"Bắn tốc độ"… chứng khoán!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Với việc giảm biên độ dao động giá chứng khoán xuống còn 1% (sàn TPHCM) và 2% (sàn Hà Nội), UBCKNN định “bắn tốc độ… ngược” kìm hãm giá chứng khoán lao dốc không phanh.
Nhưng trớ trêu thay, giá chứng khoán lại tăng trở lại sau khi Chính phủ chỉ đạo hàng loạt biện pháp bình ổn thị trường chứng khoán (TTCK) và “ý định tốt” của UBCKNN vô tình kìm hãm đà hồi phục của cả VN-Index lẫn Hastc-Index.
Khi TTCK tăng trở lại sau những động thái cứu thị trường từ các cơ quan Nhà nước và ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức niêm yết… thì đòn “bắn tốc độ” của UBCKNN được ví như việc “xe chỉ được chạy 10 km/giờ trên xa lộ thiết kế cho chạy trên 100 km/giờ”!
Vài ngày trước, khi “xe cũ, xăng thiếu, đường sá gập ghềnh…” thì cấm chạy nhanh, vượt ẩu là lẽ thường nhưng nay xe đã được sửa ngon lành, xăng đầy bình và đường thông cầu thoáng thì vẫn bắn tốc độ e rằng hơi trái khoáy và “bất công”!
Nhiều chuyên gia chứng khoán đã đặt câu hỏi “tại sao không đặt biên độ 1% và 2% cho giảm còn tăng cứ giữ nguyên để TTCK phục hồi nhanh hơn?”.
Nhìn vào bảng điện tử với gần như toàn bộ các mã chứng khoán đều tăng kịch trần, nhiều nhà đầu tư đã lo hơn mừng vì tốc độ tăng giá “lẽ ra được 5 chỉ còn 1” và họ sợ những nhà đầu tư khác không đủ kiên nhẫn rời sàn mà chẳng chờ đến lúc quy định giảm biên độ được bãi bỏ.
Bên cạnh đó, biên độ giảm nhưng phí giao dịch giữ nguyên, trượt giá vẫn tăng, lãi suất các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn… càng khiến tâm lý “đầu tư không lãi” lan rộng trên TTCK chỉ mới bớt bệnh mà chưa khỏi hẳn.
Một trong ít yếu tố hấp dẫn nhất của TTCK là lãi cao với biên độ 5%-10%/ngày hoặc thậm chí không biên độ như nhiều nước áp dụng, nay bị thu hẹp chỉ còn 1% thì chẳng khác nào “cô gái đẹp bị che mặt”.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng quyết định giảm biên độ đúng thời điểm ban hành (giá chứng khoán đang sụt giảm mạnh và Chính phủ chưa họp) nhưng sai thời điểm thực hiện (đã có nhiều biện pháp vực dậy TTCK và giá đang tăng lại).
Sẽ hợp lý hơn nếu UBCKNN và lãnh đạo hai sàn Hà Nội, TPHCM cùng “sửa” lại một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng: biên độ giảm 1% và 2% còn biên độ tăng vẫn 5% và 10%.
Ngay cả Chính phủ cũng đã từng “sửa” những quyết định áp dụng chưa hợp thời điểm như việc cấm xe ba bánh tự chế thì có nên chăng vẫn “bắn tốc độ” chứng khoán vào lúc “thiên thời địa lợi nhân hòa” cùng hợp sức đẩy giá chứng khoán lên.
Con đường phía trước của TTCK VN vẫn còn quá nhiều rủi ro, “tai nạn” chực chờ nên phần nào có thể thông cảm được sự thận trọng “chờ giá tăng một thời gian rồi trở về biên độ cũ cũng chưa muộn”.
Tuy nhiên, với thị trường biến động từng ngày thì việc đòi hỏi cách điều hành linh hoạt, nhất là những việc trong tầm tay của UBCKNN như thôi “bắn tốc độ” chứng khoán ngay khi “gió xoay chiều” là cần thiết.
Không ít ý kiến đã ví von “Chính phủ chỉ đạo để giá chứng khoán chạy nhanh hơn còn giảm biên độ lại kéo giá chứng khoán chạy chậm lại”.
Có thể khập khiễng và còn nhiều điều cần tranh cãi nhưng ví von trên cũng rất đáng để các cơ quan điều hành TTCK suy ngẫm về cách “bắn tốc độ” chứng khoán như hiện nay.
(Theo TienPhong)
Nhưng trớ trêu thay, giá chứng khoán lại tăng trở lại sau khi Chính phủ chỉ đạo hàng loạt biện pháp bình ổn thị trường chứng khoán (TTCK) và “ý định tốt” của UBCKNN vô tình kìm hãm đà hồi phục của cả VN-Index lẫn Hastc-Index.
Khi TTCK tăng trở lại sau những động thái cứu thị trường từ các cơ quan Nhà nước và ngân hàng, công ty chứng khoán, tổ chức niêm yết… thì đòn “bắn tốc độ” của UBCKNN được ví như việc “xe chỉ được chạy 10 km/giờ trên xa lộ thiết kế cho chạy trên 100 km/giờ”!
Vài ngày trước, khi “xe cũ, xăng thiếu, đường sá gập ghềnh…” thì cấm chạy nhanh, vượt ẩu là lẽ thường nhưng nay xe đã được sửa ngon lành, xăng đầy bình và đường thông cầu thoáng thì vẫn bắn tốc độ e rằng hơi trái khoáy và “bất công”!
Nhiều chuyên gia chứng khoán đã đặt câu hỏi “tại sao không đặt biên độ 1% và 2% cho giảm còn tăng cứ giữ nguyên để TTCK phục hồi nhanh hơn?”.
Nhìn vào bảng điện tử với gần như toàn bộ các mã chứng khoán đều tăng kịch trần, nhiều nhà đầu tư đã lo hơn mừng vì tốc độ tăng giá “lẽ ra được 5 chỉ còn 1” và họ sợ những nhà đầu tư khác không đủ kiên nhẫn rời sàn mà chẳng chờ đến lúc quy định giảm biên độ được bãi bỏ.
Bên cạnh đó, biên độ giảm nhưng phí giao dịch giữ nguyên, trượt giá vẫn tăng, lãi suất các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn… càng khiến tâm lý “đầu tư không lãi” lan rộng trên TTCK chỉ mới bớt bệnh mà chưa khỏi hẳn.
Một trong ít yếu tố hấp dẫn nhất của TTCK là lãi cao với biên độ 5%-10%/ngày hoặc thậm chí không biên độ như nhiều nước áp dụng, nay bị thu hẹp chỉ còn 1% thì chẳng khác nào “cô gái đẹp bị che mặt”.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng quyết định giảm biên độ đúng thời điểm ban hành (giá chứng khoán đang sụt giảm mạnh và Chính phủ chưa họp) nhưng sai thời điểm thực hiện (đã có nhiều biện pháp vực dậy TTCK và giá đang tăng lại).
Sẽ hợp lý hơn nếu UBCKNN và lãnh đạo hai sàn Hà Nội, TPHCM cùng “sửa” lại một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng: biên độ giảm 1% và 2% còn biên độ tăng vẫn 5% và 10%.
Ngay cả Chính phủ cũng đã từng “sửa” những quyết định áp dụng chưa hợp thời điểm như việc cấm xe ba bánh tự chế thì có nên chăng vẫn “bắn tốc độ” chứng khoán vào lúc “thiên thời địa lợi nhân hòa” cùng hợp sức đẩy giá chứng khoán lên.
Con đường phía trước của TTCK VN vẫn còn quá nhiều rủi ro, “tai nạn” chực chờ nên phần nào có thể thông cảm được sự thận trọng “chờ giá tăng một thời gian rồi trở về biên độ cũ cũng chưa muộn”.
Tuy nhiên, với thị trường biến động từng ngày thì việc đòi hỏi cách điều hành linh hoạt, nhất là những việc trong tầm tay của UBCKNN như thôi “bắn tốc độ” chứng khoán ngay khi “gió xoay chiều” là cần thiết.
Không ít ý kiến đã ví von “Chính phủ chỉ đạo để giá chứng khoán chạy nhanh hơn còn giảm biên độ lại kéo giá chứng khoán chạy chậm lại”.
Có thể khập khiễng và còn nhiều điều cần tranh cãi nhưng ví von trên cũng rất đáng để các cơ quan điều hành TTCK suy ngẫm về cách “bắn tốc độ” chứng khoán như hiện nay.
(Theo TienPhong)
0 Responses to "Bắn tốc độ"… chứng khoán!
Something to say?