Tin vắn chứng khoán niêm yết ngày 28/5

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Những thông tin đáng chú ý ngày 28/5/2008 về doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico (mã UIC-HOSE) đạt doanh thu hơn 124 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 2,4 tỷ đồng.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (mã BBT-HOSE) đạt doanh thu hơn 10,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lỗ hơn 4,2 tỷ đồng.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Thạch cao Xi măng (mã TXM-HASTC) đạt doanh thu hơn 77 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 2 tỷ đồng.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Vneco (mã VE9-HASTC) đạt doanh thu hơn 3,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 548 triệu đồng.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol (mã VNC-HASTC) đạt doanh thu hơn 25,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 3,9 tỷ đồng.

* Quý 1/2008, Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng (mã VDL-HASTC) đạt doanh thu hơn 37,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 2,1 tỷ đồng.

* Công ty Cổ phần Sara Việt Nam (mã SRA-HASTC) chuyển trụ sở chính về phòng 2503, toà nhà 24T1, Trung Hoà Nhân Chính, Hoàng Đạo Thuý, Hà Nội.

* Công ty Cổ phần Đầu tư và Vận tải Dầu khí Vinashine (mã VSP-HASTC) họp ĐHCĐ vào 8h ngày 4/6 tại Toà nhà Petro Việt Nam, số 1-5 Lê Duẩn, quận 1, Tp.HCM.

* Ông Lò Hồng Hiệp, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (mã VC2-HASTC) đăng ký mua 3.500 cổ phiếu VC2 từ 28/5 – 28/6/2008.

* Ông Đỗ Trọng Quỳnh, Uỷ viên Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng số 2 (mã VC2-HASTC) đăng ký mua 20.000 cổ phiếu VC2 từ 28/5 – 28/6/2008.

* Công ty Cổ phần Bá Hiến Viglacera (mã BHV-HASTC) điều chỉnh ngày thanh toán cổ tức mới là 30/5 (thời gian cũ là 26/5).

* Công ty Cổ phần Giám định Vinacontrol (mã VNC-HASTC) đã thông qua việc góp vốn thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn và Thẩm định môi trường Vinacontrol với vốn điều lệ 3 tỷ đồng (VNC góp 51% vốn).

* Ông Trần Văn Quý, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu (mã VFR-HASTC) đăng ký mua 10.000 cổ phiếu VFR từ 27/5 – 27/6/2008.

* Ông Phan Bá Mạnh sẽ thay thế ông Đặng Hồ Trọng phụ trách việc công bố thông tin của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm (mã CTN-HASTC).

* 4/6 là ngày đăng ký cuối cùng để Công ty Cổ phần Xi măng Vật liệu xây dựng Xây lắp Đà Nẵng (mã DXV-HOSE) trả cổ tức năm 2007 bằng tiền với tỷ lệ 5,115%.

* Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC-HOSE) đăng ký mua 70.000 cổ phiếu SMC từ 27/5 – 27/8/2008.

* Chi nhánh củc Công ty Cổ phần Thủy hải sản Minh Phú (mã MPC-HOSE) tại Tp.HCM sẽ chuyển về số 82 đường số 2, Cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3, Tp.HCM.

* Ông Nguyễn Văn Khải, Trưởng Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI-HOSE) đăng ký bán 84.000 cổ phiếu SSI từ 28/5 – 28/6/2008.

* Ông Phạm Nhật Vượng, Thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Vincom (mã VIC-HOSE) đã hoàn tất việc mua 4.025.000 cổ phiếu VIC, nâng khối lượng sở hữu lên 48.103.715 cổ phiếu.

* Công ty Cổ phần Viglacera Từ Sơn (mã VTS-HASTC) thông báo: ông Quyền Văn Sinh, sẽ thôi giữ chức danh Phó giám đốc công ty kể từ ngày 1/6/2008.

* Ông Phan Thanh Phong, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hảng hải Sài Gòn (mã SHC-HOSE) đăng ký mua 2.300 cổ phiếu SHC từ 29/5 – 26/8/2008.

* Công ty Cổ phần Nam Việt (mã ANV-HOSE) thông báo chỉ mua được 394.750 cổ phiếu ANV làm cổ phiếu quỹ trong tổng số 1 triệu cổ phiếu mà công ty đã đăng ký mua.

(Theo VnEconomy)

 

Tin tài chính - chứng khoán

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

* Ngày 27.5, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có công văn 990/UBCK-QLKD gửi các công ty chứng khoán đề nghị dừng ký mới hợp đồng giao dịch kỳ hạn và báo cáo việc thực hiện quy trình kiểm soát nội bộ.

Theo nhận định của UBCKNN, từ cuối năm 2007 đến nay, tình hình thị trường chứng khoán có biến động mạnh theo chiều hướng suy giảm, đồng thời quy định pháp lý hướng dẫn về hoạt động giao dịch kỳ hạn chứng khoán chưa được ban hành. UBCKNN yêu cầu các công ty chứng khoán báo cáo việc thực hiện quy trình kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro của công ty theo quy định trước ngày 13.6.2008. (M.Phương)

* Có 275 loại trái phiếu Chính phủ từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM được chuyển sang niêm yết và giao dịch tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong đó, có 134 loại trái phiếu của Kho bạc Nhà nước và 141 loại trái phiếu của Ngân hàng Phát triển. Số trái phiếu này có tổng số tiền là 43.300 tỉ đồng sẽ giao dịch chính thức vào ngày 2.6 tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. (M.P)

* Ngày 27.5, Quỹ DFJ VinaCapital, quỹ đầu tư công nghệ thông tin và viễn thông đã công bố việc ký kết hợp đồng hợp tác đầu tư với Yeah1, đơn vị truyền thông chuyên về lĩnh vực giải trí dành cho giới trẻ. Với việc ký kết này, DFJ VinaCapital trở thành nhà đầu tư chiến lược của Yeah1 với mục đích đẩy mạnh hơn nữa việc ra đời các sản phẩm và dịch vụ mới. (N.Khanh)

* Công ty cổ phần phân đạm và hóa chất dầu khí (DPM) chính thức chuyển đổi thành Tổng công ty phân bón và hóa chất dầu khí - Công ty cổ phần. DPM có chức năng sản xuất, kinh doanh phân bón, amoniắc lỏng, khí công nghiệp, các sản phẩm hóa chất khác; các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh); sản xuất và kinh doanh điện; kinh doanh bất động sản; mua bán hàng nông lâm sản; chế biến các sản phẩm dầu khí, khoáng sản và đào tạo nghề... (N.Hằng)

* Ngày 28.5, Ngân hàng TMCP Ngoài quốc doanh (VPBank) tăng lãi suất tiết kiệm bằng vàng với mức tăng 1,9% - 2,1%/năm. Lãi suất huy động vàng kỳ hạn 1 tháng: 4%/năm; 2 tháng: 4,5%/năm; 3 tháng: 5,2%/năm; 6 tháng: 5,6%/năm; 12 tháng: 6,2%/năm... (T.Xuân)

(Theo ThanhNien)

 

Thông tin thị trường

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

* Ngân hàng Quốc tế sẽ trả cổ tức năm 2007 là 20,82% và dự kiến tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.000 tỉ đồng trong năm 2008, trong đó có xem xét bán cổ phần cho đối tác nước ngoài và niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM.

* Theo Công ty CP cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT), lợi nhuận quí I-2008 của đơn vị này tăng 593,6% (hơn 14 tỉ đồng) so với quí trước đó là do doanh thu trong tháng cao điểm du lịch và lễ hội đầu năm tăng mạnh.

* Ủy ban Chứng khoán nhà nước không phản đối việc phát hành 3,9 triệu cổ phiếu để trả cổ tức của Công ty CP thủy điện Cần Đơn, kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng của Công ty CP Cao su Đà Nẵng và Công ty CP Phát triển đô thị công nghiệp số 2.

* Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết hơn 2,7 triệu cổ phiếu của Công ty CP Chế tạo kết cấu thép VNEC.SSM và hơn 4,1 triệu cổ phiếu của Công ty CP Dược phẩm Hà Tây.

* Từ ngày 2-6, toàn bộ 275 loại trái phiếu Chính phủ (gồm 134 loại trái phiếu của Kho bạc Nhà nước và 141 loại trái phiếu của Ngân hàng Phát triển) được chuyển từ sàn TP.HCM sang niêm yết tại sàn chứng khoán Hà Nội.

(Theo TuoiTre)

 

Một trong những biện pháp cấp bách là phải chặn đứng đà suy giảm và vực dậy thị trường chứng khoán.

Nền kinh tế nước ta đang gặp khó, lạm phát tăng cao, cần sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này.Theo ý kiến được nhiều người đồng tình thì một trong những biện pháp cấp bách là phải chặn đứng đà suy giảm và vực dậy thị trường chứng khoán.

Khi thị trường chứng khoán hồi phục và tạo được xu thế đi lên thì sẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề.

Thứ nhất, một lượng tiền lớn từ nguồn hàng hoá đầu cơ được bán tháo, sẽ được đổ vào kênh này, một mặt sẽ giúp giảm giá hàng hoá, xoá bỏ tâm lý đầu cơ - nguyên nhân cơ bản của lạm phát.

Mặt khác, lượng tiền đó sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ trên sàn, mà cả ngoài sàn, vì khi chứng khoán niêm yết lên điểm thì cổ phiếu của các DN đều có giá hơn, vì vậy việc huy động vốn thông qua cổ phần hoá hay phát hành bổ sung cũng sẽ dễ dàng.

Thứ hai, khi TTCK lên điểm thì việc IPO không những có thể tiến hành dễ dàng, mà thặng dư vốn thu được cũng sẽ rất lớn, tạo cho ngân sách nguồn thu quan trọng giúp khắc phục suy thoái kinh tế.

Thứ ba, cứu chứng khoán sẽ giải thoát cho các tổ chức, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư cá nhân đã tham gia thị trường khỏi bị thua lỗ.

Lợi ích của việc vực dậy chứng khoán là không thể phủ nhận, nhưng không phải là một việc đơn giản.

Trong tình thế chứng khoán đang lao dốc thì những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài tuy cần thiết nhưng không thể đem lại hiệu quả ngay. Cũng không thể để nó lao hết đà rồi làm lại từ đầu, vì khi đó hậu quả vô cùng tai hại không chỉ về kinh tế, mà quan trọng nhất là niềm tin sẽ không còn.

Kinh nghiệm cứu chứng khoán của Hồng Công là chính quyền bỏ ra một khoản tiền lớn để mua CK phục hồi thị trường đã được SCIC vận dụng, nhưng không triệt để nên chưa thành công. Cần phải có một lượng vốn đủ lớn để khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều thì đặt mua ngay để tạo sự áp đảo về lượng cầu, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư mạnh dạn đặt mua theo và không bán tháo.

Sau khoảng 10 phiên lên điểm thì xu hướng thị trường mới được khẳng định. Khi đó, SCIC có thể tranh thủ bán dần một số CP để tái tạo nguồn vốn có thể can thiệp khi cần thiết. Quỹ bình ổn của SCIC phải được tách khỏi nhiệm vụ kinh doanh.

Giải pháp có thể mang lại hiệu quả nữa là áp dụng biên độ lệch. Có thể là -1+5% và -2+10% cho 2 sàn. Giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước và rất thành công như Nhật, Pháp, Bỉ,...

Chính phủ cũng nên tuyên bố về việc sẵn sàng can thiệp để cứu chứng khoán, thậm chí có thể đặt ra mục tiêu đưa chỉ số lên và giữ ở mức trên 1.000 điểm.

Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra bảo hộ và mua lại ngay các khoản cầm cố CK để ngăn chặn tình trạng bán tháo và ổn định tâm lý thị trường.

(Theo DTCK)

 

“Trâu chậm uống nước... trong”

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chính những cổ đông vào sau sẽ là người được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của DN mang lại thông qua cổ tức.

Tính đến ngày 26/5/2008, thị trường đã có 16 phiên liên tiếp giảm sàn, dừng lại ở mức 420,51 điểm. Các nhà đầu tư dường như không còn mặn mà với hai từ “chứng khoán”, thể hiện ở mức dư mua gần đây luôn ở trạng thái trống trơn tới hơn 90% mỗi phiên.

Tuy vậy, thị trường không hẳn chỉ toàn màu xám, nhiều cổ phiếu đã khẳng định vị thế: trâu chậm uống nước…trong!

Trong thời kỳ giá chứng khoán vẫn trong trạng thái sụt giảm như hiện nay động lực thúc đẩy các nhà đầu tư chính là lợi nhuận của DN, cổ tức sẽ được nhận và sự tăng trưởng bền vững của DN.

Tính bầy đàn từng... làm nên Index

Một đặc điểm mang tính cố hữu của người dân Việt Nam nói chung đó là tính "cộng đồng" hay tính "bày đàn" cao.

Điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua những phản ứng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt hơn 7 năm vận hành. Trong thời kỳ cực thịnh của VN-Index (cuối năm 2006, đầu năm 2007), nhà đầu tư thi nhau đổ vốn vào thị trường chứng khoán bất kể có hay không chút ít kiến thức tài chính.

Từ những chuyên gia tài chính, cử nhân kinh tế... tới những nhà kỹ thuật, bà nội trợ đều tham gia với vẻ hào hứng: "cứ chơi là lãi". Chính mức cầu tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn cộng với việc lượng cung chưa kịp tăng tương ứng khiến cho giá cổ phiếu "leo thang" tới chóng mặt.

Đầu năm 2008, tính bầy đàn lại một lần nữa án ngự tâm lý nhà đầu tư nhưng trong một tình thế hoàn toàn bị đảo ngược: thị trường chứng khoán không còn là nơi "hái ra tiền" mà đã trở thành một tảng băng lớn.

Sẽ càng bất ngờ hơn khi đem so sánh những cổ phiếu đã từng gây "sốc" trước kia với thị giá của chúng thời điểm hiện tại.

Cơ hội cho những người đến sau

Đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007, khi P/E đang còn ở mức ngất ngưởng, cùng một khối lượng chứng khoán, nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu một phần giá trị nhất định của Cty phát hành mà biểu hiện bên ngoài là cổ phiếu.

Trong khi đó những nhà đầu tư tham gia thị trường tại thời điểm hiện tại chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ hơn rất nhiều để sở hữu số chứng khoán tương đương.

Chẳng hạn, như cổ phiếu FPT, lên sàn ngày 13/12/2006 với mức giá kỷ lục 400.000 đồng/CP trong ngày giao dịch đầu tiên, gấp hơn 40 lần mệnh giá.

Thời kỳ đỉnh điểm, P/E của FPT có khi lên tới 78 lần với mức giá hơn 672.000 đồng/CP, cao hơn hẳn mức cảnh báo của IMF, trong khi đó nếu mua FPT thời điểm hiện nay, khi mà P/E ở khoảng trên dưới 9 lần thì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền tương đương với mức giá xấp xỉ hơn 70.500 đồng/CP.

Với các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay, việc nắm giữ chứng khoán cũng đã được giảm thiểu phần nào rủi ro về giá.

Mức giá thấp cộng với sự giới hạn biên độ giao dịch hẹp 2% trên sàn HoSE và 3% trên sàn HaSTC có vẻ như trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro giá khiến cho sự mất mát của các nhà đầu tư được hạn chế xuống mức thấp chưa từng có trong trường hợp chứng khoán tiếp tục giảm. 5% của 75.000 đồng giờ đây khác rất nhiều so với 5% của 672.000 đồng một năm trước.

Mã CK

Ngày

Giá cao nhất (đồng/CP)

Ngày

Giá hiện tại (đồng/CP)

Chênh lệch

DHG

5/11/2007

554.000

26/05/2008

156.000

-72%

FPT

27/02/2007

435.000(*)

26/05/2008

62.500

-86%

GMD

5/2/2007

208.000

26/05/2008

49.500

-76%

PVD

27/02/2007

310.000

26/05/2008

74.500

-76%

SAM

27/02/2008

262.000

26/05/2008

26.500

-90%

(*). Giá điều chỉnh sau khi chia
Một điểm đáng chú ý là tình trạng thị giá chứng khoán hiện nay biến động dường như tách biệt hẳn với kết quả hoạt động của các chủ thể phát hành.

Lại lấy ví dụ từ cổ phiếu FPT, thông tin về doanh thu thuần (ròng) quý I/2008 của tập đoàn tăng hơn 13% so với kế hoạch đề ra, vượt mức doanh thu ròng 2007 tới xấp xỉ 59% kéo theo mức lợi nhuận trước thuế tăng bứt phá ở mức vượt trội rất cao so với kế hoạch, tới gần 40%, và tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2007 lên tới gần 47% cũng không giúp FPT cởi bỏ được chiếc áo đỏ vẫn thường trực trong thời kỳ "gấu".

Mức P/E hiện nay của FPT chỉ xấp xỉ 10 lần (thấp hơn nhiều so với con số 62,1 lần năm 2006 và 21,3 lần năm 2007, trong khi đó, EPS năm 2007 đạt 10.456 đồng/CP, cao hơn mức 7.408 đồng/CP năm 2006 (dự kiến năm 2008 là 11.000 đồng/CP).

Điều này mang tới lợi ích gia tăng đáng kể cho nhà đầu tư "đến sau" với mức vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với những bậc "đàn anh đi trước" nhưng lại được "tiếp quản" những giá trị lớn hơn này.

Như vậy, sự tham gia "muộn màng" của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay không hẳn là một quyết định sai lầm và còn có thể coi là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng khi mà giá các cổ phiếu đang xuống dưới mức được cho là hấp dẫn và tình hình sản xuất kinh doanh của các Cty niêm yết vẫn tăng trưởng ổn định.

Cổ phiếu đại diện cho một phần tài sản của Cty phát hành mà nhà đầu tư sở hữu. Sau mỗi năm, phần giá trị tài sản của Cty sẽ tăng lên rất nhiều nhờ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính những cổ đông vào sau sẽ là người được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của DN do thành quả của những giai đoạn đầu tư trước đó mang lại thông qua cổ tức.


(Theo DDDN)

 

Chứng khoán thế giới: Mua được giá hời

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ngày 27/5, chứng khoán thế giới hiện diện màu xanh sau nhiều ngày trong sắc đỏ trong khi giá dầu giảm xuống dưới 129 USD/thùng.

Chứng khoán Mỹ: Tin vui sau ngày lễ

Giá dầu thô giao tháng bảy tại New York Mercantile Exchange đã giảm hơn 3 USD/thùng và kết thúc ngày giao dịch đóng cửa ở mức 128,85 USD/thùng, mức thấp nhất trong vòng tám ngày qua.

Hôm thứ ba, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố doanh số bán nhà mới trong tháng tư tăng 3,3%. Trong đó doanh số nhà mới ở khu vực Đông Bắc tăng 41,7%, miền Tây tăng 14,1%...Tuy vậy, nếu so với cùng kỳ năm ngoái, doanh số bán nhà mới đã giảm 42%, mức thấp nhất trong vòng 27 năm qua.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, thị trường giao dịch nhà mới ở Mỹ sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới.

Một thông tin khác cũng đang được quan tâm, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ 62,3 trong tháng tư xuống 57,2 trong tháng năm, thấp hơn mức 60 được giới phân tích đưa ra trước đó và thấp nhất trong vòng 16 năm qua. Giá nhiều mặt hàng tăng cao như giá xăng, lương thực - thực phẩm trong khi giá nhà sụt giảm… khiến dân Mỹ hoài nghi về tương lai.

Liên quan đến nhận định về viễn cảnh lợi nhuận của một số tổ chức tài chính lớn ở Mỹ, Bank of America vừa đưa ra dự báo rằng Lehman Brothers Holdings sẽ thua lỗ trong hoạt động kinh doanh quý 2/2008, đồng thời cắt giảm triển vọng về viễn cảnh lợi nhuận của Morgan Stanley và Goldman Sachs.

Chứng khoán Mỹ giao dịch trở lại sau ngày nghỉ lễ với nhiều niềm vui, giá dầu giảm mạnh đã thúc đẩy cổ phiếu ngành bán lẻ, công nghệ… của Mỹ tăng điểm và kéo cả ba chỉ số về màu xanh sau nhiều phiên mất điểm trước đó.

Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,72 điểm, tương đương 0,55%, đóng cửa ở mức 12.548,35.

Chỉ số Nasdaq phiên này tăng 36,57 điểm, tương ứng 1,50%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.481,24.

Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 9,42 điểm, tương đương 0,68%, đóng cửa ở mức 1.385,35.

Chứng khoán châu Âu: Diễn biến trái chiều

Phát biểu trong một hội nghị ở Hồng Kông, Tổng giám đốc điều hành của HSBC Holdings, Michael Geoghegan vừa kêu gọi các ngân hàng trung ương châu Âu tăng tỷ lệ lãi suất để kiềm chế lạm phát. Ông cũng dự báo rằng, lãi suất cơ bản của Mỹ có thể sẽ tăng sau cuộc bầu cử tổng thống diễn ra trong tháng 11/2008.

Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch hôm thứ ba có diễn biến trái chiều khi thị trường Anh giảm điểm sau ngày nghỉ lễ trong khi thị trường Đức tăng điểm và thị trường Pháp không còn giữ được màu xanh của phiên trước đó.

Nguyên nhân khiến chứng khoán châu Âu không mấy khả quan trong phiên này do giới đầu tư lo ngại về tình hình lạm tăng cao, nhất là trong bối cảnh giá dầu đã tăng 15% trong tháng qua.

Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này giảm 28,80 điểm, tương đương -0,47%, đóng cửa ở mức 6.058,50.

Chỉ số DAX của Đức tăng 0,07%. Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này giảm 0,63%.

Chứng khoán châu Á: Mua được giá hời

Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ ba đồng loạt tăng điểm sau nhiều ngày giao dịch trong sắc đỏ. Với năm phiên giảm điểm trước đó khiến các cổ phiếu ở nhiều thị trường về mức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư săn tìm cổ phiếu giá đã xuống thấp đã đẩy thị trường đi lên và tạo tâm lý tích cực cho toàn khu vực.

Sau hai tuần giảm điểm, chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu khối tài chính, các công ty sản xuất giấy, trong đó cổ phiếu của Mitsubishi Paper Mills tăng 9,1%, Hokuetsu Paper Mills tăng 7,8%... do ngành giấy được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định, do cổ phiếu của nhiều hãng liên tục giảm nên lúc này là thích hợp để mua vào.

Tuy nhiên khối lượng giao dịch lại giảm so với mức trung bình của các ngày giao dịch trước đó do nhiều nhà đầu tư vẫn đang trong kỳ nghỉ ở Anh và Mỹ. Nhưng họ cũng nhận định rằng khối lượng giao dịch sẽ ổn định trở lại sau khi các nhà đầu tư quay lại thị trường Nhật từ hai nước này.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 203,12 điểm, tương đương 1,48%, đóng cửa ở mức 13.893,31.

Điểm qua thị trường Hồng Kông, thị trường này phiên giao dịch hôm thứ ba đã lên điểm với động lực đến từ sự khởi sắc của nhiều blue chip như Sun Hung Kai Properties, China BlueChemical, CNOOC. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,64%.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,81%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 1,37%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,39%.

Chứng khoán Trung Quốc phiên này đã lấy lại đà tăng sau khi giảm hơn 3% phiên trước đó. Cổ phiếu khối tài chính tăng điểm trong khi cổ phiếu của một số hãng dầu mỏ lại đi xuống do lo ngại về sự thua lỗ trong hoạt động lọc đầu sẽ tăng lên. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,32%, trong đó cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Đại lục là CITIC Securities tăng hơn 3%, Haitong Securities tăng gần 8%.

Thị trườngChỉ sốPhiên trướcĐóng cửaTăng / giảm (điểm)Tăng / giảm (%)
MỹDow Jones 12.479,63 12.548,35 +68,72 +0,55
Nasdaq2.444,67 2.481,24 +36,57 +1,50
S&P 5001.375,931.385,35 +9,42 +0,68
AnhFTSE 1006.087,306.058,50 -28,80 -0,47
ĐứcDAX6.953,846.958,66 +4,82 +0,07
PhápCAC 404.937,844.906,56-31,28 -0,63
Đài LoanTaiwan Weighted8.707,83 8.778,39 +70,56 +0,81
NhậtNikkei 22513.690,19 13.893,31 +203,12 +1,48
Hồng KôngHang Seng24.127,31 24.282,04 +154,73 +0,64
Hàn QuốcKOSPI Composite1.800,581.825,23 +24,65 +1,37
SingaporeStraits Times3.103,303.115,35 +12,05 +0,39
Trung QuốcShanghai Composite3.364,54 3.375,41 +10,86 +0,32
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg

(Theo TBKTVN)

 

Các chỉ số chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch vừa qua (27/5), đã tăng điểm nhờ giá dầu giảm mạnh, hiện đã xuống dưới ngưỡng 130 USD/thùng.

Giá dầu giao tháng 7/2008, trên thị trường New York cuối phiên giao dịch ngày hôm qua đã giảm hẳn 3,34 USD/thùng xuống mức 128,85 USD/thùng.

Giá dầu giảm sẽ giúp sản xuất kinh doanh tại Mỹ khởi sắc do giảm được chi phí đầu vào.

Triển vọng tăng trưởng nhờ giảm được chi phí đầu vào đã ngay lập tức tạo tâm lý lạc quan cho giới đầu tư chứng khoán, khiến cổ phiếu của nhiều công ty đầu ngành đều có phiên tăng giá trở lại, góp phần giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm.

Nhờ vậy, chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 3,64 điểm, tức 0,3%, lên mức 1.394,35 điểm.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 68,72 điểm, tức 0,55%, lên mức 12.548,35 điểm.

Chỉ số Nasdaq dành cho các công ty công nghệ cao cũng tăng 36,57 điểm, tức 1,5%, lên mức 2.481,24 điểm.

Các tên tuổi lớn tăng giá mạnh mẽ trong phiên vừa qua có thể kể đến là: Google, IBM, Blackstone, Novellus Systems Inc, Darden Restaurants Inc, Lennar Corp, Standard Pacific Corp...

(Theo VietnamNet)

 

Sau ngày nghỉ lễ, thị trường Mỹ ngay lập tức tăng điểm nhờ vào sự giảm giá mạnh của dầu thô và sự tăng giá của đồng đôla. Các thị trường lớn của châu Á cũng tăng mạnh trở lại sau những phiên giảm điểm liên tiếp.

Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng thêm 0,55% đóng cửa tại 12.548,25 điểm. Nasdaq được cộng thêm 1,5% lên mức 2.581,2 điểm. Không nằm ngoài xu hướng tăng điểm của chứng khoán Mỹ, chỉ số S&P 500 chốt ở mức 1.385,35, tăng thêm 0,68%.

Ngay từ trước phiên giao dịch ngày thứ ba, giới tài chính nhìn chung đều cho rằng thị trường sẽ tăng điểm vào hôm qua khi mà trước đó thị trường đã có một tuần giảm mạnh. Ông Ron Kiddoo, phụ trách đầu tư tại Cozad Asset Management, cho rằng chỉ trong trường hợp có một tin cực kỳ xấu được đưa ra mới có thể ngăn được đà tăng điểm của chứng khoán Mỹ. Ông Ron Kiddoo cũng cho biết thêm việc giá dầu đóng cửa tại 128,85 đôla một thùng cũng có tác động rất tích cực đến diễn biến trên thị trường phố Wall.

Tuy nhiên, ông Matt King, giám đốc đầu tư của Bell Investment Advisors, cho rằng các nhà đầu tư tại Mỹ đang tiếp cận thị trường một cách rất thận trọng. Trong vài tuần tới, bất kỳ thông tin nào về hoạt động quý II cũng như tình trạng lạm phát sẽ đều được phản ánh vào những diễn biến của thị trường chứng khoán.

Các thị trường lớn của châu Á cũng đều có một ngày giao dịch thành công. Chứng khoán Nhật hồi phục mạnh mẽ sau hai tuần giảm điểm liên tiếp. Chỉ số Nikkei 225 tăng thêm 1,5%, chốt tại mức 13.893,31 điểm. Những cố phiếu đã giảm trong ngày hôm qua như Canon hay các cổ phiếu ngân hàng đều tăng mạnh trở lại.

Thị trường Nhật khởi sắc là do các nhà đầu cơ tại thị trường nước này tranh thủ mua vào khi có dự đoán phố Wall sẽ tăng điểm sau ngày nghỉ. Nhiều nhà phân tích cho rằng những diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ thời gian gần đây thường có tác động rất lớn đến sự tăng giảm của thị trường Nhật.

Tại Hong Kong, sự tăng điểm của các blue chip như CNOOC, của nhà sản xuất dầu hàng đầu của Trung Quốc, hay của công ty bất động sản Sun Ku Kai giúp chỉ số Hang Seng tăng thêm 0,64% đóng cửa tại 24.283,04 điểm.

Chỉ số tổng hợp Shang Hai của Trung Quốc, tăng nhẹ 0,32% nhờ vào sự dẫn dắt của nhóm các cổ phiếu tài chính ngân hàng.

Tại thị trường châu Âu lại có những diễn biến trái chiều. Trong khi các chỉ số FTSE 100, và CAC 40 của Pháp lần lượt giảm 0,47% và 0,63%, thì tại thị trường Đức chỉ số DAX tăng nhẹ 0,07%.

(Theo CNN & Bloomberg)

 

Hoạt động lưu ký sẽ tiếp tục bị tạm hoãn

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sở GDCK TP.HCM vừa có thông báo về việc tiếp tục tạm ngừng mọi hoạt động lưu ký chứng khoán vào ngày 28/05 trên sàn HoSE.

Hôm qua (27/05), Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã có công văn gửi các công ty niêm yết, các công ty chứng khoán thành viên và các Trung tâm lưu ký chứng khoán, thông báo về việc tiếp tục ngừng giao dịch phiên giao dịch ngày 28/05/2008.

Sáng nay, Sở GDCK Tp.HCM tiếp tục gửi thông báo đến các công ty niêm yết đã có thông báo chính thức về ngày giao dịch không hưởng quyền hay ngày giao dịch bổ sung cổ phiếu phát hành thêm vào ngày 28/05/2008 (danh sách đính kèm) sẽ tạm hoãn thực hiện cho đến khi SGDCK Tp.HCM có thông báo mới.

Danh sách các công ty thực hiện quyền và niêm yết bổ sung:

Mã CK

Ngày giao dịch không hưởng quyền

Ngày đăng ký cuối cùng

Nội dung

CLC

28/05/2008

30/05/2008

Trả cổ tức bằng cổ phiếu

ICF

28/05/2008

30/05/2008

Trả cổ tức bằng tiền mặt

BMC

28/05/2008

30/05/2008

Thưởng cổ phiếu

LSS

28/05/2008

30/05/2008

Trả cổ tức bằng tiền mặt

VPL

28/05/2008

30/05/2008

Lấy ý kiến cổ đông bổ sung ngành nghề kinh doanh

HMC

28/05/2008

30/05/2008

Giao dịch cổ phiếu phát hành thêm


Đồng thời, Sở cũng có thông báo gửi đến các công ty chứng khoán thành viên và Trung tâm lưu ký về các trái phiếu có ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 28/05/2008 sẽ tạm hoãn thực hiện cho đến khi SGDCK Tp.HCM có thông báo mới.

Danh sách các Trái phiếu có ngày đăng ký cuối cùng vào ngày 28/05/08


Mã CK

Ngày đăng ký cuối cùng

Nội dung

TP1_1106

28/05/2008

Thanh toán lãi năm 2008 – 8,73%/năm

TP1A1805

28/05/2008

Thanh toán lãi năm 2008 – 9,2%/năm

TP1A1705

28/05/2008

Thanh toán lãi năm 2008 – 8,7%/năm

CP1A0704

28/05/2008

Thanh toán lãi năm 2008 – 8,4%/năm

CP4A1603

28/05/2008

Thanh toán lãi năm 2008 – 9,18%/năm


Như vậy, tính đến thời điểm 11h ngày 28/05, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM vẫn chưa có thông báo về việc giao dịch trở lại của sàn HoSE vào các ngày sắp tới.


(Theo CafeF)

 

SCIC lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2007

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, năm 2007, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đạt doanh thu 1.150 tỷ đồng, lãi trước thuế hơn 1.000 tỷ đồng.

Đến hết năm 2007, SCIC nhận bàn giao vốn Nhà nước tại 845 doanh nghiệp với số vốn Nhà nước tại thời điểm bàn giao là hơn 7.470 tỷ đồng.

Trong đó, các bộ, ngành Trung ương đã chuyển giao vốn tại 137 doanh nghiệp với số vốn tại thời điểm bàn giao là hơn 4.710 tỷ đồng, các tỉnh, thành phố là 708 doanh nghiệp với số vốn tại thời điểm bàn giao là hơn 2.750 tỷ đồng.

SCIC đã bán phần vốn Nhà nước tại 34 công ty với giá trị hơn 70 tỷ đồng, thu về cho Nhà nước 390 tỷ đồng.

Vừa qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, SCIC đã triển khai việc mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để góp phần ổn định thị trường. Tuy nhiên, con số cụ thể về hoạt động này cho đến nay vẫn chưa được công bố.

(Theo TTXVN)

 

Sàn chứng khoán lại sập

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau khoảng 1 giờ mở cửa hôm qua 27.5, lệnh mua bán của các nhà đầu tư không thể nhập vào hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Theo một thông báo phát đi sau đó, HOSE cho biết, nguyên nhân là do "sự cố kỹ thuật bất thường" và phiên giao dịch ngày 27.5 chính thức không thể tiếp tục vì sự cố này.

Sập mạng

9 giờ 5 phút, sàn chứng khoán Rồng Việt phát đi thông báo với nội dung sever của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM bị trục trặc nên không thể nhận lệnh. Trái ngược với thái độ bức xúc tại các sự cố những lần trước đây, các nhà đầu tư có mặt trên sàn giao dịch phiên này khá bình thản. Một số nhà đầu tư hỏi với lên: "Phiên 2 thế nào, có tiếp tục không?". Có tiếng trả lời từ phía trong quầy giao dịch vọng ra: "Phiên 2 chắc vẫn bình thường, nhưng phải chờ thông báo từ Sở Giao dịch mới biết". Trong khi chờ đợi, có nhà đầu tư còn đùa rằng, đây là tín hiệu phục hồi của thị trường sau 16 phiên giảm điểm liên tục. Dù chưa biết phiên 2 thế nào nhưng các nhà đầu tư cũng lục đục kéo nhau đi... uống cà phê, một số nhà đầu tư nán lại để tán dóc câu chuyện đang dang dở, chủ đề vẫn xoay quanh sự cố sập mạng của HOSE.

Chiều 27.5, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có công văn khẩn 1100/SGDHCM-TV gửi các công ty chứng khoán thành viên; các công ty niêm yết và Trung tâm Lưu ký chứng khoán thông báo sẽ tiếp tục ngừng giao dịch phiên ngày 28.5. Việc ngừng giao dịch để khắc phục sự cố giao dịch xảy ra vào ngày 27.5 và đã được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Sở Giao dịch chứng khoán cũng cho biết sẽ tạm ngừng phát hành bản tin thị trường chứng khoán kể từ ngày 28.5 cho đến khi hệ thống giao dịch được khắc phục và hoạt động bình thường trở lại.

Ông Giang - một nhà đầu tư có mặt tại Công ty chứng khoán Rồng Việt đặt vấn đề, trước đây, thị trường chứng khoán giao dịch sôi động, giao dịch lớn dẫn đến trục trặc kỹ thuật thì có thể hiểu nổi. Nhưng nay thị trường bán nhiều hơn mua, giá trị giao dịch ở mức rất thấp mà xảy ra sự cố kỹ thuật thì đúng là khó hiểu. "Nếu như phiên giao dịch tới, thị trường chứng khoán giao dịch bình thường và tăng giá thì việc dừng giao dịch có hiệu quả. Tuy nhiên, trong khi chưa thấy có biện pháp nào đưa ra ngăn dòng giảm giá thì việc dừng giao dịch do sự cố kỹ thuật như hôm nay sẽ là sự kiện không tốt trong phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam" - ông Giang nói. Tại một số sàn giao dịch khác, các nhà đầu tư cũng kéo nhau ra quán cà phê "thư giãn" sau hơn 3 tuần mất điểm liên tục của VN-Index.

Lỗi kỹ thuật, bao giờ chấm dứt?

Một số công ty chứng khoán được hỏi đều cho rằng họ là thành viên của HOSE nên không có nhận xét gì trước sự cố này. Trước sự cố này, ông Huy Nam, chuyên gia tài chính - chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, việc sập mạng của HOSE diễn ra "tương đối liên tục", cứ vài tháng lại thấy có sự cố một lần là "không ổn". "Nếu đang trong giai đoạn thị trường chứng khoán nóng, các nhà đầu tư mua, bán tấp nập, những sự cố kiểu này thì thiệt hại không tính được. Điều này thể hiện một khâu yếu trong tổ chức" - ông Nam nói. Trên thực tế, sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM chính thức ngừng giao dịch lúc 8 giờ 53 phút ngày 27.5. Gần 15 giờ ngày 27.5, chúng tôi liên lạc với Tổng giám đốc HOSE - ông Trần Đắc Sinh và ông Sinh cho biết HOSE vẫn đang khắc phục sự số. Chiều qua, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thông báo hủy toàn bộ lệnh đã nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sáng nay.

Khá bình thản trước việc sập mạng nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn bức xúc. Một nhà đầu tư cho rằng, nhà đầu tư là khách hàng của HOSE, nếu xảy ra sự cố từ phía HOSE làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư thì HOSE phải xin lỗi các nhà đầu tư và có giải thích rõ ràng chứ không thể cứ đơn giản đổ cho "lỗi kỹ thuật" là xong. Đồng tình với ý kiến này, một chuyên gia chứng khoán cũng cho rằng, nhà đầu tư là thành phần quan trọng tham gia và phát triển thị trường chứng khoán, HOSE cần thông tin đầy đủ đến nhà đầu tư về sự cố kỹ thuật ngày 27.5 bởi nó sẽ tác động đến lòng tin của nhà đầu tư vào những phiên chứng khoán sau này.

* Một số sự cố tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong thời gian qua:

Ngày 8.12.2006: Sau giao dịch đợt 1, hệ thống giao dịch tại Hose bị lỗi kỹ thuật khiến các thông tin trên bảng giá ở các công ty chứng khoán không được cập nhật. Hose phải thông báo ngưng giao dịch đợt 2 và 3.

Ngày 2.2.2007: Hệ thống máy chủ tại HOSE không cập nhật kết quả cuối ngày 1.2.2007 để làm giá tham chiếu mà vẫn thể hiện kết quả cuối ngày 31.1.2007.

Ngày 21.8.2007: Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu STB của nhà đầu tư nước ngoài được mở lên 49% thay vì 30%. Hose thông báo do nhầm lẫn của nhân viên Trung tâm Lưu ký chứng khoán TP.HCM và khắc phục ngay trong phiên giao dịch.

Ngày 30.8.2007: Bảng giá điện tử của các công ty chứng khoán thành viên Hose không nhận được tín hiệu đường truyền từ đợt 1 đến đợt 2. Theo HOSE, do lỗi của nhân viên kỹ thuật đã để xảy ra tình trạng trùng địa chỉ IP của máy chủ với một máy khác.

(Theo ThanhNien)

 

Sự cố trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM đã tác động không nhỏ đến tâm lý NĐT cũng như hoạt động của các công ty CK.

Theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, gần một tiếng sau khi mở cửa giao dịch phiên sáng nay, vào lúc 8h53, lệnh mua bán của các nhà đầu tư đã không thể nhập vào hệ thống giao dịch của Sở GDCK TP HCM.

Theo thông tin từ VnExpress, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thông báo hủy toàn bộ lệnh đã nhập vào hệ thống giao dịch trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa sáng nay, do lỗi kỹ thuật khiến 'sập' sàn..

Quyết định hủy bỏ lệnh đã nhập đã được UBCK Nhà nước cho phép. Đây là lần đầu tiên sở giao dịch phải hủy bỏ một phiên giao dịch vì sự cố kỹ thuật được HOSE thừa nhận là bất thường.

Theo các NĐT thì sự cố này là khá bất ngờ. Sau khi sự cố diễn ra khoảng 15 phút nhà đầu tư đã được thông báo về sự cố từ đại diện sàn. Như ở sàn của CTCK Thiên Việt, công ty thực hiện thông báo bằng bảng sile cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên như nhà NĐT Bùi Văn Tuấn, việc "sập sàn" lần này đã tác động sâu sắc tới tâm lý nhà đầu tư. Hi vọng của nhà đầu tư vào thị trường cũng có thể vì đó mà ít đi. Thậm chí còn có những nhà đầu tư “tiêu cực” còn cho rằng đây là một “động thái cố ý” để xem phản ứng của thị trường, mở đường cho khả năng tạm ngưng giao dịch?

Với nhóm nhà đầu tư “bám sàn” sau sự cố vẫn ở lại chờ những động thái mới và bàn tán tới cuối phiên giao dịch.

Theo đại diện một CTCK, thái độ của nhà đầu tư trong sáng nay phân luồng rất rõ. Nhà đầu tư trước sự cố có ý định “bán ra” hi vọng thị trường sau sự cố sẽ có những tín hiệu tích cực. Nhà đầu tư định “mua vào” thì vẫn băn khoăn vì chưa mua được theo dự định và có thể sau đây sẽ có những biến động không nằm trong mong đợi.

Đại diện công ty chứng khoán khác cho biết, tuy sự cố này có ảnh hưởng đến hoạt động công ty (cụ thể như phí giao dịch) nhưng trong thời điểm thị trường kém thanh khoản như hiện tại thì ảnh hưởng đó là không nhiều. Theo công ty này, đây là sự cố nghiêm trọng, không thể chấp nhận được, chứng tỏ hệ thống kỹ thuật của Sở GDCK TP HCM có vấn đề.

Tính đến 16h15 chiều nay, 27/05, các công ty chứng khoán vẫn chưa nhận được thông báo gì từ Sở về phiên giao dịch ngày mai.

Trước đó, ngày 08.12.2006, toàn bộ hệ thống giao dịch điện tử của Trung tâm Chứng khoán TP HCM và hơn 20 công ty chứng khoán cũng đã bị tê liệt, các bảng giao dịch trực tuyến trống trơn không có bất cứ số liệu nào. Trung tâm đã phải quyết định ngừng giao dịch ít phút sau khi mở cửa.

Hồi tháng 2/2007, sàn TP HCM cũng từng phải đóng cửa với lý do lỗi kỹ thuật, vào lúc thị trường đang rất nóng.

(Theo CafeF)

 

Nên triển khai các công cụ đầu tư mới

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sự suy giảm kéo dài của TTCK không chỉ về giá mà cả về tính thanh khoản là đề tài cho hàng loạt biện pháp nhằm cứu thị trường.

Nguyên nhân của sự đi xuống, ngoài việc bắt nguồn từ một số yếu tố như tình trạng lạm phát cao, cung cầu trên thị trường mất cân đối, niềm tin của NĐT vào thị trường bị "bào mòn"... còn do TTCK nước ta khá "thô sơ", chưa có đủ nghiệp vụ và công cụ đầu tư cần thiết giúp thị trường phát triển ổn định trong dài hạn.

Các nghiệp vụ đầu tư như bán khống (short sales), mua ký quỹ (margin account, còn gọi là mua khống), và đặc biệt là công cụ phái sinh như quyền chọn (options) thực ra không hề xa lạ đối với nhà quản lý cũng như NĐT. Vấn đề là làm thế nào để đưa chúng vào thực tiễn, thời điểm nào là hợp lý?

Bán khống và mua ký quỹ

Việc chưa sử dụng các nghiệp vụ như mua ký quỹ, bán khống chủ yếu là do những lo ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của NĐT. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng đối với vàng, kênh đầu tư song song với chứng khoán và bất động sản.

Thực tiễn trên Sàn giao dịch vàng Sài Gòn cho thấy, NĐT hoạt động chủ yếu bằng bán khống, mua ký quỹ, vậy tại sao chúng ta không thể áp dụng hai công cụ đầu tư trên cho thị trường chứng khoán?

Xin trích dẫn cơ chế giao dịch vàng thông qua hai nghiệp vụ nói trên. Giao dịch trên sàn vàng ít nhất là 50 lượng với giá trị tương đương 900 triệu đồng. Đa số nhà đầu tư chỉ mở tài khoản với số vốn dưới giá trị này, phần còn lại cần thiết cho giao dịch (mua hoặc bán) được sự hỗ trợ cho vay từ phía tổ chức môi giới trên cơ sở ký quỹ nhất định (7% số lượng giao dịch).

Với khối lượng giao dịch trung bình từ 200.000 - 300.000 lượng/ngày, giá trị giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi ngày. Sàn giao dịch vàng đang là kênh giao dịch hấp dẫn thu hút một lượng lớn NĐT. Từ đó có thể thấy, mua ký quỹ và bán khống hoàn toàn có thể được áp dụng trong đầu tư chứng khoán với những biện pháp đảm bảo như ký quỹ hay cầm cố.

Theo quan điểm của người viết, các nghiệp vụ này có tác dụng nhất định trong việc bình ổn thị trường, điều hòa cung cầu trong dài hạn.

Trước đây, những lúc thị trường tăng quá nóng hoặc rơi vào tình trạng ảm đạm trong thời gian dài, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán đối với các NHTM không quá 3%) và rồi sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN (hạn mức tín dụng dành cho đầu tư chứng khoán của các NHTM không quá 20% vốn điều lệ) của Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác dụng tạm thời, mà không có hiệu quả về lâu dài.

Do đó, nếu có thêm các công cụ đầu tư mới thì chính các nhà đầu tư sẽ là người trực tiếp tham gia điều tiết, đưa thị trường về trạng thái cân bằng.

Công cụ phái sinh

Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh là quyền chọn sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu được đưa vào áp dụng.

Đối với NĐT, thay vì phải bỏ ra ngay một khoản tiền lớn để mua chứng khoán, họ chỉ phải bỏ ra một khoản phí nhất định để mua quyền mua hoặc mua quyền bán để tự bảo vệ tránh khỏi rủi ro, bởi quyền chọn cho phép họ có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện.

Với tính chất như vậy, quyền chọn đặc biệt hấp dẫn NĐT. Ngoài ý nghĩa cải thiện tình hình thị trường, các công cụ phái sinh còn mang tới cho thị trường thêm nhiều NĐT mới.

Bốn giải pháp

- Bộ Tài chính cần sớm ban hành các văn bản, quy chế cụ thể cho phép cũng như hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đầu tư nêu trên. Luật Chứng khoán cũng đã mở ra khả năng này khi cho phép CTCK thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm 9, Điều 71).

- Các CTCK đào tạo chuyên sâu cán bộ của mình chuẩn bị cho các nghiệp vụ đầu tư mới, đồng thời tích cực đề xuất với cơ quan quản lý để được sớm triển khai các nghiệp vụ này.

- NHNN nghiên cứu những quy định cụ thể về quy chế tín dụng một khi các tổ chức kinh doanh chứng khoán được phép triển khai các nghiệp vụ trên, bởi Quyết định 03 hiện nay không phù hợp với các nghiệp vụ này.

- NĐT cần trang bị thêm những kiến thức mới để có thể sử dụng linh hoạt các công cụ đầu tư khác nhau, nhằm ngăn ngừa rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân.

(Theo DTCK)

 

Tìm vốn từ nhà đầu tư ngoại: Bài toán khó

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Một số DN lại đang tính đến phương án thực hiện bán cổ phần "tại gia" cho các tổ chức nước ngoài.

Kênh huy động vốn trên TTCK trong nước đang bế tắc khi thị trường vẫn liên tục sụt giảm, trong khi đó nguồn vay tín dụng ngày càng khó khăn hơn bởi lãi suất tăng cao chóng mặt khiến nhiều DN đã và đang tìm cách khai thác nguồn vốn ngoại để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh.

Một số DN lớn tại Việt Nam đã tính đến phương án niêm yết tại TTCK nước ngoài để được tiếp cận thêm một kênh huy động vốn mới (như Vinamilk, SSI, Tân Tạo…), nhưng do nhiều vấn đề có tính pháp lý như: chế độ kế toán, công bố thông tin, hệ thống thanh toán... giữa các cơ quan quản lý TTCK chưa được hoàn tất, nên hướng đi này của các DN chưa thể thành hiện thực.

Thay vì ra nước ngoài chào bán chứng khoán, một số DN lại đang tính đến phương án thực hiện bán cổ phần "tại gia" cho các tổ chức nước ngoài.

Bước sang năm 2008, trước những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, VIB Bank vẫn dự kiến tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. Ngân hàng này đang xem xét việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Một ngân hàng khác là VPBank cũng đã kết thúc cuộc làm việc với Tập đoàn OCBC - tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore để đi đến thống nhất việc hoàn tất thủ tục trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên mức 15%.

Cũng với mục đích huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã bán cho Tập đoàn Bank Invest (Đan Mạch) hơn 5% vốn điều lệ.

Ngoài những DN đã đạt được những thỏa thuận với đối tác nước ngoài như trên, nhiều DN khác cũng đang tìm hướng kết nối với các tổ chức đầu tư ngoại thông qua việc mời họ mua cổ phần của DN mình.

Với tỷ lệ sở hữu tối đa của người nước ngoài trong DN niêm yết là 49%, khối ngân hàng là 30%, việc tìm kiếm đối tác ngoại để củng cố năng lực tài chính và cải thiện chất lượng quản trị là cách làm được nhiều DN niêm yết và chưa niêm yết tính đến.

Tuy nhiên, bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam lúc này đang đặt những DN muốn tìm kiếm đối tác ngoại vào một tình thế bất lợi, do hầu hết đối tác đều trả giá thấp cho các khoản cổ phần chào bán của DN.

Ngoài ra, không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với khó khăn, nên các nhà đầu tư ngoại trở nên chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư và "mặc cả" cẩn thận trong từng giao dịch mua bán. Đây là những khó khăn khách quan mà DN gặp phải trên con đường tìm đối tác ngoại.

(Theo DTCK)

 

Cẩn thận, bán hớ!

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Trên thị trường OTC, dân môi giới đang tìm cách dìm giá một số loại cổ phiếu của những công ty tốt để gom hàng cho khách.

Dưới nhiều tên đăng ký, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp này được rao bán với giá giảm dần, ít nhất khoảng 5% mỗi ngày.

Giám đốc một công ty xây lắp cho biết, cổ đông của công ty rất lo lắng khi theo dõi diễn biến giá qua các mạng giao dịch. Nhưng khi ông cho bộ phận tài chính hỏi mua thì không thể nào mua được với giá rao bán.

Gọi đến các số điện thoại rao bán cổ phiếu của công ty với giá rẻ chỉ nhận được những lời hứa hẹn chung chung. Nếu căn cứ trên những tin rao bán này, nhà đầu tư bán cổ phiếu thật chắc chắn sẽ hớ.

Những thông tin rao bán cổ phiếu OTC được xác thực bởi CTCK như An Phát, An Phú xuất hiện ngày càng nhiều, chứng tỏ vai trò của các CTCK tham gia vào thị trường OTC lúc này là rất cần thiết.

Cổ phiếu một số công ty bất động sản, công ty sản xuất vật liệu cơ bản vẫn đang được các nhà đầu cơ quan tâm. Bởi nhiều công ty loại này có quỹ đất lớn, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng cơ bản đạt lợi nhuận rất cao trong 4 tháng đầu năm 2008.

Nhưng cũng giống như mua cổ phiếu niêm yết, nhà đầu tư mua cổ phiếu OTC vẫn đang chờ đợi cho giá giảm hơn nữa. Chỉ có điều, giá cổ phiếu OTC không tự động giảm từng ngày như cổ phiếu trên sàn nếu không có giao dịch. Vì vậy, "dìm giá" là động tác "kỹ thuật" được tung ra, để cổ phiếu đã rẻ lại thêm "bèo".

(Theo VnEconomy)

 

Sắp có diễn đàn về thị trường vốn

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

“Thị trường Vốn/Nợ/Trái phiếu Việt Nam từ góc nhìn của những chuyên gia hàng đầu của ngành tài chính Việt Nam”.

Đây là một trong bốn chuyên đề chuyên sâu tại Diễn đàn Cựu sinh viên Toàn cầu, dự kiến sẽ tổ chức trong hai ngày 30, 31/5/2008 tại Khách sạn Sheraton, Tp.HCM.

Chủ đề của Diễn đàn năm nay là “Việt Nam: Ngôi sao đang lên”, do ông Sesto Vecchi - Cộng sự điều hành Công ty Tư vấn luật Russin & Vecchi, tốt nghiệp đại học Wharton (Mỹ) năm 1958 và bà Đàm Bích Thủy - Tổng giám đốc ANZ Việt Nam tốt nghiệp khóa MBA tại Wharton năm 1996 là đồng Chủ tọa của Diễn đàn.

Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của hàng trăm các diễn giả là các lãnh đạo các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam và Mỹ, những người có kinh nghiệm lâu năm tại Wharton.

Được biết, Diễn đàn Cựu sinh viên toàn cầu là hoạt động thường niên của Đại học Wharton và được tổ chức tại các trung tâm kinh tế quan trọng và phát triển kinh doanh trên toàn thế giới, đem tới cho cựu sinh viên cơ hội để học hỏi về những thời cơ kinh doanh, đồng thời gặp gỡ và trao đổi với các nhà cầm quyền chính phủ và những nhà đứng đầu các doanh nghiệp trong khu vực.

Các diễn đàn này đã được tổ chức trước đó tại những thành phố lớn trên thế giới như Thượng Hải, Mumbai, Mexico City, Rio de Janeiro và Paris.

(Theo VnEconomy)

 

Chứng khoán thế giới: Mua được giá hời

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Ngày 27/5, chứng khoán châu Á đồng loạt tăng điểm do giới đầu tư săn tìm các cổ phiếu blue chip đã tụt giảm nhiều phiên trước đó.

Chứng khoán châu Á: Hiện diện màu xanh

Chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ ba đồng loạt tăng điểm sau nhiều ngày giao dịch trong sắc đỏ. Với năm phiên giảm điểm trước đó khiến các cổ phiếu ở nhiều thị trường về mức hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư săn tìm cổ phiếu giá đã xuống thấp đã đẩy thị trường đi lên và tạo tâm lý tích cực cho toàn khu vực.

Sau hai tuần giảm điểm, chứng khoán Nhật đã tăng điểm trở lại nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu khối tài chính, các công ty sản xuất giấy, trong đó cổ phiếu của Mitsubishi Paper Mills tăng 9,1%, Hokuetsu Paper Mills tăng 7,8%... do ngành giấy được dự báo sẽ có kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian tới. Bên cạnh đó, giới phân tích nhận định, do cổ phiếu của nhiều hãng liên tục giảm nên lúc này là thích hợp để mua vào.

Tuy nhiên khối lượng giao dịch lại giảm so với mức trung bình của các ngày giao dịch trước đó do nhiều nhà đầu tư vẫn đang trong kỳ nghỉ ở Anh và Mỹ. Nhưng họ cũng nhận định rằng khối lượng giao dịch sẽ ổn định trở lại sau khi các nhà đầu tư quay lại thị trường Nhật từ hai nước này.

Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 203,12 điểm, tương đương 1,48%, đóng cửa ở mức 13.893,31.

Điểm qua thị trường Hồng Kông, thị trường này phiên giao dịch hôm thứ ba đã lên điểm với động lực đến từ sự khởi sắc của nhiều blue chip như Sun Hung Kai Properties, China BlueChemical, CNOOC. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,64%.

Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này tăng 0,81%. Chỉ số KOSPI Composite của Hàn Quốc tăng 1,37%. Chỉ số Straits Times của Singapore tăng 0,39%.

Chứng khoán Trung Quốc phiên này đã lấy lại đà tăng sau khi giảm hơn 3% phiên trước đó. Cổ phiếu khối tài chính tăng điểm trong khi cổ phiếu của một số hãng dầu mỏ lại đi xuống do lo ngại về sự thua lỗ trong hoạt động lọc đầu sẽ tăng lên. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,32%, trong đó cổ phiếu của công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất Đại lục là CITIC Securities tăng hơn 3%, Haitong Securities tăng gần 8%.

Thị trường

Chỉ số

Phiên trước Đóng cửa Tăng / giảm (điểm) Tăng / giảm (%)
Mỹ Dow Jones 12.479,63 N/A N/A N/A
Nasdaq 2.444,67 N/A N/A N/A
S&P 500 1.375,93 N/A N/A N/A
Anh FTSE 100 6.087,30 N/A N/A N/A
Đức DAX 6.953,84 N/A N/A N/A
Pháp CAC 40 4.937,84 N/A N/A N/A
Đài Loan Taiwan Weighted 8.707,83 8.778,39 +70,56 +0,81
Nhật Nikkei 225 13.690,19 13.893,31 +203,12 +1,48
Hồng Kông Hang Seng 24.127,31 24.282,04 +154,73 +0,64
Hàn Quốc KOSPI Composite 1.800,58 1.825,23 +24,65 +1,37
Singapore Straits Times 3.103,30 3.115,35 +12,05 +0,39
Trung Quốc Shanghai Composite 3.364,54 3.375,41 +10,86 +0,32
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg

(Theo VnEconomy)

 

Ngày 30/5 tới đây, sàn Hà Nội sẽ tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ đợt 5 do Kho bạc Nhà nước phát hành với khối lượng 500 tỷ đồng.

Số trái phiếu này có kỳ hạn 3 năm, được phát hành ngày 6/3/2008, ngày đáo hạn 3/6/2011, bán bằng mệnh giá, phát hành dưới hình thức ghi sổ. Thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn và thanh toán lãi hàng năm.

Phương thức đấu thầu là kết hợp đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. Khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu. Sau khi phát hành, trái phiếu được niêm yết tại sàn Hà Nội.

Đấu thầu trái phiếu CP là một kênh huy động vốn của nhà nước. Theo đó người phát hành TP giống như người đi vay nên mong muốn đi vay với mức lãi suât càng thấp càng tốt. Còn tổ chức tham gia đấu thầu(có điều kiện nhất định) đóng vai trò là người cho vay và mong muốn cho vay với mức lãi suất càng cao càng tốt. Như vậy khi hai bên thỏa mãn lãi suất thì trúng thầu.

Tại HASTC hiện nay có 63 thành viên đủ điều kiện tham gia đấu thầu: bao gồm 9 thành viên là các ngân hàng, quỹ đầu tư nước ngoài, các thành viên còn lại chủ yếu là các NHTM, CTCK và công ty bảo hiểm trong nước...

Được biết từ năm 2007 đấu thầu trái phiếu chính phủ được triển khai theo hình thức lô lớn nhưng chia là nhiều đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn.

Từ đầu năm 2008 đến nay các đợt phát hành trái phiếu đều không thành công vì mức lãi suất trần BTC đưa ra không theo kịp lãi suất yêu cầu của các tổ chức tham gia đấu thầu. Như các phiên ngày 7/3 lãi suất đăng ký thấp nhất 9,3%/năm, trong khi lãi suất trần mà Bộ Tài chính đưa ra là 8,8%/năm. Ngày 14/3, Lãi suất đăng ký thấp nhất là 9%/năm, trong khi lãi suất trần mà Bộ Tài chính đưa ra là 8,5%/năm

Phiên ngày 16/5, mức lãi suất mà 2 thành viên tham gia đăng ký lần lượt là 10,50% và 15%/năm. trong lãi suất trần được Kho bạc Nhà nước đưa ra chỉ là 8,9%/ năm .

Ngoài nguyên nhân lãi suất còn một nguyên nhân quan trọng nữa thị trường trái phiếu chưa thực sự phát triển, tính thanh khoản chưa cao, loại TPCP có kỳ hạn dài (từ 5 năm trở lên), không hấp dẫn nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Thực tế thì những đợt phát hành TPCP trước đây có kỳ hạn 2 - 3 năm đều thành công.

Như vậy trong đợt phát hành này kỳ hạn trái phiếu đã được điều chỉnh xuống còn 3 năm, tuy nhiên còn phải xem xét mức lãi suất mà BTC đưa ra liệu có phù hợp với tình tình lạm phát để thu hút vốn của các tổ chức tham gia đấu thầu.

(Theo CafeF)

 

Hấp dẫn cổ phiếu ngành cao su

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khi những ngành nhiều rủi ro như tài chính, bất động sản không còn hấp dẫn thì cổ phiếu của ngành cao su, thực phẩm... lại nhận được nhiều quan tâm.

Ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, vươn lên trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo Bộ Công thương, năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 715 ngàn tấn cao su, trị giá 1,393 tỷ USD.

Ngành cao su tự nhiên đang có nhiều thuận lợi để thuận lợi để phát triển như ngành công nghiệp oto thế giới đang có tốc độ phát triển rất nhanh, dẫn đến nhu cầu sử dụng lốp xe rất lớn (phần lớn lượng cao su tự nhiên được sử dụng để sản xuất lốp xe). Bên cạnh đó, giá dầu thô - nguồn nguyên liệu chính để sản xuất cao su tổng hợp - tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất cao su tổng hợp nên nhiều nhà sản xuất đã chuyển sang sử dụng cao su tự nhiên.

Mặt khác, giá mủ cao su tự nhiên tăng mạnh đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho các doanh nghiệp trồng và khai thác mủ cao su. Các doanh nghiệp ngành cao su cũng nhận được sự quan tâm nhiều hơn của giới đầu tư.

Cho đến nay, Việt Nam mới chỉ có 63% diện tích cao su được đưa vào khai thác, do đó tiềm năng phát triển còn rất lớn. Bên cạnh việc phát triển nguồn cao su trong nước, các doanh nghiệp cũng đang tích cực đầu tư trồng mới các đồn điền cao su lớn tại Lào và Cam pu chia .

Hầu hết các doanh nghiệp cao su lớn của nước ta đều trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG). Trong đó, có 4 doanh nghiệp đã niêm yết là CTCP Cao su Đồng Phú, CTCP Cao su Hoà Bình, CTCP Cao su Thống Nhất, CTCP Cao su Tây Ninh. Tuy đây chỉ là những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ so với các doanh nghiệp khác trong ngành nhưng các kết quả kinh doanh những năm gần đây đều có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng.

Trong vòng 2 năm, từ 2005-2007, doanh thu của nhiều doanh nghiệp đã tăng từ 50-60%, đặc biệt lợi nhuận tăng từ 80-100%. Năm 2007, lợi nhuận của DPR – công ty có quy mô lớn nhất so với 3 doanh nghiệp còn lại (về vốn, diện tích vườn, sản lượng) – đạt hơn 230 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2005.

So với các ngành khác, mức giá hiện tại của các doanh nghiệp cao su là khá hấp dẫn, chỉ số P/E nhỏ hơn 10. Bên cạnh đó, hầu hết các công ty đều có tỷ suất lợi nhuận, chỉ số EPS đạt mức cao. Ngoại trừ TNC, ba cổ phiếu còn lại đều có EPS đạt khá cao (trên 5.000đ). HRC là cổ phiếu có EPS cao nhất (7725đ) và cũng đang có P/E thấp nhất (7,5).

Tuy là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhưng các doanh nghiệp cao su phải đối mặt với không ít khó khăn như tính thời vụ và sự phụ phụ thuộc vào sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc (chiếm 80% lượng xuất khẩu). Bên cạnh đó, thiên tai (hạn hán, bão lũ…) cũng là một rủi ro rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng, sản lượng khai thác.

Trong một tháng trở lại đây, nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực mua vào hai cổ phiếu DPR và TRC với khối lượng lớn. Tính chung từ đầu năm, họ đã mua ròng (mua-bán) tổng cộng gần 1,9 triệu cổ phiếu DPR và 1,3 triệu cổ phiếu TRC (đứng 7 và 12 trong top những cổ phiếu được mua vào nhiều nhất).

Doanh nghiệp

Doanh thu

2007

LNST

2007

EPS

(đồng)

Vốn điều lệ

Giá trị thị trường

P/E

DPR

CTCP cao su Đồng Phú

703,8

230,6

5.756

400,0

1852,0

8,0

HRC

CTCP Cao su Hoà Bình

296,0

133,8

7.725

172,6

838,8

6,3

TNC

CTCP Cao su Thống Nhất

165,7

33,4

1.735

192,5

277,2

8,3

TRC

CTCP Cao su Tây Ninh

491,9

177,4

5.910

300,0

1965,0

11,1


(Theo CafeF)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày