Bùng nổ dịch vụ tin nhắn chứng khoán tại VN
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cùng với sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán, các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến về chứng khoán qua điện thoại di động cũng được dịp nở rộ.
Những cái tên như Dalink, Alofun, My Mobile, Topteen, Galafun, TT Mobile, Thế giới SMS, GenX... cũng trở nên thân thuộc với dân chơi chứng khoán luôn kè kè chiếc điện thoại bên mình. Ban đầu, các doanh nghiệp này chỉ cung cấp các dịch vụ như tải nhạc, chuông, hình ảnh hay truyện cười, tìm bạn bốn phương...
Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, họ kiêm luôn công việc cung cấp những thông tin về cổ phiếu, bảng chứng khoán điện tử, chỉ số VN-Index...
Công ty VinaPhone cho hay, hiện nay có hàng chục tổng đài đang cung cấp các thông tin về chứng khoán qua điện thoại di động. Tuy nhiên, phần lớn mới hoạt động theo hình thức cung cấp bảng tỷ giá và các thông tin cơ bản về chứng khoán, chứ chưa thực sự trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp.
Bản thân VinaPhone cũng đã ký hợp đồng với khoảng 50 đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Theo thỏa thuận, VinaPhone chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng, mã số, còn đối tác liên kết chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đối với khách hàng. Chỉ khi có tranh chấp, hay sự cố xảy ra, VinaPhone mới phối hợp với đối tác kiểm tra và xử lý cho khách hàng. Mức cước cho mỗi tin nhắn 1.000-2.000 đồng sẽ do VinaPhone thu và chia cho đối tác theo tỷ lệ 30-70, VinaPhone 30%.
Đầy rủi ro
Giá các dịch vụ:
- Dịch vụ của BlueSea gồm: Số 8177 giá 1.000 đồng/bản tin. Số 8277 giá 2.000 đồng/bản tin. Số 8733 giá 3.000 đồng. Số 8477 giá 4.000 đồng. Số 8577 giá 5.000 đồng. Số 8677 giá 10.000 đồng và số 8777 giá 15.000 đồng/bản tin.
- Dịch vụ của Vietnam2you gồm đầu số 8316 giá 3.000 đồng/bản tin, 8516 giá 5.000 đồng/bản tin.
Theo thống kê của 3 nhà khai thác di động VinaPhone, MobiFone và Viettel, trong số gần 8 triệu tin nhắn một ngày thì có trên 700.000 gửi đến yêu cầu cung cấp dịch vụ nội dung. Trong số đó có tới trên 43% chỉ đơn thuần là để tải nhạc, chuông hoặc hình ảnh nền. Đối với các dịch vụ mới như xem bói, tư vấn sức khỏe hay tìm hiểu thông tin về chứng khoán vẫn chỉ chiếm khoảng 20%.
Theo giải thích của các đơn vị cung cấp dịch vụ, sở dĩ lượng khách hàng nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin chứng khoán chưa cao do dịch vụ này còn mới mẻ ở VN và người dân vẫn chưa an tâm về độ chính xác của thông tin.
Đại diện Công ty Thiết kế và Phát triển Công nghệ Thông tin, một trong những nhà khai thác đầu tiên cung cấp bảng giá chứng khoán ở TP HCM, cho hay các thông tin chứng khoán qua điện thoại di động được chia thành 2 dạng. Thứ nhất là tư vấn, báo giá các loại cổ phiếu, công ty niêm yết lên sàn, thông tin này do các Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp. Loại thứ 2 chỉ đơn thuần là bảng giá và chỉ số VN-Index, chủ yếu tổng hợp thông tin đã đăng tải trên các báo.
Theo ông, cung cấp các thông tin chứng khoán là dịch vụ tương đối mới mẻ ở VN, hứa hẹn cho doanh thu cao, song đi liền với nó cũng là những rủi ro. "Đồng tiền liền khúc ruột", nếu nhà khai thác không thận trọng, cung cấp sai lệch thông tin rất dễ bị khách hàng khiếu kiện.
Chính vì những rủi ro có thể phát sinh từ dịch vụ này nên Công ty TNHH Mbox, đơn vị khai sinh ý tưởng dịch vụ này từ năm 2002 vẫn chưa dám vào cuộc chơi. Giám đốc MBox Nguyễn Văn Minh nhận xét thị trường chứng khoán VN đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên những tiêu cực phát sinh chưa nhiều.
Tuy nhiên về lâu dài, chẳng ai chắc điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Vì vậy, cung cấp dịch này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ am hiểu về chứng khoán, nắm bắt được quy luật và vòng quay của đồng tiền vì chứng khoán không phải là món hàng ngoài chợ. Đôi khi chỉ cần nhà khai thác cung cấp nhầm một con số cũng có thể khiến khách hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Ông cho biết trước đó, Trung tâm Chứng khoán TP.HCM và một số sàn giao dịch khác cũng đặt vấn đề hợp tác với công ty cung ứng một số dịch vụ liên quan đến chứng khoán trên các số tổng đài 8022, 8122, 8422, 8722 mà công ty đang khai thác. "Tuy nhiên, chúng tôi đã từ chối vì nhận thấy độ rủi ro của nó khá lớn", ông Minh nói.
Anh Phạm Hồng Quang, nhân viên một công ty chuyên tư vấn thiết kế cho hay, anh sử dụng dịch vụ báo giá chứng khoán qua số 996 của Dalink được hơn 1 tháng nay. Đúng 8h sáng hằng ngày, nhà cung cấp gửi cho anh một bản tin ngắn tóm tắt về chỉ số VN-Index, sự trồi sụt của thị trường, bất kể anh ở đâu. Phí dịch vụ là 20.000 đồng/tháng.
Dịch vụ ảo đắt khách
Đầu tháng 12, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã hợp tác với cả 4 mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel và S-Fone tung ra dịch vụ "Tỷ phú chứng khoán". Dịch vụ này cho phép người chơi tham gia các phiên giao dịch, mua bán cổ phiếu trong môi trường ảo, số điểm tích được từ cuộc chơi sẽ được quy đổi ra tiền thật (1.000 điểm tương đương với 200 đồng).
"Tỷ phú chứng khoán" tuân thủ hoàn toàn các quy định của sàn giao dịch chứng khoán thật trên thị trường. Người chơi không cần đến sàn giao dịch vẫn có thể mở tài khoản, mua bán cổ phiếu và biết được biến động từng ngày từng giờ giá trị cổ phiếu, các chỉ số giao dịch của các công ty đang niêm yết thật trên thị trường.
Để tham gia chương trình, khách hàng chỉ cần mở tài khoản bằng cách nhập tin nhắn theo mãi DK_ rồi gửi đến các số 8005, 8105, 8205 hay 8705 hoặc truy cập vào trang website: http://www.sms8x.com để được hướng dẫn.
Theo tiết lộ của đại diện VOV, trong tháng đầu cung cấp dịch vụ đã có gần 9.000 người truy cập vào trang web và khoảng gần 1.000 khách hàng đặt lệnh và tham gia các phiên giao dịch chứng khoán qua điện thoại di động. Con số này được dự báo tiếp tục tăng lên khoảng 15% trong tháng 1 nếu thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động.
Theo Hồng Anh
Nguồn : Vnexpress
Những cái tên như Dalink, Alofun, My Mobile, Topteen, Galafun, TT Mobile, Thế giới SMS, GenX... cũng trở nên thân thuộc với dân chơi chứng khoán luôn kè kè chiếc điện thoại bên mình. Ban đầu, các doanh nghiệp này chỉ cung cấp các dịch vụ như tải nhạc, chuông, hình ảnh hay truyện cười, tìm bạn bốn phương...
Khi thị trường chứng khoán bùng nổ, họ kiêm luôn công việc cung cấp những thông tin về cổ phiếu, bảng chứng khoán điện tử, chỉ số VN-Index...
Công ty VinaPhone cho hay, hiện nay có hàng chục tổng đài đang cung cấp các thông tin về chứng khoán qua điện thoại di động. Tuy nhiên, phần lớn mới hoạt động theo hình thức cung cấp bảng tỷ giá và các thông tin cơ bản về chứng khoán, chứ chưa thực sự trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp.
Bản thân VinaPhone cũng đã ký hợp đồng với khoảng 50 đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan tới chứng khoán. Theo thỏa thuận, VinaPhone chỉ cung cấp cơ sở hạ tầng, mã số, còn đối tác liên kết chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đối với khách hàng. Chỉ khi có tranh chấp, hay sự cố xảy ra, VinaPhone mới phối hợp với đối tác kiểm tra và xử lý cho khách hàng. Mức cước cho mỗi tin nhắn 1.000-2.000 đồng sẽ do VinaPhone thu và chia cho đối tác theo tỷ lệ 30-70, VinaPhone 30%.
Đầy rủi ro
Giá các dịch vụ:
- Dịch vụ của BlueSea gồm: Số 8177 giá 1.000 đồng/bản tin. Số 8277 giá 2.000 đồng/bản tin. Số 8733 giá 3.000 đồng. Số 8477 giá 4.000 đồng. Số 8577 giá 5.000 đồng. Số 8677 giá 10.000 đồng và số 8777 giá 15.000 đồng/bản tin.
- Dịch vụ của Vietnam2you gồm đầu số 8316 giá 3.000 đồng/bản tin, 8516 giá 5.000 đồng/bản tin.
Theo thống kê của 3 nhà khai thác di động VinaPhone, MobiFone và Viettel, trong số gần 8 triệu tin nhắn một ngày thì có trên 700.000 gửi đến yêu cầu cung cấp dịch vụ nội dung. Trong số đó có tới trên 43% chỉ đơn thuần là để tải nhạc, chuông hoặc hình ảnh nền. Đối với các dịch vụ mới như xem bói, tư vấn sức khỏe hay tìm hiểu thông tin về chứng khoán vẫn chỉ chiếm khoảng 20%.
Theo giải thích của các đơn vị cung cấp dịch vụ, sở dĩ lượng khách hàng nhắn tin yêu cầu cung cấp thông tin chứng khoán chưa cao do dịch vụ này còn mới mẻ ở VN và người dân vẫn chưa an tâm về độ chính xác của thông tin.
Đại diện Công ty Thiết kế và Phát triển Công nghệ Thông tin, một trong những nhà khai thác đầu tiên cung cấp bảng giá chứng khoán ở TP HCM, cho hay các thông tin chứng khoán qua điện thoại di động được chia thành 2 dạng. Thứ nhất là tư vấn, báo giá các loại cổ phiếu, công ty niêm yết lên sàn, thông tin này do các Trung tâm giao dịch chứng khoán cung cấp. Loại thứ 2 chỉ đơn thuần là bảng giá và chỉ số VN-Index, chủ yếu tổng hợp thông tin đã đăng tải trên các báo.
Theo ông, cung cấp các thông tin chứng khoán là dịch vụ tương đối mới mẻ ở VN, hứa hẹn cho doanh thu cao, song đi liền với nó cũng là những rủi ro. "Đồng tiền liền khúc ruột", nếu nhà khai thác không thận trọng, cung cấp sai lệch thông tin rất dễ bị khách hàng khiếu kiện.
Chính vì những rủi ro có thể phát sinh từ dịch vụ này nên Công ty TNHH Mbox, đơn vị khai sinh ý tưởng dịch vụ này từ năm 2002 vẫn chưa dám vào cuộc chơi. Giám đốc MBox Nguyễn Văn Minh nhận xét thị trường chứng khoán VN đang trong giai đoạn đầu phát triển, nên những tiêu cực phát sinh chưa nhiều.
Tuy nhiên về lâu dài, chẳng ai chắc điều gì sẽ xảy ra trên thị trường. Vì vậy, cung cấp dịch này đòi hỏi doanh nghiệp phải có đội ngũ am hiểu về chứng khoán, nắm bắt được quy luật và vòng quay của đồng tiền vì chứng khoán không phải là món hàng ngoài chợ. Đôi khi chỉ cần nhà khai thác cung cấp nhầm một con số cũng có thể khiến khách hàng thiệt hại hàng chục triệu đồng.
Ông cho biết trước đó, Trung tâm Chứng khoán TP.HCM và một số sàn giao dịch khác cũng đặt vấn đề hợp tác với công ty cung ứng một số dịch vụ liên quan đến chứng khoán trên các số tổng đài 8022, 8122, 8422, 8722 mà công ty đang khai thác. "Tuy nhiên, chúng tôi đã từ chối vì nhận thấy độ rủi ro của nó khá lớn", ông Minh nói.
Anh Phạm Hồng Quang, nhân viên một công ty chuyên tư vấn thiết kế cho hay, anh sử dụng dịch vụ báo giá chứng khoán qua số 996 của Dalink được hơn 1 tháng nay. Đúng 8h sáng hằng ngày, nhà cung cấp gửi cho anh một bản tin ngắn tóm tắt về chỉ số VN-Index, sự trồi sụt của thị trường, bất kể anh ở đâu. Phí dịch vụ là 20.000 đồng/tháng.
Dịch vụ ảo đắt khách
Đầu tháng 12, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã hợp tác với cả 4 mạng di động VinaPhone, MobiFone, Viettel và S-Fone tung ra dịch vụ "Tỷ phú chứng khoán". Dịch vụ này cho phép người chơi tham gia các phiên giao dịch, mua bán cổ phiếu trong môi trường ảo, số điểm tích được từ cuộc chơi sẽ được quy đổi ra tiền thật (1.000 điểm tương đương với 200 đồng).
"Tỷ phú chứng khoán" tuân thủ hoàn toàn các quy định của sàn giao dịch chứng khoán thật trên thị trường. Người chơi không cần đến sàn giao dịch vẫn có thể mở tài khoản, mua bán cổ phiếu và biết được biến động từng ngày từng giờ giá trị cổ phiếu, các chỉ số giao dịch của các công ty đang niêm yết thật trên thị trường.
Để tham gia chương trình, khách hàng chỉ cần mở tài khoản bằng cách nhập tin nhắn theo mãi DK_ rồi gửi đến các số 8005, 8105, 8205 hay 8705 hoặc truy cập vào trang website: http://www.sms8x.com để được hướng dẫn.
Theo tiết lộ của đại diện VOV, trong tháng đầu cung cấp dịch vụ đã có gần 9.000 người truy cập vào trang web và khoảng gần 1.000 khách hàng đặt lệnh và tham gia các phiên giao dịch chứng khoán qua điện thoại di động. Con số này được dự báo tiếp tục tăng lên khoảng 15% trong tháng 1 nếu thị trường chứng khoán tiếp tục sôi động.
Theo Hồng Anh
Nguồn : Vnexpress
0 Responses to Bùng nổ dịch vụ tin nhắn chứng khoán tại VN
Something to say?