Nên triển khai các công cụ đầu tư mới
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sự suy giảm kéo dài của TTCK không chỉ về giá mà cả về tính thanh khoản là đề tài cho hàng loạt biện pháp nhằm cứu thị trường.
Nguyên nhân của sự đi xuống, ngoài việc bắt nguồn từ một số yếu tố như tình trạng lạm phát cao, cung cầu trên thị trường mất cân đối, niềm tin của NĐT vào thị trường bị "bào mòn"... còn do TTCK nước ta khá "thô sơ", chưa có đủ nghiệp vụ và công cụ đầu tư cần thiết giúp thị trường phát triển ổn định trong dài hạn.
Các nghiệp vụ đầu tư như bán khống (short sales), mua ký quỹ (margin account, còn gọi là mua khống), và đặc biệt là công cụ phái sinh như quyền chọn (options) thực ra không hề xa lạ đối với nhà quản lý cũng như NĐT. Vấn đề là làm thế nào để đưa chúng vào thực tiễn, thời điểm nào là hợp lý?
Bán khống và mua ký quỹ
Việc chưa sử dụng các nghiệp vụ như mua ký quỹ, bán khống chủ yếu là do những lo ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của NĐT. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng đối với vàng, kênh đầu tư song song với chứng khoán và bất động sản.
Thực tiễn trên Sàn giao dịch vàng Sài Gòn cho thấy, NĐT hoạt động chủ yếu bằng bán khống, mua ký quỹ, vậy tại sao chúng ta không thể áp dụng hai công cụ đầu tư trên cho thị trường chứng khoán?
Xin trích dẫn cơ chế giao dịch vàng thông qua hai nghiệp vụ nói trên. Giao dịch trên sàn vàng ít nhất là 50 lượng với giá trị tương đương 900 triệu đồng. Đa số nhà đầu tư chỉ mở tài khoản với số vốn dưới giá trị này, phần còn lại cần thiết cho giao dịch (mua hoặc bán) được sự hỗ trợ cho vay từ phía tổ chức môi giới trên cơ sở ký quỹ nhất định (7% số lượng giao dịch).
Với khối lượng giao dịch trung bình từ 200.000 - 300.000 lượng/ngày, giá trị giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi ngày. Sàn giao dịch vàng đang là kênh giao dịch hấp dẫn thu hút một lượng lớn NĐT. Từ đó có thể thấy, mua ký quỹ và bán khống hoàn toàn có thể được áp dụng trong đầu tư chứng khoán với những biện pháp đảm bảo như ký quỹ hay cầm cố.
Theo quan điểm của người viết, các nghiệp vụ này có tác dụng nhất định trong việc bình ổn thị trường, điều hòa cung cầu trong dài hạn.
Trước đây, những lúc thị trường tăng quá nóng hoặc rơi vào tình trạng ảm đạm trong thời gian dài, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán đối với các NHTM không quá 3%) và rồi sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN (hạn mức tín dụng dành cho đầu tư chứng khoán của các NHTM không quá 20% vốn điều lệ) của Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác dụng tạm thời, mà không có hiệu quả về lâu dài.
Do đó, nếu có thêm các công cụ đầu tư mới thì chính các nhà đầu tư sẽ là người trực tiếp tham gia điều tiết, đưa thị trường về trạng thái cân bằng.
Công cụ phái sinh
Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh là quyền chọn sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu được đưa vào áp dụng.
Đối với NĐT, thay vì phải bỏ ra ngay một khoản tiền lớn để mua chứng khoán, họ chỉ phải bỏ ra một khoản phí nhất định để mua quyền mua hoặc mua quyền bán để tự bảo vệ tránh khỏi rủi ro, bởi quyền chọn cho phép họ có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện.
Với tính chất như vậy, quyền chọn đặc biệt hấp dẫn NĐT. Ngoài ý nghĩa cải thiện tình hình thị trường, các công cụ phái sinh còn mang tới cho thị trường thêm nhiều NĐT mới.
Bốn giải pháp
- Bộ Tài chính cần sớm ban hành các văn bản, quy chế cụ thể cho phép cũng như hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đầu tư nêu trên. Luật Chứng khoán cũng đã mở ra khả năng này khi cho phép CTCK thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm 9, Điều 71).
- Các CTCK đào tạo chuyên sâu cán bộ của mình chuẩn bị cho các nghiệp vụ đầu tư mới, đồng thời tích cực đề xuất với cơ quan quản lý để được sớm triển khai các nghiệp vụ này.
- NHNN nghiên cứu những quy định cụ thể về quy chế tín dụng một khi các tổ chức kinh doanh chứng khoán được phép triển khai các nghiệp vụ trên, bởi Quyết định 03 hiện nay không phù hợp với các nghiệp vụ này.
- NĐT cần trang bị thêm những kiến thức mới để có thể sử dụng linh hoạt các công cụ đầu tư khác nhau, nhằm ngăn ngừa rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân.
(Theo DTCK)
Nguyên nhân của sự đi xuống, ngoài việc bắt nguồn từ một số yếu tố như tình trạng lạm phát cao, cung cầu trên thị trường mất cân đối, niềm tin của NĐT vào thị trường bị "bào mòn"... còn do TTCK nước ta khá "thô sơ", chưa có đủ nghiệp vụ và công cụ đầu tư cần thiết giúp thị trường phát triển ổn định trong dài hạn.
Các nghiệp vụ đầu tư như bán khống (short sales), mua ký quỹ (margin account, còn gọi là mua khống), và đặc biệt là công cụ phái sinh như quyền chọn (options) thực ra không hề xa lạ đối với nhà quản lý cũng như NĐT. Vấn đề là làm thế nào để đưa chúng vào thực tiễn, thời điểm nào là hợp lý?
Bán khống và mua ký quỹ
Việc chưa sử dụng các nghiệp vụ như mua ký quỹ, bán khống chủ yếu là do những lo ngại về rủi ro mất khả năng thanh toán của NĐT. Tuy nhiên, điều này dường như không đúng đối với vàng, kênh đầu tư song song với chứng khoán và bất động sản.
Thực tiễn trên Sàn giao dịch vàng Sài Gòn cho thấy, NĐT hoạt động chủ yếu bằng bán khống, mua ký quỹ, vậy tại sao chúng ta không thể áp dụng hai công cụ đầu tư trên cho thị trường chứng khoán?
Xin trích dẫn cơ chế giao dịch vàng thông qua hai nghiệp vụ nói trên. Giao dịch trên sàn vàng ít nhất là 50 lượng với giá trị tương đương 900 triệu đồng. Đa số nhà đầu tư chỉ mở tài khoản với số vốn dưới giá trị này, phần còn lại cần thiết cho giao dịch (mua hoặc bán) được sự hỗ trợ cho vay từ phía tổ chức môi giới trên cơ sở ký quỹ nhất định (7% số lượng giao dịch).
Với khối lượng giao dịch trung bình từ 200.000 - 300.000 lượng/ngày, giá trị giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi ngày. Sàn giao dịch vàng đang là kênh giao dịch hấp dẫn thu hút một lượng lớn NĐT. Từ đó có thể thấy, mua ký quỹ và bán khống hoàn toàn có thể được áp dụng trong đầu tư chứng khoán với những biện pháp đảm bảo như ký quỹ hay cầm cố.
Theo quan điểm của người viết, các nghiệp vụ này có tác dụng nhất định trong việc bình ổn thị trường, điều hòa cung cầu trong dài hạn.
Trước đây, những lúc thị trường tăng quá nóng hoặc rơi vào tình trạng ảm đạm trong thời gian dài, Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (khống chế dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán đối với các NHTM không quá 3%) và rồi sau đó là Quyết định 03/2008/QĐ-NHNN (hạn mức tín dụng dành cho đầu tư chứng khoán của các NHTM không quá 20% vốn điều lệ) của Ngân hàng Nhà nước chỉ có tác dụng tạm thời, mà không có hiệu quả về lâu dài.
Do đó, nếu có thêm các công cụ đầu tư mới thì chính các nhà đầu tư sẽ là người trực tiếp tham gia điều tiết, đưa thị trường về trạng thái cân bằng.
Công cụ phái sinh
Xét về quy mô thị trường cũng như môi trường đầu tư hiện tại, việc nghiên cứu đưa vào áp dụng các công cụ đầu tư là hết sức cần thiết. Một sản phẩm đặc trưng cho công cụ phái sinh là quyền chọn sẽ nâng cao đáng kể tính thanh khoản cho TTCK nếu được đưa vào áp dụng.
Đối với NĐT, thay vì phải bỏ ra ngay một khoản tiền lớn để mua chứng khoán, họ chỉ phải bỏ ra một khoản phí nhất định để mua quyền mua hoặc mua quyền bán để tự bảo vệ tránh khỏi rủi ro, bởi quyền chọn cho phép họ có quyền mà không có nghĩa vụ phải thực hiện.
Với tính chất như vậy, quyền chọn đặc biệt hấp dẫn NĐT. Ngoài ý nghĩa cải thiện tình hình thị trường, các công cụ phái sinh còn mang tới cho thị trường thêm nhiều NĐT mới.
Bốn giải pháp
- Bộ Tài chính cần sớm ban hành các văn bản, quy chế cụ thể cho phép cũng như hướng dẫn thực hiện các nghiệp vụ đầu tư nêu trên. Luật Chứng khoán cũng đã mở ra khả năng này khi cho phép CTCK thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính (Điểm 9, Điều 71).
- Các CTCK đào tạo chuyên sâu cán bộ của mình chuẩn bị cho các nghiệp vụ đầu tư mới, đồng thời tích cực đề xuất với cơ quan quản lý để được sớm triển khai các nghiệp vụ này.
- NHNN nghiên cứu những quy định cụ thể về quy chế tín dụng một khi các tổ chức kinh doanh chứng khoán được phép triển khai các nghiệp vụ trên, bởi Quyết định 03 hiện nay không phù hợp với các nghiệp vụ này.
- NĐT cần trang bị thêm những kiến thức mới để có thể sử dụng linh hoạt các công cụ đầu tư khác nhau, nhằm ngăn ngừa rủi ro cũng như tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân.
(Theo DTCK)
0 Responses to Nên triển khai các công cụ đầu tư mới
Something to say?