VN-Index tiếp tục tăng kịch trần
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Toàn bộ số cổ phiếu được đưa ra bán trong phiên giao dịch sáng nay đều được mua sạch sẽ. Tình trạng đổ xô mua vào trong khi rất ít người bán ra diễn ra phiên thứ 3 liên tiếp.
Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với mấy phiên giao dịch đầu tuần trước khi mà các nhà đầu tư hoảng loạn bán đổ bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ ở mức giá sàn với nỗi lo lắng về lạm phát cao và hiện tượng ồ ạt giải chấp các cổ phiếu cầm cố của các ngân hàng thương mại do giá xuống mức quá thấp.
Cổ phiếu đồng loạt tăng giá mạnh phiên thứ 3 liên tiếp
Xu hướng đi lên mạnh mẽ bắt đầu xuất hiện từ thứ 5 tuần trước (27/3) trong bối cảnh 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống tương ứng 1% và 2% (từ mức 5% và 10% như thường lệ) và một loạt các biện pháp hỗ trợ được đồng loạt đưa ra.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (31/3), chỉ số VN-Index của sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) tăng 4,15 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 516,85 điểm.
Toàn bộ 153 mã chứng khoán niêm yết tại HOSE đã tăng hết biên độ cho phép tạm thời hiện nay là 1%.
Cũng giống như 2 phiên giao dịch liền trước, trong phiên giao dịch sáng nay lượng đặt mua rất lớn trong khi lượng đặt bán rất khiêm tốn. Đây là nguyên nhân khiến khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức rất thấp.
Cụ thể, tổng cộng chỉ có 2,1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh. Trước đó, khối lượng giao dịch đạt khoảng 10 triệu đơn vị/phiên, cá biệt có những phiên lên tới 24-25 triệu đơn vị.
Tranh nhau mua cổ phiếu giá trần
Giống như trong 2 phiên giao dịch trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, tại các cột dư bán của 151 trong tổng số 153 mã chứng khoán có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM đều trống trơn, trong khi dư mua còn rất nhiều.
Thống kê của Sở GDCK TP.HCM tính tới 10h30 sáng nay cho thấy, dư mua tính sơ bộ ở mức giá trần của tất cả các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn lên tới trên 12 triệu đơn vị.
Như vậy, nếu có lệnh đặt bán khối lượng giao dịch sẽ đạt mức khá cao, khoảng 15-16 triệu đơn vị.
Theo một số nhà đầu tư, sự đảo chiều của cán cân cung-cầu trên thị trường chứng khoán trong 3 phiên giao dịch vừa qua là do một loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường phát triển ổn định vừa được đưa ra, trong bối cảnh giá chứng khoán đã xuống mức thấp với VN-Index xuyên thủng ngưỡng 500 điểm.
Trước hết, đó là quyết định giảm biên độ dao động tại 2 sàn chứng khoán.
Theo chị Đỗ Thị Hiền, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán SeABank, tốc độ tăng giá cổ phiếu chậm do giới hạn biên độ dao động 1% tại sàn chứng khoán TP.HCM và 2% ở sàn Hà Nội cùng với việc các ngân hàng thương mại đồng loạt hạn chế giải chấp cổ phiếu đã tạo ra sự khan hàng đáng kể.
Trong khi đó, cũng theo chị Hiền, lượng mua vào tăng rất mạnh một phần do các nhà đầu tư tranh thủ mua vào khi tốc độ tăng giá bị giới hạn ở mức thấp và do một số tổ chức như SCIC, công ty niêm yết… mua vào.
Cụ thể, Ngân hàng Sacombank vừa quyết định đầu tháng 4/2008 sẽ mua lại 3-5% vốn điều lệ, một con số khá lớn nếu quy ra số lượng cổ phiếu. Trước đó, hàng loạt thông báo cho hay các đại gia đang mua vào cổ phiếu, chẳng hạn PVFC đăng ký mua tiếp 1 triệu cổ phiếu PVS và đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVI hay CDC đăng ký mua lại 100.000 cổ phiếu từ 7/4... Và gần đây nhất là cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (mã chứng khoán: SSI) là Australia and New Zealand Banking Group LTD (ANZ) đã đăng ký mua 3.416.700 cổ phiếu SSI trong vòng 2 tháng kể từ ngày 1/4/2008.
Tuy nhiên việc các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh bán ra và giảm mua trong vài phiên giao dịch gần đây và khả năng giải chấp cổ phiếu trở lại của các ngân hàng vẫn còn đó khiến một số nhà đầu tư lo ngại về một đợt điều chỉnh giảm sau khi biên độ 5% và 10% được áp dụng trở lại.
Sàn Hà Nội: Gần 100% cổ phiếu tăng trần
Cũng giống diễn biến trên sàn chứng khoán TP.HCM, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (31/3) cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, chỉ số HASTC-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, gần 100% mã tiếp tục đua nhau tăng trần. Tuy nhiên, khối lượng phiên này vẫn ở mức thấp do rất ít người bán ra.
Như vậy, đây là phiên thứ 3 liên tiếp tình trạng thừa cầu - thiếu cung lại diễn ra. Các nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh mua trong khi bên bán “găm” hàng chờ đợi giá lên cao.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index tiếp tục tăng thêm 2,85 điểm (tương đương tăng 1,60%) lên mức 181,43 điểm.
Bảng điện tử giao dịch tiếp tục bao phủ một màu xanh rờn khi không có mã nào giảm giá, 3 mã không có giao dịch là BHV, HSC và PSC, còn lại 130 mã tiếp tục ghi điểm với gần như hầu hết tăng hết biên độ cho phép.
Tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này được cải thiện đôi chút so với phiên liền trước tuy nhiên vẫn ở mức thấp đạt 693.800 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 29,5 tỷ đồng.
Các tên tuổi lớn của sàn Hà Nội tiếp tục tăng kịch trần. Đại gia ACB tăng 1.800 đồng (+1,99%) đạt 92.300 đồng, BCC tăng 300 đồng (+1,73%) đạt 17.600 đồng, BMI tăng 900 đồng (+2%) đạt 45.900 đồng, BTS tăng 400 đồng (+1,87%) đạt 21.800 đồng, BVS tăng 1.600 đồng (+1,97%) đạt 82.800 đồng, KBC tăng 200 đồng (+0,11%) đạt 175.000 đồng, KLS tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng, PVI tăng 800 đồng (+1,93%) đạt 42.200 đồng, PVS tăng 900 đồng (+1,83%) đạt 50.200 đồng, VNR tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng.
Về khối lượng giao dịch, NBC bất ngờ dẫn đầu danh sách đạt 77.100 cổ phiếu. Tiếp theo, PVI đạt gần 60.000 cổ phiếu, HBE đạt gần 52.000 cổ phiếu. 3 cổ phiếu đạt trên 40.000 cổ phiếu là BMI, KLS và BCC. Ngoài ra, còn có 8 mã khác đạt khối lượng trên 10.000 cổ phiếu .
Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này tiếp tục tăng khá mạnh so với phiên liền trước đạt 222.300 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 10,5 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh còn mua vào rất hạn chế.
Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2 mã với tổng khối lượng là 2.100 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 99,7 triệu đồng và bán ra 9 mã với tổng khối lượng đạt 220.200 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 10,4 tỷ đồng.
2 cổ phiếu được khối nhà đầu tư nước ngoài mua vào gồm BMI (1.800 cổ phiếu) và MIC (300 cổ phiếu). Những cổ phiếu được họ bán nhiều nhất gồm NBC (100.000 cổ phiếu), PVI (50.000 cổ phiếu), BCC (40.000 cổ phiếu), VFR (11.200 cổ phiếu)…
(Theo VietnamNet)
Diễn biến này trái ngược hoàn toàn so với mấy phiên giao dịch đầu tuần trước khi mà các nhà đầu tư hoảng loạn bán đổ bán tháo cổ phiếu đang nắm giữ ở mức giá sàn với nỗi lo lắng về lạm phát cao và hiện tượng ồ ạt giải chấp các cổ phiếu cầm cố của các ngân hàng thương mại do giá xuống mức quá thấp.
Cổ phiếu đồng loạt tăng giá mạnh phiên thứ 3 liên tiếp
Xu hướng đi lên mạnh mẽ bắt đầu xuất hiện từ thứ 5 tuần trước (27/3) trong bối cảnh 2 sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm biên độ giao động giá chứng khoán xuống tương ứng 1% và 2% (từ mức 5% và 10% như thường lệ) và một loạt các biện pháp hỗ trợ được đồng loạt đưa ra.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay (31/3), chỉ số VN-Index của sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) tăng 4,15 điểm (tương đương tăng 0,8%) lên 516,85 điểm.
Toàn bộ 153 mã chứng khoán niêm yết tại HOSE đã tăng hết biên độ cho phép tạm thời hiện nay là 1%.
Cũng giống như 2 phiên giao dịch liền trước, trong phiên giao dịch sáng nay lượng đặt mua rất lớn trong khi lượng đặt bán rất khiêm tốn. Đây là nguyên nhân khiến khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức rất thấp.
Cụ thể, tổng cộng chỉ có 2,1 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được khớp lệnh. Trước đó, khối lượng giao dịch đạt khoảng 10 triệu đơn vị/phiên, cá biệt có những phiên lên tới 24-25 triệu đơn vị.
Tranh nhau mua cổ phiếu giá trần
Giống như trong 2 phiên giao dịch trước đó, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, tại các cột dư bán của 151 trong tổng số 153 mã chứng khoán có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM đều trống trơn, trong khi dư mua còn rất nhiều.
Thống kê của Sở GDCK TP.HCM tính tới 10h30 sáng nay cho thấy, dư mua tính sơ bộ ở mức giá trần của tất cả các cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được niêm yết trên sàn lên tới trên 12 triệu đơn vị.
Như vậy, nếu có lệnh đặt bán khối lượng giao dịch sẽ đạt mức khá cao, khoảng 15-16 triệu đơn vị.
Theo một số nhà đầu tư, sự đảo chiều của cán cân cung-cầu trên thị trường chứng khoán trong 3 phiên giao dịch vừa qua là do một loạt các biện pháp hỗ trợ thị trường phát triển ổn định vừa được đưa ra, trong bối cảnh giá chứng khoán đã xuống mức thấp với VN-Index xuyên thủng ngưỡng 500 điểm.
Trước hết, đó là quyết định giảm biên độ dao động tại 2 sàn chứng khoán.
Theo chị Đỗ Thị Hiền, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán SeABank, tốc độ tăng giá cổ phiếu chậm do giới hạn biên độ dao động 1% tại sàn chứng khoán TP.HCM và 2% ở sàn Hà Nội cùng với việc các ngân hàng thương mại đồng loạt hạn chế giải chấp cổ phiếu đã tạo ra sự khan hàng đáng kể.
Trong khi đó, cũng theo chị Hiền, lượng mua vào tăng rất mạnh một phần do các nhà đầu tư tranh thủ mua vào khi tốc độ tăng giá bị giới hạn ở mức thấp và do một số tổ chức như SCIC, công ty niêm yết… mua vào.
Cụ thể, Ngân hàng Sacombank vừa quyết định đầu tháng 4/2008 sẽ mua lại 3-5% vốn điều lệ, một con số khá lớn nếu quy ra số lượng cổ phiếu. Trước đó, hàng loạt thông báo cho hay các đại gia đang mua vào cổ phiếu, chẳng hạn PVFC đăng ký mua tiếp 1 triệu cổ phiếu PVS và đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu PVI hay CDC đăng ký mua lại 100.000 cổ phiếu từ 7/4... Và gần đây nhất là cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (mã chứng khoán: SSI) là Australia and New Zealand Banking Group LTD (ANZ) đã đăng ký mua 3.416.700 cổ phiếu SSI trong vòng 2 tháng kể từ ngày 1/4/2008.
Tuy nhiên việc các nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh bán ra và giảm mua trong vài phiên giao dịch gần đây và khả năng giải chấp cổ phiếu trở lại của các ngân hàng vẫn còn đó khiến một số nhà đầu tư lo ngại về một đợt điều chỉnh giảm sau khi biên độ 5% và 10% được áp dụng trở lại.
Sàn Hà Nội: Gần 100% cổ phiếu tăng trần
Cũng giống diễn biến trên sàn chứng khoán TP.HCM, kết thúc phiên giao dịch đầu tuần (31/3) cũng là phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3, chỉ số HASTC-Index có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, gần 100% mã tiếp tục đua nhau tăng trần. Tuy nhiên, khối lượng phiên này vẫn ở mức thấp do rất ít người bán ra.
Như vậy, đây là phiên thứ 3 liên tiếp tình trạng thừa cầu - thiếu cung lại diễn ra. Các nhà đầu tư tranh nhau đặt lệnh mua trong khi bên bán “găm” hàng chờ đợi giá lên cao.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số HASTC-Index tiếp tục tăng thêm 2,85 điểm (tương đương tăng 1,60%) lên mức 181,43 điểm.
Bảng điện tử giao dịch tiếp tục bao phủ một màu xanh rờn khi không có mã nào giảm giá, 3 mã không có giao dịch là BHV, HSC và PSC, còn lại 130 mã tiếp tục ghi điểm với gần như hầu hết tăng hết biên độ cho phép.
Tổng khối lượng và giá trị giao dịch phiên này được cải thiện đôi chút so với phiên liền trước tuy nhiên vẫn ở mức thấp đạt 693.800 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 29,5 tỷ đồng.
Các tên tuổi lớn của sàn Hà Nội tiếp tục tăng kịch trần. Đại gia ACB tăng 1.800 đồng (+1,99%) đạt 92.300 đồng, BCC tăng 300 đồng (+1,73%) đạt 17.600 đồng, BMI tăng 900 đồng (+2%) đạt 45.900 đồng, BTS tăng 400 đồng (+1,87%) đạt 21.800 đồng, BVS tăng 1.600 đồng (+1,97%) đạt 82.800 đồng, KBC tăng 200 đồng (+0,11%) đạt 175.000 đồng, KLS tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng, PVI tăng 800 đồng (+1,93%) đạt 42.200 đồng, PVS tăng 900 đồng (+1,83%) đạt 50.200 đồng, VNR tăng 500 đồng (+1,92%) đạt 26.500 đồng.
Về khối lượng giao dịch, NBC bất ngờ dẫn đầu danh sách đạt 77.100 cổ phiếu. Tiếp theo, PVI đạt gần 60.000 cổ phiếu, HBE đạt gần 52.000 cổ phiếu. 3 cổ phiếu đạt trên 40.000 cổ phiếu là BMI, KLS và BCC. Ngoài ra, còn có 8 mã khác đạt khối lượng trên 10.000 cổ phiếu .
Tổng khối lượng và giá trị của nhà đầu tư nước ngoài phiên này tiếp tục tăng khá mạnh so với phiên liền trước đạt 222.300 cổ phiếu tương đương giá trị đạt hơn 10,5 tỷ đồng. Phiên này, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục bán ra mạnh còn mua vào rất hạn chế.
Cụ thể, khối này chỉ mua vào 2 mã với tổng khối lượng là 2.100 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 99,7 triệu đồng và bán ra 9 mã với tổng khối lượng đạt 220.200 cổ phiếu, giá trị đạt hơn 10,4 tỷ đồng.
2 cổ phiếu được khối nhà đầu tư nước ngoài mua vào gồm BMI (1.800 cổ phiếu) và MIC (300 cổ phiếu). Những cổ phiếu được họ bán nhiều nhất gồm NBC (100.000 cổ phiếu), PVI (50.000 cổ phiếu), BCC (40.000 cổ phiếu), VFR (11.200 cổ phiếu)…
(Theo VietnamNet)
0 Responses to VN-Index tiếp tục tăng kịch trần
Something to say?