VN-Index khó trụ nổi ngưỡng 400 điểm
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngày 26-5, chỉ số VN-Index còn 420,51 điểm, giảm 7,54 điểm (-1,76%). Khối lượng giao dịch khoảng 5,1 triệu đơn vị chuyển nhượng; giá trị giao dịch đạt 313,050 tỷ đồng.
Như vậy, trong gần 1 tháng qua, VN-Index mất gần 100 điểm. Kể từ phiên giao dịch ngày 25-4, VN-Index đang ở ngưỡng 515,88 điểm đến nay VN-Index chỉ còn lại 420,51 điểm. Xu hướng thị trường vẫn đang giảm mạnh, chưa thấy mức hỗ trợ nào đáng kể.
Phiên 26-5, khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 1,5 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 75,4 tỷ đồng.
Trong tổng số 154 mã chứng khoán niêm yết, chỉ có 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 6 mã không có giao dịch và 141 mã giảm kịch sàn.
2 mã tăng điểm phiên này là HMC và ICF cùng tăng trần 200 đồng/cp lên các mức giá lần lượt 19.300 đồng/cổ phiếu và 12.500 đồng/cổ phiếu.
6 mã không có giao dịch phiên này là HAX, HBD, HTV, PAC, SDN và TCT.
Phiên này, nhóm cổ phiếu ngành dược vẫn tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, thị giá của DHG còn 156.000 đồng/cp, giảm 3.000 đồng/cp; IMP còn 115.000 đồng/cp, giảm 2.000 đồng/cp; DMC còn 102.000 đồng/cp, giảm 2.000 đồng/cp. Tiếp đó là nhóm cổ phiếu Vinpearl, Vincom như VPL giảm 2.000 đồng/cp còn 115.000 đồng/cp; VIC giảm 1.500 đồng/cp còn 74.000 đồng/cp...
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất phiên là VIC với 432.440 đơn vị. Kế đến là các mã SGT với 166.550 đơn vị, DPR với 153.330 đơn vị, DPM với 104.980 đơn vị, VNM với 73.400 đơn vị
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên này cũng giảm mạnh so với các phiên trước. Họ mua vào 41 mã chứng khoán với tổng khối lượng 370.220 đơn vị, tương đương giá trị 19,523 tỷ đồng (chiếm 25,89% giao dịch toàn thị trường); Bán ra 21 mã chứng khoán với tổng khối lượng 127.450 đơn vị, tổng giá trị 8,863 tỷ đồng (chiếm 11,75% giao dịch toàn thị trường).
Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận mua vào 4 loại trái phiếu với khối lượng 2.200.000 đơn vị, tương đương giá trị 207,538 tỷ đồng; đồng thời bán ra 3 loại trái phiếu với khối lượng 2.000.000 đơn vị, tương đương giá trị 189,518 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPR là mã được mua vào nhiều nhất với 8.776 đơn vị, chiếm 23,70% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là VNM với 7.149 đơn vị, SGT với 4.000 đơn vị, DPM với 2.965 đơn vị, CII với 1.866 đơn vị.
* Trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index còn 125,46 điểm, giảm 2,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khoảng 527.780 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 12,2 tỷ đồng.
Phiên này có 6 cổ phiếu tăng giá, 90 cổ phiếu giảm giá và 41 cổ phiếu không có giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 9 mã cổ phiếu với tổng khối lượng 18.400 đơn vị với giá trị 460,5 triệu đồng; bán ra 01 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 100 đơn vị với giá trị 1,3 triệu đồng.
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PAN với 7.000 đơn vị, chiếm 80,46% tổng khối lượng giao dịch. Giá bình quân của PAN đạt 26.000 đồng/cổ phiếu.
Mã duy nhất được nhà đầu tư nước ngoài bán ra là DAE với 100 cổ phiếu, chiếm 100% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Giá bình quân của DAE đạt 13.200 đồng/cổ phiếu.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 mã giảm giá là KBC giảm 100 đồng/cổ phiếu còn 174.500 đồng; TBC giảm 200 đồng/cổ phiếu còn 11.900 đồng; BCC giảm 400 đồng/cổ phiếu còn 13.900 đồng; BTS giảm 400 đồng/cổ phiếu còn 15.100 đồng; PVI giảm 700 đồng/cổ phiếu còn 25.900 đồng; PVS giảm 800 đồng/cổ phiếu còn 28.300 đồng; NTP giảm 1.000 đồng/cổ phiếu còn 33.900 đồng; BVS giảm 1.400 đồng/cổ phiếu còn 46.000 đồng; ACB giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn 52.600 đồng.
1 mã đứng giá tham chiếu là VNR giữ nguyên mức giá tham chiếu.
(Theo TuoiTre)
Như vậy, trong gần 1 tháng qua, VN-Index mất gần 100 điểm. Kể từ phiên giao dịch ngày 25-4, VN-Index đang ở ngưỡng 515,88 điểm đến nay VN-Index chỉ còn lại 420,51 điểm. Xu hướng thị trường vẫn đang giảm mạnh, chưa thấy mức hỗ trợ nào đáng kể.
Phiên 26-5, khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ giảm mạnh, chỉ đạt khoảng 1,5 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 75,4 tỷ đồng.
Trong tổng số 154 mã chứng khoán niêm yết, chỉ có 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 6 mã không có giao dịch và 141 mã giảm kịch sàn.
2 mã tăng điểm phiên này là HMC và ICF cùng tăng trần 200 đồng/cp lên các mức giá lần lượt 19.300 đồng/cổ phiếu và 12.500 đồng/cổ phiếu.
6 mã không có giao dịch phiên này là HAX, HBD, HTV, PAC, SDN và TCT.
Phiên này, nhóm cổ phiếu ngành dược vẫn tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, thị giá của DHG còn 156.000 đồng/cp, giảm 3.000 đồng/cp; IMP còn 115.000 đồng/cp, giảm 2.000 đồng/cp; DMC còn 102.000 đồng/cp, giảm 2.000 đồng/cp. Tiếp đó là nhóm cổ phiếu Vinpearl, Vincom như VPL giảm 2.000 đồng/cp còn 115.000 đồng/cp; VIC giảm 1.500 đồng/cp còn 74.000 đồng/cp...
Cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất phiên là VIC với 432.440 đơn vị. Kế đến là các mã SGT với 166.550 đơn vị, DPR với 153.330 đơn vị, DPM với 104.980 đơn vị, VNM với 73.400 đơn vị
Về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên này cũng giảm mạnh so với các phiên trước. Họ mua vào 41 mã chứng khoán với tổng khối lượng 370.220 đơn vị, tương đương giá trị 19,523 tỷ đồng (chiếm 25,89% giao dịch toàn thị trường); Bán ra 21 mã chứng khoán với tổng khối lượng 127.450 đơn vị, tổng giá trị 8,863 tỷ đồng (chiếm 11,75% giao dịch toàn thị trường).
Bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài còn giao dịch thỏa thuận mua vào 4 loại trái phiếu với khối lượng 2.200.000 đơn vị, tương đương giá trị 207,538 tỷ đồng; đồng thời bán ra 3 loại trái phiếu với khối lượng 2.000.000 đơn vị, tương đương giá trị 189,518 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPR là mã được mua vào nhiều nhất với 8.776 đơn vị, chiếm 23,70% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là VNM với 7.149 đơn vị, SGT với 4.000 đơn vị, DPM với 2.965 đơn vị, CII với 1.866 đơn vị.
* Trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index còn 125,46 điểm, giảm 2,47 điểm. Tổng khối lượng giao dịch khoảng 527.780 cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch đạt 12,2 tỷ đồng.
Phiên này có 6 cổ phiếu tăng giá, 90 cổ phiếu giảm giá và 41 cổ phiếu không có giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài phiên này mua vào 9 mã cổ phiếu với tổng khối lượng 18.400 đơn vị với giá trị 460,5 triệu đồng; bán ra 01 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 100 đơn vị với giá trị 1,3 triệu đồng.
Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PAN với 7.000 đơn vị, chiếm 80,46% tổng khối lượng giao dịch. Giá bình quân của PAN đạt 26.000 đồng/cổ phiếu.
Mã duy nhất được nhà đầu tư nước ngoài bán ra là DAE với 100 cổ phiếu, chiếm 100% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Giá bình quân của DAE đạt 13.200 đồng/cổ phiếu.
Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 9 mã giảm giá là KBC giảm 100 đồng/cổ phiếu còn 174.500 đồng; TBC giảm 200 đồng/cổ phiếu còn 11.900 đồng; BCC giảm 400 đồng/cổ phiếu còn 13.900 đồng; BTS giảm 400 đồng/cổ phiếu còn 15.100 đồng; PVI giảm 700 đồng/cổ phiếu còn 25.900 đồng; PVS giảm 800 đồng/cổ phiếu còn 28.300 đồng; NTP giảm 1.000 đồng/cổ phiếu còn 33.900 đồng; BVS giảm 1.400 đồng/cổ phiếu còn 46.000 đồng; ACB giảm 1.600 đồng/cổ phiếu còn 52.600 đồng.
1 mã đứng giá tham chiếu là VNR giữ nguyên mức giá tham chiếu.
(Theo TuoiTre)
0 Responses to VN-Index khó trụ nổi ngưỡng 400 điểm
Something to say?