Nhà đầu tư "ngán" nhận cổ phiếu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Tình hình TTCK liên tục xuống dốc và hiện đang diễn ra với tốc độ "quay chậm", bên cạnh đó thị trường OTC dường như đóng băng nhiều tháng nay khiến NĐT "ngán" với "thực đơn" có quá nhiều món có tên cổ phiếu (CP).
Mùa đại hội cổ đông năm nay, đa số cổ đông của các DN dường như quan tâm hơn đến hoạt động kinh doanh của DN và đã mạnh dạn hơn trong việc đóng góp ý kiến thẳng thắn đối với HĐQT.
Tỉnh đòn với "chiêu" pha loãng
Trong phiên đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của một NH vừa diễn ra được ít ngày, đã có rất nhiều ý kiến xung quanh việc trả cổ tức bằng CP trong tờ trình của HĐQT và việc phát hành tăng vốn trong năm 2008.
Hầu hết cổ đông đều thống nhất với việc trả cổ tức 17% này bằng tiền mặt hoặc ít nhất là 50% bằng tiền mặt.
Lý do là để động viên tinh thần cổ đông nhưng một điều mà ai cũng biết là với tình hình TTCK liên tục xuống dốc và hiện đang diễn ra với tốc độ "quay chậm", bên cạnh đó thị trường OTC dường như đóng băng nhiều tháng nay khiến NĐT "ngán" với "thực đơn" có quá nhiều món có tên CP.
Được biết, trong năm 2007, NH này đã tăng VĐL lên gấp 4 lần, và trong năm 2008 sẽ tiến hành tăng VĐL lên gấp hai lần hiện nay, tức là chỉ trong hai năm, VĐL của NH này đã tăng tới 8 lần.
Điều mà các cổ đông quan tâm là liệu với việc phát hành thêm CP để trả cổ tức, phát hành để tăng vốn và phát hành trái phiếu chuyển đổi thì CP của NH này có bị pha loãng hay không khi mà chính những NĐT này là người đang phải chịu hậu quả nhãn tiền của bài học pha loãng CP trước đó.
Có lẽ chính vì đã "tỉnh đòn" với những chiêu pha loãng CP, nhiều NĐT đã mang vấn đề này ra "chất vấn" HĐQT và yêu cầu được giải thích một cách thấu đáo số lượng CP phát hành thêm, kế hoạch sử dụng vốn cũng như lợi ích của các cổ đông.
Do không tính đến hậu quả trong quá trình phát hành thêm CP, phần trăm sở hữu đối với DN đã bị "lấy cắp" do chưa có cơ chế, quy định mang tính pháp lý cụ thể nên nhiều NĐT chưa lường hết được hậu quả của những quyết định phát hành thêm đó.
Thiếu đóng góp "chất lượng"
Trong các phiên ĐHCĐ của các DN trong mùa ĐHCĐ năm nay, hầu hết các cổ đông đã rất mạnh dạn trong việc đưa ra thắc mắc về những con số trong các báo cáo trình trước đại hội.
Những yêu cầu chính đáng như báo cáo một cách rõ ràng kết quả sản xuất kinh doanh; lợi nhuận trước thuế, sau thuế cũng như những giải thích nhằm tránh tình trạng nhập nhằng trong việc phân chia lợi nhuận cho các đối tượng cổ đông khác nhau.
Một điều ghi nhận là nhiều trường hợp cổ đông còn mạnh dạn "chất vấn" Ban quản trị DN về tình hình tăng vốn quá dầy, hay những con số rất nhạy cảm như trong tổng số nguồn vốn tăng thêm, bao nhiêu phần trăm được trích từ lãi ròng, bao nhiêu từ quỹ thặng dư vốn và cổ đông sẽ phải đóng góp bao nhiêu phần trăm.
Tuy nhiên, nếu xét một cách chung nhất thì những thắc mắc, những câu hỏi của NĐT đưa ra trong rất nhiều phiên ĐHCĐ của nhiều DN mới chỉ dừng ở việc yêu cầu giải thích những thắc mắc, chất vấn những con số, mà chưa có những ý kiến đóng góp "chất lượng" cho những hoạch định kinh doanh và những bước phát triển tiếp theo của DN.
DN phát triển thì lợi nhuận của cổ đông trên cơ sở đó mới gia tăng. Chính vì lẽ đó, sự tham gia sâu hơn của cổ đông vào các hoạt động kinh doanh của DN thiết nghĩ là điều cần thiết vì chính lợi ích của NĐT, vì sự phát triển của DN, cũng như lợi nhuận của đồng vốn đầu tư cho sự phát triển ấy.
(Theo LaoDong)
Mùa đại hội cổ đông năm nay, đa số cổ đông của các DN dường như quan tâm hơn đến hoạt động kinh doanh của DN và đã mạnh dạn hơn trong việc đóng góp ý kiến thẳng thắn đối với HĐQT.
Tỉnh đòn với "chiêu" pha loãng
Trong phiên đại hội cổ đông (ĐHCĐ) của một NH vừa diễn ra được ít ngày, đã có rất nhiều ý kiến xung quanh việc trả cổ tức bằng CP trong tờ trình của HĐQT và việc phát hành tăng vốn trong năm 2008.
Hầu hết cổ đông đều thống nhất với việc trả cổ tức 17% này bằng tiền mặt hoặc ít nhất là 50% bằng tiền mặt.
Lý do là để động viên tinh thần cổ đông nhưng một điều mà ai cũng biết là với tình hình TTCK liên tục xuống dốc và hiện đang diễn ra với tốc độ "quay chậm", bên cạnh đó thị trường OTC dường như đóng băng nhiều tháng nay khiến NĐT "ngán" với "thực đơn" có quá nhiều món có tên CP.
Được biết, trong năm 2007, NH này đã tăng VĐL lên gấp 4 lần, và trong năm 2008 sẽ tiến hành tăng VĐL lên gấp hai lần hiện nay, tức là chỉ trong hai năm, VĐL của NH này đã tăng tới 8 lần.
Điều mà các cổ đông quan tâm là liệu với việc phát hành thêm CP để trả cổ tức, phát hành để tăng vốn và phát hành trái phiếu chuyển đổi thì CP của NH này có bị pha loãng hay không khi mà chính những NĐT này là người đang phải chịu hậu quả nhãn tiền của bài học pha loãng CP trước đó.
Có lẽ chính vì đã "tỉnh đòn" với những chiêu pha loãng CP, nhiều NĐT đã mang vấn đề này ra "chất vấn" HĐQT và yêu cầu được giải thích một cách thấu đáo số lượng CP phát hành thêm, kế hoạch sử dụng vốn cũng như lợi ích của các cổ đông.
Do không tính đến hậu quả trong quá trình phát hành thêm CP, phần trăm sở hữu đối với DN đã bị "lấy cắp" do chưa có cơ chế, quy định mang tính pháp lý cụ thể nên nhiều NĐT chưa lường hết được hậu quả của những quyết định phát hành thêm đó.
Thiếu đóng góp "chất lượng"
Trong các phiên ĐHCĐ của các DN trong mùa ĐHCĐ năm nay, hầu hết các cổ đông đã rất mạnh dạn trong việc đưa ra thắc mắc về những con số trong các báo cáo trình trước đại hội.
Những yêu cầu chính đáng như báo cáo một cách rõ ràng kết quả sản xuất kinh doanh; lợi nhuận trước thuế, sau thuế cũng như những giải thích nhằm tránh tình trạng nhập nhằng trong việc phân chia lợi nhuận cho các đối tượng cổ đông khác nhau.
Một điều ghi nhận là nhiều trường hợp cổ đông còn mạnh dạn "chất vấn" Ban quản trị DN về tình hình tăng vốn quá dầy, hay những con số rất nhạy cảm như trong tổng số nguồn vốn tăng thêm, bao nhiêu phần trăm được trích từ lãi ròng, bao nhiêu từ quỹ thặng dư vốn và cổ đông sẽ phải đóng góp bao nhiêu phần trăm.
Tuy nhiên, nếu xét một cách chung nhất thì những thắc mắc, những câu hỏi của NĐT đưa ra trong rất nhiều phiên ĐHCĐ của nhiều DN mới chỉ dừng ở việc yêu cầu giải thích những thắc mắc, chất vấn những con số, mà chưa có những ý kiến đóng góp "chất lượng" cho những hoạch định kinh doanh và những bước phát triển tiếp theo của DN.
DN phát triển thì lợi nhuận của cổ đông trên cơ sở đó mới gia tăng. Chính vì lẽ đó, sự tham gia sâu hơn của cổ đông vào các hoạt động kinh doanh của DN thiết nghĩ là điều cần thiết vì chính lợi ích của NĐT, vì sự phát triển của DN, cũng như lợi nhuận của đồng vốn đầu tư cho sự phát triển ấy.
(Theo LaoDong)
0 Responses to Nhà đầu tư "ngán" nhận cổ phiếu
Something to say?