiện quyết định sự phát triển bền vững của thị trường CK VN và sự hội nhập của nó vào thị trường thế giới.

Lời khuyên của các chuyên gia

Để có thể tham gia giao dịch CK qua mạng, trước hết bạn cần có mạng Internet chất lượng cao và có những hiểu biết về việc khai thác thông tin trên mạng.

Tiếp đó, bạn cần chọn lựa và so sánh nhiều ngân hàng, đặc biệt quan tâm đến chất lượng hệ thống giao dịch của các ngân hàng đó, để có được lựa chọn khôn ngoan trong việc mở ngân khoản tại một ngân hàng cho phép giao dịch CK trên mạng.

Việc thành công hay thất bại trong giao dịch CK trên mạng lệ thuộc khá nhiều vào khả năng của nhà môi giới này.

Tuy nhiên, nếu có cơ hội, bạn nên bắt đầu chơi chứng khoán bằng tài khoản ảo. Hiện tại, một số ngân hàng VN đang có dịch vụ này. Thông qua việc chơi bằng tài khoản ảo, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm và tự tin khi giao dịch thực tế.

Một câu nói được các nhà đầu tư chứng khoán thuộc nằm lòng là "không bỏ hết trứng vào một rổ" - bạn nên chia tài sản ra thành nhiều phần, nghĩa là có một số tài khoản để giao dịch.

Ngoài ra, bạn không bao giờ nên đặt lệnh mua một loại cổ phần với hơn 1/3 số tiền bạn có, vì thành công của người chơi chứng khoán là họ nắm bắt được thị trường trong thời gian dài, thay vì chỉ lo trúng nhanh để rồi thua lỗ nhanh.

Và tất nhiên, sau mỗi lần thành công hay thất bại, bạn cần luôn nhìn lại và đánh giá kết quả làm việc của mình, đồng thời vạch ra những kế hoạch mới.

Một số trang web hay về chứng khoán:

http://www.stockmarket.vnn.vn;
http://www.chungkhoandenhat.com;
http://www.vietstock.com.vn;
http://www.kiemtoan.com.vn;
http://www.ckvn.com;
http://www.ssc.gov.vn;
http://www.chungkhoanotc.com.


Một số trang web trao đổi thông tin và giao dịch chứng khoán trực tuyến:

http://forum.vietstock.com.vn/forums/default.aspx;
http://sanotc.com/;
http://www.chungkhoanotc.com/;
http://muare.vn/forum/chungkhoan.ttvn.


Nguồn : laodong.com.vn

 

Liên tục, liên tục 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, thị trường xáo động không ngừng: thu thập thông tin, đánh giá phân tích, tổng hợp, hình thành nên những xung đột diễn biến bất tận... Dù là thị trường vốn, thị trường nợ, thị trường hàng hoá hay thị trường tiền tệ, luôn luôn phải có kẻ thua người thắng.

Với thị trường chứng khoán càng có nhiều những xung đột hơn đâu khác. Ở đó không có quy định, hạn ngạch, không có những chỉ định trước cho ai thắng hoặc thua bao nhiêu. Thị trường không cần biết đến người thuộc đẳng cấp, chủng tộc hay màu da nào và càng không biết “dung tha” cho bất cứ ai. Đã bước chân vào là phải có chiến thuật, chiến lược để hạ gục "đối phương", giống như các tướng lĩnh cầm quân nơi chiến trường.

Trên thị trường đầu tư, mỗi nhà đầu tư có cho mình một phong cách, chiến lược và cách áp dụng riêng phù hợp nhất với họ, do vậy thành công hay thất bại - tất cả đều xuất phát từ việc đánh giá tình hình trên bình diện chiến lược đó.

Với những nhà đầu tư khi mới tham gia vào thị trường, việc tìm hiểu thông tin ban đầu là điều quan trọng nhất. Bài viết sau đây sẽ góp phần giúp nhà đầu tư trong quá trình nhận định chiến lược đầu tư.

Thông thường, một chiến lược tổng hợp bao gồm 3 bước cơ bản sau:

Thu thập thông tin

Ban đầu bất cứ ai cũng bỏ ngỏ khi bước chân vào thị trường chứng khoán, do vậy việc đầu tiên là chúng ta phải tìm thông tin từ nhiều cách: đọc sách, ấn phẩm về kinh doanh, các trang tin trên báo đài hoặc qua các webside của các công ty đó.

Sau khi tìm được các ấn phẩm và các sản phẩm bạn ưa thích, chúng ta có thể lưu chúng lại để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn. Ngoài ra chúng ta có thể bàn bạc với các chuyên gia của công ty chứng khoán hoặc với các nhà đầu tư khác trên thị trường để có nhiều thông tin hơn.

Bước đầu tiên khi chúng ta xác định lựa chọn cổ phiếu mà mình ưa thích, sau đó tìm hiểu thông tin về công ty đó... Việc tìm hiểu đề ra một quyết định đúng đắn thật không dễ dàng đối với các nhà đầu tư còn non trẻ, do vậy chúng ta hãy nghiên cứu các loại báo cáo của công ty như báo cáo thường niên, báo cáo quý, thêm vào đó hãy đọc cả các bản báo cáo tài chính và thu nhập của công ty mà mình đang định mua và các báo cáo của các đối thủ cạnh tranh của công ty trong cùng ngành đó, bởi nó sẽ giúp cho chúng ta trong việc so sánh kết quả kinh doanh, tình hình lợi nhuận của các công ty đó với nhau.

Các bản báo cáo của công ty này chúng ta có thể tìm ở đâu? Chúng ta có thể tìm thông qua các trang web của công ty hoặc qua các cơ quan quan hệ đầu tư. Chúng ta có thể vào trang web của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (www.ssc.gov.vn) và các Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (www.hastc.org.vn), hay Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (www.vse.org.vn) hoặc các dịch vụ dữ liệu đi kèm.

Tên của các công ty đối thủ cạnh tranh có thể tìm được thông qua các dịch vụ nghiên cứu chứng khoán, hay trang web của các bộ - ngành. Ngoài ra, còn vô số các trang web cung cấp các thông tin liên quan về dịch vụ đầu tư, kiến thức cơ bản về chứng khoán.

Để hiểu thêm về cơ cấu thông tin giúp cho việc nghiên cứu chứng khoán tốt hơn, bạn có thể tham khảo qua trang web của Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (www.vafi.org.vn), hay trang web của Công ty Chứng khoán Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (www.vcbs.com.vn). Các trang web này cũng giới thiệu cả các phần mềm máy tính có khả năng rà soát giá cổ phiếu và đánh giá về chỉ số giá so sách, ROE, ROA, Ebit... của các loạt cổ phiếu.

Đánh giá thông tin

Đây là một bước vô cùng quan trọng cho các nhà đầu tư, bởi vì việc xác định chất lượng của một cổ phiếu giống như chúng ta lựa chọn một nhà hàng để ăn uống. Chúng ta có thể đoán là nhà hàng đó không thể hoàn hảo tới mức 100% nhưng ta luôn mong muốn nó đạt được chất lượng tối ưu, do vậy trước khi mua cổ phiếu, bạn nên đặt ra các tiêu chuẩn lựa chọn cho riêng mình.

Để kiểm tra các thông tin của cổ phiếu mà mình lựa chọn thì thứ nhất phải bắt tay vào việc tìm hiểu các công ty và ban quản lý của công ty đó về các vấn đề như: công việc kinh doanh của họ có dễ hiểu không? mục tiêu kinh doanh của họ là gì? công việc kinh doanh đó có những gì rủi ro? các báo cáo về công việc quản lý công ty đưa ra cho các cổ đông có thật không?...

Chúng ta nên đọc các nhận xét của ban quản lý về mục tiêu kinh doanh, doanh số, lãi và các con số hoạt động khác của công ty trong các bản báo cáo 5 năm gần nhất hoặc có thể là nhiều hơn. Sau đó so sánh các nhận xét này với kết quả hoạt động thực tế của công ty, để chúng ta có một đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động, về đội ngũ quản lý có năng động? chuyên nghiệp và say mê?

Thứ hai là chúng ta hãy nghiên cứu kỹ cách quản lý, chính sách và sản phẩm của công ty; Liệu công ty có đội ngũ quản lý mạnh không? Liệu công ty có giữ uy tín với khách hàng? Sản phẩm có duy trì được sự trung thành với khách hàng?

Những câu hỏi đặt ra như trên về chất lượng quản lý của công ty có vẻ hơi chủ quan. Tuy nhiên nếu bạn có chiến lược mua bán cổ phiếu của một công ty nhất định bạn nên tìm hiểu thông tin về ban lãnh đạo của công ty càng nhiều càng tốt. Một số nhà đầu tư nổi tiếng thường cho rằng “nên mua cổ phiếu như thể anh có thể trở thành đối tác làm ăn với công ty đó”.

Thứ ba là xem xét các con số tài chính của công ty; Ta phải tìm hiểu xem công ty có lịch sử lâu dài về việc tăng doanh số và lãi với mức tăng trưởng cao hay không? mức nọ của công ty có hợp lý? Công ty có lịch sử trả lãi cổ đông đều đặn hay không?.. hãy so sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh về các con số tài chính, chất lượng quản lý, sản phẩm và dịch vụ.

Thứ tư là đánh giá xem xét giá cổ phiếu của công ty có hấp dẫn các nhà đầu tư trên thị trường hay không? Để trả lời câu hỏi này bạn có thể hỏi các trung tâm dịch vụ chứng khoán, tham khảo nguồn thông tin trên thị trường hoặc tính toán các hệ số tài chính thông qua các báo cáo tài chính của công ty.

Tất cả các nghiên cứu đánh giá thông tin này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của chúng ta. Hiện nay với sự trợ giúp của Internet, thông qua các webside của các công ty việc tìm kiếm các câu trả lời để đưa đến các quyết định đầu tư không còn là khó.

Ra quyết định đầu tư

Trước khi ra quyết định, chúng ta hãy đánh giá cả rủi ro lẫn lợi nhuận tiềm năng của cổ phiếu đó, hãy so sánh việc đầu tư vào cổ phiếu có lợi hay không và các chứng khoán khác có lợi hơn loại chứng khoán mình đã chọn?

Bạn nên xem xét có nên sở hữu chứng khoán trong thời gian dài hay không? Khi mà các dấu hiệu cảnh báo về một thị trường cạnh tranh khốc liệt của cổ phiếu và các thay đổi tiêu cực trong quản lý của công ty?

Mặc dầu trên thực tế đầu tư cũng có những yếu tố may mắn nhưng để trở thành nhà đầu tư thành đạt về lâu dài thì chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn, kỷ luật, kiến thức và kỹ năng. Phải có những yếu tố đó thì chúng ta mới dự đoán được lãi, giá cổ phiếu và những nguồn thu tiềm năng. Điều lưu ý hơn cả là chúng ta có thể dự tính được tỷ lệ tăng trưởng doanh số hoặc lãi trong vòng 5 năm đến 10 năm tới.

Nhận định chiến lược đầu tư, trang bị cho mình kiến thức về cổ phiếu của công ty mình dự định mua, kiên nhẫn, cân nhắc kỹ càng, tính toán hệ số tài chính, dự đoán lãi và giá cổ phiếu gần với giá thực tế trong tương lai nhất, chắc chắn bạn sẽ là người thành công nhất.

Nguyễn Hoa
Nguồn : vnEconomy

 

Báo cáo tài chính có thật sự cần thiết?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Các công ty và tập đoàn vẫn thường xem việc công khai báo cáo tài chính như một hình thức thông tin tốt và là một yếu tố quan trọng nhằm củng cố mối quan hệ với các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính. Việc các công ty đưa ra những lợi ích như sẽ đảm bảo bình ổn giá cả, nâng cao giá trị kinh tế và thu hút thêm các nhà đầu tư… được các chuyên gia đánh giá là không chính xác và chỉ thể hiện được những mục tiêu trước mắt, mà chưa cung cấp được những dữ liệu kinh doanh cơ bản mang tính chiến lược lâu dài.

Những ngộ nhận trong việc phát hành báo cáo tài chính

Các công ty và tập đoàn bắt đầu phát hành công khai các bản báo cáo tài chính từ cuối những năm 1990, nhưng đến nay, thói quen này đang có xu hương giảm dần. Theo khảo sát của các chuyên gia tiến hành trên 4000 công ty và tập đoàn tại Mỹ, từ năm 1994 đến 2004 có khoảng 1600 công ty đã thực hiện báo cáo tài chính hàng năm hoặc hàng quý. So với con số ban đầu là 92 công ty, thì cho đến năm 2001 đã có khoảng 1200 công ty thường xuyên công khai báo cáo với giới đầu tư và phân tích tài chính. Có khoảng 220 công ty tạm ngưng hoặc dừng hẳn công việc này, tính cho đến năm 2004.

Những công ty và tập đoàn thường xuyên cung cấp và phát hành các báo cáo tài chính cho rằng có hai lợi ích cơ bản là (1) việc này mang lại các giá trị kinh tế cao và (2) giúp giảm thiểu tính bất ổn của giá cổ phiếu. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khẳng định rằng đây chỉ là sự ngộ nhận. Lý do;

Về các giá trị kinh tế: Khác với hi vọng của những công ty và tập đoàn này, thị trường hầu như không có phản ứng nào đáng kể trước việc họ phát hành công khai bản báo cáo tài chính. Chẳng hạn như khi so sánh tỉ lệ lãi cổ tức giữa các công ty có cung cấp báo cáo với những công ty không thực hiện công việc này trong cùng một năm, thì sự chênh lệch hầu như không có.

Về tính bình ổn của giá cả: Cứ 44 công ty và tập đoàn được điều tra, thì có 21 công ty nhận thấy họ có được giá cả ổn định hơn, trong khi đó con số các công ty giảm sút tính bình ổn giá là 23. Sự chênh lệch của tỉ lệ lãi cổ tức giữa các công ty thực hiện và không thực hiện việc cung cấp báo cáo doanh thu cũng không đáng kể.

Những tác dụng ngược

Các chuyên gia phân tích tài chính và các nhà đầu tư cho rằng việc cung cấp công khai báo cáo về tình hình kinh doanh có thể khiến các công ty và tập đoàn phải gánh chịu những tổn thất nhất định mà họ không thể lường trước được. Trước hết, họ sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc dự đoán chính xác con số doanh thu, dẫn đến việc báo cáo sai. Hơn nữa, khi nhìn vào những con số trong báo cáo, các nhà quản lý chỉ nhận biết và tập trung vào những mục tiêu mang tính ngắn hạn mà bỏ qua các chiến lược lâu dài. Và nghiêm trọng nhất là khi các giám đốc điều hành và giám đốc tài chính lâm vào tình trạng ngộ nhận, hoặc tự xây dựng nên tính ổn định “ảo” của công ty mình.

Việc tập trung xây dựng, điều tra, phát hành báo cáo tài chình hàng tháng hoặc hàng quý cũng rất tốn kém về thời gian, tiền bạc và công sức con người. Chẳng hạn như, các nhà quản lý và nhân viên thực hiện báo cáo sẽ mất khá nhiều thời gian để thực hiện báo cáo. Việc phát hành cũng cần đến một số kinh phí không nhỏ.

Liệu việc không phát hành báo cáo tài chính có dẫn đến nguy cơ gì không?

Tất nhiên là việc không cung cấp các báo cáo tài chính, hoặc báo cáo không minh bạch, cũng có thể khiến các công ty và tập đoàn phải đối mặt với một số khó khăn. Điển hình là trường hợp của Google, vào tháng 1 năm nay, giá trị cổ phiếu của tập đoàn này đã đột ngột giảm 7% ngay sau khi họ thông báo các kết quả kinh doanh trong quý 4 năm ngoái. Lý do mà các chuyên gia đưa ra là Google đã có những dự đoán chính xác trong báo cáo của mình về quý tiếp theo. Điều đó khiến các nhà đầu tư không kiểm soát được tình hình hoạt động của tập đoàn này.

Một số tập đoàn và công ty cũng tuyên bố sẽ cắt bỏ việc phát hành báo cáo tài chính hàng quý, mà thay vào đó sẽ chỉ cung cấp những báo cáo hàng năm. Thậm chí, có doanh nghiệp còn tuyên bố huỷ bỏ hoàn toàn công việc này, để tiến tới việc sẽ cung cấp cho nhà đầu tư và các chuyên gia những số liệu và hướng dẫn mang tính lâu dài, nhấn mạnh nhiều hơn vào những điều kiện, tình hình kinh doanh của họ. Chỉ riêng trong tháng 1 năm nay, Motorola, Citygroup và Intel đã tuyên bố ngừng việc cung cấp báo cáo tài chính giữa quý và hàng quý, bởi nó “không phù hợp với sự phát triển kinh doanh về lâu dài” của họ.

Tuy nhiên, vẫn có 83% các tập đoàn và công ty trong cuộc điều tra vẫn lưỡng lự trong việc ngừng hẳn công việc cung cấp, phát hành báo cáo tài chính của họ. Lý do là các giám đốc điều hành e ngại rằng công ty và tập đoàn của họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất ổn định của giá cổ phiếu, và hơn cả là việc hình ảnh của họ sẽ kém hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư và phân tích tài chính. Thế nhưng, điều tra của các chuyên gia cho thấy, trong số 126 công ty ngừng việc phát hành báo cáo tài chính, có 58 công ty đạt được chỉ số lãi cổ tức cao hơn, còn 68 công ty lại nói rằng giá trị của họ đang giảm sút. Tuy nhiên có một điều đáng lưu ý là, việc không phát hành hoặc chấm dứt cung cấp báo cáo tài chính của các công ty và tập đoàn không dẫn đến việc lợi nhuận của họ sẽ thu hẹp hay gây nên sự bất ổn của giá trị cổ phiếu, mà đây chỉ là hệ quả của sự yếu kém trong việc điều hành hoạt động kinh doanh.

Vậy thì báo cáo tài chính có thật sự cần thiết không?

Với những kết quả trên, các chuyên gia khuyên các công ty và tập đoàn hãy lựa chọn cách thức khôn khéo hơn trong việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và giới phân tích tài chính. Để mọi người có cái nhìn lạc quan và thấu hiểu hơn về thực trạng kinh doanh cũng như triển vọng lâu dài của mình, các công ty và tập đoàn nên cung cấp, gợi mở những thông báo về mảng kinh doanh chủ yếu, môi trường và xu thế trong tương lai, cũng như chiến lược phát triển.

Chẳng hạn như các doanh nghiệp bán lẻ có thể cung cấp và nhấn mạnh các nhân tố quan trọng trong việc tăng trưởng lợi nhuận như các chỉ số như: mức tăng trưởng sản phẩm bán ra, giá cả, chi phí tiếp thị, điều kiện, môi trường kinh doanh, chi phí đầu vào, chi phí bán hàng, chi phí hợp tác (nếu có), bên cạnh đó là các dữ liệu về vốn như số vốn, thời gian đầu tư, sơ đồ phân phối vốn kinh doanh và hiệu quả của việc sử dụng vốn… Đừng quên giải thích rõ ràng về tính hiệu quả và sự thay đổi có thể xảy ra trong tương lai để các nhà đầu tư cũng như giới phân tích có thể nắm bắt và dự đoán rõ ràng hơn thực trạng và tiềm năng của các công ty để có kế hoạch đầu tư lâu dài.

Như vậy, ngày càng có nhiều công ty và tập đoàn hủy bỏ việc phát hành báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư và giới phân tích tài chính, mà thay vào đó, họ cung cấp những dữ liệu và thông tin hiệu quả hơn, mang tính chiến lược và chứa đựng những thông tin kinh doanh thiết yếu. Bằng cách đó, họ vẫn có thể thu hút sự chú ý của đối tác và các nhà đầu tư một cách thuyết phục.

(Dịch từ The McKinsey Quarterly)

 

Đầu tư thế nào là hợp lý?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Goerge Soros, một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại phố Wall, đã từng nói rằng “Không có lĩnh vực nào đem lại lợi nhuận nhanh và lớn bằng đầu tư chứng khoán”. Quả thật, Soros không hề sai khi trên thị trường chứng khoán đã có nhà đầu tư kiếm được cả chục triệu USD chỉ vòng một đêm với một kế hoạch đầu tư hợp lý.

Thị trường chứng khoán đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn với những khoản đầu tư không lồ. Không ít người xem việc đầu tư chứng khoán như tham gia vào một cuộc chơi ngẫu hứng với hy vọng việc mua chứng khoán sẽ kiếm được nhiều tiền nhanh chóng. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư đầy hấp dẫn này dường như không có chỗ cho những quyết định theo cảm tính. Muốn thành công bạn phải có kỹ năng phán đoán, xem xét và phân tích vấn đề. Điều quan trọng hơn cả là phải hoạch định được một kế hoạch đầu tư thích hợp. Bạn phải tìm hiểu quá trình hoạt động của công ty cũng như ngành nghề kinh doanh liên quan đến loại cổ phiếu đó. Đồng thời cũng cần theo dõi và tìm hiểu trào lưu giá cả lên xuống trên thị trường, để quyết định lúc nào nên mua, lúc nào nên bán. Để cho vấn đề trở nên dễ hiểu, bạn có thể quan tâm tới một số vấn đề cơ bản dưới đây:

Bắt đầu sớm.

Với hoạt động đầu tư, bạn càng dành thời gian cho nó nhiều bao nhiêu thì bạn sẽ càng thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Sau đây là một ví dụ: Một người đầu tư 100 USD/tháng bắt đầu ở tuổi 25 trong vòng 15 năm và sau đó dừng thêm tiền vào cổ phiếu của mình. Một người khác cũng đầu tư 100 USD/tháng trong vòng 25 năm nhưng bắt đầu ở tuổi 40. Vậy ai sẽ về hưu với số lượng lợi nhuận nhiều hơn ở tuổi 65? Đương nhiên là người đầu tư sớm hơn.

Xác định rõ mục đích đầu tư.

Cũng như các lĩnh vực đầu tư khác, đầu tư chứng khoán luôn tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức thu nhập với mức rủi ro. Thu nhập càng cao thì mức độ rủi ro tiềm ẩn càng lớn. Khi đầu tư vào cổ phiếu, bạn thường kỳ vọng vào hai loại thu nhập, đó là thu nhập từ cổ tức và từ mức tăng thị giá cổ phiếu. Thu nhập từ cổ tức thường không được đảm bảo vì còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của công ty và quyết định của Hội đồng quản trị. Thu nhập từ mức tăng thị giá cổ phiếu là biểu hiện của mối quan hệ trực tiếp giữa triển vọng kinh doanh của công ty với nhu cầu mua cổ phiếu trên thị trường. Một khi công ty có những biểu hiện cho thấy triển vọng sẽ phát triển tốt thì các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai. Ngoài ra, đầu tư vào cổ phiếu chứa đựng nhiều loại rủi ro (bao gồm rủi ro về lãi suất, rủi ro về tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh, rủi ro lạm phát...) trong khi thu nhập chỉ có hai hình thức như đã nói ở trên. Do vậy bạn cần phải xác định mục đích đầu tư một cách rõ ràng. Đây là một yếu tố quan trọng và là cơ sở để đánh giá kết quả đầu tư.

Mục đích đầu tư còn phản ánh lối sống và mong muốn của bạn. Nếu bạn theo đuổi mục tiêu thu nhập từ cổ tức thì nên đầu tư vào cổ phiếu của các công ty kinh doanh dịch vụ công cộng như điện, điện thoại... hoặc các cổ phiếu thượng hạng. Bạn cũng có thể các cổ phiếu mà thị giá có xu hướng tăng về lâu dài để tạo thu nhập ở tuổi già. Cũng có khi bạn chọn cổ phiếu với mục tiêu có tính chất đầu cơ thông qua việc mua bán các cổ phiếu mà giá cả biến động mạnh trong thời gian ngắn. Đây là loại đầu tư có mức độ rủi ro cao nhất. Tuy vậy, nếu bạn là mới bắt đầu bước vào thị trường chứng khoán và mong muốn hoạt động đầu tư đơn giản và dễ hiểu thì nên đầu tư hơn là đầu cơ.

Lựa chọn công ty tốt.

Công ty tốt thường là công ty ít nợ trong thời gian đã qua (thời gian càng dài càng tốt), và có lợi nhuận cao, hiện tại có lãi và triển vọng tương lai sáng sủa.

Lựa chọn thời điểm mua cổ phiếu.

Giá cổ phiếu thường không đứng yên, mà lúc lên lúc xuống. Vậy nếu ta chịu khó theo dõi trào lưu, mua vào khi giá ở mức thấp nhất và bắt đầu đi lên, và bán ra lúc thị trường ở mức cao nhất và bắt đầu đi xuống thì sẽ có lời cao. Đây cũng là nguyên tắc thông thường trong kinh doanh.

Giá một loại cổ phiếu luôn luôn chịu ảnh hưởng của những trào lưu lên xuống giá của TTCK. Trong thời kỳ lên giá, thị trường thường kéo theo 70-80% loại cổ phiếu cũng lên. Khi xuống giá cũng tương tự. Bởi vì cũng giống như thị trường hàng hoá, khi có nhiều người cùng mua một món hàng nào đó thì giá hàng đó sẽ lên, kéo theo các hàng hóa khác cũng lên. Giá một loại chứng khoán sẽ lên khi có nhiều người cùng mua, và giá sẽ tụt xuống khi có nhiều người cùng bán.

Xây dựng một danh mục đầu tư tốt nhất.

Bạn hãy làm điều này một cách đơn giản, khởi đầu nếu bạn muốn đầu tư 100.000 USD vào năm loại cổ phiếu, mỗi loại sẽ được đầu tư 20.000 USD. Bạn không cố gắng mua một số lượng cổ phiếu nào đó, bạn chỉ đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu. Nhưng đừng bao giờ quá hồ hởi trong việc mua cổ phiếu, đừng mua cả năm loại cổ phiếu một lần. Hãy thi hành từng bước một, hãy để cổ phiếu của bạn tự chứng minh chúng bằng cách chỉ ra một sự phát triển nào đó trước khi bạn đầu tư 100% số tiền.

Tránh những loại cổ phiếu phức tạp.

Khi bạn mới khởi sự đầu tư, bạn sẽ được nghe rất nhiều về những cơ hội đầy kích thích có thể tìm kiếm những lợi nhuận khổng lồ. Danh sách những cạm bẫy dành cho những con người đang hồ hởi và cả tin bước chân vào thị trường bao gồm chứng khoán nước ngoài, các quỹ đầu tư cố định, hợp đồng quyền chọn, hàng giao theo hẹn, trái phiếu khả hoán (convertible bonds), trái phiếu cấp thấp về giá trị (junk bond), những loại chứng khoán miễn thuế và các công ty bất động sản.

Những loại chứng khoán trên tuy lợi nhuận cao nhưng rất phức tạp. Nếu bạn không có kinh nghiệm bạn rất dễ gặp phải rủi ro. Những rủi ro khá lớn là lý do chính để những nhà đầu tư mới hoặc những nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm nên tránh đầu tư vào những thứ đã kể trên.

Không mua những loại cổ phiếu giá thấp.

Những loại cổ phiếu giá thấp thông thường hấp dẫn mọi người với một lý do duy nhất: rẻ. Nhưng trong khi nó đang quyến rũ mọi người mua chúng với giá rẻ thì hoạt động tài chính của chúng lại rất kém và chậm chạp so với những loại cổ phiếu khác trong ngành.

Đầu tư theo lý tính chứ không phải theo cảm tính.

Trong đầu tư chứng khoán, một sai lầm thường gặp của các nhà đầu tư là họ thường hy vọng khi nên lo ngại và ngược lại. Khi cổ phiếu đã rớt giá 8% dưới giá mua ban đầu và bị thua lỗ, các nhà đầu tư thường hay hy vọng chúng tăng giá trở lại trong khi thực sự họ nên lo ngại rằng có thể sẽ mất thêm một số tiền nữa và nên phản ứng bằng cách bán cổ phiếu đi và chấp nhận thua lỗ thay vì cứ để mọi thứ y nguyên. Khi cổ phiếu tăng giá và tìm được lợi nhuận, họ lại sợ rằng có thể đánh mất lợi nhuận ấy và bán chúng quá sớm. Nhưng sự thật cổ phiếu đang tăng giá là một dấu hiệu cho thấy chúng thực sự mạnh và có lẽ quyết định mua ban đầu của họ là hoàn toàn chính xác. William J.O’neil, một chuyên gia chứng khoán nổi tiếng trên thị trường phố Wall, chia sẻ những quan điểm: “Theo kinh nghiệm của tôi, cách tốt nhất là thành lập những quy luật mua và bán từ những nghiên cứu về lịch sử thị trường - những quy luật dựa trên nền tảng câu hỏi thực sự thị trường đang hoạt động như thế nào, và trong quá khứ mỗi khi thị trường gặp hoàn cảnh ấy thì diễn biến như thế nào, những quy luật dựa trên sự thống kê khoa học chứ không phải dựa trên những ý kiến hay thành kiến cá nhân”.

Tái đầu tư.

Nếu bạn kiếm được 6% lợi nhuận trên 1000 USD trái phiếu và để dành hết số lời này trong năm. Sau 20 năm bạn sẽ nhận được 1200 USD. Nhưng nếu bạn tái đầu tư hết số lợi nhuận này, bạn sẽ có được 2662 USD trong cùng thời gian. Đó là sức mạnh của tái đầu tư - lợi nhuận mẹ sẽ tạo ra lợi nhuận con.

Cẩn trọng khi thị trường liên tục xuống dốc.

Khi mà thị trường chứng khoán có những biến động dữ dội, người ta bắt đầu đặt câu hỏi: liệu bạn có nên tiếp tục mua cổ phiếu khi giá rớt? Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng, đó là một hành động mang tính rủi ro cực kỳ cao.

Suốt thập kỷ 90, chiến thuật tactic - chiến thuật mua cổ phiếu khi giá rớt, đã tỏ ra hiệu quả. Trong thời gian đó, bất kỳ khi nào, một cổ phiếu nào nói riêng hoặc thị trường nói chung giảm giá thì các nhà đầu tư lại móc hầu bao ra để mua cổ phiếu vào. Và họ đã kiếm được tiền từ chiến thuật đầu tư này. Thế nhưng, giờ đây khi mà giá cổ phiếu giảm mạnh trong một thời gian dài thì không phải bất cứ một cổ phiếu nào cũng có thể tăng giá trở lại được. Song, cũng có thể có những viên ngọc bị che khuất trong số những cổ phiếu bị rớt giá. Nghiên cứu của cho thấy, nhiều cổ phiếu sau khi bị cú sốc rớt giá lại tiếp tục trượt dốc dài. Cũng có một số cổ phiếu sau cú sốc đó lại cho mức lãi trung bình d­ương trong một số khoảng thời gian quan sát. Điều này chứng tỏ rằng nếu biết lựa chọn danh mục đầu tư một cách khôn ngoan thì thậm chí ngay cả việc đầu tư vào các cổ phiếu bị cú sốc rớt giá cũng sẽ mang lại lợi nhuận. Một số chuyên gia chứng khoán gợi ý các nhà đầu tư nên đ­a vào danh mục đầu tư của mình từ các công ty bán lẻ; các công ty truyền thông quảng cáo và các công ty dịch vụ cho đến các công ty tài chính lớn. Ngược lại, nên tránh đầu tư vào cổ phiếu của các công ty công nghệ cao, công ty hàng không, dầu mỏ,...

Sau cùng, xây dựng được một kế hoạch đầu tư thích hợp thật không dễ dàng đối với những nhà đầu tư mới bước chân vào thị trường chứng khoán. Bạn cần biết rõ bản thân mình và thử phân tích theo các vấn đề nêu trên trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, bạn cũng không nên áp dụng một cách cứng nhắc mà cần có sự điều chỉnh mục tiêu, chiến lược một cách linh động cho phù hợp với những biến động của thị trường.

(Tổng hợp)

 

Đầu tư chứng khoán: cần biết luật chơi

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trong những tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, lúc nóng, lúc lạnh gây sự chú ý đặc biệt của các nhà đầu tư. Để làm sáng tỏ vấn đề này, Tạp chí Nhà Quản lý đã có cuộc trao đổi với TS.Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán tp. Hồ Chí Minh.

PV: Trong nhiều tháng gần đây, đã nổ ra cơn “sốt nóng” cổ phiếu, song sau đó cổ phiếu tụt xuống dốc thảm hại đến mức có chuyên gia cho rằng: “Một màu đỏ tang tóc, một cú sốc lớn đối với những nhà đầu tư mới gia nhập thị trường”. Ông nhận xét gì về hiện tượng trên?

Ông Trần Đắc Sinh: Thị trường giao dịch tập trung những tháng đầu năm 2006 đã chứng kiên sự lên điềm nhanh chóng của chỉ số Vn-Index. Sau một thời gian dài xoay quanh mức 300 điểm, Vn-Index đã vượt ngưỡng 400 điểm vào phiên giao dịch ngày 01/3/2006. Đền cuối tháng, vào phiên giao dịch ngày 31/3/2006, ngưỡng 500 điểm cũng bị phá vỡ và chỉ số đã vượt mức 600 để lên đến đỉnh ở mức 632 điểm vào ngày 25/4/06. Cùng với sự lên điểm của Vn-Index, khối lượng và giá trị giao dịch cũng tăng cao. Khối lượng cổ phiếu khớp lệnh bình quân phiên cho 5 tháng đầu năm 2006 là 1,7 triệu cổ phiếu, giá trị đạt hơn 84 tỷ đồng, cao lần lượt gấp 3 và 5 lần so với mức bình quân của 4 tháng cuối năm 2005.

Chúng ta có khá nhiều lý do giải thích cho sự tăng trưởng. Kết quả hoạt động kinh doanh khả quan của các Công ty niêm yết năm 2005 và những tháng đầu năm 2006 là nền móng vững chắc cho sự tăng trưởng từ giá trị nội tại của Công ty. Khung pháp lý, các chính sách, quy định được cải tiến mạnh mẽ cùng những nỗ lực của Chính phủ trong việc gia nhập WTO tạo ra một môi trường đầu tu thuận lợi cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thị trường bất động sản đóng băng, giá vàng không ổn định và đồng đôla suy yếu đã dấy một luồng tiền lớn từ tiết kiệm và đầu tư bất động sản sang đầu tư cổ phiếu. Cùng với những đánh giá rất khả quan về cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam từ các nhà đầu tư tài chính thế giới... Những yếu tố trên cộng hưởng lại tạo nên đợt sóng lớn trên thị trường chứng khoán tập trung thời gian vừa qua.

Một yếu tố góp phần không nhỏ trong những diễn biến vừa qua trên thị trường, đó chính là tâm lý của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nguồn lợi lớn từ việc giá cổ phiếu tăng cao trong một thời gian ngắn đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư đến với thị trường. Trong số họ có rất nhiều người hiểu biết rất ít hoặc hoàn toàn chưa hiểu biết gì về thị trường. Họ đầu tư theo đám đông, theo phong trào. Và chính yếu tố tâm lý này đã làm đợt sóng trên thị trường chứng khoán lớn hơn mức cần có của nó cũng như kéo dài hơn thời gian lẽ ra cần có của nó. Và chính vì vậy, thị trường đã có sự tự điều chỉnh. Cần nhấn mạnh rằng, các nhà quản lý chúng tôi không can thiệp vào các diễn biến trên thị trường. Sự điều chỉnh hoàn toàn theo cung và cầu về chứng khoán. Dư cung sẽ kéo giá chứng khoán xuống, giá cả sẽ được điều chỉnh về quanh mức giá hợp lý mà bên mua và bên bán đều chấp nhận được. Và tôi nghĩ rằng, mức giá đó sẽ gần (hoặc thấp hơn một chút) với giá trị thực tế của các chứng khoán trên thị trường.

Tôi không tin chúng ta sẽ về lại mức 300 điểm, vì như phân tích ở trên, chúng ta có những cơ sở vững chắc cho sự tăng trưởng, thị trường sẽ chỉ điều chỉnh bới các nhiễu xạ và ở mức đó, tôi tin thị trường chúng ta lại tăng trưởng bền vững.

PV: Diễn biến này theo ông có gì bất thường? Liệu đầu tư cổ phiếu có đang trở thành một “phong trào” và phần thua thiệt luôn thuộc về người không biết “luật chơi”?

Ông Trần Đắc Sinh: Giá cả chứng khoán luôn biến động. Đó là một trong những đặc trưng của thị trường chứng khoán, trái ngược với tính ôn định của tiền gửi Ngân hàng hoặc trái phiếu. Sự biến động phụ thuộc vào thông tin, vào môi trường, khung pháp lý và rất nhiều yếu tố khác, trong đó có cả tâm lý đầu tư của những đổi tượng tham gia thị trường. Và không có gì là bất thường trong những diễn biến vừa qua của thị trường chứng khoán. Không chỉ tại thị trường chứng khoán Việt Nam mà trên nhiều thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới, số lượng người hiểu biết về thị trường chứng khoán còn rất hạn chế. Và tại các thị trường chứng khoán phát triển cũng có hiện tượng đầu tư theo đám đông, phản ứng quá mức với các thông tin và diễn biến trên thị trường. Lượng nhà đầu tư ít hiểu biết về thị trường chứng khoán càng nhiều, độ nhiễu càng lớn. Và thị trường cần điều chỉnh nhiều hơn.

Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2005 và những diễn biến gần đây trên thị trường chứng khoán đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của công chúng đầu tư thị trường chứng khoán đang trở thành tâm điểm của báo chí, của các diễn đàn và ngay cả trong các câu chuyện hàng ngày. Và chúng tôi rất vui mừng chào đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia ngày càng nhiều hơn vào thị trường chứng khoán. Trong vòng 5 tháng đâu năm 2006, số lượng tài khoản giao địch chứng khoán lên mức hơn 55.000 tài khoản, gần gấp đôi so với cuối năm 2005. Đây là sự gia tăng đáng kể về tài khoản trong thời gian qua. Ngoài ra, còn phải kể đến một số lượng không nhỏ nhà đâu tư giao dịch trên thị trường OTC. Tuy nhiên, theo tôi dùng từ "phong trào" đầu tư chứng khoán thì vẫn chưa thích hợp nếu đem so sánh lượng tài khoản này với dân số Việt Nam hoặc chí ít so với dân số hơn 8 triệu của TP. Hồ Chí Minh (trên 53 % dân số Úc có sở hữu chứng khoán). Khối lượng giao dịch chứng khoán khớp lệnh bình quân cũng mới dừng ở mức 84 tỷ đồng. Những con số này chưa thể gọi là lớn, vẫn còn khá xa với những gì chúng tôi kỳ vọng.

Thị trường chứng khoán không phải là nơi đảm bảo lợi nhuận cho tất cả mọi người. Nói tù "luật chơi" thì rất vô cùng. Nhưng tôi nghĩ rằng, không phải ai hiểu biết hết các quy định, luật lệ cũng như những quy luật vận động trên thị chứng khoán cũng đều thu được lợi nhuận. Thị trường chứng khoán là không thể đoán trước và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, từ rủi ro riêng của từng công ty đến những rủi ro mang tính chất thị trường như lạm phát, lãi suất, danh sách. Tuy nhiên, tôi đồng ý rằng, những ai không nắm rõ những luật lệ quy định và sự vận động của thị trường sẽ chịu nhiều thua thiệt. Chính vì vậy, Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là Trung tâm Giao dịch chứng khoán luôn đưa công tác tuyên truyền, phổ biến hến thức về thị trường chứng khoán lên làm nhiệm vụ trọng tâm, coi đó là một trong những phương thức phát triền thị trường. Chúng tôi có những bản tin tọa đàm về thị trường g chứng khoán trên truyền hình, có những buổi nói chuyện với nhà đầu tư được tổ chức định kỳ tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tổ chức hội thảo giới thiệu… Chúng ta cần huy động vốn trong dân chúng, nhưng chúng ta khuyên khích những đồng vốn đầu tư từ sự cân nhắc chín chắn, thận trọng, từ sự nhận thức đầy đủ những cơ hội và rủi ro, chứ không phải đầu tư bừa, ngắn hạn.

PV: Yếu tố tâm lý có tác động như thế nào với diễn biến của thị trường chứng khoán? Phải chăng đã có hội chứng “đàn cừu” trong giới đầu tư chứng khoán vốn có rất nhiều “tay mơ”?

Ông Trần Đắc Sinh: Như đã nêu trên, tôi nghĩ rằng yếu tố tâm lý có tác động lớn đến những diễn biến trên thị trường. Khi thị trường đang lên, nhà đầu tư sẽ có tâm lý chủ quan, họ sẽ ra những quyết định đầu tư dễ dàng, nhanh chóng hơn và yếu tố rủi ro không được đặt nặng. Thêm vào đó, khi phần lớn mọi người đều cho rằng tình hình thị trường là khả quan (và hành động mua bán của họ đã góp phần hiện thực hóa phần nào nhận định đó), sẽ rất khó đứng sang một bên và nói rằng thị trường sẽ đi xuống. Và bạn sẽ bị hòa lẫn vào đám đông đế. không tuột mất cơ hội so với mọi người. Người ta thống kê rằng, vào giai đoạn trước khi thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ vào năm 1929, chỉ có 1% các đánh giá phân tích về thị trường cho rằng, nên bán chứng khoán vào thời điểm đó. Ngược lại, khi thị trường đi xuống, việc bán tống bán tháo để hạn chế lỗ sẽ góp phần khuếch đại xu hướng của thị trường. Và một khi nó kết hợp với những mất căn bản mang tính chất nền tảng của thị trường, nó có thề dẫn đến sử sụp đổ của cả một thị trường.

Thông tin là yếu tố cần thiết để có thể ra quyết định đầu tư, tuy nhiên, nó không đồng đều giữa các nhà đầu tư. Với cùng một thông tin được công bố ra thị trường, mỗi người có một cách xử lý, đánh giá khác nhau. Cộng thêm với lượng tiền bạc và công sức mỗi người sẵn sàng bỏ ra để tìm kiếm và xử lý thông tin cũng khác nhau. Các nhà đầu tư có tổ chức các định chế tài chính lớn sẵn sàng thuê chuyên gia tư vấn giúp họ ra quyết định đầu tư. Họ sẵn sàng đi tới các Công ty để tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh, nói chuyện về các phương hướng, kế hoạch... Với những mối quan hệ và vị thế của mình, họ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu các thông tin liên quan. Nhà đầu tư nhỏ lẻ thì không. Chính vì vậy mà trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung, người ta đều chăm chú theo dõi các động thái của các nhà đâu tư lớn đề những quyết định đầu tư tương tự. Phải chăng đây được gọi là “hội chứng toàn cầu"? Như vậy thì sẽ rất nhiêu cừu khi mà cả thế giới đều theo dõi nhất cử nhất động của Warrant Buffet hay George Soros. Chỉ khi những người "chăn dắt đàn cừu” có ý định thao túng thị trường đó mới là vần đề đáng quan tâm.

PV: Theo ông, có những rủi ro nào đang tiềm ẩn trong diễn biến lúc nóng, lúc lạnh của thị trường chứng khoán?

Ông Trần Đắc Sinh: Không nóng, không lạnh không phải là thị trường chứng khoán. Bở i nóng lạnh là sự phản ánh cácthông tin về nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường... Và các rủi ro vẫn luôn đồng hành trên thị trường chứng khoán cùng các cơ hội. Tôi nghĩ rằng, rủi ro lớn nhất tiềm ẩn trong diễn biến lúc quá nóng, lúc quá lạnh chính là sự mất phương hướng của thị trường. Nhà đầu tư sẽ không còn rõ đâu là giá trị thực của chứng khoán, đâu là giá trị bị nâng quá cao hay đâu là giá trị bị hạ xuống quá thấp. Giá thị trường không còn là sự phản ánh giá trị nội tại của Công ty. Các doanh nghiệp cũng hoang mang về tình hình thị trường, từ đó, lúng túng trong việc ra quyết định huy động vốn hoặc các quyết định kinh doanh khác. Như vậy, chức năng chính của thị trường chứng khoán nhằm tạo ra một kênh huy động, vốn cho nên kinh tế, cung cấp tính thanh khoản, cung cấp giá thị trường bị suy yếu. Và nó dẫn đến điều nguy hiểm nhất là sự mất lòng tin của công chúng đầu tư.

PV: Ông có những lời khuyên nào đối với những người đã, đang và sẽ tham gia đầu tư cổ phiếu?

Ông Trần Đắc Sinh: Tôi chỉ khuyên các bạn hãy thận trọng trong quyết định đầu tư của mình. Với tư cách là nhà quản lý thị trường, tôi luôn hoan nghênh mọi nhà đầu tư đến với thị.trường chứng khoán. Tuy nhiên, các bạn hãy ra các quyết định đầu tư trên cơ sở đã nghiên cứu đánh giá kỹ lưỡng các thông tin cần thiết. Và luôn tính đến yếu tố rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình. Hãy trở thành một bộ phận của các doanh nghiệp, một bộ phận của nền kinh tế.

PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn : Theo Nhà quản lý

 

Nhận định của ông Peter R. Ryder, Tổng giám đốc Indochina Capital về xu hướng 24 tháng tới của thị trường chứng khoán Việt Nam.

“Do thành công kinh tế của Việt Nam và các bước phát triển hệ thống pháp luật những năm qua, thị trường vốn tăng cao kịch điểm cả về cung lẫn cầu trong mấy tuần gần đây của năm 2006.

Về phía cung, những thay đổi luật lệ ngừng khuyến khích thuế dành cho các công ty niêm yết sau 31/12 đã cho phép ra đời 125 công ty mới niêm yết với tổng số vốn mới trên thị trường chứng khoán là 7 tỷ USD ở cả Hà Nội và Tp.HCM trong 6 tuần năm 2006.

Về phía cầu, dòng vốn đầu tư nước ngoài mới đến từ: (1) các quỹ tập trung vào Việt Nam, (2) các thể chế lớn tập trung hơn vào cổ phần các công ty lớn, và (3) các quỹ/nhà đầu tư châu Á cá nhân, chẳng hạn đến từ Hàn Quốc và Đài Loan, không chỉ làm tăng nhu cầu thị trường một cách trực tiếp mà còn gây tăng vốn mới “điên loạn” từ các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Việc tăng nhu cầu làm thị trường tăng mạnh cả về mức thanh khoản và giá trị.

Chúng tôi tin rằng thị trường đang bị quá nóng và những sửa chữa trong ngắn hạn sẽ phải xảy ra.

Thị trường nói chung bị đánh giá quá mức với chỉ số P/E của các công ty giao dịch trên sàn giao dịch Tp.HCM tăng hơn 29 lần, dẫn đầu là hai công ty lớn nhất là FPT và VNM tăng lần lượt là 79 lần và 28,5 lần.

Với mức đánh giá hiện nay, hầu hết các nhà đầu tư thể chế nước ngoài sẽ không mua và một số nhà đầu tư nước ngoài chỉ đứng xem và quan sát những gì đang và sẽ diễn ra.

Nhìn về triển vọng dài hạn, năm 2007 và 2008 sẽ tiếp tục là năm sôi động cả từ phía cung và cầu đối với thị trường chứng khoán. Cùng với một số lượng đáng kể các công ty nhà nước sẽ được cổ phần hóa và sẽ có nhiều vốn trong nước và nước ngoài đổ vào Việt Nam, chúng ta sẽ thấy xu hướng trong 24 tháng tới như sau:

- Các nhà đầu tư có tổ chức sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trên thị trường, trong khi các nhà đầu tư cá nhân sẽ có kiến thức nhiều hơn và chắt lọc hơn trong các hoạt động buôn bán của họ.

- Các nhà đầu tư sẽ chuyển chú ý của họ từ các công ty niêm yết bị định giá quá cao và thị trường OTC hiện tại sang quan tâm đến các sản phẩm mới, rẻ hơn sẽ được tung ra thị trường.

- Các sản phẩm mới nằm ngoài luồng cổ phần hóa truyền thống kéo dài sẽ ra đời.

Tất cả các nhân tố này sẽ góp phần phát triển thị trường về chiều sâu và chiều rộng và giảm sự biến động lớn như hiện nay và những bất hiệu quả trong hệ thống.”

Nguồn : vnEconomy

 

Tiêu chí chọn mua cổ phiếu tốt

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Bạn có thể tham khảo một số chỉ tiêu cơ bản để lựa chọn cổ phiếu sau:

1. Chỉ tiêu lợi nhuận

Thu nhập dòng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hay xét trên một đơn vị cổ phiếu (EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước.

Một cổ phiếu tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó.

Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có P/E thấp (P/E: Chỉ số giá chia cho thu nhập của mỗi cổ phiếu), và cho rằng những cổ phiếu có chỉ số này cao là đắt và không nên mua.

Thực tế cho thấy, những cổ phiếu tốt nhất thường có chỉ số này cao. Nên chọn cổ phiếu của những công ty thua lỗ trước khi công ty đó trở lại trạng thái có lãi khi các nhà đầu tư khác phát hiện ra nó.

Một số tiêu chí chọn lựa cổ phiếu căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận bao gồm: Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước.

2. Lượng hàng bán (doanh thu)

Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập.

Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ.

Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó.

Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề. Công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.

Với những nhà bán lẻ, nếu mở thêm một cửa hàng mới cũng làm tăng thêm lượng hàng bán ngay cả khi lượng hàng bán ở những cửa hàng cũ đang xấu đi.

Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán.

3. Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu

Lợi nhuận dòng đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của nhà đầu tư, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận dòng/doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động.

Lợi nhuận dòng có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên.

Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về lợi nhuận dòng sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả. Nếu lợi nhuận có xu hướng giảm, đó có thể là tín hiệu cho thấy công ty đang đánh mất lợi thế cạnh tranh.

4. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE).

Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất để đánh giá sự hiệu quả của hoạt động tài chính đóng góp cho sự phát triển của công ty. ROE cho biết công ty sử dụng tiền của cổ đông có tốt hay không. Chỉ số này tăng cao hàng năm phản ánh tiềm năng tăng lợi nhuận và quản lý hiệu quả.

Nói chung, nên tránh những công ty có chỉ số này nhỏ hơn 17%. Hầu hết mọi ngành, chỉ số này của những công ty hàng đầu thường đạt trong khoảng 20% đến 30%, cá biệt có những công ty đạt trên 40%. Chỉ số này có xu hướng cao lên theo thời gian do việc áp dụng những công nghệ mới đã cắt giảm chi phí và nâng cao năng suất.

(Chuyên mục hợp tác với Công ty Chứng khoán VP Bank)

 

Lời khuyên dành cho người mới chơi cổ phiếu

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Phần lớn những người mới chơi chứng khoán đều không biết chính xác khi nào cần phải bán cổ phiếu. Thực tế thì việc chọn thời điểm bán thường khó hơn việc chọn thời điểm mua. Nhưng chính điều này mới quyết định lợi nhuận cho những người chơi cổ phiếu.

Người đầu cơ (còn gọi là người chơi cổ phiếu) khác với một nhà đầu tư – đây là hai loại người khác nhau trong thị trường chứng khoán. Steve Anderton, người sáng lập ra Hãng Tactical Trader của Anh, khuyên rằng: “Nếu bạn quyết định trở thành một người chơi cổ phiếu thì hãy quên đi nguyên tắc chính của một nhà đầu tư là ‘mua và giữ’. Khi mua cổ phiếu, người chơi cổ phiếu phải biết khi nào sẽ bán chúng”.

“Việc ra quyết định bán cổ phiếu đôi khi rất khó khăn. Mọi người thường không chịu thừa nhận sai lầm của mình và không muốn bán cổ phiếu khi chúng hạ giá vì hy vọng giá sẽ tăng trở lại. Và họ cũng khó khăn không kém khi ra quyết định bán những cổ phiếu đang tăng giá: có cảm tưởng rằng giá sẽ còn tăng nữa và người chơi cổ phiếu thường tiếc những khoản lợi nhuận còn ‘chưa có’ này”. “Bán là quyết định khó khăn nhất khi bạn quyết định đầu tư vào cổ phiếu, - Barry James, Chủ tịch Quỹ James Advantage Funds, cho biết. – Bạn sẽ là kẻ thua lỗ nếu chỉ xác định cho mình những nguyên tắc mua cổ phiếu mà không đề ra các nguyên tắc bán cổ phiếu”.

Nên bán khi các chỉ số xấu đi

Một trong những l‎ý do xác đáng để đem bán cổ phiếu là khi xuất hiện những thông tin xấu về các chỉ số tài chính của công ty phát hành cổ phiếu. Vì đây, có thể không phải là những tin tức xấu cuối cùng, David Covach, Trưởng điều hành của Turner Investment Partners, cho biết. “Tốt nhất là bán những cổ phiếu này đi hơn là giữ và ngồi nhìn thấy giá cổ phiếu ngày càng tụt xuống thấp hơn”, ông nói. Năm 2004, cổ phiếu của e-Bay (Turner Investment Partners có nắm giữ cổ phiếu của e-Bay) tăng từ 32 đô-la lên 58 đô-la. Nhưng đến 01/2005, sau khi hãng công bố các kết quả tài chính không mấy khả quan của mình, cổ phiếu e-Bay trong một tuần giảm xuống còn 40 đô-la. Vào thời điểm này, David Covach bán số cổ phiếu e-Bay mà ông nắm giữ. Mặc dù, mất đi một phần lợi nhuận nhưng ông vẫn giữ được phần còn lại: ba tháng sau cổ phiếu e-Bay hạ xuống còn 30 đô-la.

“Khi nhận được những thông tin xấu đầu tiên, bạn đừng thụ động ngồi nhìn”, Daniel Morgan, người điều hành Quỹ Synovus Investment Advisors, nói. Đặc biệt, nếu đây là những công ty nhỏ và đang phát triển nhanh, giá cổ phiếu của các hãng này đã không hiếm lần tăng quá mức mong đợi. Morgan cảnh báo rằng: cần phải bán loại cổ phiếu này ngay khi nhận được những tin tức cho thấy có sự thay đổi cơ bản theo chiều hướng xấu đi trong công việc kinh doanh của các hãng này. Ông cho rằng, đây là trường hợp không nên quyết định dựa vào những bài phân tích trên các phương tiện truyền thông.

Xác định mức giá bán

Các chuyên gia khuyên: khi mua cổ phiếu của một hãng nào đó, bạn nên định ngay giá có thể bán được chúng. Bạn có thể xác định mức giá này dựa vào những bảng phân tích của các nhà băng hoặc các công ty môi giới chứng khoán. Những thông tin này có thể được đăng tải trên những tờ báo và các tạp chí chuyên ngành. Người chơi chứng khoán phải tự xác định cho mình mức giá mà anh ta sẵn sàng bán những cổ phiếu mà mình đã mua.

Khi mua cổ phiếu, những người điều hành Quỹ Needham Growth Fund đã xác định giá có thể bán ra dựa trên dự báo về mức lợi nhuận và khả năng phát triển kinh doanh của hãng phát hành cổ phiếu. Vào năm 2002, Seagate Technology, một công ty nghiên cứu công nghệ lưu trữ thông tin, lần đầu tiên lên sàn chứng khoán và Needham Growth Fund mua cổ phiếu của hãng này với giá 12 đô-la/một cổ phiếu. Những nhà điều hành quỹ xác định 25 đô-la là giá có thể bán được, theo họ ở mức giá này hệ số P/E đã là quá cao. Vì vậy, vào cuối năm 2003, khi giá đạt mức 25 đô-la, quỹ đã quyết định bán một phần cổ phiếu Seagate của mình.

Nhìn lại sự việc, một nhà điều hành của quỹ nói: “Đáng lẽ ra chúng tôi phải bán hết số cổ phiếu này mới phải, vì chỉ một thời gian ngắn sau là giá bắt đầu giảm. Chúng tôi rút ra bài học: khi mua cổ phiếu phải xác định giá cần bán và khi cổ phiếu đạt đến mức giá này thì phải bán hết”. Ông còn nói thêm: tuy nhiên mức giá này, trong một số tình huống có thể được xem xét lại, ví dụ trong trường hợp lợi nhuận hoặc mức tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của hãng phát hành cổ phiếu tăng đột ngột.

Khi giá cổ phiếu đạt mức xác định những người chơi chúng khoán nên ra lệnh bán (take profit) trên hệ thống giao dịch mà họ sử dụng (ví dụ như QUIK и NetInvestor). Hệ thống này sẽ thực hiện mệnh lệnh tự động. Những người chơi cổ phiếu nên định sẵn thời hạn thực hiện lệnh take profit hay stop loss, ví dụ sau hai hoặc ba tháng. Lệnh sẽ “treo” sẵn trên hệ thống giao dịch và chờ đến khi cổ phiếu đạt mức giá xác định thì thực hiện.

Giới hạn tổn thất

Ngoài ra còn có những cách khác để định mức giá bán cổ phiếu, nhưng đều phải xác định ngay từ khi mới mua chúng và sau đó tuân thủ tuyệt đối quyết định đã đưa ra, Anderton nhân viên Tactical Trader cho biết. “Không được có bất kỳ sự luyến tiếc nào. Nếu bạn mua cổ phiếu vì nghĩ rằng giá sẽ lên, thì phải bán lập tức khi giá hạ”, - ông nói. Có những biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu khả năng tổn thất cho những người chơi chứng khoán – xác định mức stop loss. Tức là người chơi cổ phiếu “treo” lệnh bán ở mức thấp hơn một số phần trăm nào đó so với giá hiện tại. Khi giá thị trường thay đổi, mức stop loss cũng có thể thay đổi theo nhưng khoảng phần trăm chênh lệnh giữa chúng không đổi. Bằng cách này, người chơi chứng khoán luôn biết số lợi nhuận thấp nhất mà anh ta có thể nhận được.

“Stop loss là sự bảo vệ tốt cho những người chơi chứng khoán khỏi bị thua thiệt nặng, nó cho phép “thoát hiểm” khi mức lợi nhuận âm”, - David Fuller, giám đốc Stockcube Research của Anh và Nhà xuất bản Thông báo chứng khoán Fullermoney, cho biết. Khi thị trường chứng khoán đang trong chiều hướng ổn định thì khoảng cách giữa giá cổ phiếu hiện tại và stop loss có thể cao hơn. “Nếu chiều hướng đi lên kết thúc bằng sự tăng định giá đột ngột, thì tôi đặt stop loss cố định để bán cổ phiếu mà không có bất cứ sự thay đổi nào cả”, Fuller nói.

Kiểm tra bản thân

Người chơi chứng khoán cần phải hiểu rõ tại sao anh ta mua cổ phiếu và định kỳ kiểm tra lại những nguyên nhân dẫn đến quyết định mua xem chúng còn tồn tại không, Crag Hodges người lãnh đạo Quỹ Hodges Fund ở Dallas , cho biết. Hay nói một cách đơn giản hơn, “nếu tình hình biến đổi theo hướng tồi tệ, thì hãy bán số cổ phiếu đã mua”. Khoảng bốn năm trước, Hodges Fund đã mua cổ phiếu của hãng radio vệ tinh XM - Satellite Radio được thành lập vào năm 2001 với giá 3 đô-la/một cổ phiếu. Đầu tiên, Crag Hodges cho rằng giá loại cổ phiếu này có thể tăng lên đến 15-16 đô-la, nhưng ông đã tăng định giá mức bán sau khi nhận thấy Satellite Radio không những mắc mạng lưới sử dụng cho những cá nhân mà còn k‎ý hợp đồng với những hãng sản xuất ô-tô để lắp radio của mình vào những chiếc ô-tô do các hãng này sản xuất. Theo đánh giá của Hodges, việc tăng mạng lưới khách hàng tất sẽ kéo theo sự tăng lợi nhuận cho hãng.

Hodges bán cổ phiếu Satellite Radio của mình vào đầu năm 2005 với giá mỗi cổ phiếu là 35 đô-la. Ông đưa ra quyết định này sau buổi gặp gỡ hàng năm với những nhà đầu tư, ban lãnh đạo Satellite Radio nói về việc “mở rộng mạng lưới người sử dụng nhưng không có một lời nào nói về những lợi nhuận thu được”. Hodges hiểu rằng: ‎quan điểm của ông cho rằng việc tăng số lượng người sử dụng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của Satellite Radio đã không đúng với sự thực. Và hóa ra quyết định bán số cổ phiếu này của ông là hoàn toàn đúng đắn: một thời gian ngắn sau cổ phiếu của Satellite Radio bắt đầu giảm. Giá cổ phiếu thậm chí giảm xuống tới 10 đô-la (Hodges lại một lần nữa mua cổ phiếu của hãng ở mức giá này), và hiện nay giá lại tăng lên 14 đô-la.

Quan sát thị trường

Nếu tình hình thị trường chứng khoán xấu đi, theo Morgan, những người chơi cổ phiếu nên bán bớt một số cổ phiếu của mình. “Có thể bạn không muốn hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi, vì vậy hãy rút một phần vốn đầu tư của mình để bảo toàn lực lượng. Và sau đó một thời gian hãy phân tích lại tình hình thị trường để đưa ra những quyết định mới”, - ông nói. Trong trường hợp này, việc đầu tiên là bán đi phần đầu tư mạo hiểm nhất, sau đó bán một phần cổ phiếu của những công ty nhỏ vì nó có thể giảm giá nhiều hơn những cổ phiếu của những “cây đại thụ”, Skott Billodo - Giám đốc đầu tư vào những công ty vừa và nhỏ Fifth Third Asset Management - chia sẻ kinh nghiệm.

Tuy nhiên, một số nhà chơi chứng khoán chuyên nghiệp lại cho rằng không nên chộp lấy các pha lên hay xuống của thị trường nói chung mà tập chung sự chú ‎ý‎ vào cổ phiếu của những công ty nhất định nào đó. “Chúng tôi không dự đoán chiều hướng của thị trường mà tập chung vào việc tìm kiếm những cổ phiếu có triển vọng”, - Hodges nói.

Còn Fuller thì có hai chiến lược – đầu tư vào đầu cơ. Sau khi xác định những cổ phiếu có tính dài hạn, ông lập danh mục đầu tư lâu dài bao gồm những cổ phiếu mà ông sẽ giữ trong dài hạn có thể từ vài năm đến một chục năm. Đối với những cổ phiếu này sự dao động ngắn và trung bình về giá không làm ông bận tâm. Thậm chí, ông còn mua thêm mỗi khi giá xuống. Theo Fuller thì thông thường đây là những cổ phiếu của thị trường nguyên liệu, kim loại qu‎ý.

Còn trong chiến lược đầu cơ thì bản danh mục đầu tư của ông lại phụ thuộc vào sự dao động trên thị trường và số lượng cổ phiếu thuộc lại hình đầu tư này của ông cũng nhiều hơn. Fuller thường thực hiện các giao dịch mua cổ phiếu loại này thông qua những hợp đồng với giá ấn định trước thời điểm giao nhận cổ phiếu. Trong danh mục này ông cũng có những đầu tư dài hạn. Thời điểm bán cổ phiếu được xác định bởi tình hình thị trường hoặc nhờ vào stop loss.

Quỳnh Hương (Dịch từ Newsru)

 

Khi nào nên bán ra cổ phiếu?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thời gian gần đây, những cổ phiếu được xem là an toàn nhất, có tốc độ tăng trưởng ổn định nhất trên thị trường chứng khoán như Intel, Procter & Gamble hay IBM đã liên tục… mất giá làm người ta phải đặt câu hỏi:“Vậy thì có loại cổ phiếu nào an toàn không?”. Câu trả lời có lẽ là không tồn tại một loại cổ phiếu nào thực sự an toàn. Điều cốt yếu là các nhà đầu tư cần nhận biết được thời điểm thích hợp để bán ra cổ phiếu.

Trong “trò chơi” chứng khoán, nhiều nhà đầu tư đã “mất cả chì lẫn chài” chỉ vì bỏ qua thời điểm nên bán ra cổ phiếu, để rồi khi giá cổ phiếu sụt giảm thì muốn bán cũng không thể nào bán được. Lúc đó, cổ phiếu này không khác nào những tờ giấy lộn. Thật ra, đó là một bài học bổ ích cho nhiều nhà đầu tư. Trong điều kiện các “cổ phiếu an toàn” không còn nữa, mà thay vào đó là các “cổ phiếu rủi ro”, thành công hay thất bại lúc này tùy thuộc vào sự suy đoán và phân tích của các nhà đầu tư. Vậy phải xử lý tình huống này như thế nào?

Việc xác định thời điểm tốt nhất để bán ra cổ phiếu được xem là khá khó khăn đối với các nhà đầu tư, cho dù đó là những nhà đầu tư nghiệp dư hay Soros hoặc John Neff . Bất kỳ nhà đầu tư chứng khoán nào cũng mong muốn đầu tư vào những công ty mà cổ phiếu có khả năng sinh lợi cao, giá cổ phiếu có xu hướng tăng mạnh, hoặc ít nhất cũng phải ổn định. Tuy nhiên, sự thật không bao giờ như vậy, giá các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán liên tục biến động, các chỉ số quan trọng cũng lên xuống thất thường, lúc quá cao, lúc lại quá thấp khiến các nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái bất an. Những thành công trong đầu tư chứng khoán luôn đòi hỏi các nhà đầu tư phải nắm vững kiến thức về chứng khoán, cũng như có kinh nghiệm trong đầu tư để tìm hiểu rõ cổ phiếu mình đang giữ có ổn định không và liệu khi thị trường chứng khoán tụt dốc thì nó bị ảnh hưởng xấu không. Đặc biệt, các nhà đầu tư cần biết rõ lúc nào không nên nắm giữ cổ phiếu nữa.

Sau đây là một số dấu hiệu giúp nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể nhận biết được thời điểm nào nên bán ra cổ phiếu.

1. Cơ cấu tổ chức điều hành công ty có sự xáo trộn

Nếu những nhà quản lý cấp cao, những người chịu trách nhiệm về sự thành công của doanh nghiệp, bắt đầu rời bỏ công ty thì có thể xem đó là dấu hiệu bất lợi cho tương lai của công ty. Khi đó, các nhà đầu tư cần phải theo dõi và phát hiện xem tại sao lại có những thay đổi như vậy. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu cho thấy công ty đang trở nên suy yếu trong lĩnh vực kinh doanh chính, thì tốt nhất nên bán cổ phiếu của công ty đó đi và thay vào đó là tìm mua cổ phiếu của công ty khác trong cùng lĩnh vực nhưng mạnh hơn và có ban điều hành ổn định hơn.

2. Lợi nhuận và cổ tức giảm sút

Trong trường hợp này, các nhà đầu tư nên điều tra cẩn thận trước khi quyết định có nên bán cổ phiếu hay không. Nếu là do ban quản trị công ty quyết định không chia cổ tức để tập trung vốn cho việc phát triển và mở rộng quy mô công ty, thì đó lại là điều tốt và cổ phiếu sẽ tăng giá trong tương lai. Nhưng thông thường thì sự sụt giảm về lợi nhuận và cổ tức là dấu hiệu xấu cho thấy tương lai của công ty gặp nhiều khó khăn, khi đó đa số nhà môi giới đều khuyên khách hàng bán cổ phiếu đi.

Các công ty niêm yết có xu hướng chi trả cổ tức khá cao (trên 10%/năm) nên nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là dấu hiệu tốt để tiếp tục nắm giữ cổ phiếu, nhưng không nên coi đây là căn cứ duy nhất để quyết định mua hay bán chứng khoán. Cổ tức chỉ thể hiện những kết quả trong quá khứ, không có gì bảo đảm việc đó sẽ tiếp diễn trong tương lai. Aiko Musaki, một nhà đầu tư cá nhân đang công tác tại bộ phận cổ phiếu và thị trường chứng khoán của hãng điện tử Matsushita, cho biết: “Theo tôi, các nhà đầu tư chứng khoán chỉ nên nắm giữ cổ phiếu của những công ty có cổ tức cao và ổn định, với điều kiện công ty đó có kế hoạch sử dụng vốn phát triển đúng hướng”.

3. Thị giá cổ phiếu lớn hơn nhiều lần so với giá trị thực

Thomas Calvin, một nhà đầu tư chiến lược của công ty chứng khoán Lufkin & Jenrette, cho rằng: “Những tranh cãi về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đều chỉ mang tính một chiều, điều quan trọng là bản thân nhà đầu tư phải tự mình xác định được giá trị thực của chúng. Hãy cẩn trọng với những cổ phiếu có thị giá cao vọt. Bong bóng cổ phiếu có thể vỡ bất cứ lúc nào”. Đúng là có một số nhà đầu tư dù biết rằng cổ phiếu của mình đã vượt quá giá trị thực hàng chục lần nhưng họ vẫn chưa bán đi vì muốn trì hoãn việc chịu thuế thu nhập cũng như hy vọng giá sẽ còn tăng nữa. Tuy nhiên, nếu cảm thấy thị giá đã vượt qua giá trị thực chất của cổ phiếu nhiều lần thì nên bán cổ phiếu đi, bởi vì nếu giữ lại những cổ phiếu này bạn sẽ phải chịu rủi ro rất cao và chỉ có thể trì hoãn việc chịu thuế chứ không thể không nộp thuế. Ngoài ra, khi bán ra cổ phiếu này thì sẽ có cơ hội đầu tư vào cổ phiếu khác để đa dạng hóa danh mục và giảm thiểu rủi ro đầu tư của mình.

4. Không còn lý do để lựa chọn cổ phiếu đó

Có thể lý do để các nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu của Merck là bởi công ty này đã công bố một loạt các phát minh ra những loại thuốc mới có hiệu quả cao. Đột nhiên, một thời gian sau người ta phát hiện ra một trong số các loại thuốc đó của Merck có những tác dụng phụ bất lợi cho sức khỏe. Thế là thị phần của công ty bị sụt giảm và lợi nhuận của công ty trong tương lai cũng sẽ sụt giảm. Khi đó, các nhà đầu tư nên bán cổ phiếu của Merck đi vì cổ phiếu này không còn tính hấp dẫn, cũng như không còn những lý do ban đầu để lựa chọn cổ phiếu nữa.

Mỗi nhà đầu tư trước những quyết định đều có các phân tích, tính toán kỹ lưỡng để tìm ra các lý do mua cổ phiếu. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, nếu những lý do đó không còn phù hợp nữa, mặc dù giá cổ phiếu vẫn ổn định thì các nhà đầu tư cũng nên bán cổ phiếu đó đi, bởi sự ổn định này chỉ là nhất thời và tiềm ẩn một đà tụt dốc trong tương lai.

5. Sự hài lòng đối với danh mục đầu tư hiện tại không còn nữa

Có thể trong danh mục đầu tư sẽ có các cổ phiếu không phù hợp với các mục tiêu tài chính đặt ra trước đó (mua sắm tài sản, chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu...), khi đó tốt nhất nên bán các cổ phiếu đang có đi và tổ chức lại danh mục đầu tư mới phù hợp hơn với mong muốn của mình.

Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá - nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau - làm giảm rủi ro, bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi xuống thì số khác lại đi lên. Hãy làm tính toán một cách đơn giản: nếu bạn muốn nắm giữ số lượng cổ phiếu trị giá 100.000 USD, bạn nên nắm giữ năm loại cổ phiếu, mỗi loại trị giá 20.000 USD. Bạn không nên cố gắng nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định nào đó, bạn hãy đầu tư một số tiền đã định cho mỗi loại cổ phiếu.

Cách đây không lâu, Warren Buffet, một cây đại thụ trong giới đầu tư phố Wall, đã từng nói: “Đầu tư chứng khoán là hình thức kinh doanh đòi hỏi sự nhanh nhạy và óc phán đoán cao”. Quả thật, khi tham gia vào thị trường này, ngoài việc phải nắm bắt đầy đủ những thông tin từ thị trường, nhà đầu tư còn cần có khả năng phân tích và dự báo triển vọng phát triển của công ty, cũng như phải thực sự tỉnh táo nắm bắt được sự thay đổi nhanh nhạy của bất cứ thông tin nào có liên quan đến giao dịch trên thị trường, để từ đó kịp thời biết được lúc nào nên bán ra cổ phiếu.

Các nhà đầu tư đang ngày càng trở nên tinh thông hơn nhưng không vì thế mà các rủi ro trong đầu tư chứng khoán sẽ giảm bớt. Trong một bài phát biểu của mình, John Markese, chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư cá nhân của Mỹ nói: “Chất lượng, tính thời điểm và độ sâu rộng của thông tin trên thị trường chứng khoán đạt tới mức độ chưa từng có, nhưng nó vẫn không cho phép bạn dự đoán chính xác được tương lai. Hãy tỉnh táo, phân tích kỹ thị trường để từ đó đề ra được những quyết định cần thiết và hợp lý”.

(Dịch từ Finance Times)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày