Nhiều công ty ngưng phát hành cổ phiếu
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), trong số khoảng 30 công ty đăng ký phát hành cổ phiếu tăng vốn từ đầu năm tới nay đã có 10 công ty chính thức xin tạm ngưng kế hoạch này.
Cổ đông chiến lược cũng lui quân
Cuối năm 2007, Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) thông báo phát hành hơn 10 triệu cổ phần cho người lao động, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược và nhà đầu tư lớn để tăng vốn điều lệ lên 250 tỉ đồng. Tuy nhiên, số cổ phần thực hiện trên thực tế chỉ đạt gần 5,5 triệu cổ phần bởi cổ đông chiến lược và nhà đầu tư lớn không mua do thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi. Để hoàn tất việc phát hành, Savico chuyển việc phát hành số cổ phần còn lại sang quý 1/2008, nhưng đến thời điểm này cũng quyết định hoãn tiếp bởi so với cuối năm 2007, thị trường thời điểm này đã giảm quá mạnh, quá sâu. Việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ với trên 4,5 triệu cổ phần còn lại cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư lớn sẽ linh động "lựa chọn đối tượng, số lượng, giá bán và thời điểm phát hành sao cho có lợi nhất cho công ty" - ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Tổng giám đốc Savico nói.
Nếu như Savico vẫn đang chờ thời cơ hợp lý để phát hành số cổ phần bị "ế" còn lại từ đợt phát hành trước, thì Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) đã chính thức tuyên bố hoãn vô thời hạn việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 70 tỉ đồng lên 140 tỉ đồng, do giá cổ phiếu của công ty rớt quá mạnh. Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) cũng có công văn gửi SSC xin hoãn kế hoạch phát hành trên 4,6 triệu cổ phiếu đợt 2 cho cổ đông hiện hữu vì thị trường không thuận lợi. Tương tự, Công ty cổ phần dệt lưới Sài Gòn (SFN) cũng chính thức không tăng vốn điều lệ lên 80 tỉ đồng như dự kiến... Giám đốc một công ty đang chuẩn bị đệ đơn xin hoãn việc phát hành cổ phiếu tăng vốn theo kế hoạch, nhận xét: phát hành cổ phiếu vào thời điểm này tỷ lệ thành công là rất ít. Chính vì vậy, danh sách các công ty xin ngưng phát hành cổ phiếu trong thời gian tới sẽ vẫn dài ra.
Tìm vốn "trong nhà"
Vay vốn ngân hàng thì khó khăn, lãi suất cao; huy động qua kênh thị trường chứng khoán cũng "hẹp cửa" do thị trường vẫn liên tục sụt giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi. Lời giải cho bài toán nguồn vốn của các công ty vẫn chưa có đáp án. Một số công ty đã tiến hành huy động vốn từ nhân viên trong cơ quan, từ người thân trong gia đình. Tuy nhiên, "kênh" gia đình hay nhân viên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu vốn của các công ty.
Ông Huy Nam, chuyên gia tài chính - chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, việc các công ty xin ngưng phát hành cổ phiếu tại thời điểm hiện nay là "hoàn toàn có thể thông cảm" bởi có thực hiện thì cũng khó thành công. Trên thực tế, VN-Index đang dần về với ngưỡng 400 điểm, ngưỡng thấp nhất trong 3 năm qua và chỉ còn trên 50% so với thời điểm đầu năm. Chính vì vậy, tâm lý nhà đầu tư hiện nay đang rất bi quan và việc "dụ" họ bỏ thêm tiền vào những đợt phát hành mới là chuyện vô cùng khó khăn. Mặc dù "thông cảm" cho các công ty nhưng ông Nam cũng lo lắng, việc hàng loạt công ty ngưng phát hành cổ phiếu tăng vốn cho thấy tình trạng kém lạc quan của thị trường chứng khoán. Công ty không có vốn, người lao động thiếu việc làm và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể với tình hình thị trường hiện nay, việc cổ phần hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thị trường vẫn đang tiếp tục đi xuống và cánh cửa huy động vốn từ chứng khoán cũng ngày càng khó khăn với các công ty. Đối mặt với thử thách và tìm lối thoát vượt qua giai đoạn khó khăn này, các công ty mới lại được lòng tin của nhà đầu tư và từ đó sẽ vực thị trường đi lên.
(Theo ThanhNien)
Cổ đông chiến lược cũng lui quân
Cuối năm 2007, Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico) thông báo phát hành hơn 10 triệu cổ phần cho người lao động, cổ đông hiện hữu, cổ đông chiến lược và nhà đầu tư lớn để tăng vốn điều lệ lên 250 tỉ đồng. Tuy nhiên, số cổ phần thực hiện trên thực tế chỉ đạt gần 5,5 triệu cổ phần bởi cổ đông chiến lược và nhà đầu tư lớn không mua do thị trường chứng khoán diễn biến không thuận lợi. Để hoàn tất việc phát hành, Savico chuyển việc phát hành số cổ phần còn lại sang quý 1/2008, nhưng đến thời điểm này cũng quyết định hoãn tiếp bởi so với cuối năm 2007, thị trường thời điểm này đã giảm quá mạnh, quá sâu. Việc phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ với trên 4,5 triệu cổ phần còn lại cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư lớn sẽ linh động "lựa chọn đối tượng, số lượng, giá bán và thời điểm phát hành sao cho có lợi nhất cho công ty" - ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Tổng giám đốc Savico nói.
Nếu như Savico vẫn đang chờ thời cơ hợp lý để phát hành số cổ phần bị "ế" còn lại từ đợt phát hành trước, thì Công ty cổ phần Xuyên Thái Bình (PAN) đã chính thức tuyên bố hoãn vô thời hạn việc phát hành 7,2 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 70 tỉ đồng lên 140 tỉ đồng, do giá cổ phiếu của công ty rớt quá mạnh. Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa (Bibica) cũng có công văn gửi SSC xin hoãn kế hoạch phát hành trên 4,6 triệu cổ phiếu đợt 2 cho cổ đông hiện hữu vì thị trường không thuận lợi. Tương tự, Công ty cổ phần dệt lưới Sài Gòn (SFN) cũng chính thức không tăng vốn điều lệ lên 80 tỉ đồng như dự kiến... Giám đốc một công ty đang chuẩn bị đệ đơn xin hoãn việc phát hành cổ phiếu tăng vốn theo kế hoạch, nhận xét: phát hành cổ phiếu vào thời điểm này tỷ lệ thành công là rất ít. Chính vì vậy, danh sách các công ty xin ngưng phát hành cổ phiếu trong thời gian tới sẽ vẫn dài ra.
Tìm vốn "trong nhà"
Vay vốn ngân hàng thì khó khăn, lãi suất cao; huy động qua kênh thị trường chứng khoán cũng "hẹp cửa" do thị trường vẫn liên tục sụt giảm và chưa có dấu hiệu phục hồi. Lời giải cho bài toán nguồn vốn của các công ty vẫn chưa có đáp án. Một số công ty đã tiến hành huy động vốn từ nhân viên trong cơ quan, từ người thân trong gia đình. Tuy nhiên, "kênh" gia đình hay nhân viên chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ so với nhu cầu vốn của các công ty.
Ông Huy Nam, chuyên gia tài chính - chứng khoán tại TP.HCM cho rằng, việc các công ty xin ngưng phát hành cổ phiếu tại thời điểm hiện nay là "hoàn toàn có thể thông cảm" bởi có thực hiện thì cũng khó thành công. Trên thực tế, VN-Index đang dần về với ngưỡng 400 điểm, ngưỡng thấp nhất trong 3 năm qua và chỉ còn trên 50% so với thời điểm đầu năm. Chính vì vậy, tâm lý nhà đầu tư hiện nay đang rất bi quan và việc "dụ" họ bỏ thêm tiền vào những đợt phát hành mới là chuyện vô cùng khó khăn. Mặc dù "thông cảm" cho các công ty nhưng ông Nam cũng lo lắng, việc hàng loạt công ty ngưng phát hành cổ phiếu tăng vốn cho thấy tình trạng kém lạc quan của thị trường chứng khoán. Công ty không có vốn, người lao động thiếu việc làm và nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng. Chưa kể với tình hình thị trường hiện nay, việc cổ phần hóa cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Thị trường vẫn đang tiếp tục đi xuống và cánh cửa huy động vốn từ chứng khoán cũng ngày càng khó khăn với các công ty. Đối mặt với thử thách và tìm lối thoát vượt qua giai đoạn khó khăn này, các công ty mới lại được lòng tin của nhà đầu tư và từ đó sẽ vực thị trường đi lên.
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Nhiều công ty ngưng phát hành cổ phiếu
Something to say?