Ngày đầu tuần không yên ả của chứng khoán thế giới
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đồng loạt mất điểm trong ngày thứ hai, 26/5. Trong khi tại châu Á, hãng sản xuất điện thoại hàng đầu China Mobile công bố những khoản lỗ khổng lồ thì Swiss Bank, ngân hàng lớn nhất châu Âu cũng thông báo tổn thất lên tới 37 tỷ đôla.
Tại thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm gần 2,4%, tương đương 586,7 điểm, do sự e ngại của giới đầu tư về việc tăng của giá dầu sẽ dẫn tới nạn lạm phát và sự suy yếu của nền kinh tế. Bên cạnh đó những tổn thất của China Mobile, một trong những hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, cũng có tác động không nhỏ đến thị trường Hong Kong.
Hãng trên đã công bố khoản lỗ tới 26 tỷ USD sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ phân bố lại thị trường sản xuất điện thoại di động để tăng khả năng cạnh tranh cho các hãng điện thoại di động nhỏ. Ông Alfred Chan, người phụ trách mảng giao dịch của Công ty Cheer Pearl Investment, cho hay chỉ riêng sự sụt điểm của cổ phiếu China Mobile đã “đóng góp” tới 260 điểm trừ cho chỉ số Hang Seng.
Tiếp bước phiên giao dịch tồi tệ nhất trên thị trường phố Wall trong vòng ba tháng qua, thị trường Nhật cũng có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng sáu tuần gần đây.
Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 2,3% xuống chỉ còn 13.690.20 trong ngày đầu tuần do sự suy yếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Honda và ảnh hưởng từ sự mất điểm của phố Wall..
Ông Takahiko Murai, một cán bộ quản lý cấp cao của Công ty Chứng khoán Nozomi, cho rằng diễn biến của chứng khoán Nhật chỉ là sự điều chỉnh của thị trường nước này trước viễn cảnh bi quan về một cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, giá dầu liên tục phá kỷ lục cũng làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát và sự sụt giảm trong tiêu dùng của người dân Nhật.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng có một phiên giao dịch đầu tuần không mấy tốt đẹp khi chỉ số tổng hợp Shang Hai đóng cửa tại 3.364,54, đánh dấu mức sụt giảm 3,13%. Sau trận động đất kinh hoàng khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, nước này hôm qua lại phải hứng chịu thêm một cơn dư chấn gây thiệt hại đáng kể về người và của.
Tại châu Âu, ngân hàng Thụy Sỹ, ngân hàng lớn nhất châu Âu, thông báo tổn thất tới 37 tỷ đôla do cuộc khủng hoảng tín dụng, nhà đất, và thị trường cầm cố tại Mỹ. Tuy nhiên hai trong số các thị trường chính tại Châu Âu là thị trường Pháp và Đức đều tăng điểm nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu của các công ty viễn thông và sản xuất khí đốt. Chỉ sốc DAC 40 của Pháp tăng 0,08% trong khi chỉ số DAX của Đức tăng 0.14%.
Trong một diễn biến khác, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm tới 1,53%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 3 tới nay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự mất giá của các cổ phiếu khai khoáng, cùng sự leo thang của giá dầu.
Thứ hai, ngày 26/5, thị trường chứng khoán Mỹ ngừng giao dịch do nghỉ lễ.
(Theo Reuters & Bloomberg)
Tại thị trường Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm gần 2,4%, tương đương 586,7 điểm, do sự e ngại của giới đầu tư về việc tăng của giá dầu sẽ dẫn tới nạn lạm phát và sự suy yếu của nền kinh tế. Bên cạnh đó những tổn thất của China Mobile, một trong những hãng sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới, cũng có tác động không nhỏ đến thị trường Hong Kong.
Hãng trên đã công bố khoản lỗ tới 26 tỷ USD sau khi chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ phân bố lại thị trường sản xuất điện thoại di động để tăng khả năng cạnh tranh cho các hãng điện thoại di động nhỏ. Ông Alfred Chan, người phụ trách mảng giao dịch của Công ty Cheer Pearl Investment, cho hay chỉ riêng sự sụt điểm của cổ phiếu China Mobile đã “đóng góp” tới 260 điểm trừ cho chỉ số Hang Seng.
Tiếp bước phiên giao dịch tồi tệ nhất trên thị trường phố Wall trong vòng ba tháng qua, thị trường Nhật cũng có phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng sáu tuần gần đây.
Chỉ số Nikkei 225 giảm tới 2,3% xuống chỉ còn 13.690.20 trong ngày đầu tuần do sự suy yếu của các nhà xuất khẩu lớn như Canon, Honda và ảnh hưởng từ sự mất điểm của phố Wall..
Ông Takahiko Murai, một cán bộ quản lý cấp cao của Công ty Chứng khoán Nozomi, cho rằng diễn biến của chứng khoán Nhật chỉ là sự điều chỉnh của thị trường nước này trước viễn cảnh bi quan về một cuộc suy thoái của kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, giá dầu liên tục phá kỷ lục cũng làm tăng thêm nỗi lo về lạm phát và sự sụt giảm trong tiêu dùng của người dân Nhật.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng có một phiên giao dịch đầu tuần không mấy tốt đẹp khi chỉ số tổng hợp Shang Hai đóng cửa tại 3.364,54, đánh dấu mức sụt giảm 3,13%. Sau trận động đất kinh hoàng khiến hơn 10.000 người thiệt mạng, nước này hôm qua lại phải hứng chịu thêm một cơn dư chấn gây thiệt hại đáng kể về người và của.
Tại châu Âu, ngân hàng Thụy Sỹ, ngân hàng lớn nhất châu Âu, thông báo tổn thất tới 37 tỷ đôla do cuộc khủng hoảng tín dụng, nhà đất, và thị trường cầm cố tại Mỹ. Tuy nhiên hai trong số các thị trường chính tại Châu Âu là thị trường Pháp và Đức đều tăng điểm nhờ sự dẫn dắt của các cổ phiếu của các công ty viễn thông và sản xuất khí đốt. Chỉ sốc DAC 40 của Pháp tăng 0,08% trong khi chỉ số DAX của Đức tăng 0.14%.
Trong một diễn biến khác, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm tới 1,53%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 3 tới nay. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự mất giá của các cổ phiếu khai khoáng, cùng sự leo thang của giá dầu.
Thứ hai, ngày 26/5, thị trường chứng khoán Mỹ ngừng giao dịch do nghỉ lễ.
(Theo Reuters & Bloomberg)
0 Responses to Ngày đầu tuần không yên ả của chứng khoán thế giới
Something to say?