Đi tìm cổ phiếu thực sự có lợi nhuận trên thị trường?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Jack Smecer là một mẫu người thành đạt tại Mỹ. Sau khi rời bỏ gia đình nghèo khó tại bang Texax, Mỹ, Jack khởi đầu công việc kinh doanh từ việc buôn bán dược phẩm. Sau gần 20 năm, Jack trở thành một doanh nhân thành đạt. Rồi như bao người thuộc tầng lớp doanh nhân giàu có tại Mỹ, Jack bị cuốn vào cơn sốt cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, hiện ngập trong món nợ tới hơn 5 triệu USD. Jack buồn rầu cho biết: “Tôi đã rất tin tưởng vào những cổ phiếu trên thị trường phố Wall, nhưng giờ đây chẳng còn mảy may hy vọng. Tất cả đều mất giá”.
Sai lầm của Jack sẽ là bài học kinh nghiệm lớn cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tại thị trường chứng khoán phố Wall cũng như nhiều thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới đều có hàng chục nghìn cổ phiếu niêm yết. Và vấn đề một nhà đầu tư có vốn trong tay là phải tìm ra được một số loại cổ phiếu thực sự có lời để đầu tư.
Có trong tay một lượng vốn đầu tư khá lớn nhưng nhiều nhà đầu tư đôi khi rất lúng túng trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu. Họ không biết số tiền để dành của mình nên đầu tư vào đâu. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, vấn đề này nhiều khi tác động tiêu cực tới thị trường. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi sẽ không được đầu tư hay đầu tư sai mục đích dẫn đến thua lỗ.
Một thực tế hiện nay là rất nhiều nhà đầu tư không biết các công ty trên thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào, có lãi hay không có lãi? Họ bắt chước nhau, người này thấy người kia mua cổ phiếu có lời thế là làm theo, nhiều cổ đông mua cổ phiếu rồi mà vẫn chưa có trong tay Bản cáo bạch để tìm hiểu tình hình tài chính của công ty đó.
Hiện có rất nhiều công ty xét về khả năng tài chính, kinh doanh và quản lý thì rất tồi tệ, chắc chắn nếu bảo nhà đầu tư hùn vốn vào công ty thì không ai dám nhưng cổ phiếu công ty đó thì họ cứ nhắm mắt mua với bất cứ giá nào. Thế mới biết người châu Á thường có "máu cờ bạc". Điển hình là Hồng Kông mua bán gần 10 tỷ cổ phiếu/ngày, Đài Loan gần 2 tỷ cổ phiếu/ngày, Singapore cũng vài trăm triệu cổ phiếu/ngày.
Vậy phải làm thế nào để giúp nhà đầu tư tìm ra những công ty thực sự có lời và có dấu hiệu thua lỗ hay lừa đảo? Đây là công việc của các chuyên gia phân tích trong công ty chứng khoán. Họ cần phải bắt tay ngay vào việc vì lương tâm và sự trung thực để phục vụ công chúng đầu tư¬ Cần phải phân tích về vĩ mô và vi mô. Trong trường hợp này, vi mô chuyên phân tích về từng loại công ty cổ phần, về lĩnh vực kinh doanh, lời lỗ, cạnh tranh, thị phần. Còn vĩ mô thì phải nói rõ cho các nhà đầu tư biết trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các loại công nghệ nào sẽ bị ảnh hưởng theo và công nghệ đó thuộc những loại công ty nào để nhà đầu tư có cái nhìn chung về thị trường chứng khoán.
Ví dụ về thời kỳ suy thoái hoặc kinh tế bị chậm lại, những công ty nào thuộc lĩnh vực xây dựng sẽ bị thua lỗ nặng như ở Thái Lan, tất cả công trình xây dựng đều bị ngưng đọng, hơn 300.000 căn hộ không có người mua.
Có một số ý kiến cho rằng có một số thị trường chứng khoán mới thành lập được "miễn dịch" trước sự xuống dốc của các thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào một loại thị trường khác là thị trường hàng hóa có thể thấy những thị trường này cũng bị ảnh hưởng nặng nề không kém các nước khác trên thế giới khi cà phê rớt giá, vàng rớt giá trong khi dầu thô tăng giá và giá đôla lại lên. Trong tình hình như vậy, các công ty sản xuất và kinh doanh đã chịu thiệt hại nặng nề. Vấn đề quan trọng là các nhà đầu tư chứng khoán phải biết chọn lựa cổ phiếu của các công ty nào?
Người phương Tây có châm ngôn: “Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng cả”. Để chọn lựa cổ phiếu, cần lưu ý về hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 lĩnh vực:
- Đối với thị trường trong nước: Có thực là các công ty hàng đầu hay không? Nếu chưa rõ thì hãy cẩn thận đọc lại những báo cáo trước đây về tỷ lệ công ty quốc doanh bị thua lỗ hàng năm là bao nhiêu phần trăm. Một điều chắc chắn là những công ty được cổ phần hóa, có cổ phiếu trên sàn hay trên thị trường tự do thì không phải lúc nào cũng làm ăn có lãi.
- Đối với thị trường nước ngoài: Công ty có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài hay không? Ví dụ như công ty nước giải khát Pepsi và Coca Cola đã chiếm đa số thị phần tại Trung Quốc thì những công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực này nếu không bị sụp đổ thì cũng khó phát triển mạnh được. Còn những công ty xuất khẩu sang nước ngoài liệu có cạnh tranh nổi với các nước khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc không? Nếu câu trả lời là “không” thì công ty sẽ lỗ và khi đó cổ phiếu mà bạn mua vào sẽ trở thành những tờ giấy lộn.
(Theo Finance Times)
Sai lầm của Jack sẽ là bài học kinh nghiệm lớn cho nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Tại thị trường chứng khoán phố Wall cũng như nhiều thị trường chứng khoán lớn khác trên thế giới đều có hàng chục nghìn cổ phiếu niêm yết. Và vấn đề một nhà đầu tư có vốn trong tay là phải tìm ra được một số loại cổ phiếu thực sự có lời để đầu tư.
Có trong tay một lượng vốn đầu tư khá lớn nhưng nhiều nhà đầu tư đôi khi rất lúng túng trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu. Họ không biết số tiền để dành của mình nên đầu tư vào đâu. Theo nhiều chuyên gia đánh giá, vấn đề này nhiều khi tác động tiêu cực tới thị trường. Một số lượng lớn vốn nhàn rỗi sẽ không được đầu tư hay đầu tư sai mục đích dẫn đến thua lỗ.
Một thực tế hiện nay là rất nhiều nhà đầu tư không biết các công ty trên thị trường chứng khoán hoạt động như thế nào, có lãi hay không có lãi? Họ bắt chước nhau, người này thấy người kia mua cổ phiếu có lời thế là làm theo, nhiều cổ đông mua cổ phiếu rồi mà vẫn chưa có trong tay Bản cáo bạch để tìm hiểu tình hình tài chính của công ty đó.
Hiện có rất nhiều công ty xét về khả năng tài chính, kinh doanh và quản lý thì rất tồi tệ, chắc chắn nếu bảo nhà đầu tư hùn vốn vào công ty thì không ai dám nhưng cổ phiếu công ty đó thì họ cứ nhắm mắt mua với bất cứ giá nào. Thế mới biết người châu Á thường có "máu cờ bạc". Điển hình là Hồng Kông mua bán gần 10 tỷ cổ phiếu/ngày, Đài Loan gần 2 tỷ cổ phiếu/ngày, Singapore cũng vài trăm triệu cổ phiếu/ngày.
Vậy phải làm thế nào để giúp nhà đầu tư tìm ra những công ty thực sự có lời và có dấu hiệu thua lỗ hay lừa đảo? Đây là công việc của các chuyên gia phân tích trong công ty chứng khoán. Họ cần phải bắt tay ngay vào việc vì lương tâm và sự trung thực để phục vụ công chúng đầu tư¬ Cần phải phân tích về vĩ mô và vi mô. Trong trường hợp này, vi mô chuyên phân tích về từng loại công ty cổ phần, về lĩnh vực kinh doanh, lời lỗ, cạnh tranh, thị phần. Còn vĩ mô thì phải nói rõ cho các nhà đầu tư biết trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các loại công nghệ nào sẽ bị ảnh hưởng theo và công nghệ đó thuộc những loại công ty nào để nhà đầu tư có cái nhìn chung về thị trường chứng khoán.
Ví dụ về thời kỳ suy thoái hoặc kinh tế bị chậm lại, những công ty nào thuộc lĩnh vực xây dựng sẽ bị thua lỗ nặng như ở Thái Lan, tất cả công trình xây dựng đều bị ngưng đọng, hơn 300.000 căn hộ không có người mua.
Có một số ý kiến cho rằng có một số thị trường chứng khoán mới thành lập được "miễn dịch" trước sự xuống dốc của các thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, nhìn vào một loại thị trường khác là thị trường hàng hóa có thể thấy những thị trường này cũng bị ảnh hưởng nặng nề không kém các nước khác trên thế giới khi cà phê rớt giá, vàng rớt giá trong khi dầu thô tăng giá và giá đôla lại lên. Trong tình hình như vậy, các công ty sản xuất và kinh doanh đã chịu thiệt hại nặng nề. Vấn đề quan trọng là các nhà đầu tư chứng khoán phải biết chọn lựa cổ phiếu của các công ty nào?
Người phương Tây có châm ngôn: “Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng cả”. Để chọn lựa cổ phiếu, cần lưu ý về hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 lĩnh vực:
- Đối với thị trường trong nước: Có thực là các công ty hàng đầu hay không? Nếu chưa rõ thì hãy cẩn thận đọc lại những báo cáo trước đây về tỷ lệ công ty quốc doanh bị thua lỗ hàng năm là bao nhiêu phần trăm. Một điều chắc chắn là những công ty được cổ phần hóa, có cổ phiếu trên sàn hay trên thị trường tự do thì không phải lúc nào cũng làm ăn có lãi.
- Đối với thị trường nước ngoài: Công ty có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài hay không? Ví dụ như công ty nước giải khát Pepsi và Coca Cola đã chiếm đa số thị phần tại Trung Quốc thì những công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực này nếu không bị sụp đổ thì cũng khó phát triển mạnh được. Còn những công ty xuất khẩu sang nước ngoài liệu có cạnh tranh nổi với các nước khu vực châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc hay Trung Quốc không? Nếu câu trả lời là “không” thì công ty sẽ lỗ và khi đó cổ phiếu mà bạn mua vào sẽ trở thành những tờ giấy lộn.
(Theo Finance Times)
0 Responses to Đi tìm cổ phiếu thực sự có lợi nhuận trên thị trường?
Something to say?