Can thiệp TTCK: Tốt nhất thời, hại dài lâu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Để cứu kênh chứng khoán Chính phủ đã can thiệp bằng các chỉ đạo cụ thể như giao SCIC tiếp tục mua vào các cổ phiếu có tỷ trọng lớn, hạ biên độ dao động giá chứng khoán tại hai sàn... Tuy nhiên, việc can thiệp bằng biện pháp hành chính vào thị trường vốn này được nhiều chuyên gia tài chính trong và ngoài nước ví như con dao hai lưỡi.
Ông Dominic Scriven, Giám đốc Tập đoàn Dragon Capital: Can thiệp bằng biện pháp hành chính khó hút thêm dòng vốn.
Các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường chứng khoán của Chính phủ mới đưa ra gần đây là một bước tạm thời nhằm đánh vào tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước, ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường. Nhưng các biện pháp trên chỉ cách việc đóng cửa thị trường có một bước chân.
Về ngắn hạn, giải pháp trên xem như có thể chấp nhận được nhưng về trung và dài hạn thì không được, vì khi can thiệp vào thị trường bằng biện pháp hành chính sẽ khó thu hút thêm các dòng tiền đổ vào. Bởi lẽ, một nhà đầu tư thì thường phải dựa vào các chính sách định hình thị trường để ra quyết định đầu tư. Do vậy, một khi chính sách vận hành thị trường có nhiều thay đổi, đương nhiên sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư ngoại tham gia.
Ông Kenvin Snowball, Trưởng đại diện văn phòng Công ty Quỹ đầu tư PXP Việt Nam: Đầu tư dài hạn quá hấp dẫn
Ý tưởng giảm biên độ tăng, giảm giá chứng khoán xuống là tốt. Biện pháp này các nước khác cũng làm khi kênh chứng khoán gặp khủng hoảng. Có làm như vậy mới ngăn chặn được đà tụt giảm, khiến thị trường tích cực hơn. Theo tôi, hiện nay có đến phân nửa các công ty niêm yết trên sàn có hệ số P/E (lợi nhuận trên cổ phiếu) dưới 10%. Như vậy việc đầu tư chứng khoán ở Việt Nam xét về dài hạn là quá hấp dẫn.
Chúng tôi đã mua cổ phiếu tại Việt Nam và đã thu nhiều lợi nhuận, nếu không có lời ở kênh này thì chúng tôi đã đóng cửa về nước lâu rồi. Tôi nghĩ ngày hôm nay là cơ hội cuối cùng để mua được cổ phiếu giá rẻ. Còn về dài lâu, theo tôi các cơ quan điều hành cần có một khung pháp luật hoàn chỉnh để vận hành thị trường, vì nếu cứ vội can thiệp khi chứng khoán hắt hơi sổ mũi thì thị trường sẽ kém hấp dẫn.
Tiến sĩ Hồ Công Hưởng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Hoàng Gia: Thông tin về tài chính còn rất mơ hồ
Hiện nay chính sách tiền tệ của chúng ta đang có nhiều bất cập. Ngay như việc Ngân hàng nhà nước kiểm soát dòng tiền như thế nào, hút tiền vào hay bơm ra thông tin công bố rất mơ hồ, gần như các chuyên gia tài chính muốn phân tích phải dựa vào phỏng đoán là chính. Trong khi ở Trung Quốc hay Mỹ, ngân hàng trung ương các nước này đều cập nhật rõ dòng tiền đang luân chuyển của quốc gia hàng tuần, quý. Hoặc khi cần dùng công cụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ thì họp báo công khai rất nhanh.
Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán TP.HCM: Mùa hè này chứng khoán sẽ bật lại
Chúng tôi nhận định nhiều cổ phiếu trên sàn giá đang rất hấp dẫn. Mảng tự doanh của công ty chúng tôi đang mua vào nhiều mã cổ phiếu. Tôi dự báo VN-Index sẽ bật trở lại vào mùa hè này.
Riêng về các biện pháp can thiệp thị trường của các cơ quan quản lý tôi nghĩ là đúng, vì đã phần nào ngăn chặn đà hoảng loạn bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy khỏi thị trường là do chưa hiểu hết kênh này đã khiến không ít nhà đầu tư tổ chức khốn khổ trong thời gian gần đây là một ví dụ.
* Biên độ dao động giá chứng khoán là gì ?
Theo quy định trước kia, trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán, ở sàn TP.HCM (HOSE) một cổ phiếu có thể tăng giá hay giảm giá tương ứng 5% so với giá tham chiếu (giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó), còn tại sàn Hà Nội (HaSTC) mức tăng, giảm giá là 10%.
Bắt đầu từ ngày 27/3, biên độ dao động giá chứng khoán có thay đổi. Ở sàn HOSE chỉ còn lại 1% và sàn HaSTC là 2%.
Trong ngày 26-3, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng thông báo cách tính giá trần, sàn đối với chứng khoán có giá tham chiếu dưới 10.000 đồng/chứng khoán như sau:
Giá trần = giá tham chiếu + một đơn vị yết giá;
Giá sàn = giá tham chiếu – một đơn vị yết giá.
Ví dụ: Chứng khoán có giá tham chiếu 9.900 đồng thì giá trần = 9.900 + 100 = 10.000; giá sàn = 9.900 – 100 = 9.800.
(Theo PhapLuat)
Ông Dominic Scriven, Giám đốc Tập đoàn Dragon Capital: Can thiệp bằng biện pháp hành chính khó hút thêm dòng vốn.
Các biện pháp hành chính can thiệp vào thị trường chứng khoán của Chính phủ mới đưa ra gần đây là một bước tạm thời nhằm đánh vào tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước, ngăn chặn sự sụt giảm của thị trường. Nhưng các biện pháp trên chỉ cách việc đóng cửa thị trường có một bước chân.
Về ngắn hạn, giải pháp trên xem như có thể chấp nhận được nhưng về trung và dài hạn thì không được, vì khi can thiệp vào thị trường bằng biện pháp hành chính sẽ khó thu hút thêm các dòng tiền đổ vào. Bởi lẽ, một nhà đầu tư thì thường phải dựa vào các chính sách định hình thị trường để ra quyết định đầu tư. Do vậy, một khi chính sách vận hành thị trường có nhiều thay đổi, đương nhiên sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư ngoại tham gia.
Ông Kenvin Snowball, Trưởng đại diện văn phòng Công ty Quỹ đầu tư PXP Việt Nam: Đầu tư dài hạn quá hấp dẫn
Ý tưởng giảm biên độ tăng, giảm giá chứng khoán xuống là tốt. Biện pháp này các nước khác cũng làm khi kênh chứng khoán gặp khủng hoảng. Có làm như vậy mới ngăn chặn được đà tụt giảm, khiến thị trường tích cực hơn. Theo tôi, hiện nay có đến phân nửa các công ty niêm yết trên sàn có hệ số P/E (lợi nhuận trên cổ phiếu) dưới 10%. Như vậy việc đầu tư chứng khoán ở Việt Nam xét về dài hạn là quá hấp dẫn.
Chúng tôi đã mua cổ phiếu tại Việt Nam và đã thu nhiều lợi nhuận, nếu không có lời ở kênh này thì chúng tôi đã đóng cửa về nước lâu rồi. Tôi nghĩ ngày hôm nay là cơ hội cuối cùng để mua được cổ phiếu giá rẻ. Còn về dài lâu, theo tôi các cơ quan điều hành cần có một khung pháp luật hoàn chỉnh để vận hành thị trường, vì nếu cứ vội can thiệp khi chứng khoán hắt hơi sổ mũi thì thị trường sẽ kém hấp dẫn.
Tiến sĩ Hồ Công Hưởng, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Hoàng Gia: Thông tin về tài chính còn rất mơ hồ
Hiện nay chính sách tiền tệ của chúng ta đang có nhiều bất cập. Ngay như việc Ngân hàng nhà nước kiểm soát dòng tiền như thế nào, hút tiền vào hay bơm ra thông tin công bố rất mơ hồ, gần như các chuyên gia tài chính muốn phân tích phải dựa vào phỏng đoán là chính. Trong khi ở Trung Quốc hay Mỹ, ngân hàng trung ương các nước này đều cập nhật rõ dòng tiền đang luân chuyển của quốc gia hàng tuần, quý. Hoặc khi cần dùng công cụ thị trường mở để điều hành chính sách tiền tệ thì họp báo công khai rất nhanh.
Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc điều hành Công ty Chứng khoán TP.HCM: Mùa hè này chứng khoán sẽ bật lại
Chúng tôi nhận định nhiều cổ phiếu trên sàn giá đang rất hấp dẫn. Mảng tự doanh của công ty chúng tôi đang mua vào nhiều mã cổ phiếu. Tôi dự báo VN-Index sẽ bật trở lại vào mùa hè này.
Riêng về các biện pháp can thiệp thị trường của các cơ quan quản lý tôi nghĩ là đúng, vì đã phần nào ngăn chặn đà hoảng loạn bán tháo cổ phiếu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Việc các nhà đầu tư nhỏ lẻ tháo chạy khỏi thị trường là do chưa hiểu hết kênh này đã khiến không ít nhà đầu tư tổ chức khốn khổ trong thời gian gần đây là một ví dụ.
* Biên độ dao động giá chứng khoán là gì ?
Theo quy định trước kia, trong mỗi phiên giao dịch chứng khoán, ở sàn TP.HCM (HOSE) một cổ phiếu có thể tăng giá hay giảm giá tương ứng 5% so với giá tham chiếu (giá tham chiếu là giá đóng cửa của ngày giao dịch gần nhất trước đó), còn tại sàn Hà Nội (HaSTC) mức tăng, giảm giá là 10%.
Bắt đầu từ ngày 27/3, biên độ dao động giá chứng khoán có thay đổi. Ở sàn HOSE chỉ còn lại 1% và sàn HaSTC là 2%.
Trong ngày 26-3, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng thông báo cách tính giá trần, sàn đối với chứng khoán có giá tham chiếu dưới 10.000 đồng/chứng khoán như sau:
Giá trần = giá tham chiếu + một đơn vị yết giá;
Giá sàn = giá tham chiếu – một đơn vị yết giá.
Ví dụ: Chứng khoán có giá tham chiếu 9.900 đồng thì giá trần = 9.900 + 100 = 10.000; giá sàn = 9.900 – 100 = 9.800.
(Theo PhapLuat)
0 Responses to Can thiệp TTCK: Tốt nhất thời, hại dài lâu
Something to say?