VAFI lại đề nghị nâng biên độ dao động

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính vừa có công văn gửi đến các CTCK lấy ý kiến về việc đề xuất UBCKNN nâng lại biên độ dao động.

Ngày 31/3/2008, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI Việt Nam đã gửi Công văn đến các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ để lấy ý kiến về việc: đề xuất UBCKNN nâng biên độ dao động.

Cụ thể:

Sàn Hà Nội nâng biên độ từ 2 lên 5 đến 7%

Sàn HCM nâng biên độ từ 1 lên 2 đến 3%.

Và đề xuất các công ty chứng khoán giảm phí giao dịch nhưng không giảm quá 50%.

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay (31/3), thị trường tiếp tục diễn ra kịch bản của 2 phiên trước, 100% mã chứng khoán tăng kịch trần. Giao dịch diễn ra khá buồn tẻ với bên dư mua dày đặc còn dư bán thì trống trơn.

Thị trường những phiên tới liệu sẽ tiếp tục 100% mã tăng trần, đọc thêm bài diễn biến thị trường ngày 31/3 tại đây và bài phản ứng của nhà đầu tư về biện pháp siết biên độ của UBCKNN : Siết biên độ có thể làm thị trường đóng băng tại đây.

(Theo CafeF)

 

Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ra trong phiên giao dịch hôm nay (31/3) trong khi lượng mua vào rất thấp. Đa số blue-chip bị bán ra nhiều hơn mua vào.

Giao dịch cổ phiếu & chứng chỉ quỹ

Lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài vẫn ở mức khá thấp. Trong phiên hôm nay, họ đã mua vào 400.260 đơn vị (trị giá 25,86 tỷ đồng), giảm hơn 16.000 đơn vị so với phiên trước.

Lượng bán ra vẫn hơn gấp đôi lượng mua vào, đạt 942.670 đơn vị - tăng hơn 53 nghìn đơn vị so với phiên trước.

FPT tiếp tục là tâm điểm giao dịch của khối ngoại. Dù lượng mua vào đã tăng mạnh so với phiên trước nhưng khối lượng bán ra vẫn rất lớn.

Trong ba phiên trở lại đây, tổng lượng bán FPT đạt 1.027.310 đơn vị trong khi lượng mua vào chỉ là 330.550 đơn vị.


Top 10 mua vào

Top 10 bán ra

Mã CK

Khối lượng

Mã CK

Khối lượng

FPT

116.560

FPT

253.040

DCT

72.180

SSI

155.450

PPC

43.650

SC5

89.420

SSI

40.530

BBC

88.840

ITA

28.140

HPG

76.230



Chênh lệch bán ra – mua vào là 542.410 đơn vị. Đa số các cổ phiếu lớn đều có lượng bán ra lớn hơn mua vào, ngoại trừ PPC, ITA.

5 mã có chênh lệch mua – bán lớn nhất

5 mã có chênh lệch mua – bán nhỏ nhất

Mã CK

Khối lượng

Mã CK

Khối lượng

DCT

72180

FPT

-136480

PPC

43650

SSI

-114920

ACL

5100

SC5

-77890

MPC

2790

HPG

-76230

REE

2500

BBC

-73000



Các chứng chỉ quỹ tiếp tục nằm ngoài danh sách giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài.

Giao dịch trái phiếu:

Phiên giao dịch thoả thuận, khối ngoại giao dịch cùng khối 200.000 trái phiếu TP1A0606, trị giá 20,5 tỷ đồng.

(Theo CafeF)

 

Kết quả phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ đợt II - lô 1/2008 hôm 28/3 tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HaSTC) đã không thành công khi không có ai trúng thầu.

Theo thông báo của HaSTC, phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ hôm 28/3 có 3 thành viên đăng ký tham gia với khối lượng 120 tỷ đồng. Lãi suất đăng ký 8,9-9,5% một năm.

Tuy nhiên, buổi đấu giá không có thành viên nào trúng thầu.

Trái phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành và gọi thầu đợt II này có số lượng 1.500 tỷ đồng.

Trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, được phát hành vào ngày 1/4/2008, đáo hạn ngày 18/3/2013, dưới hình thức bút toán ghi sổ, bán cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá, lãi trái phiếu thanh toán hằng năm vào ngày trùng với ngày phát hành, thanh toán gốc một lần khi đến hạn. Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu là 8,50%/năm.

Phương thức đấu thầu là cạnh tranh lãi suất. Sau khi phát hành, trái phiếu được niêm yết tại HaSTC.

(Theo VnExpress)

 

Hose vừa có ý kiến phản hồi về các thông tin trên các trang tin điện tử.

Trong thời gian từ ngày 21/03 đến 24/03/2008 trên trang điện tử của Báo Pháp luật TP.HCM (www.phapluattp.vn) có đăng loạt bài: “Quyền lực ngầm trên sàn chứng khoán” và ngày 30/03/2008 trang điện tử Báo Công an TP.HCM (www.congan.com.vn) có đăng bài “Về tin đồn một VIP chứng khoán bị thẩm vấn”, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có ý kiến như sau:

1. Các hành vi phi pháp, thao túng giá hay đầu cơ nội gián gây thiệt hại cho nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán mà các báo đã nêu là hoàn toàn không chính xác. Các Báo không nêu đích danh công ty nào vi phạm nên không có căn cứ để chúng tôi kiểm tra xác minh.

2. Thông tin cho rằng có một quan chức của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM bị thẩm vấn về việc thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Thông tin này là không đúng sự thật vì hiện nay không có bất kỳai trong Ban lãnh đạo Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị thẩm vấn hay chất vấn gì về vấn đề quản lý thị trường.

3. Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các báo, đài đưa tin khách quan, chính xác góp phần cho người dân hiểu rõ chủ trương chính sách của Nhà nước về phát triển thị trường chứng khoán.

(Theo SGDCK Tp.HCM)

 

Làm thế nào để việc IPO doanh nghiệp lớn thành công? Có nên IPO khi thị trường chứng khoán đang sụt giảm?

Đó là nội dung chính của cuộc trao đổi với ông Andrew Wu, Giám đốc khối Dịch vụ kiểm toán và tư vấn của Ernst & Young Trung Quốc, người đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cổ phần hóa và IPO cho nhiều doanh nghiệp lớn tại Trung Quốc.

Thưa ông, thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua đã suy giảm liên tục, có một số cuộc đấu giá không thành công do không đủ lượng đăng ký mua. Theo ông, khi thị trường suy giảm có nên lùi các đợt IPO lại không?

Tôi cho rằng, mọi việc được quyết định bởi nhu cầu của thị trường, nhu cầu của thị trường được thiết lập bởi tình hình thị trường vào thời điểm đó. Điều quan trọng nữa là công ty làm ăn tốt hay xấu, công ty đó đã đạt yêu cầu để có thể lên sàn hay chưa? Những điều này ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu và thời điểm đầu tư.

Nếu trong một thị trường mà các nhà đầu tư không muốn đầu tư hoặc giá cả chưa hợp lý thì tôi nghĩ rằng quá trình IPO nên đợi, cho đến khi công ty đó sẵn sàng.

Tại Trung Quốc, các đợt IPO có phải vẫn được thực hiện trong điều kiện thị trường chứng khoán đi xuống không, thưa ông?

Thực ra tại Trung Quốc, chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp như vậy. Thậm chí có nhiều khi, mọi việc đã được dàn xếp xong xuôi, đến phút cuối thì Chính phủ vẫn quyết định hủy hoặc hoãn đợt IPO đó vì thấy chưa hợp lý.

Việc IPO phụ thuộc vào sự quan tâm của người mua, nếu không có người mua thì coi như không thành công. Tại Trung Quốc, tôi cho rằng cách làm rất chủ động nên có thể kiểm soát được thành công của đợt IPO. Các đợt chào bán đó luôn có các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp và nhà bảo lãnh để xác định giá chào bán sát thị trường nhất và không sợ kịch bản là đưa cổ phiếu ra chào bán mà không thành công.

Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp, các bên(nhà bảo lãnh và Chính phủ - PV) cùng thống nhất được giá chào bán, nhưng giá đó thấp quá thì Chính phủ vẫn có thể hoãn lại vì mục đích là phát triển thị trường chứ không phải làm thị trường đi xuống.

Mà đã là thị trường thì có lúc xuống lúc lên, tất cả chỉ có tính chất thời điểm, lúc này lên thì lúc khác xuống và họ không dại gì lại IPO khi thị trường đang xuống cả. Trong trường hợp, nếu giá chào bán rẻ thì Nhà nước mất tiền và làm ảnh hưởng đến cả thị trường thì có thể hoãn đợt chào bán đó.

Còn trường hợp của Việt Nam hiện nay, các đợt chào bán rất ít người tham gia, mặc dù có thể bán được ở giá cao nhưng tâm lý thị trường càng ngày càng xấu, sẽ khiến cho nhà đầu tư càng thêm lo ngại.

Theo ông, làm thế nào để có thể tiến hành định giá chính xác hơn?

Tôi tin rằng thời gian là một yếu tố quan trọng. Tôi được biết là tại Việt Nam, mức giá chào bán cổ phiếu được đưa ra vài tháng trước khi đấu giá.

Tuy nhiên, thị trường có thể lên xuống rất nhanh, ví dụ như tại thị trường Việt Nam trong thời gian qua, giá các cổ phiếu đã giảm 30-40%, vì vậy không thể có giá cổ phiếu được ấn định vài tháng trước được, và khi thị trường đã giảm tới 30%, ít nhà đầu tư sẽ muốn mua cổ phiếu đó.

Thông thường tại các nước khác trên thế giới, việc định giá là một trong những bước cuối cùng, vào cùng ngày khi mà công ty đã hoàn tất mọi thủ tục, cổ phiếu sẵn sàng đưa ra chào bán.

Chính phủ Việt Nam vừa công bố sẽ thay đổi trong cách thức cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (chào bán cho đối tác chiến lược theo giá thị trường và định giá doanh nghiệp hợp lý và minh bạch hơn thông qua tổ chức trung gian). Ông có bình luận gì về sự thay đổi này?

Việc IPO các doanh nghiệp lớn nên theo thông lệ quốc tế. Thông thường, ở các nước việc chào bán cho các đối tác chiến lược được thực hiện trước khi IPO từ 2-3 năm, vì các doanh nghiệp này thường có tham vọng IPO ra thị trường vốn quốc tế và chính các đối tác chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp thành công khi thực hiện tham vọng này.

Tuy nhiên, tôi cũng thấy rằng cách làm của Việt Nam hiện nay là rất khó thực hiện vì giá chào bán thường được xác định cách thời điểm IPO vài tháng. Trong khi đó, thị trường biến động liên tục và phức tạp. Nếu Việt Nam quyết tâm làm cho các đợt IPO giá sát thị trường thì rất khó.

Theo thông lệ quốc tế, các đợt IPO doanh nghiệp lớn thường phải thuê các nhà tư vấn tài chính chuyên nghiệp và ngân hàng đầu tư hàng đầu để giúp doanh nghiệp trong việc định giá cổ phiếu chào bán, đồng thời các quy trình liên quan đến chào bán đã được phê duyệt trước, ngoại trừ mức giá chào bán. Chỉ khi nào tất cả mọi việc đã sẵn sàng thì giá chào bán mới được công bố ra.

(Theo VnEconomy)

 

Ngay sau Đại hội cổ đông, nhiều cán bộ chủ chốt của Sacombank đã đăng ký mua thêm cổ phiếu để gia tăng tỷ lệ nắm giữ.

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Sacombank tiếp tục đăng ký mua thêm 1 triệu cổ phiếu sau khi đã mua vào hơn 2 triệu cổ phiếu từ 25/2-24/3. Hiện tại, ông Thành đang nắm giữ hơn 16,4 triệu cổ phiếu STB.

Số lượng cổ phiếu mua vào của cổ đông nội bộ khác không nhiều nhưng nó cũng cho thấy họ cũng ít nhiều tin tưởng vào tương lai cổ phiếu của mình.

Tên người giao dịch

Số cp đang nắm giữ

Số cp đăng ký mua thêm

Chức vụ hiện nay

Đặng Văn Thành

16.404.710

1.000.000

Chủ tịch Hội đồng quản trị

Phạm Duy Cường

110.000

20.000

Thành viên HĐQT

Nguyễn Thị Thanh Mai

117.451

20.000

Phó Tổng Giám đốc

Đào Nguyên Vũ

55.600

10.000

Phó tổng Giám đốc

Nguyễn Minh Tâm

63.168

15.000

Phó tổng Giám đốc

Nguyễn Văn Thành

107.000

10.000

Phó Tổng Giám đốc

Nguyễn Tấn Thành

321.866

50.000

Trưởng Ban Kiểm soát

Lê Văn Tòng

300.000

20.000

Thành viên Ban kiểm soát



(Theo CafeF)

 

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi các Ngân hàng Hội viên thực hiện rà soát và tính toán việc chưa giải chấp hợp đồng cầm cố và repo chứng khoán.

Đó là nội dung Công văn số 126/HHNH-NV của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam vừa ban hành, kêu gọi các Ngân hàng Hội viên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1909/VPCP-KTTH ngày 25/3/2008 về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán.

Công văn nêu rõ, nhằm hỗ trợ thị trường chứng khoán vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kêu gọi và rất mong nhận được sự ủng hộ từ các Ngân hàng Hội viên thực hiện rà soát và tính toán việc chưa giải chấp hợp đồng cầm cố và repo chứng khoán, góp phần ổn định thị trường chứng khoán nói riêng và kinh tế vĩ mô nói chung.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng tại Công văn số 1909/VPCP-KTTH nói trên, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% khi ngân hàng thương mại thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác với mức lãi suất 9%. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh mua vào ngoại tệ, tạo thêm thuận lợi cho việc chuyển đổi vốn, giảm bớt căng thẳng vốn VND tại các ngân hàng thương mại.

Trước mắt, tín hiệu từ Ngân hàng Nhà nước đã thắp thêm hy vọng cho nhà đầu tư, khi một nguyên nhân chính của đà sụt giảm chứng khoán vừa qua là từ lượng hàng lớn từ hoạt động giải chấp của các ngân hàng thương mại.

* Vì sao chưa giải chấp hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán?

Theo qui định của các công ty chứng khoán, khi nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu để vay tiền, trường hợp giá cổ phiếu giảm quá 35% thì người vay phải nộp thêm tiền đảm bảo khoản vay. Trường hợp khách hàng không có khả năng nộp thêm thì công ty chứng khoán vì lý do phải bảo toàn vốn và tuân thủ các qui định về phòng ngừa rủi ro nên phải bán chứng khoán đã cầm cố để thu hồi vốn. Đây là trường hợp bất khả kháng.

Tuy nhiên, việc liên tục bán ra chứng khoán cầm cố dẫn đến vượt quá sức mua của thị trường càng làm giá chứng khoán giảm thêm. Từ đây dẫn đến tình trạng: Khi giá chứng khoán giảm thêm càng làm số hợp đồng cầm cố chứng khoán phải "xử lý” tăng lên, kéo lượng chứng khoán bán ra tăng bất thường vượt quá sức cầu của thị trường, kéo giá giảm...

Đó là nguyên nhân đẩy giá chứng khoán giảm liên tục trong thời gian từ 24/3 trở về trước. Nếu các ngân hàng và công ty chứng khoán tạm dừng giải chấp hợp đồng, khi đó cung cầu chứng khoán trên thị trường sẽ trở lại bình thường...

(Theo TuoiTre)

 

Thị trường IPO Trung Quốc trong thời khó

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Tuần trước, khi cổ phiếu của ba công ty lớn của Trung Quốc giảm xuống dưới mức giá phát hành lần đầu ra công chúng (IPO), những nhà đầu tư đã mua cổ phiếu từ năm ngoái thấy “sốc”. Thị trường IPO Trung Quốc là nạn nhân mới trong cơn bão tài chính toàn cầu.

Sau khi đã phát triển ngoạn mục vào năm ngoái, trở thành thị trường IPO lớn nhất thế giới, vượt Mỹ, giờ đây Trung Quốc đại lục bước vào giai đoạn khó khăn. Giá cổ phiếu sụt giảm mạnh và tâm lý lo ngại về nguy cơ cung vượt cầu có nguy cơ làm tê liệt thị trường IPO Trung Quốc trong năm nay.

“Quả bóng” chứng khoán Trung Quốc đang vỡ, sau khi tình trạng đầu cơ đẩy giá cổ phiếu IPO lên cao kỷ lục vào cuối năm ngoái. Việc này khiến hoạt động huy động vốn qua phát hành cổ phiếu ở Trung Quốc đại lục sẽ chững lại trong vài tháng tới và ngăn chặn tình trạng định giá “trên trời” đối với các cổ phiếu mới niêm yết.

Trong khoảng thời gian gần 2 năm, từ tháng 5/2006, khi Trung Quốc dỡ bỏ lệnh cấm IPO, đến tháng 2/2008, tổng giá trị các đợt IPO ở đây lên tới 100 tỷ USD. Kết quả thu được từ các đợt IPO này lần đầu tiên khiến thị trường cổ phiếu trở thành kênh huy động vốn quan trọng của nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, sự sụp đổ lòng tin, do các yếu tố như tốc độ tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp chậm lại và các kế hoạch gọi vốn lớn của các công ty đang niêm yết, đã khiến chỉ số chính trên TTCK Thượng Hải giảm hơn 40% so với mức đỉnh cao mới xác lập hồi tháng 10 năm ngoái.

Diễn biến mới này dẫn đến tình trạng gần như tê liệt của thị trường IPO vào tháng 3/2008, khi chỉ có duy nhất một doanh nghiệp tiến hành IPO, thu về 53 triệu USD, đó là công ty Fujian Fujing Casttech chuyên sản xuất thiết bị laze tại Phúc Kiến. Trong khi đó, hồi tháng 3 năm ngoái, có 5 công ty tiến hành IPO, thu về 300 triệu USD.

Hiện có khoảng 30 công ty tại đại lục đã được cấp phép IPO nhưng mới có 2 công ty tuyên bố sẽ tiến hành vào tháng tới, còn lại tất cả vẫn “im hơi lặng tiếng”.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Deutsche Bank, Jun Ma, cho biết họ vẫn có lý do để lạc quan về thị trường IPO Trung Quốc trong 5 năm tới, nhưng trong điều kiện hiện nay, giá trị IPO của nước này trong năm nay khó có khả năng bằng năm ngoái.

(Theo DanTri)

 

Những nhà giao dịch cổ phiếu thành công

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Qua tư liệu lưu giữ, các nhà phân tích nhận thấy cả 5 nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại nhất những năm 1890 là Jesse Livermore, Bernard Baruch, Gernal M.Loeb, Nicolas Darvas và William J.O'Neil đều áp dụng chiến lược đầu tư chứng khoán giống nhau.

Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Time, Darvas đã nói rằng hai tuần một lần ông lại đọc cuốn sách kinh điển của Loeb "Cuộc chiến để tồn tại trong đầu tư - The Battle for Investment Survival" để luôn luôn nhắc mình tuân theo những nguyên tắc này. Đối với ông, đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá giúp ông tập trung tâm trí vào công việc giao dịch. Các nhà giao dịch đều hoạt động trong một bối cảnh thị trường khác nhau dù rằng diễn biến thị trường trong một số năm lại giống nhau. Livermore và Baruch là những trường hợp ngoại lệ, cả hai ông đều hoạt động rất tích cực tại cùng một thời điểm trong sự nghiệp kinh doanh của mình.

Livermore bắt đầu kinh doanh với vỏn vẹn chỉ một vài đôla (đó là vào năm 1892) và O'Neil cũng chỉ có 500 đôla làm vốn kinh doanh ban đầu. Thua lỗ trong những năm đầu kinh doanh đã giúp ông nhận thấy tại sao phải nghiên cứu diễn biến của những cổ phiếu khiến họ bị thua lỗ. Ông đã chứng minh được rằng với sự quyết tâm và thái độ đúng đắn, có khả năng học hỏi từ những sai lầm và tạo dựng những nguyên tắc cho riêng mình thì mọi người đều có thể kiếm được số tiền đáng mơ ước khi bắt đầu tham gia vào thế giới giao dịch cổ phiếu. Các nhà giao dịch cổ phiếu đã chứng minh được rằng giao dịch cổ phiếu không phải là công việc dễ dàng và quan niệm của rất nhiều người cho rằng có thể làm giàu nhanh chóng mà không cần cố gắng là hoàn toàn sai lầm.

Tất cả các nhà giao dịch vĩ đại này trong rất nhiều năm đã áp dụng những nguyên tắc và kỷ luật giao dịch giống nhau.

Các kỹ năng chung: Kỹ năng quan trọng cần thiết số một mà tất cả các nhà giao dịch đều biết đó là tinh thần làm việc kiên cường. Tất cả các nhà giao dịch, trừ Darvas, kết luận rằng do giao dịch cổ phiếu yêu cầu phải luôn luôn cố gắng nỗ lực không ngừng nên mọi người phải dành toàn bộ thời gian vào công việc này. Darvas là người duy nhất không dành toàn bộ thời gian của mình vào thị trường chứng khoán cũng như giao dịch cổ phiếu. Nhưng với quyết tâm đạt được thành công trên thị trường chứng khoán, ông đã tập trung hầu hết thời gian của mình cho công việc này. Trên thực tế, ông dành 8 tiếng mỗi ngày để nghiên cứu thị trường. Đây cũng được coi là khoảng thời gian đầy đủ cho việc nghiên cứu thị trường.

Tất cả họ đều nhận thấy muốn kiếm được nhiều lợi nhuận, họ phải làm việc chăm chỉ và thành công trên thị trường chứng khoán không thể đến một sớm một chiều được. Yếu tố thời gian đã chứng minh được rằng cũng giống như hầu hết những nỗ lực đem lại kết quả, thành công bất ngờ không thường xuyên xuất hiện trên thị trường cổ phiếu. Nếu điều này trở thành hiện thực thì nó cũng sẽ không kéo dài lâu nếu nhà giao dịch không tập trung chú ý, không nỗ lực kinh doanh và không áp dụng những nguyên tắc giao dịch hợp lý.

Quan sát và nghiên cứu thị trường là những yêu cầu bắt buộc. Mỗi nhà giao dịch nên nghiên cứu thị trường và tìm hiểu thị trường hoạt động như thế nào và làm cách nào họ có thể tận dụng những cơ hội trên thị trường.

Tất cả các nhà giao dịch này đều biết rằng kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Họ học hỏi từ chính những sai lầm của mình rút ra những bài học để đi tới thành công con đường sự nghiệp. Mọi người phải ghi nhớ những kinh nghiệm mình đã tích luỹ được khi đối mặt với khó khăn để khi gặp những tình huống tương tự trong tương lai thì họ có thể nhớ lại tránh mắc lại những lỗi này. Điều này đặc biệt đúng trên thị trường cổ phiếu bởi vì mô hình cổ phiếu và xu hướng thị trường thường lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác và từ chu kỳ này sang chu kỳ khác.

Tất cả những nhà giao dịch được đề cập trong cuốn sách này đều cố gắng chiến đấu với kẻ thù chung của mọi người khi tham gia trên thị trường cổ phiếu - không kiểm soát được cảm xúc. Một kỹ năng bắt buộc đối với một nhà giao dịch cổ phiếu là phải có khả năng kiểm soát cảm xúc. Để làm được điều này, tất cả những nhà giao dịch cổ phiếu này lập ra những nguyên tắc giao dịch hợp lý. Khi tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt này, họ có khả năng kiểm soát một phần cảm xúc trong những giao dịch mà những người thông minh bình thường có thể hành động theo cách khác - cách mà đáng lý ra họ đã không làm như vậy nếu họ biết kiếm tiền khó khăn như thế nào.

Cân bằng cảm xúc, trong khi vẫn tích cực hoạt động trên thị trường, là khả năng mà một người giao dịch tốt nhất nhất định sẽ có. Để làm được điều này, bạn phải từng ở ranh giới giữa việc giao dịch thành công và thất bại và bạn cần phải trải qua những lần thua lỗ thực sự lớn để hiểu rằng cảm xúc có thể nguy hiểm như thế nào đối với bạn, không kiềm chế được cảm xúc có thể trở thành kẻ thù lớn nhất của một nhà giao dịch cổ phiếu như thế nào.

Loeb và Darvas đã phát hiện ra một số đặc điểm nhất định của một số loại cổ phiếu. Loeb có lẽ là người đã miêu tả đúng nhất khi cho rằng cổ phiếu cũng có những giai đoạn giống như con người. Đó là giai đoạn phôi thai, phát triển, trưởng thành và suy thoái. Giai đoạn đầu tư đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhất là giai đoạn phát triển. O'Neil phát hiện thấy cổ phiếu tuân theo một số dạng nhất định và những dạng này sẽ tiếp tục còn lặp đi lặp lại và những cổ phiếu tốt nhất thường có những dạng hình thái giống nhau. Khả năng xác định dạng cổ phiếu và cổ phiếu đó đang ở giai đoạn nào sẽ là yếu tố đóng góp vào sự thành công của mỗi nhà giao dịch.

Những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đều có một đặc điểm chung đó là họ có động cơ để đạt được mục tiêu to lớn đã đề ra và để thành công trên thị trường cổ phiếu. Đặc biệt, Loeb và Darvas đều cho rằng đối với họ việc đặt ra mục tiêu chiến lược Giành được lợi nhuận cao nhất có thể là vô cùng quan trọng. Livermore, Baruch và O'Neil rõ ràng là có động lực, sự bền bỉ và kiên trì - những yếu tố này đã thúc đẩy họ đạt được mục tiêu đã đề ra của mình.

Có khả năng phán đoán và tư duy tốt, có vốn hiểu biết chung và có tính khiêm nhường là những kỹ năng quan trọng mà một nhà giao dịch phải học nếu muốn giao dịch thành công trong bối cảnh thị trường luôn chứa đựng nhiều thách thức. Sự thông minh chắc chắn sẽ giúp quá trình giao dịch diễn ra suôn sẻ hơn và đây cũng là một yếu tố bắt buộc, tuy nhiên để thành công trên thị trường, mọi người không cần phải có mức thông minh cao nhất. Trên thực tế, thông minh hơn người đôi khi khiến con người rơi vào tình trạng quá tự tin và họ sẽ phải trả giá đắt cho sự tự tin thái quá của mình trên thị trường chứng khoán.

Cuối cùng, kỹ năng phản ứng nhanh và khả năng thay đổi để phù hợp với sự thay đổi của thị trường là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của tất cả những nhà giao dịch vĩ đại này. Mặc dù Livermore đã từng phát biểu rằng thị trường không bao giờ thay đổi do bản tính con người không thay đổi, nhưng thị trường thực sự thay đổi theo hướng với những công ty mới, thích nghi với những phát triển trong lĩnh vực kinh doanh, trong nền kinh tế và trong phạm vi toàn thế giới. Phát biểu của ông đề cập việc mọi người phản ứng như thế nào trước một sự kiện xảy ra, phản ứng của mọi người cũng không thay đổi nhiều do bản tính của con người. Một nhà giao dịch giỏi phải có khả năng phản ứng với những biến động của chu kỳ thị trường.

Những nhà giao dịch cổ phiếu không có khả năng thay đổi và phản ứng với thị trường - tất nhiên không tính đến những người luôn mua và giữ một cổ phiếu - phải trả một giá đắt. Enron, WorldCom và rất nhiều công ty khác trong nhiều năm qua luôn được xem là những công ty tốt để đầu tư. Những ai mua cổ phiếu nhưng không chú ý đến bối cảnh thị trường, không thấy được xu hướng giảm giá rõ rệt của cổ phiếu đó và không được ghi tên trong những cuốn sách lịch sử thì chắc chắn cũng không được lọt vào danh sách những nhà giao dịch xuất sắc.

Tất cả những nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đều phát hiện ra những kỹ năng được liệt kê ở trên trên con đường tìm kiếm thành công cho mình. Đây là những kỹ năng cơ bản và hợp lý, vấn đề khó khăn đó là họ phải áp dụng và hoàn thiện những kỹ năng này bằng cách chăm chỉ làm việc, tự mò mẫm học tập và phải cố gắng nỗ lực trong nhiều năm liền.

Những nguyên tắc giao dịch chung: Bí quyết chính để giao dịch thành công, kiếm được nhiều lợi nhuận trên thị trường đó là phải có khả năng hoàn thiện những nguyên tắc giao dịch và những nguyên tắc này phải tận dụng được điểm mạnh của từng cá nhân. Cả năm nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đều đặt ra những nguyên tắc giúp họ tránh giao dịch khi thị trường đang có diễn biến xấu và đưa lại những tín hiệu để kiếm lời khi thị trường xuất hiện những cơ hội tốt. Đây là một yêu cầu bắt buộc khi áp dụng những nguyên tắc giao dịch chặt chẽ này để có thể kiểm soát rủi ro trong một thị trường cổ phiếu chứa đầy những thử thách.

Nguyên tắc kinh doanh số một đối với tất cả những nhà giao dịch này đó là cắt giảm thua lỗ. Nguyên tắc này được nhắc đi nhắc lại trong từng chương và được đề cập nhiều lần trong các ấn phẩm của từng nhà giao dịch. Nguyên tắc giao dịch kiểm soát rủi ro này có thể chấp nhận khoản thua lỗ nhỏ nếu bạn đang nắm giữ một cổ phiếu nhưng tiếp tục giao dịch thêm một cổ phiếu khác khi cơ hội về cổ phiếu mới này xuất hiện. Khả năng cắt giảm thua lỗ nhanh chóng là khả năng phân biệt các nhà giao dịch vĩ đại này với những người khác.

Livermore và Baruch hạn chế những thua lỗ ban đầu xuống mức 10%, do yêu cầu về tỷ lệ chênh lệch giữa giá mua và giá bán tại thời điểm đó. Nguyên tắc này sẽ buộc họ phải ngừng giao dịch và sẽ không giữ cổ phiếu hy vọng tình hình thua lỗ có thể thay đổi.

Livermore luôn luôn ngừng giao dịch khi ông không xác định được xu hướng đang diễn ra trên thị trường. Ông luôn chắc chắn rằng thị trường sẽ dẫn đường và ông sẽ giao dịch theo đúng xu hướng của nó. Baruch khám phá ra rằng cơ hội đầu tư tốt nhất là khi thị trường thay đổi xu hướng sau khi đã qua giai đoạn hiệu chỉnh, ông sẽ mua những cổ phiếu mới nổi khi thị trường đang có xu hướng tăng giá này. Loeb và Darvas học cách không giao dịch khi thị trường giảm giá hoặc có hiện tượng đầu cơ chờ giảm giá. Họ tiếp tục quan sát thị trường và khi thị trường thay đổi xu hướng, họ sẽ mua dần dần những cổ phiếu hàng đầu. O’Neil liên tục nhấn mạnh quan trọng của việc nghiên cứu thị trường chung.

Livermore, Loeb, Darvas và O’Neil đều khám phá ra rằng mọi người kiếm được khoản lợi nhuận lớn nhất khi những cổ phiếu này vượt qua được điểm giá quan trọng và đạt một mức giá mới. Sự khác biệt của nguyên tắc này ở chỗ khi mọi người đều coi câu nói cổ “mua thấp và bán cao” là cách thức giao dịch đúng trên thị trường, nhưng thực tế thì nguyên tắc này lại không giúp các nhà giao dịch vĩ đại này kiếm được hàng triệu đô la mà họ đã từng kiếm được. Chiến lược kinh doanh của họ đó là “mua cao và bán còn cao hơn”. Họ đều cho rằng những cổ phiếu ít tiền đều có lý do của nó và những cổ phiếu này thường có xu hướng giảm giá mạnh hơn.

Một nguyên tắc chung của các nhà đầu tư này đó là việc áp dụng phương pháp mua với số lượng ngày càng nhiều khi giá cổ phiếu tăng. Các nhà giao dịch vĩ đại này đều tiếp tục mua cho đến khi họ đầu tư toàn bộ số tiền họ dự định cho cổ phiếu này. Tận tâm với công việc và không ngừng quan sát diễn biến đang xảy ra trên thị trường sẽ giúp các nhà giao dịch áp dụng những chiến lược đem lại lợi nhuận cho họ. Họ đều chứng minh qua 100 năm rằng nếu làm đúng, phương pháp mua với số lượng ngày càng nhiều hơn khi giá của những cổ phiếu mạnh tăng lên sẽ là chìa khóa chính để thu được tiền lãi cao.

Nhiều nhà đầu tư đã mắc sai lầm khi tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu cũ - những cổ phiếu đã mang lại lợi nhuận cho họ ở chu kỳ thị trường lần trước. Đôi khi những cổ phiếu này vẫn tiếp tục duy trì được vị trí hàng đầu nhưng thường thì không được như vậy, thường thì các công ty mới sẽ dẫn đầu trong thị trường mới này. Điều này đã được trải nghiệm qua nhiều thế kỷ bởi vì mỗi thời kỳ đều có những cổ phiếu nổi bật trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Nghiên cứu và quan sát thị trường liên tục sẽ giúp cho các nhà giao dịch xác định được thời điểm cần giao dịch những cổ phiếu hàng đầu mới nổi khi thị trường bắt đầu có hiện tượng tăng giá.

Đôi khi một số nhà đầu tư không coi trọng số lượng giao dịch trên thị trường và số lượng cổ phiếu. Các nhà giao dịch vĩ đại này không làm như vậy. Họ coi việc giao dịch cổ phiếu với số lượng lớn trên thị trường là dấu hiệu cho thấy thị trường đang có nhu cầu rất lớn về loại cổ phiếu này. Do đó, số lượng cổ phiếu là một yếu tố đáng tin cậy cho thấy thị trường đang quan tâm đến cổ phiếu này và những thông số khác là điều kiện thúc đẩy giá cổ phiếu tiếp tục tăng. Số lượng cổ phiếu giao dịch tăng sau khi cổ phiếu này đã vượt qua giai đoạn giá không thay đổi trong một thời gian dài và qua mức giá quan trọng là một tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy cổ phiếu này đang mạnh lên. Họ nên đầu tư ngay khi phát hiện thấy thị trường đang rất quan tâm đến cổ phiếu này.

Trong số các nguyên tắc bán mà mỗi nhà giao dịch cổ phiếu vĩ đại này đã áp dụng trong các chiến lược của riêng họ, có một nguyên tắc mà tất cả đều đồng ý và cho rằng góp phần đem lại lợi nhuận to lớn cho họ, đó là nguyên tắc giữ những cổ phiếu đang ăn khách và không bán sớm những cổ phiếu này. Rất nhiều người trong số họ đã học được bài học này bởi vì trong những năm tháng đầu mới kinh doanh, họ đã không thu được nhiều tiền lãi do họ đã bán sớm những cổ phiếu hàng đầu chỉ để thu được một khoản lợi nhuận ít ỏi.

Tất cả các nhà kinh doanh này đều nhận thấy rằng không ai có thể mua được với giá thấp nhất và bán được với giá cao nhất. Họ đều bán khi cổ phiếu đang mạnh để tránh những rủi ro tiềm ẩn rất dễ đến trong tương lai. Livermore, Baruch và Loeb đều hầu như đứng ngoài thị trường khi vụ thị trường sụp đổ lớn xảy ra tháng 10 năm 1929. Như tôi đã đề cập trước đó, Livermore đã dự đoán thị trường sụp đổ sớm muộn sẽ xảy ra, ông đã bán non các cổ phiếu của mình và đó là ngày ông kiếm được nhiều lợi nhuận trong sự nghiệp của mình. Họ đã ngừng giao dịch trước khi xu hướng mới của thị trường xuất hiện và đã bán những cổ phiếu đang tăng giá hoặc bán những cổ phiếu đem lại lợi nhuận khi những cổ phiếu này ở mức giá đỉnh điểm và đang có xu hướng sụt giá. Thay vì tiếp tục giữ, hy vọng những cổ phiếu này sẽ tăng tiếp thì những nhà giao dịch này đã theo dõi và đã đưa ra những quyết định phù hợp với diễn biến thị trường.

Darvas không bao giờ giữ những cổ phiếu bắt đầu giảm giá do ông áp dụng nguyên tắc ngừng thua lỗ của mình. O’Neil nhắc đến lần vào tháng 10 năm 1987, ông đã quyết định ngừng giao dịch khi có tín hiệu cho thấy những cổ phiếu hàng đầu và thị trường đang ở mức đỉnh điểm. Do đó ông đã tránh được ngày 19 tháng 10 năm 1987 kinh hoàng của thị trường khi chỉ số Dow John giảm hơn 20% trong vòng một ngày. Vào mùa xuân và mùa thu năm 2000, IBD đã liên tục nhắc nhở các nhà đầu tư về tín hiệu bán mà các cổ phiếu hàng đầu và thị trường chung đã đưa ra.

Livermore và Baruch đã kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể khi bán cổ phiếu trước thời hạn và O’Neil cũng đã kiếm được số tiền lãi lớn với cổ phiếu Korvette và Certain-teed. Loeb và Darvas không tham gia vào cách thức kinh doanh này vì hai ông cho rằng khi thị trường chung có xu hướng tăng giá thì việc bán trước mua sau cổ phiếu này sẽ rất nguy hiểm. O’Neil không ủng hộ cách thức kinh doanh này bởi ông cho rằng chỉ có những nhà giao dịch có kinh nghiệm nhất mới nên áp dụng cách này. Ông cũng nói việc làm này rất nguy hiểm và chứng minh rằng có rất rất nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nếu họ biết đợi khi thị trường tăng giá lần sau.

(Theo VnExpress)

 

31/3: Vn-Index tăng 4,15 điểm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Phiên giao dịch 1757, ngày 31/3/2008 chỉ số VN-Index tăng 4,15 điểm (tương đương tăng 0,81%) đóng cửa ở mức 516,85 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường phiên này đạt 4.837.591 chứng khoán với tổng giá trị 360,960 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch khớp lệnh đạt 2.180.100 chứng khoán với giá trị 120,347 tỷ đồng (Giao dịch khớp lệnh liên tục: tổng khối lượng là 1.073.300 chứng khoán; giá trị 58,746 tỷ đồng). Giao dịch thoả thuận phiên này là 2.657.491 chứng khoán với giá trị 240,612 tỷ đồng.

- Kết quả giao dịch khớp lệnh trong ngày: So với phiên trước, toàn bộ 153 chứng khoán tăng giá trần. Về Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài: Phiên giao dịch khớp lệnh, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 33 mã chứng khoán với tổng khối lượng 328.080 đơn vị, tương đương giá trị 24,726 tỷ đồng (chiếm 20,55% giao dịch toàn thị trường). Bán ra 24 mã chứng khoán với tổng khối lượng 942.670 đơn vị, tổng giá trị 68,897 tỷ đồng (chiếm 57,25% giao dịch toàn thị trường). Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận cùng khối 200.000 trái phiếu TP1A0606 đồng thời mua vào 72.180 cổ phiếu DCT.

- Quy mô đặt lệnh trong ngày: Tổng số lệnh đặt mua phiên này là 16.019 lệnh với tổng khối lượng đặt mua 39.372.360 chứng khoán, so với ngày giao dịch trước giảm -6,79%. Tổng số lệnh đặt bán phiên này là 1.101 lệnh với tổng khối lượng đặt bán 2.180.100 đơn vị, so với phiên trước giảm -25,56%. Chênh lệch khối lượng (mua - bán) 37.192.260 chứng khoán, hiệu số mua – bán của phiên giao dịch trước là 39.312.710 chứng khoán.

- Thống kê 5 phiên khớp lệnh gần nhất: Tổng khối lượng chứng khoán khớp lệnh đạt 36,757 triệu chứng khoán, khối lượng giao dịch bình quân đạt 7,351 triệu ck/phiên; Tổng giá trị giao dịch là 1.739,953 tỷ đồng, bình quân 347,991 tỷ đồng/phiên. 05 chứng khoán có khối lượng giao dịch bình quân phiên lớn nhất là:

Mã CK

Số phiên giao dịch

KLGD

Bình quân

GTGD (tr.đ)

STB

5

4,980,660

996,132

176,790

SSI

5

4,804,970

960,994

265,628

DPM

5

2,900,480

580,096

133,915

FPT

5

1,776,940

355,388

169,338

PRUBF1

5

1,010,850

202,170

7,819


(Theo UBCKVN)

 

31/3: Hastc-Index tăng thêm 2,85 điểm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3/2008, chỉ số Hastc-Index tăng 2,85 điểm (tương đương tăng 1,6%) đóng cửa ở mức 181,43 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu toàn thị trường đạt 693.800 chứng khoán với tổng giá trị 29,547 tỷ đồng (so với phiên trước tăng 12,07% về khối lượng và tăng 21,21% về giá trị giao dịch). Những cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá lớn nhất trong ngày là NBC (77.100cp), PVI (59.200cp), HBE (51.900cp), BMI (46,200cp), KLS (43.900cp).

Về giá cổ phiếu bình quân, so với phiên trước có 130 cổ phiếu tăng giá và 03 cổ phiếu không có giao dịch.

Về Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 02 mã cổ phiếu với tổng khối lượng 2.100 đơn vị với giá trị 0,099 tỷ đồng; bán ra 09 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 220.200 đơn vị với giá trị 10,437 tỷ đồng.

(Theo UBCKVN)

 

Vn-Index và Hastc- Index mở đầu tuần mới vẫn tiếp tục tăng điểm phiên thứ 4 liên tiếp, sức cầu tăng mạnh tuy nhiên vẫn không một nhà đầu tư nào bán ra.

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới ngày 31/3, VN-Index tăng tiếp 3,89 điểm (tương đương tăng 0,76%) lên 516,59 điểm.

Kịch bản của tuần trước tiếp tục tái diễn tại phiên thứ 4 tăng trần của Vn-Index khi khối lượng giao dịch toàn thị trường trong phiên 1 chỉ đạt 1,06 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch đạt 58 tỷ đồng.

Hiện tại, Vn-Index vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh khi sang đợt 2 Vn-Index đang có mức tăng 4,04 điểm, tuy nhiên khối lượng giao dịch vẫn không có chuyển biến khi các lệnh đặt mua giá trần và ATO được đặt ra hàng loạt tại tất cả các mã nhưng rất ít nhà đầu tư bán ra.

Trong tổng số 150 cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn, ghi nhận có duy nhất cổ phiếu SAV đang đứng giá,11 mã không có giao dịch còn lại 141 mãtăng giá, hầu hết đều tăng kịch trần.

Hôm nay STB của Sacombank trong phiên đầu tiên có hơn 5 triệu cổ phiếu dư mua giá trần (trong đó một nửa đặt lệnh ATO), tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại mới có gần 400.000 cổ phiếu STB được khớp với giá trần 37.100 đồng/CP, vẫn đang dư mua trần hơn 3 triệu cổ phiếu.

Bên sàn Hà Nội, mở đầu phiên giao dịch đầu tuần mới, các cổ phiếu tiếp tục tăng trần hàng loạt nhưng khối lượng giao dịch toàn thị trường rất thấp do không một ai bán ra.

HASTC tính đến thời điểm 9h30 đang có mức tăng 1,4 % (2,5 điểm), đạt 181,08 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 369.00 cổ phiếu tương đương với 14 tỷ đồng.

Hai cổ phiếu dẫn đầu về lượng dư mua trần là ACB (hơn 700.000 cổ phiếu) và KLS (hơn 800.000 CP), tiếp theo là PVI và PVS đồng loạt dư mua hơn 500.000 cổ phiếu. Có rất nhiều cổ phiếu trên sàn chưa có giao dịch do không một ai bán ra như một loạt các cổ phiếu Sông Đà (S91, S64, SD2...).

(Theo CafeF)

 

100% mã kịch trần

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ số chứng khoán hai sàn tiếp tục đi lên với 100% mã tăng kịch trần. Giao dịch khá buồn tẻ với dư mua dày đặc còn dư bán thì trống trơn.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 31/3, chỉ số VN-Index tăng tiếp 4,15 điểm (tương đương tăng 0,8 %) lên mức 516,85 điểm.

Khối lượng giao dịch đã giảm xuống mức khá thấp khi đạt gần 4,84 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 360,96 tỷ đồng.

Trong tổng số 153 mã chứng khoán niêm yết trên sàn toàn bộ 153 mã này đã tăng kịch trần.

Trên bảng trực tuyến, dư bán trống trơn, dư mua tiếp tục kín đặc. Lượng đặt bán ra đến đâu đều được khớp đến đấy.

Về khối lượng khớp lệnh của các cổ phiếu, không có mã nào vượt quá 300.000 đơn vị, và được khớp lệnh nhiều nhất là FPT của CTCP Đầu tư Phát triển Công nghệ FPT với 281.820 cổ phiếu, SSI của Chứng khoán Sài Gòn với 252.140 cổ phiếu. Sau đó là vài mã có khối lượng trên 100.000 đơn vị là PPC, VIS, SC5.

Mã CK Giá đóng cửa KL Khớp Tỷ trọng (%)
FPT 96,0 281.820 12,92
SSI 56,5 252.140 11,56
PPC 37,4 113.920 5,22
VIS 44,3 104.040 4,77
SC5 65,5 102.550 4,70
DPM của Đạm Phú Mỹ và STB của Sacombank tiếp tục mất dấu khỏi Top những cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn trên thị trường, cụ thể, DPM chỉ có 25.470 cổ phiếu và STB có 43.730 cổ phiếu.

Bên sàn Hà Nội, HASTC đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 tăng 2,85 điểm, tương đương với mức tăng 1,6%, đạt 181,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 612.800 cổ phiếu tương đương với 25,03 tỷ đồng.

Bên sàn Hà Nội, HASTC đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 tăng 2,85 điểm, tương đương với mức tăng 1,6%, đạt 181,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 612.800 cổ phiếu tương đương với 25,03 tỷ đồng.

Trên sàn, ngoài 3 cổ phiếu không có giao dịch là HSC, BHV và PSC, 130 cổ phiếu còn lại đều tăng trần.

Cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất trong phiên là NBC của công ty cổ phần than Núi Béo, cả phiên có 77.100 CP được giao dịch, tiếp đó là PVI (59.200 CP), KLS, BMI, BCC đều có lượng giao dịch trên 40.000 cổ phiếu.

Top 5 cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn ghi nhận ACB, BVS, SCJ, S99, RCL.. Tuy nhiên cổ phiếu tăng mạnh nhất là ACB cũng chỉ có mức tăng 1.800 đồng/CP.

(Theo CafeF)

 

Ngày 31-3: 100% chứng khoán tăng giá

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Phiên giao dịch đầu tuần 31-3, thị trường chứng khiến 100% chứng khoán tăng giá và là phiên thứ 4 liên tiếp tăng giá sau khi có biên độ mới.

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, chỉ số VN-Index tăng 4,15 điểm lên mức 516,85 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 4,8 triệu đơn vị, trị giá gần 361 tỷ đồng.

Toàn bộ 153 mã chứng khoán niêm yết trên sàn HoSE hôm nay tăng giá, chứng khoán có biên độ tăng mạnh nhất là các mã ABT, PNC, RAL...

Một số chứng khoán như BMC, DHG, IMP, KDC, NTL, PVD, SJS, TAC, TCT, VNM, VPL có mức tăng 1.000 đồng/cp.

Kết thúc phiên giao dịch trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index tăng 2,85 điểm, đạt 181,43 điểm. Khối lượng phiên này tiếp tục đạt thấp, khoảng 693.800 cổ phiếu chuyển nhượng, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 29,5 tỷ đồng.

Ngoại trừ 3 mã không có giao dịch là HSC, PSC và BHV, còn lại 130 mã trên sàn đều tăng giá. Các mã lớn như ACB tăng 1.800 đồng/cp, BVS tăng 1.600 đồng/cp, NTP tăng 1.100 đồng/cp, PAN 800 đồng/cp, PVS tăng 900 đồng/cp, KLS 500 đồng/cp… Cổ phiếu có lượng giao dịch nhiều nhất là NBC có 77.100 cổ phiếu được chuyển nhượng, HBE có 51.900 cổ phiếu chuyển nhượng...

(Theo TuoiTre)

 

VN-Index tiếp tục tăng kịch trần

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Toàn bộ số cổ phiếu được đưa ra bán trong phiên giao dịch sáng nay đều được mua sạch sẽ. Tình trạng đổ xô mua vào trong khi rất ít người bán ra diễn ra phiên thứ 3 liên tiếp.

Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với mấy phiên giao dịch đầu tuần trước khi mà các nhà đầu tư hoảng loạn bán đổ bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ ở mức giá sàn với nỗi lo lắng về lạm phát cao và hiện tượng ồ ạt giải chấp các cổ phiếu cầm cố của các ngân hàng thương mại do giá xuống mức quá thấp.

Cổ phiếu đồng loạt tăng giá mạnh phiên thứ 3 liên tiếp

Xu hướng đi lên mạnh mẽ bắt đầu xuất hiện từ thứ 5 tuần trước (27/3) trong bối cảnh 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống tương ứng 1% và 2% (từ mức 5% và 10% như thường lệ) và một loạt các biện pháp hỗ trợ được đồng loạt đưa ra.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (31/3), chỉ số VN-Index của sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) tăng 4,15 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 516,85 điểm.

Toàn bộ 153 mã chứng khoán niêm yết tại HOSE đã tăng hết biên độ cho phép tạm thời hiện nay là 1%.

Cũng giống như 2 phiên giao dịch liền trước, trong phiên giao dịch sáng nay lượng đặt mua rất lớn trong khi lượng đặt bán rất khiêm tốn. Đây là nguyên nhân khiến khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức rất thấp.

Cụ thể, tổng cộng chỉ có 2,1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh. Trước đó, khối lượng giao dịch đạt khoảng 10 triệu đơn vị/phiên, cá biệt có những phiên lên tới 24-25 triệu đơn vị.

Tranh nhau mua cổ phiếu giá trần

Giống như trong 2 phiên giao dịch trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, tại các cột dư bán của 151 trong tổng số 153 mã chứng khoán có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM đều trống trơn, trong khi dư mua còn rất nhiều.

Thống kê của Sở GDCK TP.HCM tính tới 10h30 sáng nay cho thấy, dư mua tính sơ bộ ở mức giá trần của tất cả các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn lên tới trên 12 triệu đơn vị.

Như vậy, nếu có lệnh đặt bán khối lượng giao dịch sẽ đạt mức khá cao, khoảng 15-16 triệu đơn vị.

Theo một số nhà đầu tư, sự đảo chiều của cán cân cung-cầu trên thị trường chứng khoán trong 3 phiên giao dịch vừa qua là do một loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường phát triển ổn định vừa được đưa ra, trong bối cảnh giá chứng khoán đã xuống mức thấp với VN-Index xuyên thủng ngưỡng 500 điểm.

Trước hết, đó là quyết định giảm biên độ dao động tại 2 sàn chứng khoán.

Theo chị Đỗ Thị Hiền, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán SeABank, tốc độ tăng giá cổ phiếu chậm do giới hạn biên độ dao động 1% tại sàn chứng khoán TP.HCM và 2% ở sàn Hà Nội cùng với việc các ngân hàng thương mại đồng loạt hạn chế giải chấp cổ phiếu đã tạo ra sự khan hàng đáng kể.

Trong khi đó, cũng theo chị Hiền, lượng mua vào tăng rất mạnh một phần do các nhà đầu tư tranh thủ mua vào khi tốc độ tăng giá bị giới hạn ở mức thấp và do một số tổ chức như SCIC, công ty niêm yết… mua vào.

Cụ thể, Ngân hàng Sacombank vừa quyết định đầu tháng 4/2008 sẽ mua lại 3-5% vốn điều lệ, một con số khá lớn nếu quy ra số lượng cổ phiếu. Trước đó, hàng loạt thông báo cho hay các đại gia đang mua vào cổ phiếu, chẳng hạn PVFC đăng ký mua tiếp 1 triệu cổ phiếu PVS và đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVI hay CDC đăng ký mua lại 100.000 cổ phiếu từ 7/4... Và gần đây nhất là cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (mã chứng khoán: SSI) là Australia and New Zealand Banking Group LTD (ANZ) đã đăng ký mua 3.416.700 cổ phiếu SSI trong vòng 2 tháng kể từ ngày 1/4/2008.

Tuy nhiên việc các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh bán ra và giảm mua trong vài phiên giao dịch gần đây và khả năng giải chấp cổ phiếu trở lại của các ngân hàng vẫn còn đó khiến một số nhà đầu tư lo ngại về một đợt điều chỉnh giảm sau khi biên độ 5% và 10% được áp dụng trở lại.

Sàn Hà Nội: Gần 100% cổ phiếu tăng trần

Cũng giống diễn biến trên sàn chứng khoán TP.HCM, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (31/3) cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, chỉ số HASTC-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, gần 100% mã tiếp tục đua nhau tăng trần. Tuy nhiên, khối lượng phiên này vẫn ở mức thấp do rất ít người bán ra.

Như vậy, đây là phiên thứ 3 liên tiếp tình trạng thừa cầu - thiếu cung lại diễn ra. Các nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh mua trong khi bên bán “găm” hàng chờ đợi giá lên cao.

Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index tiếp tục tăng thêm 2,85 điểm (tương đương tăng 1,60%) lên mức 181,43 điểm.

Bảng điện tử giao dịch tiếp tục bao phủ một màu xanh rờn khi không có mã nào giảm giá, 3 mã không có giao dịch là BHV, HSC và PSC, còn lại 130 mã tiếp tục ghi điểm với gần như hầu hết tăng hết biên độ cho phép.

Tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này được cải thiện đôi chút so với phiên liền trước tuy nhiên vẫn ở mức thấp đạt 693.800 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 29,5 tỷ đồng.

Các tên tuổi lớn của sàn Hà Nội tiếp tục tăng kịch trần. Đại gia ACB tăng 1.800 đồng (+1,99%) đạt 92.300 đồng, BCC tăng 300 đồng (+1,73%) đạt 17.600 đồng, BMI tăng 900 đồng (+2%) đạt 45.900 đồng, BTS tăng 400 đồng (+1,87%) đạt 21.800 đồng, BVS tăng 1.600 đồng (+1,97%) đạt 82.800 đồng, KBC tăng 200 đồng (+0,11%) đạt 175.000 đồng, KLS tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng, PVI tăng 800 đồng (+1,93%) đạt 42.200 đồng, PVS tăng 900 đồng (+1,83%) đạt 50.200 đồng, VNR tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng.

Về khối lượng giao dịch, NBC bất ngờ dẫn đầu danh sách đạt 77.100 cổ phiếu. Tiếp theo, PVI đạt gần 60.000 cổ phiếu, HBE đạt gần 52.000 cổ phiếu. 3 cổ phiếu đạt trên 40.000 cổ phiếu là BMI, KLS và BCC. Ngoài ra, còn có 8 mã khác đạt khối lượng trên 10.000 cổ phiếu .

Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này tiếp tục tăng khá mạnh so với phiên liền trước đạt 222.300 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 10,5 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh còn mua vào rất hạn chế.

Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2 mã với tổng khối lượng là 2.100 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 99,7 triệu đồng và bán ra 9 mã với tổng khối lượng đạt 220.200 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 10,4 tỷ đồng.

2 cổ phiếu được khối nhà đầu tư nước ngoài mua vào gồm BMI (1.800 cổ phiếu) và MIC (300 cổ phiếu). Những cổ phiếu được họ bán nhiều nhất gồm NBC (100.000 cổ phiếu), PVI (50.000 cổ phiếu), BCC (40.000 cổ phiếu), VFR (11.200 cổ phiếu)…

(Theo VietnamNet)

 

Phiên cuối tháng 31/3 là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp. Vn-Index đóng cửa phiên giao dịch sáng nay đã tăng 4,15 điểm (tương đương 0,8%) lên mức giá 516,85 điểm.

Trên sàn HOSE, một phiên hiếm thấy khi bảng giao dịch trống tuyệt đối lượng dư bán. Cung trở nên khan hiếm đã lôi kéo một số mã giảm hoặc đứng giá giữa phiên về cùng một phía 100% mã tăng trần.

Toàn bộ 153 mã chứng khoán và chứng chỉ quỹ trên sàn đều tăng lên mức giá trần.

Về khối lượng khớp lệnh của các cổ phiếu, không có mã nào vượt quá 300.000 đơn vị, và được khớp lệnh nhiều nhất là FPT với 281.820 cổ phiếu, SSI với 252.140 cổ phiếu. Sau đó là vài mã có khối lượng trên 100.000 đơn vị là PPC, SC5, VIS.

Khối lượng giao dịch đã giảm xuống mức khá thấp khi đạt gần 4,84 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 360,96 tỷ đồng.

Tại sàn Hà Nội, thị truờng tiếp tục một phiên tăng điểm. Tuy nhiên, với mức thanh khoản thấp, lực tăng của thị trường cũng yếu đi. Kết thúc giao dịch, HaSTC-Index tăng 2,85 điểm (tương đương 1,6%), đạt 181,43 điểm.

Hầu hết các mã trên sàn đều tăng 130/133 mã. 3 mã đứng giá do không có giao dịch là: HSC, PSC và BHV.

Trong phiên này hầu hết các mã lớn ghi điểm: tăng mạnh nhất là ACB cũng chỉ tăng 1.800 đồng/cp. Các mã còn lại tăng nhẹ hơn: BVS tăng 1.600 đồng/cp, NTP tăng 1.100 đồng/cp, PVS tăng 900 đồng/cp, PAN 800 đồng/cp, KLS 500 đồng/cp…

Kết thúc giao dịch, cổ phiếu ACB chỉ có 14.100 cổ phiếu được chuyển nhượng, KLS là 43.900 cổ phiếu và PVS là 17.200 cổ phiếu.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất là: NBC với 77.100 cổ phiếu được chuyển nhượng, tiếp đến là 59.200 cổ phiếu và HBE là 51.900 cổ phiếu.

Tổng khối lượng trong phiên này khá thấp chỉ 693.800 cổ phiếu được chuyển nhượng, tương đương tổng giá trị giao dịch đạt hơn 29,5 tỷ đồng do khối lượng bán ra khá thấp.

(Theo VTC News)

 

Có nóng vội không khi đề cập đến khả năng trả lại biên độ giao dịch 5% cho sàn Tp.HCM và 10% cho sàn Hà Nội?

Câu hỏi này xuất phát từ thực tế mong đợi của một số nhà đầu tư trước diễn biến giao dịch hiện nay.

Thị trường dường như đang có một số yếu tố tích cực. Trước hết, phiên hôm nay chỉ số giá tại hai sàn đều tiếp tục tăng điểm như xu hướng cuối tuần qua. Đặc biệt, gần 100% mã niêm yết tại hai đầu cầu cùng đạt mức giá trần.

Phiên hôm nay tiếp tục thể hiện quyền định hướng thị trường thuộc về người bán. Đà bán ra cuối tuần qua của khối đầu tư nước ngoài không mảy may cản trở lệnh tranh mua ồ ạt ngay từ đầu phiên.

Trên sàn Tp.HCM, một phiên đầu tuần hiếm thấy khi bảng giao dịch trống tuyệt đối lượng dư bán. Cung trở nên khan hiếm đã lôi kéo một số mã giảm hoặc đứng giá giữa phiên về cùng một phía 100% mã tăng trần.

Tuy nhiên, biên độ quá thấp khiến thay đổi giá hạn chế, ý nghĩa của mức tăng trần không còn nguyên vẹn. Từ đây áp lực muốn tăng mạnh đang định hình trong tâm lý nhiều nhà đầu tư, đi cùng với mong đợi trả lại biên độ cũ.

Biên độ cũ chỉ được trả lại khi thị trường thực sự ổn định và có những giải pháp hỗ trợ phát huy hiệu quả. Thời điểm này, những điều kiện đó đang hình thành.

Thứ nhất vẫn là gói giải pháp của Chính phủ. Thứ hai là xu hướng mua vào cổ phiếu quỹ cực mạnh từ doanh nghiệp niêm yết. Thứ ba, niềm tin đang dần trở lại khi đà giảm được “bảo hộ”. Và tất nhiên, giá chứng khoán xuống thấp cũng là một tham khảo cần thiết để thúc đẩy mua vào.

Ngoài ra, Thủ tướng vừa có một bài viết chi tiết, thể hiện quan điểm rõ ràng của Chính phủ trong điều hành nền kinh tế, đặc biệt là về mục tiêu kiềm chế lạm phát và việc điều chỉnh lại một số mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Trong bối cảnh hiện nay, kiềm chế được lạm phát sẽ cắt bớt lo ngại lớn nhất của nhà đầu tư. Bên cạnh đó, việc định hướng điều chỉnh lại một số mục tiêu kinh tế vĩ mô cũng đã nằm trong yêu cầu của giới đầu tư, chuyên gia đặt ra trước đó, để phù hợp hơn với thực tế thị trường và điều chỉnh các chính sách điều hành.

Nhưng việc trả lại biên độ cũ thời điểm này đứng trước nhiều rủi ro. Bỏ “phao”, đà suy giảm có tái diễn, thị trường có tự thân phục hồi? Diễn biến những phiên vừa qua có bền vững hay chỉ mang tính thời điểm và phản ánh tác động của biên độ hẹp? Và giải pháp giảm biên độ có bị lạm dụng, nếu với biên độ cũ thị trường lại tiếp tục suy giảm?...

Những câu hỏi trên vẫn khó trả lời. Ủy ban Chứng khoán sẽ không nóng vội để đánh cược với rủi ro.

Nhưng theo một số phân tích vừa qua, với những thông tin hỗ trợ, những giải pháp mà Chính phủ triển khai, nếu phối hợp thêm cam kết ngừng giải chấp của các ngân hàng thương mại, thì có thể bắt đầu tính đến việc trả lại biên độ cũ.

Tuy nhiên, trước phiên giao dịch hôm nay, một số thông tin bất lợi vẫn có khả năng ảnh hưởng xấu đến thị trường. Đó là lo ngại khả năng vốn ngoại thoái trào dẫn đến tỷ giá tăng mạnh. Nhưng lo ngại này đã được Ủy ban Chứng khoán kiểm chứng ở thông tin công bố cuối tuần qua.

Ngoài ra, thị trường lại vừa rộ lên suy đoán về những mảng tối đầy tiêu cực, liên quan đến những cổ phiếu, đến công ty chứng khoán nào đó không xác định, được đề cập đến trên phương tiện thông tin đại chúng. Từ đây khó tránh khỏi tâm lý bi quan, hoang mang của một số nhà đầu tư.

Bỏ qua những ảnh hưởng trên, phiên hôm nay cả hai sàn đều tăng điểm theo giới hạn biên độ cho phép. VN-Index tăng 4,15 điểm (0,8%), lên 516,85 điểm. HASTC-Index tăng 2,85 điểm (1,6%), lên 181,43 điểm. Và không bất ngờ khi khối lượng và giá trị giao dịch vẫn ở mức thấp: Tại HOSE là 4,83 triệu đơn vị, 360 tỷ đồng; tại HASTC là 693,8 nghìn cổ phiếu, 29,5 tỷ đồng.

(Theo TBKTVN)

 

TTCK ngày 31.3: Tiếp tục một ngày xanh

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Phiên mở đầu cho một tuần mới (31.3), TTCK khởi sắc trên cả hai sàn, VN-Index tiếp tục tăng 4,15 điểm, HASTC-Index tăng 2,85 điểm. Đặc biệt trên sàn TP.HCM, gần 100% mã tăng trần, ô dư bán trên bảng giao dịch điện tử hoàn toàn trống.

Ngay đợt đầu tiên khớp lệnh, đà tăng của phiên cuối tuần trước tiếp tục lan sang phiên đầu tuần, VN-Index tăng thêm được 3,89 điểm lên mức 516,59 điểm. Khối lượng giao dịch đợt 1 đạt trên 1 triệu đơn vị với giá trị tương ứng là 56,9 tỉ đồng. Các nhà đầu tư ồ ạt tranh mua khiến các mã ngay khi mở sàn đã tăng trần. Tuy nhiên, vì biên độ dao động giá giới hạn nên việc tăng trần dường như không mấy ý nghĩa.

Đến đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index tăng tiếp được 0,23 điểm so với đợt 1. Khối lượng đạt trên 2 triệu đơn vị với giá trị tương ứng 115,2 tỉ đồng.

Kết thúc phiên, VN-Index tăng tổng cộng 4,15 điểm chốt ở mức 516,85 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 4,8 triệu đơn vị với giá trị tương ứng là 360,9 tỉ đồng. 100% các mã trên sàn đều tăng giá (trong đó có 152/153 mã tăng kịch trần).

Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất gồm có DMC, PVD, VPL, KDC và DHG đều tăng thêm 1.000đ/CP lên mức giá lần lượt là 112.000đ/CP, 105.000đ/CP, 119.000đ/CP, 109.000đ/CP và 158.000đ/CP.

FPT trở thành CP khớp lệnh thành công lớn nhất trong phiên khi có 281.820 CP được khớp, đứng thứ 2 là SSI với 252.140 CP, PPC với 113.920 CP, VIS với 104.040 CP, SC5 với 102.550 CP.

Phiên này, các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn TP.HCM bán ra nhiều hơn mua vào. Họ bán gần 1 triệu đơn vị trong khi mua vào chỉ trên 400.000 đơn vị.

*Tại sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng đã tăng thêm 2,85 điểm chốt ở mức 181,43 điểm (tương đương với mức tăng 1,6%). Tổng khối lượng giao dịch phiên này đạt trên 693.000 đơn vị với giá trị tương ứng 29,5 tỉ đồng. Toàn sàn có 130 mã tăng giá, 3 mã đứng giá tham chiếu. ACB tiếp tục là CP tăng giá nhiều nhất phiên khi có thêm 1.800đ/CP lên mức 92.300đ/CP.

(Theo ThanhNien)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày