Tách biệt thị trường trái phiếu với cổ phiếu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ông Nguyễn Sơn, Trưởng Ban Phát triển thị trường-UBCKNN cho biết trong quý II/2008, thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt sẽ được khởi động.
Khi nói về sự khác biệt khi tách biệt thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) với thị trường cổ phiếu so với việc thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán như hiện nay. Ông Sơn cho biết; theo thông lệ quốc tế, trái phiếu phải tách riêng vì là công cụ nợ.
Thành viên thị trường TPCP là nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp, cụ thể là các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán, trong đó các công ty chứng khoán là thành viên chính. Họ vừa mua bán cho bản thân đồng thời môi giới cho khách hàng về trái phiếu.
Các NHTM có thể mua bán thẳng thông qua thị trường chứ không phải đặt lệnh qua nhà môi giới như hiện nay. Còn thành viên phụ là các NHTM chỉ được mua bán cho chính bản thân ngân hàng. Đây là thị trường giao dịch từ xa, các công ty chứng khoán, NHTM sẽ kết nối thẳng vào hệ thống giao dịch trái phiếu và có thể giao dịch 24/24 giờ. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí và khỏi mất thời gian của đại diện có mặt trên sàn.
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng đưa ra nhận định về khả năng phát triển thị trường trái phiếu trong giai đoạn này.Theo ông Sơn, hiện nay TPCP VN quy mô không lớn lắm, đặc biệt là phần niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 12% GDP. Đây là mức tương đối thấp. Tuy nhiên, sắp tới Chính phủ sẽ có lộ trình cụ thể về phát hành thường xuyên để phục vụ đầu tư.
Khi nhu cầu phát hành TPCP tăng lên, thị trường trái phiếu thứ cấp được hoàn chỉnh sẽ giúp tính thanh khoản tốt hơn. Thị trường chuyên biệt hoạt động tốt sẽ là cơ sở, nền tảng để xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đánh giá về mức độ hấp dẫn của TPCP và trái phiếu công ty trong thời điểm thị trường đang sụt giảm. Ông Nguyễn Sơn khẳng định TPCP đang là một loại chứng khoán rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Có hai lý do tạo nên tính hấp dẫn đó.
Thứ nhất, lãi suất phát hành của Chính phủ VN rất cao (7% - 9%).
Thứ hai, đồng VN có xu hướng lên giá so với USD, nhà đầu tư đưa tiền vào VN mua TPCP đến thời điểm thoái hối ra ngoại tệ sẽ thu được nhiều ngoại tệ hơn. Đây là lợi nhuận kép.
Trong bối cảnh toàn cầu đang suy thoái, đặc biệt là Mỹ, nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn sang châu Á, trong đó có VN và đặc biệt là đầu tư vào TPCP rất an toàn. Đây là mặt mạnh để phát triển thị trường. Trong những tuần gần đây, khoảng 70% - 80% doanh số giao dịch trái phiếu trên thị trường là của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư, công cụ nào sinh lời tốt nhất, an toàn nhất thì họ bỏ vốn vào. Trong bối cảnh hiện nay, có vẻ như nước ngoài đầu tư rất nhiều vào trái phiếu và luồng vốn đầu tư gián tiếp sẽ có cơ chế quản lý, thông qua việc kiểm soát bằng các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối.
* Năm 2007, có trên 50.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành, tại HaSTC (184 loại) và HoSE (409 loại). Ngoài ra, còn khoảng 215 loại trái phiếu không giao dịch. Tính đến hết năm 2007, số lượng trái phiếu lưu ký (gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) đạt gần 1,3 tỉ trái phiếu, chiếm 94% so với số lượng trái phiếu đăng ký. Giá trị thanh toán trái phiếu Chính phủ chiếm 66,85% tổng giá trị thanh toán bù trừ toàn thị trường, tương đương 119.300 tỉ đồng(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
(Theo NLD)
Khi nói về sự khác biệt khi tách biệt thị trường trái phiếu chính phủ (TPCP) với thị trường cổ phiếu so với việc thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán như hiện nay. Ông Sơn cho biết; theo thông lệ quốc tế, trái phiếu phải tách riêng vì là công cụ nợ.
Thành viên thị trường TPCP là nhà kinh doanh trái phiếu sơ cấp, cụ thể là các ngân hàng thương mại (NHTM), công ty chứng khoán, trong đó các công ty chứng khoán là thành viên chính. Họ vừa mua bán cho bản thân đồng thời môi giới cho khách hàng về trái phiếu.
Các NHTM có thể mua bán thẳng thông qua thị trường chứ không phải đặt lệnh qua nhà môi giới như hiện nay. Còn thành viên phụ là các NHTM chỉ được mua bán cho chính bản thân ngân hàng. Đây là thị trường giao dịch từ xa, các công ty chứng khoán, NHTM sẽ kết nối thẳng vào hệ thống giao dịch trái phiếu và có thể giao dịch 24/24 giờ. Điều này sẽ giảm thiểu chi phí và khỏi mất thời gian của đại diện có mặt trên sàn.
Bên cạnh đó, ông Sơn cũng đưa ra nhận định về khả năng phát triển thị trường trái phiếu trong giai đoạn này.Theo ông Sơn, hiện nay TPCP VN quy mô không lớn lắm, đặc biệt là phần niêm yết trên thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 12% GDP. Đây là mức tương đối thấp. Tuy nhiên, sắp tới Chính phủ sẽ có lộ trình cụ thể về phát hành thường xuyên để phục vụ đầu tư.
Khi nhu cầu phát hành TPCP tăng lên, thị trường trái phiếu thứ cấp được hoàn chỉnh sẽ giúp tính thanh khoản tốt hơn. Thị trường chuyên biệt hoạt động tốt sẽ là cơ sở, nền tảng để xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Đánh giá về mức độ hấp dẫn của TPCP và trái phiếu công ty trong thời điểm thị trường đang sụt giảm. Ông Nguyễn Sơn khẳng định TPCP đang là một loại chứng khoán rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài. Có hai lý do tạo nên tính hấp dẫn đó.
Thứ nhất, lãi suất phát hành của Chính phủ VN rất cao (7% - 9%).
Thứ hai, đồng VN có xu hướng lên giá so với USD, nhà đầu tư đưa tiền vào VN mua TPCP đến thời điểm thoái hối ra ngoại tệ sẽ thu được nhiều ngoại tệ hơn. Đây là lợi nhuận kép.
Trong bối cảnh toàn cầu đang suy thoái, đặc biệt là Mỹ, nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn sang châu Á, trong đó có VN và đặc biệt là đầu tư vào TPCP rất an toàn. Đây là mặt mạnh để phát triển thị trường. Trong những tuần gần đây, khoảng 70% - 80% doanh số giao dịch trái phiếu trên thị trường là của nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với nhà đầu tư, công cụ nào sinh lời tốt nhất, an toàn nhất thì họ bỏ vốn vào. Trong bối cảnh hiện nay, có vẻ như nước ngoài đầu tư rất nhiều vào trái phiếu và luồng vốn đầu tư gián tiếp sẽ có cơ chế quản lý, thông qua việc kiểm soát bằng các NHTM được phép kinh doanh ngoại hối.
* Năm 2007, có trên 50.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ được phát hành, tại HaSTC (184 loại) và HoSE (409 loại). Ngoài ra, còn khoảng 215 loại trái phiếu không giao dịch. Tính đến hết năm 2007, số lượng trái phiếu lưu ký (gồm cả trái phiếu doanh nghiệp) đạt gần 1,3 tỉ trái phiếu, chiếm 94% so với số lượng trái phiếu đăng ký. Giá trị thanh toán trái phiếu Chính phủ chiếm 66,85% tổng giá trị thanh toán bù trừ toàn thị trường, tương đương 119.300 tỉ đồng(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước).
(Theo NLD)
0 Responses to Tách biệt thị trường trái phiếu với cổ phiếu
Something to say?