Chứng khoán tụt dốc - Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bài viết này nằm trong bối cảnh chỉ số VN-Index đang xuống đến 905 điểm – mức rất gần với ngưỡng kháng cự 900 điểm, cho dù ngày 25/4 chỉ số này đã lên gần 924 điểm. Tại sao có sự suy giảm nhanh như vậy? Phải chăng một trong những nguyên nhân cần xét đến là tâm lý đám đông và cả tâm lý bầy đàn của các nhà đầu tư?
Tâm lý đám đông
Có vẻ như nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ không có lỗi khi thị trường chứng khoán đang đà hưng phấn. Vào khoảng thời gian từ sau Tết đến gần cuối tháng 3/2007, một làn sóng người ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, trong đó phần lớn không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư. Tâm lý đám đông bắt đầu như vậy.
Thường thì tâm lý này phổ biến trong loại thị trường chính thức – tức thị trường có các doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của tâm lý đám đông là lại thích giao dịch nhanh gọn và có mức lời cao qua thị trường không chính thức (còn gọi là thị trường OTC). Với tính đơn giản mặc dù đầy rủi ro và lừa lọc, OTC vẫn hấp dẫn rất nhiều người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt đối với những người không mấy quan tâm đến yếu tố kỹ thuật chứng khoán.
Với những người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếu sau khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêu nếu được sang lại cho các thế hệ F3, F4. Cùng lúc, sự bùng nổ một cách khó hiểu của thị trường chứng khoán cũng khiến trong tâm lý đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ trước mọi thông tin và kể cả tin đồn. Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thời buổi hoàng kim của thị trường chứng khoán.
Không cứ gì cổ phiếu của các “đại gia” như FPT, SSI, SJC, mà người ta đã biết đến không ít trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng cổ phần được đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lần mệnh giá ban đầu. Đó là cái gì – một hiện tượng tăng trưởng thực chất của nền kinh tế? Một số chuyên gia về thị trường chứng khoán đã lắc đầu vì không thể lý giải nổi tại sao cái không hề có tên gọi là thực chất như vậy, còn được gọi là những chỉ số ảo, lại được quá nhiều người mong đợi và thực tế là đã biến cái ảo kia thành những số tiền lời có thực, mà còn lời nhiều là đằng khác.
Một vài cuộc điều tra bỏ túi đã cho thấy phần đông các bà tiểu thương, người về hưu, sinh viên chẳng hề biết nhiều về số doanh nghiệp lên sàn, thậm chí có người “lên sàn” với hành trang duy nhất là “con mã chứng khoán”, và trong khi luôn mong ngóng cái bảng điện tử kia giữ được màu xanh, thì họ cứ mải miết lẩm nhẩm mã chứng khoán của họ như niệm thần chú vậy.
Như giới nghiên cứu đã đúc kết, trong kinh doanh chứng khoán, tiền và tâm lý đám đông là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến chiều lên hay xuống của các chỉ số chứng khoán. Rõ ràng là, VN-Index tăng đột biến 249% trong vòng 13 tháng từ năm 2006 đến nay (trong khi những thị trường chứng khoán truyền thống của thế giới như New York, Tokyo cũng chỉ đạt đến 20% trong 2-3 năm), không phải do năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp loại đã lên sàn và loại sắp lên sàn được cải thiện đáng kể, mà nó được quyết định bằng khối lượng giao dịch mua – bán khổng lồ về số lượng cổ phiếu và giá trị cổ phiếu tăng nhanh qua từng tháng, cho thấy mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng đã khiến cho các nhà đầu tư hùa nhau vào thị trường chứng khoán chính thức và không chính thức.
Tờ The Financial Times (Anh) trích lời của Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội: “Thật là điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi không biết liệu có bất kỳ người nào hiểu cái gì là giá trị của những công ty, nhưng họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”.
Tờ báo rất có uy tín về tài chính này này còn cảnh báo “các nhà đầu tư Việt Nam còn ở trong trạng thái hứng khởi hơn với thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mà có thể là sẽ không bao giờ niêm yết trên thị trường chứng khoán”.
Tâm lý bầy đàn có xảy ra?
Phần trên là chuyện thị trường chứng khoán “lên”. Còn thị trường chứng khoán “xuống” thì như thế nào? Cần lưu ý rằng tâm lý nhà đầu tư trong nước, nhất là số nhà đầu tư ít tiền, dù rất dễ dãi và cả tin trước mọi cơ hội khi bảng chứng khoán “xanh”, nhưng cũng lại luôn hoài nghi một khi bảng chứng khoán biến thành màu đỏ.
Đó là bối cảnh mà VN-Index đã lên đến mức không thể tin được (trên 1.100 điểm, gấp gần 4 lần so với thời điểm đầu năm 2006), và nhiều nhà đầu tư đã gặt hái được số lời khủng khiếp chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đó cũng là lúc mà vài ba lớp nhà đầu tư mới nhảy vào cuộc chơi, hăng hái săn mua các cổ phiếu có tiềm năng, cho dù giá những cổ phiếu này thật sự “trên trời”.
Bất ngờ, VN-Index dao động, rồi vượt quá biên độ dưới cho phép, nó từ từ tuột xuống. Ban đầu, người ta vẫn kỳ vọng đó chỉ là cơn đỏng đảnh nhất thời của cái nàng chỉ số này. Nhưng 3 ngày, một tuần, rồi hai tuần trôi qua, VN-Index cứ nhích lên được một vài ngày thì lại tụt tiếp 4-5 ngày, với mức sụt giảm đến gần 1.000 điểm. Những mức kháng cự lần lượt được nêu ra, đầu tiên là 1.000 điểm, sau đó là 950.
Cho đến khi VN-Index xuống dưới 1.000, người ta đã phải nghĩ đến những ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ mới: 850, thậm chí là 800, và còn có chuyên gia tính toán cho cả mức 741 điểm!
Tất nhiên, tất cả những động thái đó không qua được mắt các nhà đầu tư. Những người sành sỏi hơn và đã có lời trong cuộc chơi vừa qua, thấy không thể “cố” được nữa, liền bán ra những loại cổ phiếu có giá trị nhất.
Hầu như ngay lập tức, động tác này tác động đến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Với tâm lý chuyển từ lo âu sang hoang mang, từ hoang mang đến sợ hãi, rồi từ sợ hãi đến sợ bị bỏ rơi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. Những người này, bao gồm số người đã có lời chút đỉnh và cả những người chưa hề có lời vì mua phải cổ phiếu khi giá đỉnh điểm, đặc biệt là những nhà đầu tư đã tự nguyện thế chấp nhà cửa, đất đai để chơi chứng khoán, chỉ mong sao bán được cổ phiếu với một giá trị tương đối và chấp nhận một số lỗ vừa phải, lấy tiền để trang trải nợ nần.
Thế nhưng khi VN-Index xuống đến ngưỡng kháng cự 950 điểm, những người non gan và yếu vốn nhất đã muốn tống tiễn người bạn đường của mình. Tâm lý bán tháo bắt đầu từ thời điểm này. Cũng tương tự như khi mua vào, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xô đi bán tháo cổ phiếu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cổ phiếu trên thị trường, và càng làm chỉ số chứng khoán sa sút hơn nữa. Khi đó, cũng bắt đầu xuất hiện tâm lý bầy đàn...
Vấn đề đặt ra hiện nay là VN-Index sẽ xuống đến mức nào? Vẫn biết là cổ phiếu các loại cần phải tuân theo quy luật, trở về giá trị thực của nó, nhưng với một “cuộc tháo chạy tán loạn” có thể xuất hiện sắp tới, tình hình còn có thể xấu hơn với giá trị cổ phiếu thấp hơn giá trị thực, là tiền đề của cơn khủng hoảng của thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam.
Bill Boner - phóng viên của tờ The Daily Reckoning Australia - đã bình luận: "Những nhà đầu tư non nớt của Việt Nam có thể chẳng có chút kiến thức nào. Các nhà đầu tư của Việt Nam không hề có khái niệm đối với hai từ “bong bóng” (bubble) và “đổ vỡ” (crash). Nhưng tôi cá rằng, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam giàu lên vì chứng khoán thì tiếng Việt cũng sẽ được “làm giàu” với hai từ này”.
Thiết nghĩ, những lời cảnh báo này, dù có hơi mai mỉa và có thể làm cho ai đó trong chúng ta không hài lòng, nhưng vẫn đáng để các nhà đầu tư chứng khoán lưu tâm.
Nguồn tin: Phạm Chí Dũng - VnEconomy
Tâm lý đám đông
Có vẻ như nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ không có lỗi khi thị trường chứng khoán đang đà hưng phấn. Vào khoảng thời gian từ sau Tết đến gần cuối tháng 3/2007, một làn sóng người ồ ạt đổ xô vào thị trường chứng khoán, trong đó phần lớn không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư. Tâm lý đám đông bắt đầu như vậy.
Thường thì tâm lý này phổ biến trong loại thị trường chính thức – tức thị trường có các doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của tâm lý đám đông là lại thích giao dịch nhanh gọn và có mức lời cao qua thị trường không chính thức (còn gọi là thị trường OTC). Với tính đơn giản mặc dù đầy rủi ro và lừa lọc, OTC vẫn hấp dẫn rất nhiều người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt đối với những người không mấy quan tâm đến yếu tố kỹ thuật chứng khoán.
Với những người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếu sau khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêu nếu được sang lại cho các thế hệ F3, F4. Cùng lúc, sự bùng nổ một cách khó hiểu của thị trường chứng khoán cũng khiến trong tâm lý đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ trước mọi thông tin và kể cả tin đồn. Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong thời buổi hoàng kim của thị trường chứng khoán.
Không cứ gì cổ phiếu của các “đại gia” như FPT, SSI, SJC, mà người ta đã biết đến không ít trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng cổ phần được đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lần mệnh giá ban đầu. Đó là cái gì – một hiện tượng tăng trưởng thực chất của nền kinh tế? Một số chuyên gia về thị trường chứng khoán đã lắc đầu vì không thể lý giải nổi tại sao cái không hề có tên gọi là thực chất như vậy, còn được gọi là những chỉ số ảo, lại được quá nhiều người mong đợi và thực tế là đã biến cái ảo kia thành những số tiền lời có thực, mà còn lời nhiều là đằng khác.
Một vài cuộc điều tra bỏ túi đã cho thấy phần đông các bà tiểu thương, người về hưu, sinh viên chẳng hề biết nhiều về số doanh nghiệp lên sàn, thậm chí có người “lên sàn” với hành trang duy nhất là “con mã chứng khoán”, và trong khi luôn mong ngóng cái bảng điện tử kia giữ được màu xanh, thì họ cứ mải miết lẩm nhẩm mã chứng khoán của họ như niệm thần chú vậy.
Như giới nghiên cứu đã đúc kết, trong kinh doanh chứng khoán, tiền và tâm lý đám đông là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến chiều lên hay xuống của các chỉ số chứng khoán. Rõ ràng là, VN-Index tăng đột biến 249% trong vòng 13 tháng từ năm 2006 đến nay (trong khi những thị trường chứng khoán truyền thống của thế giới như New York, Tokyo cũng chỉ đạt đến 20% trong 2-3 năm), không phải do năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp loại đã lên sàn và loại sắp lên sàn được cải thiện đáng kể, mà nó được quyết định bằng khối lượng giao dịch mua – bán khổng lồ về số lượng cổ phiếu và giá trị cổ phiếu tăng nhanh qua từng tháng, cho thấy mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng đã khiến cho các nhà đầu tư hùa nhau vào thị trường chứng khoán chính thức và không chính thức.
Tờ The Financial Times (Anh) trích lời của Jonathan Pincus – Kinh tế gia trưởng của Liên hiệp quốc tại Hà Nội: “Thật là điên rồ, tất cả những ồn ào ở Hà Nội đều xoay quanh chuyện đầu tư vào thị trường chứng khoán. Tôi không biết liệu có bất kỳ người nào hiểu cái gì là giá trị của những công ty, nhưng họ vẫn đang mua bán những tờ giấy”.
Tờ báo rất có uy tín về tài chính này này còn cảnh báo “các nhà đầu tư Việt Nam còn ở trong trạng thái hứng khởi hơn với thị trường cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước đang trong quá trình cổ phần hóa mà có thể là sẽ không bao giờ niêm yết trên thị trường chứng khoán”.
Tâm lý bầy đàn có xảy ra?
Phần trên là chuyện thị trường chứng khoán “lên”. Còn thị trường chứng khoán “xuống” thì như thế nào? Cần lưu ý rằng tâm lý nhà đầu tư trong nước, nhất là số nhà đầu tư ít tiền, dù rất dễ dãi và cả tin trước mọi cơ hội khi bảng chứng khoán “xanh”, nhưng cũng lại luôn hoài nghi một khi bảng chứng khoán biến thành màu đỏ.
Đó là bối cảnh mà VN-Index đã lên đến mức không thể tin được (trên 1.100 điểm, gấp gần 4 lần so với thời điểm đầu năm 2006), và nhiều nhà đầu tư đã gặt hái được số lời khủng khiếp chỉ trong một thời gian rất ngắn. Đó cũng là lúc mà vài ba lớp nhà đầu tư mới nhảy vào cuộc chơi, hăng hái săn mua các cổ phiếu có tiềm năng, cho dù giá những cổ phiếu này thật sự “trên trời”.
Bất ngờ, VN-Index dao động, rồi vượt quá biên độ dưới cho phép, nó từ từ tuột xuống. Ban đầu, người ta vẫn kỳ vọng đó chỉ là cơn đỏng đảnh nhất thời của cái nàng chỉ số này. Nhưng 3 ngày, một tuần, rồi hai tuần trôi qua, VN-Index cứ nhích lên được một vài ngày thì lại tụt tiếp 4-5 ngày, với mức sụt giảm đến gần 1.000 điểm. Những mức kháng cự lần lượt được nêu ra, đầu tiên là 1.000 điểm, sau đó là 950.
Cho đến khi VN-Index xuống dưới 1.000, người ta đã phải nghĩ đến những ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ mới: 850, thậm chí là 800, và còn có chuyên gia tính toán cho cả mức 741 điểm!
Tất nhiên, tất cả những động thái đó không qua được mắt các nhà đầu tư. Những người sành sỏi hơn và đã có lời trong cuộc chơi vừa qua, thấy không thể “cố” được nữa, liền bán ra những loại cổ phiếu có giá trị nhất.
Hầu như ngay lập tức, động tác này tác động đến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Với tâm lý chuyển từ lo âu sang hoang mang, từ hoang mang đến sợ hãi, rồi từ sợ hãi đến sợ bị bỏ rơi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. Những người này, bao gồm số người đã có lời chút đỉnh và cả những người chưa hề có lời vì mua phải cổ phiếu khi giá đỉnh điểm, đặc biệt là những nhà đầu tư đã tự nguyện thế chấp nhà cửa, đất đai để chơi chứng khoán, chỉ mong sao bán được cổ phiếu với một giá trị tương đối và chấp nhận một số lỗ vừa phải, lấy tiền để trang trải nợ nần.
Thế nhưng khi VN-Index xuống đến ngưỡng kháng cự 950 điểm, những người non gan và yếu vốn nhất đã muốn tống tiễn người bạn đường của mình. Tâm lý bán tháo bắt đầu từ thời điểm này. Cũng tương tự như khi mua vào, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xô đi bán tháo cổ phiếu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cổ phiếu trên thị trường, và càng làm chỉ số chứng khoán sa sút hơn nữa. Khi đó, cũng bắt đầu xuất hiện tâm lý bầy đàn...
Vấn đề đặt ra hiện nay là VN-Index sẽ xuống đến mức nào? Vẫn biết là cổ phiếu các loại cần phải tuân theo quy luật, trở về giá trị thực của nó, nhưng với một “cuộc tháo chạy tán loạn” có thể xuất hiện sắp tới, tình hình còn có thể xấu hơn với giá trị cổ phiếu thấp hơn giá trị thực, là tiền đề của cơn khủng hoảng của thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam.
Bill Boner - phóng viên của tờ The Daily Reckoning Australia - đã bình luận: "Những nhà đầu tư non nớt của Việt Nam có thể chẳng có chút kiến thức nào. Các nhà đầu tư của Việt Nam không hề có khái niệm đối với hai từ “bong bóng” (bubble) và “đổ vỡ” (crash). Nhưng tôi cá rằng, khi ngày càng có nhiều người Việt Nam giàu lên vì chứng khoán thì tiếng Việt cũng sẽ được “làm giàu” với hai từ này”.
Thiết nghĩ, những lời cảnh báo này, dù có hơi mai mỉa và có thể làm cho ai đó trong chúng ta không hài lòng, nhưng vẫn đáng để các nhà đầu tư chứng khoán lưu tâm.
Nguồn tin: Phạm Chí Dũng - VnEconomy
0 Responses to Chứng khoán tụt dốc - Tâm lý đám đông hay tâm lý bầy đàn?
Something to say?