VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Áp dụng siết chặt biên độ, thị trường sẽ phục hồi nhưng VN-Index sẽ leo lên như ...kiến bò, ngưỡng 1.100 điểm rất lâu mới đạt được.
Sự phục hồi của thị trường là do tác động đồng bộ từ các giải pháp của Chính phủ
Ngày đầu tiên áp dụng biên độ dao động giá mới (27-3), VN-Index đã tăng 4,08 điểm (tương đương 0,81%), đóng cửa ở mức 508,75 điểm.
Thị trường chưa ổn định
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, biện pháp thay đổi biên độ dao động giá sẽ tạo thời gian “nhàn rỗi” để nhà đầu tư (NĐT) tự nhìn nhận, đánh giá lại thị trường và cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ khiến nhiều NĐT không thể lướt sóng và họ sẽ bỏ sàn. Điều này có tác động lớn tới khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường.
Phiên giao dịch ngày 27-3, tác động của việc thu hẹp biên độ dao động giá đã bộc lộ rõ rệt. Tại sàn TPHCM, hầu hết các lệnh mua đều được tung ra với giá trần, trong khi hầu như không có lệnh bán. Kết thúc phiên giao dịch, trên 90% mã cổ phiếu đồng loạt tăng trần nhưng thanh khoản của nhiều loại cổ phiếu lại giảm mạnh.
Đóng cửa thị trường, khối lượng giao dịch đã sụt giảm mạnh, chỉ còn 7,42 triệu cổ phiếu, chỉ bằng 37% phiên giao dịch trước. Sàn Hà Nội cũng nằm trong tình trạng tương tự khi có tới 100% mã tăng trần, nhưng khối lượng giao dịch giảm kỷ lục, chỉ có 739.500 cổ phiếu được khớp lệnh, bằng 8,82% phiên giao dịch trước.
Theo bà Võ Thị Huyền Lan, Trưởng đại diện Jaccar Capital Fund tại VN, thị trường vẫn còn nhiều dấu hiệu chưa ổn định. Các NĐT vẫn có tâm lý đầu tư theo “bầy đàn”. Kết quả là khi thị trường giảm thì giảm kịch sàn, khi tăng lại đua nhau tăng trần, không hề có sự phân biệt tốt - xấu. Vì thế, việc thu hẹp biên độ dao động giá ở thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, nếu áp dụng biên độ này quá lâu sẽ khiến thị trường phục hồi chậm chạp.
VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò (?)
Trái ngược với các ý kiến đồng tình với quyết định thu hẹp biên độ dao động giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Trưởng đại diện Dragon Capital tại Hà Nội, cho rằng không nên áp dụng biện pháp này.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán là do tác động đồng bộ của các giải pháp mà Chính phủ đưa ra, trong đó có các biện pháp thu hẹp biên độ dao động giá. Tuy nhiên, nếu áp dụng biên độ này, thị trường sẽ phát triển cực kỳ ì ạch, VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò. Hiện VN-Index mới ở ngưỡng 500 điểm và với biên độ này, không biết bao giờ thị trường sẽ “bò” lên ngưỡng 1.100 điểm trước đây.
Bộ phận đầu tư lướt sóng sẽ hoàn toàn biến mất, thị trường chỉ có mua mà không có bán, tính thanh khoản của cổ phiếu giảm, nhiều NĐT nhỏ lẻ và các quỹ đầu tư sẽ rút khỏi thị trường...
*ÔNG NGUYỄN SƠN, TRƯỞNG BAN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC:
Sẽ nới lại biên độ vào lúc thích hợp
Thị trường mới tăng một phiên chưa thể nói lên điều gì nhưng chắc chắn sự lên điểm này không phải do thu hẹp biên độ. Khi thị trường xuống nhanh, có hai biện pháp can thiệp là thu hẹp biên độ hoặc đóng cửa. Do chúng ta không có hệ thống ngắt mạch, đóng cửa tự động như thị trường quốc tế nên phải dùng biện pháp này. Khi thị trường tích cực sẽ nới lỏng ra. Đã là giải pháp tạm thời không thể biết thời hạn áp dụng bao lâu. Nếu thị trường tăng trưởng đều kịch trần, nhiều phiên sẽ nới lỏng biên độ để quay về quỹ đạo bình thường. Một giải pháp đưa ra không thể thỏa mãn tất cả mọi nhà đầu tư nên nhà đầu tư có những phản ứng khác nhau là đương nhiên. Giới lướt sóng sẽ không ủng hộ nhưng các nhà đầu tư nhỏ đang thua lỗ trầm trọng sẽ yên tâm hơn. Nếu Chính phủ không kịp thời có công văn 1909 và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có giải pháp tình thế này, thị trường cứ rớt thêm mỗi ngày hai ba chục điểm, VN-Index xuống 200-300 điểm là đổ vỡ ngay.
(Theo NLD)
Sự phục hồi của thị trường là do tác động đồng bộ từ các giải pháp của Chính phủ
Ngày đầu tiên áp dụng biên độ dao động giá mới (27-3), VN-Index đã tăng 4,08 điểm (tương đương 0,81%), đóng cửa ở mức 508,75 điểm.
Thị trường chưa ổn định
Theo ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, biện pháp thay đổi biên độ dao động giá sẽ tạo thời gian “nhàn rỗi” để nhà đầu tư (NĐT) tự nhìn nhận, đánh giá lại thị trường và cơ cấu lại danh mục đầu tư của mình.
Tuy nhiên, sự thay đổi này sẽ khiến nhiều NĐT không thể lướt sóng và họ sẽ bỏ sàn. Điều này có tác động lớn tới khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường.
Phiên giao dịch ngày 27-3, tác động của việc thu hẹp biên độ dao động giá đã bộc lộ rõ rệt. Tại sàn TPHCM, hầu hết các lệnh mua đều được tung ra với giá trần, trong khi hầu như không có lệnh bán. Kết thúc phiên giao dịch, trên 90% mã cổ phiếu đồng loạt tăng trần nhưng thanh khoản của nhiều loại cổ phiếu lại giảm mạnh.
Đóng cửa thị trường, khối lượng giao dịch đã sụt giảm mạnh, chỉ còn 7,42 triệu cổ phiếu, chỉ bằng 37% phiên giao dịch trước. Sàn Hà Nội cũng nằm trong tình trạng tương tự khi có tới 100% mã tăng trần, nhưng khối lượng giao dịch giảm kỷ lục, chỉ có 739.500 cổ phiếu được khớp lệnh, bằng 8,82% phiên giao dịch trước.
Theo bà Võ Thị Huyền Lan, Trưởng đại diện Jaccar Capital Fund tại VN, thị trường vẫn còn nhiều dấu hiệu chưa ổn định. Các NĐT vẫn có tâm lý đầu tư theo “bầy đàn”. Kết quả là khi thị trường giảm thì giảm kịch sàn, khi tăng lại đua nhau tăng trần, không hề có sự phân biệt tốt - xấu. Vì thế, việc thu hẹp biên độ dao động giá ở thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, nếu áp dụng biên độ này quá lâu sẽ khiến thị trường phục hồi chậm chạp.
VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò (?)
Trái ngược với các ý kiến đồng tình với quyết định thu hẹp biên độ dao động giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ông Phạm Minh Tuấn, Giám đốc - Trưởng đại diện Dragon Capital tại Hà Nội, cho rằng không nên áp dụng biện pháp này.
Sự phục hồi của thị trường chứng khoán là do tác động đồng bộ của các giải pháp mà Chính phủ đưa ra, trong đó có các biện pháp thu hẹp biên độ dao động giá. Tuy nhiên, nếu áp dụng biên độ này, thị trường sẽ phát triển cực kỳ ì ạch, VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò. Hiện VN-Index mới ở ngưỡng 500 điểm và với biên độ này, không biết bao giờ thị trường sẽ “bò” lên ngưỡng 1.100 điểm trước đây.
Bộ phận đầu tư lướt sóng sẽ hoàn toàn biến mất, thị trường chỉ có mua mà không có bán, tính thanh khoản của cổ phiếu giảm, nhiều NĐT nhỏ lẻ và các quỹ đầu tư sẽ rút khỏi thị trường...
*ÔNG NGUYỄN SƠN, TRƯỞNG BAN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN, ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC:
Sẽ nới lại biên độ vào lúc thích hợp
Thị trường mới tăng một phiên chưa thể nói lên điều gì nhưng chắc chắn sự lên điểm này không phải do thu hẹp biên độ. Khi thị trường xuống nhanh, có hai biện pháp can thiệp là thu hẹp biên độ hoặc đóng cửa. Do chúng ta không có hệ thống ngắt mạch, đóng cửa tự động như thị trường quốc tế nên phải dùng biện pháp này. Khi thị trường tích cực sẽ nới lỏng ra. Đã là giải pháp tạm thời không thể biết thời hạn áp dụng bao lâu. Nếu thị trường tăng trưởng đều kịch trần, nhiều phiên sẽ nới lỏng biên độ để quay về quỹ đạo bình thường. Một giải pháp đưa ra không thể thỏa mãn tất cả mọi nhà đầu tư nên nhà đầu tư có những phản ứng khác nhau là đương nhiên. Giới lướt sóng sẽ không ủng hộ nhưng các nhà đầu tư nhỏ đang thua lỗ trầm trọng sẽ yên tâm hơn. Nếu Chính phủ không kịp thời có công văn 1909 và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không có giải pháp tình thế này, thị trường cứ rớt thêm mỗi ngày hai ba chục điểm, VN-Index xuống 200-300 điểm là đổ vỡ ngay.
(Theo NLD)
0 Responses to VN-Index sẽ leo lên như... kiến bò
Something to say?