Thao túng thị trường: chế tài chưa đủ mạnh
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chế tài trên TTCK đối với các hành vi như giao dịch nội gián hay thao túng thị trường chưa đa dạng và đủ mạnh để ngăn ngừa và chống các hành vi này.
UBCK vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 100 triệu đồng đối với ông Trương Đình Khởi, trong khi hành vi của ông này được xác định là thao túng thị trường.
Về nguyên tắc, các hành vi vi phạm đều bị xử phạt, dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào tính chất, mức độ, ảnh hưởng và các dấu hiệu pháp lý khác.
Mục đính của việc xử phạt (hành chính, dân sự, hình sự) là nhằm răn đe, giáo dục, nâng cao nhận thức hành vi pháp luật của xã hội và khắc phục hậu quả, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và các quy định pháp luật được tuân thủ.
Hành lang lập pháp và lập quy đã đề ra khung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, với các quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, khung xử phạt, thẩm quyền xử phạt hành chính.
Có thể nói, các quyết định xử phạt hành chính đúng nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền, đúng với khung xử phạt áp dụng đối với hành vi cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu khác của pháp luật hành chính được xem là hợp pháp và có hiệu lực thi hành và mục đích là đảm bảo các trật tự hành chính đã nêu trong các văn bản pháp luật về nội dung.
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay đã đưa ra được một số nguyên tắc chung về các hành vi sai phạm, tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ xem xét hành vi dưới góc độ pháp luật hành chính, mà chưa xem xét các góc độ khác như trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.
Theo tôi, có nhiều cách tiếp cận về một quyết định xử phạt hành chính từ các góc độ, đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý thì các nguyên tắc nêu trên luôn phải được xem xét nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các cá nhân và tổ chức liên quan trong quan hệ pháp luật về hành chính.
(Theo DTCK)
UBCK vừa ban hành quyết định xử phạt hành chính 100 triệu đồng đối với ông Trương Đình Khởi, trong khi hành vi của ông này được xác định là thao túng thị trường.
Về nguyên tắc, các hành vi vi phạm đều bị xử phạt, dưới nhiều hình thức, phụ thuộc vào tính chất, mức độ, ảnh hưởng và các dấu hiệu pháp lý khác.
Mục đính của việc xử phạt (hành chính, dân sự, hình sự) là nhằm răn đe, giáo dục, nâng cao nhận thức hành vi pháp luật của xã hội và khắc phục hậu quả, đảm bảo các nguyên tắc cơ bản và các quy định pháp luật được tuân thủ.
Hành lang lập pháp và lập quy đã đề ra khung xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, với các quy định cụ thể về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, khung xử phạt, thẩm quyền xử phạt hành chính.
Có thể nói, các quyết định xử phạt hành chính đúng nguyên tắc xử phạt, thẩm quyền, đúng với khung xử phạt áp dụng đối với hành vi cụ thể và đáp ứng được các yêu cầu khác của pháp luật hành chính được xem là hợp pháp và có hiệu lực thi hành và mục đích là đảm bảo các trật tự hành chính đã nêu trong các văn bản pháp luật về nội dung.
Về cơ bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam hiện nay đã đưa ra được một số nguyên tắc chung về các hành vi sai phạm, tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ xem xét hành vi dưới góc độ pháp luật hành chính, mà chưa xem xét các góc độ khác như trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.
Theo tôi, có nhiều cách tiếp cận về một quyết định xử phạt hành chính từ các góc độ, đối tượng khác nhau.
Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học pháp lý thì các nguyên tắc nêu trên luôn phải được xem xét nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ các cá nhân và tổ chức liên quan trong quan hệ pháp luật về hành chính.
(Theo DTCK)
0 Responses to Thao túng thị trường: chế tài chưa đủ mạnh
Something to say?