Chứng khoán phiên đầu tuần: VN-Index giảm tiếp 1,76%
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cho dù đã giảm hết biên độ cho phép trong 15 phiên liên tiếp trước đó với chỉ số VN-Index mất hơn 18%, gần như toàn bộ các cổ phiếu vẫn tiếp tục bị bán đổ, bán tháo trong phiên giao dịch sáng 26/5.
Sức hấp dẫn của TTCK đối với các nhà đầu tư tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng và dầu có thể hạ nhiệt, khi mà kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong nước, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng cao; trong khi đó đầu ra (đặc biệt xuất khẩu) bị thu hẹp.
Tất cả các cổ phiếu có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM vẫn bị bán đổ, bán tháo ở mức giá chỉ bằng 40-45% so với đầu năm nay. Chỉ số VN-Index sáng 26/5 đã xuống dưới 420 điểm, chỉ bằng khoảng 35% so với đỉnh cao được thiết lập hồi tháng 3/2007.
Trên bảng điện tử, tình trạng dư mua trống trơn ở hầu hết các mã trong khi dư vẫn kín đặc với rất nhiều lệnh khối lượng lớn tiếp tục làm nản lòng các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 26/5, chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam (VN-Index) giảm phiên thứ 16 liên tiếp với 7,54 điểm (tương đương giảm 1,76%) xuống chỉ còn 420,51 điểm.
Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng 506,51 điểm (tương đương mất 54,64%).
Tính riêng trong 16 phiên vừa qua, chỉ số VN-Index đã giảm tổng cộng 101,85 điểm (tương đương giảm 19,61%).
Tổng khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phiên sáng nay tụt giảm, xuống chỉ còn hơn 1,5 triệu đơn vị, trị giá 75 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường (cả thoả thuận) là hơn 5,1 triệu đơn vị với giá trị 313 tỷ đồng
Trong tổng số 151 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn phiên này chỉ có 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 6 mã không có giao dịch, còn lại 141 mã khác tiếp tục giảm giá với hầu hết giảm sàn.
2 mã tăng điểm phiên này vẫn tiếp tục là cổ phiếu ICF của CTCP Đầu tư Thương mại Thuỷ sản tăng trần 200 đồng lên 12.500 đồng/cổ phiếu, mã còn lại là cổ phiếu HMC của CTCP Kim khí TP. HCM tăng 200 đồng lên 19.300 đồng/cổ phiếu.
Những mã không có giao dịch phiên này là HAX của CTCP Ô tô Hàng Xanh, HBD của CTCP Nhà Hoà Bình, HTV của CTCP Vận tải Hà Tiên, PAC của Pinaco, SDN của Sơn Đồng Nai và TCT của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh.
Về khối lượng khớp lệnh nhiều nhất, phiên này VIC của Vincom dẫn đầu với 432.440 cổ phiếu, tiếp đến là DPR (126.790 cp), SGT (114.550 cp), DPM (98.780 cp), VNM (72.400 cp), STB (43.150 cp)...Ngược lại phiên này có 36 mã chỉ có dưới 100 đơn vị được khớp lệnh.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên này cũng giảm mạnh khi họ mua vào 36 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng là chỉ là 364.620 đơn vị.
Trong đó, DPR được mua nhiều nhất là 87.760 cổ phiếu, tiếp đến là VNM (71.490 cp), SGT (40.000 cp), DPM (29.650 cp), CII (18.660 cp). Ngoài ra còn một số mã có khối lượng mua vào trên 10.000 đơn vị là HAS, CAN, NKD, PGC và PPC.
(Theo VietnamNet)
Sức hấp dẫn của TTCK đối với các nhà đầu tư tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh không có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng và dầu có thể hạ nhiệt, khi mà kinh tế thế giới vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trong nước, nhiều doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu vốn, chi phí đầu vào tăng cao; trong khi đó đầu ra (đặc biệt xuất khẩu) bị thu hẹp.
Tất cả các cổ phiếu có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM vẫn bị bán đổ, bán tháo ở mức giá chỉ bằng 40-45% so với đầu năm nay. Chỉ số VN-Index sáng 26/5 đã xuống dưới 420 điểm, chỉ bằng khoảng 35% so với đỉnh cao được thiết lập hồi tháng 3/2007.
Trên bảng điện tử, tình trạng dư mua trống trơn ở hầu hết các mã trong khi dư vẫn kín đặc với rất nhiều lệnh khối lượng lớn tiếp tục làm nản lòng các nhà đầu tư.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 26/5, chỉ số đại diện cho TTCK Việt Nam (VN-Index) giảm phiên thứ 16 liên tiếp với 7,54 điểm (tương đương giảm 1,76%) xuống chỉ còn 420,51 điểm.
Như vậy, tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã mất tổng cộng 506,51 điểm (tương đương mất 54,64%).
Tính riêng trong 16 phiên vừa qua, chỉ số VN-Index đã giảm tổng cộng 101,85 điểm (tương đương giảm 19,61%).
Tổng khối lượng giao dịch thông qua khớp lệnh của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ phiên sáng nay tụt giảm, xuống chỉ còn hơn 1,5 triệu đơn vị, trị giá 75 tỷ đồng. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường (cả thoả thuận) là hơn 5,1 triệu đơn vị với giá trị 313 tỷ đồng
Trong tổng số 151 mã cổ phiếu và 3 chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn phiên này chỉ có 2 mã tăng giá, 5 mã đứng giá, 6 mã không có giao dịch, còn lại 141 mã khác tiếp tục giảm giá với hầu hết giảm sàn.
2 mã tăng điểm phiên này vẫn tiếp tục là cổ phiếu ICF của CTCP Đầu tư Thương mại Thuỷ sản tăng trần 200 đồng lên 12.500 đồng/cổ phiếu, mã còn lại là cổ phiếu HMC của CTCP Kim khí TP. HCM tăng 200 đồng lên 19.300 đồng/cổ phiếu.
Những mã không có giao dịch phiên này là HAX của CTCP Ô tô Hàng Xanh, HBD của CTCP Nhà Hoà Bình, HTV của CTCP Vận tải Hà Tiên, PAC của Pinaco, SDN của Sơn Đồng Nai và TCT của CTCP Cáp treo Núi Bà Tây Ninh.
Về khối lượng khớp lệnh nhiều nhất, phiên này VIC của Vincom dẫn đầu với 432.440 cổ phiếu, tiếp đến là DPR (126.790 cp), SGT (114.550 cp), DPM (98.780 cp), VNM (72.400 cp), STB (43.150 cp)...Ngược lại phiên này có 36 mã chỉ có dưới 100 đơn vị được khớp lệnh.
Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài phiên này cũng giảm mạnh khi họ mua vào 36 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng là chỉ là 364.620 đơn vị.
Trong đó, DPR được mua nhiều nhất là 87.760 cổ phiếu, tiếp đến là VNM (71.490 cp), SGT (40.000 cp), DPM (29.650 cp), CII (18.660 cp). Ngoài ra còn một số mã có khối lượng mua vào trên 10.000 đơn vị là HAS, CAN, NKD, PGC và PPC.
(Theo VietnamNet)
0 Responses to Chứng khoán phiên đầu tuần: VN-Index giảm tiếp 1,76%
Something to say?