Thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một trong những nguyên nhân đẩy giá cổ phiếu xuống thấp thê thảm hiện nay là do nguồn cung ào ạt của các doanh nghiệp phát hành trong thời gian qua. Nỗi sợ đó hiện chưa lắng dịu trong lòng nhà đầu tư, thì năm nay thị trường lại sắp phải đối mặt với cơn lũ cổ phiếu tuôn ra từ các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP).
Tăng do cơ chế?
Theo website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn), đến cuối tháng 3-2008, trên cả nước có 33 ngân hàng TMCP đô thị (không kể nông thôn), với tổng vốn điều lệ là 45.144 tỉ đồng. Số vốn này lớn hơn 4,7% so với toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE) đến ngày 30-3. Mặc dù nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa hết sợ cơn lũ cổ phiếu thì trong kỳ đại hội đồng cổ đông lần này các ngân hàng TMCP lại nêu nghị quyết tiếp tục phát hành thêm rất nhiều cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Trong năm 2008, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tăng vốn từ 2.630 tỉ đồng hiện tại lên 6.355 tỉ đồng, mức tăng 141%; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tăng từ 2.800 tỉ đồng lên tối thiểu 5.300 tỉ đồng (và có thể tăng lên 7.380 tỉ đồng), mức tăng đạt từ 90% - 164%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) sẽ tăng từ 4.449 tỉ đồng lên 6.048 tỉ đồng... Số vốn tăng thêm tùy theo khả năng và cách tính toán của từng đơn vị.
Nhưng nếu lấy mức tăng bình quân khoảng 80% trên vốn hiện có thì năm nay toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP đô thị sẽ phát hành thêm khoảng 36.000 tỉ đồng, tương đương 3,6 tỉ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Đó là chưa kể hàng tỉ cổ phiếu khác sắp ra đời từ việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng mới thành lập... Do các đơn vị chạy đua tăng vốn nên sắp tới thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng.
Sở dĩ có cuộc chạy đua này một phần là do cơ chế Nhà nước quy định về các khoản đầu tư thường lấy vốn điều lệ làm hạn mức. Ví dụ, muốn mở thêm một chi nhánh tại TP thì ngân hàng phải cấp cho chi nhánh 100 tỉ đồng vốn, thay vì 20 tỉ đồng như trước đây; hạn mức cho vay chứng khoán không quá 20%/vốn điều lệ...
Mặt khác, theo quy định, đến năm 2010 tất cả các ngân hàng TMCP đô thị đều phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng. Vì vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng TMCP hạng nhỏ cũng phải tìm mọi cách chạy đua tăng vốn cho đạt tiêu chuẩn quy định.
Sẽ trở thành cổ phiếu... “hạng ruồi”
Năm 2007, nhiều ngân hàng TMCP đạt kết quả kinh doanh khá cao, như ACB đạt lợi nhuận trước thuế là 2.100 tỉ đồng, STB đạt 1.452 tỉ đồng, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế 463 tỉ đồng... Các ngân hàng đạt mức lợi nhuận khá cao như vậy một phần là do đầu tư cổ phiếu.
Năm nay, do tình hình thị trường trở nên khó khăn nên hầu hết các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch khiêm tốn. ACB nêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 2.500 tỉ đồng. Sau khi đóng thuế xong (được giảm 50%), dự kiến thu nhập trên đầu cổ phiếu khoảng 3.400 đồng, trong đó chia cổ tức 29% (tương đương 2.900 đồng). Còn với STB, nếu đạt lợi nhuận như kế hoạch (cũng được giảm thuế 50%) thì thu nhập sẽ vào khoảng 2.900 đồng/cổ phiếu...
Mức thu nhập đó của các ngân hàng là quá thấp khi so với hầu hết các cổ phiếu được coi là hạng trung và “hạng ruồi” (hạng bét) ở trên sàn. Chẳng hạn, cổ phiếu “hạng ruồi” của Công ty Việt Hàn (VHG), vốn điều lệ là 250 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 86 tỉ đồng. Năm 2008, VHG nêu chỉ tiêu giữ nguyên vốn điều lệ, còn lợi nhuận sau thuế là 110 tỉ đồng.
Nếu đạt kế hoạch đó thì thu nhập của VHG là 4.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với ACB và STB. Khi tăng vốn điều lệ lên quá nhanh mà thu nhập tăng không tương ứng thì các ngân hàng đã tự biến mình thành cổ phiếu “hạng ruồi”, với mức thu nhập xếp hạng bét trên thị trường.
(Theo NLD)
Tăng do cơ chế?
Theo website của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn), đến cuối tháng 3-2008, trên cả nước có 33 ngân hàng TMCP đô thị (không kể nông thôn), với tổng vốn điều lệ là 45.144 tỉ đồng. Số vốn này lớn hơn 4,7% so với toàn bộ cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE) đến ngày 30-3. Mặc dù nhà đầu tư trong và ngoài nước chưa hết sợ cơn lũ cổ phiếu thì trong kỳ đại hội đồng cổ đông lần này các ngân hàng TMCP lại nêu nghị quyết tiếp tục phát hành thêm rất nhiều cổ phiếu để tăng vốn điều lệ trong năm nay.
Trong năm 2008, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sẽ tăng vốn từ 2.630 tỉ đồng hiện tại lên 6.355 tỉ đồng, mức tăng 141%; Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) sẽ tăng từ 2.800 tỉ đồng lên tối thiểu 5.300 tỉ đồng (và có thể tăng lên 7.380 tỉ đồng), mức tăng đạt từ 90% - 164%; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (STB) sẽ tăng từ 4.449 tỉ đồng lên 6.048 tỉ đồng... Số vốn tăng thêm tùy theo khả năng và cách tính toán của từng đơn vị.
Nhưng nếu lấy mức tăng bình quân khoảng 80% trên vốn hiện có thì năm nay toàn bộ hệ thống ngân hàng TMCP đô thị sẽ phát hành thêm khoảng 36.000 tỉ đồng, tương đương 3,6 tỉ cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng). Đó là chưa kể hàng tỉ cổ phiếu khác sắp ra đời từ việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, các ngân hàng mới thành lập... Do các đơn vị chạy đua tăng vốn nên sắp tới thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng.
Sở dĩ có cuộc chạy đua này một phần là do cơ chế Nhà nước quy định về các khoản đầu tư thường lấy vốn điều lệ làm hạn mức. Ví dụ, muốn mở thêm một chi nhánh tại TP thì ngân hàng phải cấp cho chi nhánh 100 tỉ đồng vốn, thay vì 20 tỉ đồng như trước đây; hạn mức cho vay chứng khoán không quá 20%/vốn điều lệ...
Mặt khác, theo quy định, đến năm 2010 tất cả các ngân hàng TMCP đô thị đều phải đạt mức vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỉ đồng. Vì vậy, ngay từ bây giờ các ngân hàng TMCP hạng nhỏ cũng phải tìm mọi cách chạy đua tăng vốn cho đạt tiêu chuẩn quy định.
Sẽ trở thành cổ phiếu... “hạng ruồi”
Năm 2007, nhiều ngân hàng TMCP đạt kết quả kinh doanh khá cao, như ACB đạt lợi nhuận trước thuế là 2.100 tỉ đồng, STB đạt 1.452 tỉ đồng, Eximbank đạt lợi nhuận sau thuế 463 tỉ đồng... Các ngân hàng đạt mức lợi nhuận khá cao như vậy một phần là do đầu tư cổ phiếu.
Năm nay, do tình hình thị trường trở nên khó khăn nên hầu hết các ngân hàng đều đưa ra kế hoạch khiêm tốn. ACB nêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 2.500 tỉ đồng. Sau khi đóng thuế xong (được giảm 50%), dự kiến thu nhập trên đầu cổ phiếu khoảng 3.400 đồng, trong đó chia cổ tức 29% (tương đương 2.900 đồng). Còn với STB, nếu đạt lợi nhuận như kế hoạch (cũng được giảm thuế 50%) thì thu nhập sẽ vào khoảng 2.900 đồng/cổ phiếu...
Mức thu nhập đó của các ngân hàng là quá thấp khi so với hầu hết các cổ phiếu được coi là hạng trung và “hạng ruồi” (hạng bét) ở trên sàn. Chẳng hạn, cổ phiếu “hạng ruồi” của Công ty Việt Hàn (VHG), vốn điều lệ là 250 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế năm 2007 là 86 tỉ đồng. Năm 2008, VHG nêu chỉ tiêu giữ nguyên vốn điều lệ, còn lợi nhuận sau thuế là 110 tỉ đồng.
Nếu đạt kế hoạch đó thì thu nhập của VHG là 4.400 đồng/cổ phiếu, cao hơn rất nhiều so với ACB và STB. Khi tăng vốn điều lệ lên quá nhanh mà thu nhập tăng không tương ứng thì các ngân hàng đã tự biến mình thành cổ phiếu “hạng ruồi”, với mức thu nhập xếp hạng bét trên thị trường.
(Theo NLD)
0 Responses to Thị trường sẽ tràn ngập cổ phiếu ngân hàng
Something to say?