TTCK tuần đầu tháng Tư: tiếp tục tăng giá
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trước mắt, VN-Index tiếp tục tăng trần, xấp xỉ 0.8 - 1%/ngày. Sẽ tiếp tục có rất ít nhà đầu tư bán ra cổ phiếu khi họ tin chắc rằng giá phiên sau sẽ cao hơn phiên trước.
Toàn bộ thành quả của đợt tăng trưởng bùng nổ giai đoạn cuối 2006 và đầu 2007 đã bị xóa bỏ. Lần đầu tiên sau trên một năm, VN-Index quay trở lại mốc dưới 500 điểm sau hai phiên sụt giảm mạnh vào đầu tuần trước. Sau tuần giao dịch, VN-Index vẫn giảm mạnh mất 32.88 điểm và đóng cửa ở ngưỡng 512.7 điểm (giảm 6.027% so với cuối tuần trước.
Tuy nhiên, thị trường đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn với 3 phiên tăng điểm liên tiếp cuối tuần nhờ vào động thái can thiệp rất mạnh mẽ và kịp thời của Chính phủ, mà biện pháp quan trọng nhất là thắt chặt biên độ giao dịch.
Theo thống kê, tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là người mua ròng, với 411 tỷ đồng mua vào, và hơn 382 tỷ đồng bán ra. Tuy nhiên họ đã đẩy mạnh bán ra trong hai phiên cuối tuần.
Kinh tế vĩ mô bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khả quan
Ngoài việc thị trường có khả năng đã bị lũng đoạn đầu cơ giá xuống, những bất ổn kinh tế vĩ mô đã là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua. Thậm chí một số ý kiến đã cho rằng kinh tế Việt Nam đã ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính.
Sẽ tiếp tục có rất ít nhà đầu tư bán ra cổ phiếu khi họ tin chắc rằng giá phiên sau sẽ cao hơn phiên trước
Tuy nhiên, số liệu thống kê về tình hình kinh tế Quý I/2008 xác nhận nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong xu hướng phát triển khả quan, nguy cơ suy thoái và khủng hoảng chưa xuất hiện trong ngắn hạn và trung hạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục đáng lạc quan.
Lạm phát vẫn luôn là một hiện tượng ngắn hạn và có nguyên nhân từ tiền tệ. Vấn đề hiện tại của nền kinh tế Việt Nam là: tự do hóa tài khoản vốn quá nhanh, cho phép vốn gián tiếp vào quá nhiều, do vậy cung tiền tăng quá mạnh, lại gặp lúc lạm phát toàn cầu, do vậy lạm phát trong nước tăng cao.
Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát.
Đồng thời, khi thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát, tất yếu các ngân hàng gặp khó khăn trong ngắn hạn về tính thanh khoản. Nhưng khó khăn này không bị gây ra bởi khủng hoảng nợ. Mức nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn khá thấp. Đơn giản là khi NHNN yêu cầu gấp các NHTM phải tăng tiền mặt tại một thời điểm nhất định, thì các NHTM gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền mặt để đáp ứng yêu cầu của NHNN. Không thể nói hệ thống NHTM của Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng.
Báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và của các NHTM đã có những chuyển biến tích cực; cung – cầu vốn cũng đã tương đối cân bằng và vốn khả dụng toàn hệ thống đã có dư thừa… Vốn khả dụng tăng lên, tính thanh khoản được đảm bảo là cơ sở để các ngân hàng giảm lãi suất huy động VND.
Như vậy, những bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ và bối cảnh đi xuống nói chung của nền kinh tế thế giới, không ảnh hưởng lớn tới triển vọng phát triển trung hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Trong thời gian qua, đã có một sự thổi phồng quá đáng trên nhiều phương tiện truyền thông về các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Một số ý kiến còn cho rằng Việt Nam đã ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính nhưng không hề đưa ra các lập luận và số liệu để chứng minh. Điều này khiến tâm lý của các nhà đầu tư càng thêm hoảng loạn.
Trong những tháng tới, tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, nhiều khả năng sẽ dần đi vào ổn định. Hệ thống biện pháp thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khóa và điều tiết trực tiếp giả cả các mặt hàng then chốt (chưa tăng giá 10 mặt hàng thiết yếu từ nay đến tháng 6/2008) có thể sẽ kìm hãm tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) ngay trong tháng Tư.
Xu hướng đầu cơ đã bị kiềm chế
Quan sát diến biến thị trường thời gian vừa qua, có thể nhận thấy thị trường chứng khoán thứ cấp Việt Nam có tính đầu cơ ngắn hạn rất cao. Các đợt sóng giảm sàn tăng trần liên tục được tạo ra bởi các nhà đầu cơ ngắn hạn. Các NĐT có tâm lý đầu tư theo “bầy đàn”. Kết quả là khi thị trường giảm thì giảm kịch sàn, khi tăng lại đua nhau tăng trần, không hề có sự phân biệt cổ phiếu tốt - xấu.
Thậm chí, có lý do để nghi ngờ rằng ở một số mã cổ phiếu cụ thể, sự lên xuống của giá cổ phiếu đã bị chi phối bởi các nhà đầu cơ “lớn” nhằm lũng đoạn thị trường theo hướng có lợi cho họ. Không những thế, sự lũng đoạn, dìm giá và thổi giá cổ phiếu có thể đã diễn ra ở quy mô toàn thị trường, chứ không chỉ ở các mã cổ phiếu riêng lẻ. Trong đợt sụt giảm vừa qua của thị trường, đã xuất hiện khá nhiều tin đồn thất thiệt theo hướng dìm thị trường đi xuống, đặc biệt trên các diễn đàn on-line chuyên về chứng khoán.
Các hoạt động đầu cơ trên thị trường thứ cấp góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường và là nền tảng cho việc phát triển thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ ngắn hạn không được lấn át hoạt động đầu tư dài hạn do bản chất và mục tiêu của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Nhiều nước, ví dụ Hoa Kỳ, đã ban hành các chính sách nhằm hạn chế đầu cơ lướt sóng và khuyến khích đầu tư dài hạn.
Tính đầu cơ cao của thị trường Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là những yếu kém của thể chế thị trường, thể hiện qua các quy định chưa đủ nghiêm khắc và hiệu lực để hạn chế hoạt động đầu cơ và lũng đoạn thị trường. Một ví dụ gần đây là hiện tương các công ty chứng khoán “mượn” trái phép cổ phiếu của các nhà đầu tư nhằm thực hiện nghiệp vụ bán khống, dìm giá thị trường vẫn chưa được thanh tra và xử lý dứt điểm. Cũng có dấu hiệu cho thấy các lệnh mua, bán của các nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bị chèn ép bởi các lệnh mua, bán của các tổ chức tự doanh của các công ty chứng khoán.
Biên độ giao dịch thấp đã hạn chế được phần lớn hoạt động đầu cơ lướt sóng, giúp thị trường tránh khỏi tình trạng lũng đoạn giá xuống. Do vậy, trong thời gian tới, biến động của thị trường sẽ trở nên “tự nhiên” hơn, ít bầy đàn hơn và phù hợp hơn với sức khỏe của nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp.
Vì thế, việc thu hẹp biên độ dao động giá ở thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ để chống đầu cơ và lũng đoạn thị trường là cần tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thị trường chứng khoán.
TTCK tuần tới: chú ý sự biến động của tỷ giá hối đoái
Nhiều khả năng tuần sau sẽ tiếp tục là tuần tăng giá của thị trường, nếu không có các yếu tố đột biến. Do biên độ giá thấp, đợt tăng giá kịch trần này có thể kéo dài ít nhất liên tục 5-7 phiên, trước khi xuất hiện các phiên điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, đợt tăng giá này cũng chỉ là tạm thời, chưa dựa trên những yếu tố cơ bản vững chắc. Các ngân hàng và công ty chứng khoán vẫn có khả năng bán giải chấp lượng cổ phiếu cầm cố ngay khi xuất hiện những dấu hiệu xấu từ nền kinh tế trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, tỷ giá hối đoái giữa đồng VNĐ và đồng USD đang có những diễn biến phức tạp. Tỷ giá hối đoái niêm yết tại Vietcombank và Eximbank tăng trở lại đạt 16.020 – 16.120 đồng/USD vào chiều 27.3, cao hơn khá nhiều so với những ngày trước đó.
Sự khan hiếm USD là đáng lo ngại trong bối cảnh khối nước ngoài giảm mua và bán mạnh cổ phiếu trong 2 ngày cuối tuần. Liệu khối nước ngoài có hạ tỷ trọng đầu tư ở Việt Nam? Tuy nhiên, nhiều khả năng nguyên nhân khan hiếm USD đơn thuần là do tình trạng nhập siêu cùng với việc các doanh nghiệp xuất khẩu không thể chuyển đổi USD sang VND.
Đồ thị PTKT tiếp tục khẳng định đợt sụt giảm mạnh của thị trường chưa kết thúc. Những tín hiệu lạc quan đầu tiên chỉ có thể đến khi VNIndex vượt qua mốc 550 điểm. Chỉ khi đó, các nhà đầu tư theo trường phái PTKT mới có đôi chút cơ sở để tăng cường giải ngân trên thị trường.
Khuyến nghị
Trước mắt, VN-Index tiếp tục tăng trần, xấp xỉ 0.8 - 1%/ngày. Sẽ tiếp tục có rất ít nhà đầu tư bán ra cổ phiếu khi họ tin chắc rằng giá phiên sau sẽ cao hơn phiên trước.
Câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư giữ nhiều tiền có lên mua vào cổ phiếu tại các phiên điều chỉnh giảm? Chúng tôi cho rằng thời điểm mua vào đã đến, tuy nhiên các nhà đầu tư cần tiếp tục giữ quan điểm thận trọng với thị trường, trọng tâm mua cổ phiếu nên tập trung vào các công ty không đầu tư chứng khoán, tỷ lệ vay nợ thấp và ngành nghề kinh doanh không bị ảnh hưởng lớn bởi biến động vĩ mô.
Khuyến nghị cụ thể như sau:
- Tiền mặt/ cổ phiếu: 60%/40%
- Tỷ lệ phân bổ Hose/ Hastc: 30%/70%
Nhom Phan Tich HN-Boston
(Theo Vietnamnet)
Toàn bộ thành quả của đợt tăng trưởng bùng nổ giai đoạn cuối 2006 và đầu 2007 đã bị xóa bỏ. Lần đầu tiên sau trên một năm, VN-Index quay trở lại mốc dưới 500 điểm sau hai phiên sụt giảm mạnh vào đầu tuần trước. Sau tuần giao dịch, VN-Index vẫn giảm mạnh mất 32.88 điểm và đóng cửa ở ngưỡng 512.7 điểm (giảm 6.027% so với cuối tuần trước.
Tuy nhiên, thị trường đã có nhiều tín hiệu khả quan hơn với 3 phiên tăng điểm liên tiếp cuối tuần nhờ vào động thái can thiệp rất mạnh mẽ và kịp thời của Chính phủ, mà biện pháp quan trọng nhất là thắt chặt biên độ giao dịch.
Theo thống kê, tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn là người mua ròng, với 411 tỷ đồng mua vào, và hơn 382 tỷ đồng bán ra. Tuy nhiên họ đã đẩy mạnh bán ra trong hai phiên cuối tuần.
Kinh tế vĩ mô bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu khả quan
Ngoài việc thị trường có khả năng đã bị lũng đoạn đầu cơ giá xuống, những bất ổn kinh tế vĩ mô đã là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự sụp đổ của thị trường chứng khoán thời gian vừa qua. Thậm chí một số ý kiến đã cho rằng kinh tế Việt Nam đã ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính.
Sẽ tiếp tục có rất ít nhà đầu tư bán ra cổ phiếu khi họ tin chắc rằng giá phiên sau sẽ cao hơn phiên trước
Tuy nhiên, số liệu thống kê về tình hình kinh tế Quý I/2008 xác nhận nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong xu hướng phát triển khả quan, nguy cơ suy thoái và khủng hoảng chưa xuất hiện trong ngắn hạn và trung hạn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng xuất khẩu tiếp tục đáng lạc quan.
Lạm phát vẫn luôn là một hiện tượng ngắn hạn và có nguyên nhân từ tiền tệ. Vấn đề hiện tại của nền kinh tế Việt Nam là: tự do hóa tài khoản vốn quá nhanh, cho phép vốn gián tiếp vào quá nhiều, do vậy cung tiền tăng quá mạnh, lại gặp lúc lạm phát toàn cầu, do vậy lạm phát trong nước tăng cao.
Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục từ năm 2004 qua các năm và tăng cao trong năm 2007 là nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát.
Đồng thời, khi thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát, tất yếu các ngân hàng gặp khó khăn trong ngắn hạn về tính thanh khoản. Nhưng khó khăn này không bị gây ra bởi khủng hoảng nợ. Mức nợ xấu trong hệ thống ngân hàng vẫn khá thấp. Đơn giản là khi NHNN yêu cầu gấp các NHTM phải tăng tiền mặt tại một thời điểm nhất định, thì các NHTM gặp khó khăn trong việc thu hồi tiền mặt để đáp ứng yêu cầu của NHNN. Không thể nói hệ thống NHTM của Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng.
Báo cáo gần đây của Ngân hàng Nhà nước cho thấy diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng và của các NHTM đã có những chuyển biến tích cực; cung – cầu vốn cũng đã tương đối cân bằng và vốn khả dụng toàn hệ thống đã có dư thừa… Vốn khả dụng tăng lên, tính thanh khoản được đảm bảo là cơ sở để các ngân hàng giảm lãi suất huy động VND.
Như vậy, những bất ổn kinh tế vĩ mô và lạm phát cao chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ và bối cảnh đi xuống nói chung của nền kinh tế thế giới, không ảnh hưởng lớn tới triển vọng phát triển trung hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Trong thời gian qua, đã có một sự thổi phồng quá đáng trên nhiều phương tiện truyền thông về các khó khăn của nền kinh tế Việt Nam. Một số ý kiến còn cho rằng Việt Nam đã ở trong tình trạng khủng hoảng tài chính nhưng không hề đưa ra các lập luận và số liệu để chứng minh. Điều này khiến tâm lý của các nhà đầu tư càng thêm hoảng loạn.
Trong những tháng tới, tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, nhiều khả năng sẽ dần đi vào ổn định. Hệ thống biện pháp thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tài khóa và điều tiết trực tiếp giả cả các mặt hàng then chốt (chưa tăng giá 10 mặt hàng thiết yếu từ nay đến tháng 6/2008) có thể sẽ kìm hãm tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) ngay trong tháng Tư.
Xu hướng đầu cơ đã bị kiềm chế
Quan sát diến biến thị trường thời gian vừa qua, có thể nhận thấy thị trường chứng khoán thứ cấp Việt Nam có tính đầu cơ ngắn hạn rất cao. Các đợt sóng giảm sàn tăng trần liên tục được tạo ra bởi các nhà đầu cơ ngắn hạn. Các NĐT có tâm lý đầu tư theo “bầy đàn”. Kết quả là khi thị trường giảm thì giảm kịch sàn, khi tăng lại đua nhau tăng trần, không hề có sự phân biệt cổ phiếu tốt - xấu.
Thậm chí, có lý do để nghi ngờ rằng ở một số mã cổ phiếu cụ thể, sự lên xuống của giá cổ phiếu đã bị chi phối bởi các nhà đầu cơ “lớn” nhằm lũng đoạn thị trường theo hướng có lợi cho họ. Không những thế, sự lũng đoạn, dìm giá và thổi giá cổ phiếu có thể đã diễn ra ở quy mô toàn thị trường, chứ không chỉ ở các mã cổ phiếu riêng lẻ. Trong đợt sụt giảm vừa qua của thị trường, đã xuất hiện khá nhiều tin đồn thất thiệt theo hướng dìm thị trường đi xuống, đặc biệt trên các diễn đàn on-line chuyên về chứng khoán.
Các hoạt động đầu cơ trên thị trường thứ cấp góp phần tạo tính thanh khoản cho thị trường và là nền tảng cho việc phát triển thị trường sơ cấp. Tuy nhiên, hoạt động đầu cơ ngắn hạn không được lấn át hoạt động đầu tư dài hạn do bản chất và mục tiêu của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp. Nhiều nước, ví dụ Hoa Kỳ, đã ban hành các chính sách nhằm hạn chế đầu cơ lướt sóng và khuyến khích đầu tư dài hạn.
Tính đầu cơ cao của thị trường Việt Nam xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là những yếu kém của thể chế thị trường, thể hiện qua các quy định chưa đủ nghiêm khắc và hiệu lực để hạn chế hoạt động đầu cơ và lũng đoạn thị trường. Một ví dụ gần đây là hiện tương các công ty chứng khoán “mượn” trái phép cổ phiếu của các nhà đầu tư nhằm thực hiện nghiệp vụ bán khống, dìm giá thị trường vẫn chưa được thanh tra và xử lý dứt điểm. Cũng có dấu hiệu cho thấy các lệnh mua, bán của các nhà đầu tư cá nhân tiếp tục bị chèn ép bởi các lệnh mua, bán của các tổ chức tự doanh của các công ty chứng khoán.
Biên độ giao dịch thấp đã hạn chế được phần lớn hoạt động đầu cơ lướt sóng, giúp thị trường tránh khỏi tình trạng lũng đoạn giá xuống. Do vậy, trong thời gian tới, biến động của thị trường sẽ trở nên “tự nhiên” hơn, ít bầy đàn hơn và phù hợp hơn với sức khỏe của nền kinh tế và hệ thống doanh nghiệp.
Vì thế, việc thu hẹp biên độ dao động giá ở thời điểm này là cần thiết. Tuy nhiên, giải pháp căn cơ để chống đầu cơ và lũng đoạn thị trường là cần tiếp tục hoàn thiện thể chế quản lý thị trường chứng khoán.
TTCK tuần tới: chú ý sự biến động của tỷ giá hối đoái
Nhiều khả năng tuần sau sẽ tiếp tục là tuần tăng giá của thị trường, nếu không có các yếu tố đột biến. Do biên độ giá thấp, đợt tăng giá kịch trần này có thể kéo dài ít nhất liên tục 5-7 phiên, trước khi xuất hiện các phiên điều chỉnh giảm.
Tuy nhiên, đợt tăng giá này cũng chỉ là tạm thời, chưa dựa trên những yếu tố cơ bản vững chắc. Các ngân hàng và công ty chứng khoán vẫn có khả năng bán giải chấp lượng cổ phiếu cầm cố ngay khi xuất hiện những dấu hiệu xấu từ nền kinh tế trong nước và quốc tế.
Đặc biệt, tỷ giá hối đoái giữa đồng VNĐ và đồng USD đang có những diễn biến phức tạp. Tỷ giá hối đoái niêm yết tại Vietcombank và Eximbank tăng trở lại đạt 16.020 – 16.120 đồng/USD vào chiều 27.3, cao hơn khá nhiều so với những ngày trước đó.
Sự khan hiếm USD là đáng lo ngại trong bối cảnh khối nước ngoài giảm mua và bán mạnh cổ phiếu trong 2 ngày cuối tuần. Liệu khối nước ngoài có hạ tỷ trọng đầu tư ở Việt Nam? Tuy nhiên, nhiều khả năng nguyên nhân khan hiếm USD đơn thuần là do tình trạng nhập siêu cùng với việc các doanh nghiệp xuất khẩu không thể chuyển đổi USD sang VND.
Đồ thị PTKT tiếp tục khẳng định đợt sụt giảm mạnh của thị trường chưa kết thúc. Những tín hiệu lạc quan đầu tiên chỉ có thể đến khi VNIndex vượt qua mốc 550 điểm. Chỉ khi đó, các nhà đầu tư theo trường phái PTKT mới có đôi chút cơ sở để tăng cường giải ngân trên thị trường.
Khuyến nghị
Trước mắt, VN-Index tiếp tục tăng trần, xấp xỉ 0.8 - 1%/ngày. Sẽ tiếp tục có rất ít nhà đầu tư bán ra cổ phiếu khi họ tin chắc rằng giá phiên sau sẽ cao hơn phiên trước.
Câu hỏi đặt ra là các nhà đầu tư giữ nhiều tiền có lên mua vào cổ phiếu tại các phiên điều chỉnh giảm? Chúng tôi cho rằng thời điểm mua vào đã đến, tuy nhiên các nhà đầu tư cần tiếp tục giữ quan điểm thận trọng với thị trường, trọng tâm mua cổ phiếu nên tập trung vào các công ty không đầu tư chứng khoán, tỷ lệ vay nợ thấp và ngành nghề kinh doanh không bị ảnh hưởng lớn bởi biến động vĩ mô.
Khuyến nghị cụ thể như sau:
- Tiền mặt/ cổ phiếu: 60%/40%
- Tỷ lệ phân bổ Hose/ Hastc: 30%/70%
Nhom Phan Tich HN-Boston
(Theo Vietnamnet)
0 Responses to TTCK tuần đầu tháng Tư: tiếp tục tăng giá
Something to say?