Chứng khoán Mỹ “xanh” thì châu Á lại “tươi”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngay khi JP Morgan Chase (JPM) quyết định nâng mức giá mua lại cổ phiếu của ngân hàng Bear Stearns (BSC), thị trường chứng khoán Mỹ dần dần chuyển từ đỏ sang xanh. Thị trường chứng khoán thế giới cũng có những thay đổi tương tự.
Xanh tươi trở lại
Khi JPM quyết định nâng mức giá mua lại cổ phiếu của ngân hàng Bear Stearns (BSC) từ 2,52 USD/cổ phiếu lên trên
10 USD/cổ phiếu vào sáng ngày 24.3, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu đổi màu. Dẫn đầu về tăng điểm chính là cổ phiếu của BSC với giá giao dịch trên sàn chứng khoán New York ngày 24.3 có lúc lên đến 13,85 USD/cổ phiếu, kéo theo sự tăng giá của cổ phiếu JPM và nhiều cổ phiếu khác, đa phần là của các ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Mỹ xanh tươi trở lại cũng làm cho thị trường chứng khoán thế giới trong ngày 24.3 hết đỏ. Chỉ số FTSE của Anh tăng 3,25%, trong khi chỉ số CAC của Pháp và Dax của Đức cùng tăng 3%. Ở châu Á, Nikkei của Nhật Bản tăng 2%, Hang Seng của Hong Kong tăng 6,4%. Đến ngày 25.3 các sàn giao dịch trên toàn thế giới vẫn tiếp tục xanh rờn.
Ông Hans Kunnen, quản lý quỹ đầu tư Colonial First State 128 tỉ USD của ngân hàng Commonwealth Bank ở Sydney (Úc) cho biết: “Tôi không nói tinh thần của toàn bộ các nhà đầu tư đã thay đổi, nhưng rõ ràng thị trường đã “nẩy” lên trước những thông tin khả quan”. Theo ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) , thị trường chứng khoán châu Á hiện khá trưởng thành và mở hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì thế nền kinh tế châu Á dễ bị tác động bởi những thay đổi trong giá chứng khoán thông qua các báo cáo tài chính và kinh tế của Mỹ, hay bất kỳ dấu hiệu khả quan nào từ phía Mỹ.
Tuy nhiên, không chắc những dấu hiệu khả quan này có thể làm yên lòng các nhà đầu tư lâu dài và vực dậy nổi nền kinh tế Mỹ đang trên đà sa sút. Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), còn quá sớm để nhận xét nền kinh kế Mỹ có thực sự suy thoái không. Nhưng OECD khẳng định nền kinh tế Mỹ đang “trật bánh” và dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 0,1% trong quý đầu năm 2008, và 0% trong quý tiếp theo.
Để “tươi” được lâu
Hiện kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm 22% GDP của Malaysia, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 20%, ở Ấn Độ là 4%, ở Trung Quốc là 8%… Vì vậy việc kinh tế Mỹ dậm chân tại chỗ khiến người Mỹ giảm chi tiêu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế này. Đồng USD giảm giá so với nhiều tiền tệ khác cũng khiến hoạt động xuất khẩu hàng vào Mỹ của doanh nghiệp nhiều nước bị lỗ về tỷ giá.
Chính phủ Ấn Độ thừa nhận đồng rupee của nước này tăng giá so với đồng USD đã khiến nhiều doanh nghiệp ở trong nước phải đóng cửa hoặc giảm nhân công. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Jairam Ramesh cho biết: “Các ngành may mặc, da, thuỷ sản và hàng thủ công, lượng xuất khẩu đã giảm rõ, dẫn đến tình trạng mất việc làm. Nếu không có biện pháp hợp lý, tổng số người bị mất việc làm ở Ấn Độ có thể lên đến hơn 20 triệu người”.
Trong khi đó, hiệp hội Giày dép châu Á nhận định hoạt động của các công ty may mặc của châu Á đang “lời quá ít, nên chỉ cần một khó khăn nhỏ cũng dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp phải đóng cửa”. Ở Thái Lan, đồng USD đã giảm giá trên 31% so với đồng baht trong hai năm qua cũng khiến các nhà xuất khẩu liêu xiêu. Nhiều công ty gia công hàng xuất khẩu đã rời Thái Lan chuyển sang Campuchia và Việt Nam vì không chịu nổi chi phí nhân công và sản xuất quá cao.
Tại hội nghị các thống đốc ngân hàng trung ương Đông Nam Á (SEACEN Governors) lần thứ 43 ở Jakarta (Indonesia) diễn ra hai ngày 21 - 22.3, đã đề xuất một số giải pháp giúp các nước châu Á giảm bớt các tác động từ việc kinh tế Mỹ trên đà suy thoái. Theo SEACEN, mậu dịch giữa các nước châu Á, nhu cầu tiêu dùng nội địa và việc đa dạng hoá các thị trường tài chính có thể giúp giảm bớt tác động của cơn suy thoái kinh tế Mỹ.
Hiện chính phủ các nước Đông Á cũng đã tập trung nhiều hơn vào liên kết kinh tế nội khối thông qua các cuộc đối thoại và các tiến trình cấp bộ chính thức, dù trong khuôn khổ ASEAN hay ASEAN+3, hay trong các hợp tác trong Nam Á và Trung Á.
“Khi Mỹ cảm lạnh, châu Á không nhảy mũi”
Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore là một trong số ít người cho rằng nền kinh tế châu Á đã vươn dậy đủ mạnh để đứng trên đôi chân của mình. Bình luận trên tạp chí Forbes Asia, ông Diệu dẫn chứng việc hàng loạt tập đoàn tài chính lớn của Mỹ mắc kẹt trong vụ khủng hoảng nợ xấu vừa qua đã phải nhờ đến sự cứu giúp của các tập đoàn châu Á.
Citigroup nhận 7,5 tỉ USD từ tập đoàn đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và 6,8 tỉ USD của công ty đầu tư chính phủ Singapore (GIC). Tập đoàn UBS cũng phải nhận hơn 9 tỉ USD từ GIC. Trong khi đó, Temarsek, tập đoàn đầu tư của Singapore cũng tiếp sức hơn 4 tỉ cho Merrill Lynch, còn Morgan Stanley thì nhận hơn 5 tỉ USD từ tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC), một doanh nghiệp do chính phủ quản lý.
Trong cuộc chinh phục thị trường toàn cầu, không chỉ Trung Quốc mà Ấn Độ cũng đã mua lại rất nhiều các công ty Mỹ và châu Âu. Trong những năm tới, khi cần vốn, các công ty Mỹ và châu Âu sẽ phải tìm đến các quỹ ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước nhiều dầu ở vùng Vịnh.
Ông Lý Quang Diệu cho rằng nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã không còn phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ như trước nữa. “Có thể tăng trưởng kinh tế của các nước này sẽ giảm bớt, nhưng các nước này vẫn có thể đạt tăng trưởng từ 6 - 8%... Cuộc suy thoái kinh tế này sẽ là mốc đầu tiên đánh dấu việc khi Mỹ cảm lạnh, châu Á không nhảy mũi. Châu Á sẽ bị ảnh hưởng, nhưng không nặng nề,” ông Diệu nói.
(Theo SGTT)
Xanh tươi trở lại
Khi JPM quyết định nâng mức giá mua lại cổ phiếu của ngân hàng Bear Stearns (BSC) từ 2,52 USD/cổ phiếu lên trên
10 USD/cổ phiếu vào sáng ngày 24.3, thị trường chứng khoán Mỹ bắt đầu đổi màu. Dẫn đầu về tăng điểm chính là cổ phiếu của BSC với giá giao dịch trên sàn chứng khoán New York ngày 24.3 có lúc lên đến 13,85 USD/cổ phiếu, kéo theo sự tăng giá của cổ phiếu JPM và nhiều cổ phiếu khác, đa phần là của các ngân hàng.
Thị trường chứng khoán Mỹ xanh tươi trở lại cũng làm cho thị trường chứng khoán thế giới trong ngày 24.3 hết đỏ. Chỉ số FTSE của Anh tăng 3,25%, trong khi chỉ số CAC của Pháp và Dax của Đức cùng tăng 3%. Ở châu Á, Nikkei của Nhật Bản tăng 2%, Hang Seng của Hong Kong tăng 6,4%. Đến ngày 25.3 các sàn giao dịch trên toàn thế giới vẫn tiếp tục xanh rờn.
Ông Hans Kunnen, quản lý quỹ đầu tư Colonial First State 128 tỉ USD của ngân hàng Commonwealth Bank ở Sydney (Úc) cho biết: “Tôi không nói tinh thần của toàn bộ các nhà đầu tư đã thay đổi, nhưng rõ ràng thị trường đã “nẩy” lên trước những thông tin khả quan”. Theo ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) , thị trường chứng khoán châu Á hiện khá trưởng thành và mở hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì thế nền kinh tế châu Á dễ bị tác động bởi những thay đổi trong giá chứng khoán thông qua các báo cáo tài chính và kinh tế của Mỹ, hay bất kỳ dấu hiệu khả quan nào từ phía Mỹ.
Tuy nhiên, không chắc những dấu hiệu khả quan này có thể làm yên lòng các nhà đầu tư lâu dài và vực dậy nổi nền kinh tế Mỹ đang trên đà sa sút. Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), còn quá sớm để nhận xét nền kinh kế Mỹ có thực sự suy thoái không. Nhưng OECD khẳng định nền kinh tế Mỹ đang “trật bánh” và dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng với tốc độ 0,1% trong quý đầu năm 2008, và 0% trong quý tiếp theo.
Để “tươi” được lâu
Hiện kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ chiếm 22% GDP của Malaysia, tỷ lệ này ở Hàn Quốc là 20%, ở Ấn Độ là 4%, ở Trung Quốc là 8%… Vì vậy việc kinh tế Mỹ dậm chân tại chỗ khiến người Mỹ giảm chi tiêu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế này. Đồng USD giảm giá so với nhiều tiền tệ khác cũng khiến hoạt động xuất khẩu hàng vào Mỹ của doanh nghiệp nhiều nước bị lỗ về tỷ giá.
Chính phủ Ấn Độ thừa nhận đồng rupee của nước này tăng giá so với đồng USD đã khiến nhiều doanh nghiệp ở trong nước phải đóng cửa hoặc giảm nhân công. Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Jairam Ramesh cho biết: “Các ngành may mặc, da, thuỷ sản và hàng thủ công, lượng xuất khẩu đã giảm rõ, dẫn đến tình trạng mất việc làm. Nếu không có biện pháp hợp lý, tổng số người bị mất việc làm ở Ấn Độ có thể lên đến hơn 20 triệu người”.
Trong khi đó, hiệp hội Giày dép châu Á nhận định hoạt động của các công ty may mặc của châu Á đang “lời quá ít, nên chỉ cần một khó khăn nhỏ cũng dễ dẫn đến việc các doanh nghiệp phải đóng cửa”. Ở Thái Lan, đồng USD đã giảm giá trên 31% so với đồng baht trong hai năm qua cũng khiến các nhà xuất khẩu liêu xiêu. Nhiều công ty gia công hàng xuất khẩu đã rời Thái Lan chuyển sang Campuchia và Việt Nam vì không chịu nổi chi phí nhân công và sản xuất quá cao.
Tại hội nghị các thống đốc ngân hàng trung ương Đông Nam Á (SEACEN Governors) lần thứ 43 ở Jakarta (Indonesia) diễn ra hai ngày 21 - 22.3, đã đề xuất một số giải pháp giúp các nước châu Á giảm bớt các tác động từ việc kinh tế Mỹ trên đà suy thoái. Theo SEACEN, mậu dịch giữa các nước châu Á, nhu cầu tiêu dùng nội địa và việc đa dạng hoá các thị trường tài chính có thể giúp giảm bớt tác động của cơn suy thoái kinh tế Mỹ.
Hiện chính phủ các nước Đông Á cũng đã tập trung nhiều hơn vào liên kết kinh tế nội khối thông qua các cuộc đối thoại và các tiến trình cấp bộ chính thức, dù trong khuôn khổ ASEAN hay ASEAN+3, hay trong các hợp tác trong Nam Á và Trung Á.
“Khi Mỹ cảm lạnh, châu Á không nhảy mũi”
Ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore là một trong số ít người cho rằng nền kinh tế châu Á đã vươn dậy đủ mạnh để đứng trên đôi chân của mình. Bình luận trên tạp chí Forbes Asia, ông Diệu dẫn chứng việc hàng loạt tập đoàn tài chính lớn của Mỹ mắc kẹt trong vụ khủng hoảng nợ xấu vừa qua đã phải nhờ đến sự cứu giúp của các tập đoàn châu Á.
Citigroup nhận 7,5 tỉ USD từ tập đoàn đầu tư Abu Dhabi (ADIA) của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và 6,8 tỉ USD của công ty đầu tư chính phủ Singapore (GIC). Tập đoàn UBS cũng phải nhận hơn 9 tỉ USD từ GIC. Trong khi đó, Temarsek, tập đoàn đầu tư của Singapore cũng tiếp sức hơn 4 tỉ cho Merrill Lynch, còn Morgan Stanley thì nhận hơn 5 tỉ USD từ tập đoàn đầu tư Trung Quốc (CIC), một doanh nghiệp do chính phủ quản lý.
Trong cuộc chinh phục thị trường toàn cầu, không chỉ Trung Quốc mà Ấn Độ cũng đã mua lại rất nhiều các công ty Mỹ và châu Âu. Trong những năm tới, khi cần vốn, các công ty Mỹ và châu Âu sẽ phải tìm đến các quỹ ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước nhiều dầu ở vùng Vịnh.
Ông Lý Quang Diệu cho rằng nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ đã không còn phụ thuộc vào xuất khẩu sang Mỹ như trước nữa. “Có thể tăng trưởng kinh tế của các nước này sẽ giảm bớt, nhưng các nước này vẫn có thể đạt tăng trưởng từ 6 - 8%... Cuộc suy thoái kinh tế này sẽ là mốc đầu tiên đánh dấu việc khi Mỹ cảm lạnh, châu Á không nhảy mũi. Châu Á sẽ bị ảnh hưởng, nhưng không nặng nề,” ông Diệu nói.
(Theo SGTT)
0 Responses to Chứng khoán Mỹ “xanh” thì châu Á lại “tươi”
Something to say?