Vẫn có lý do để lạc quan về TTCK Việt Nam
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Cuộc đua lãi suất ngân hàng đang nóng bỏng. Đi ngược lại với nó, thị trường chứng khoán càng thêm nguội lạnh.
Ngày 23-5-2008, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm phiên thứ 15 liên tiếp, xuống chỉ còn 428,17 điểm. Như vậy, tính riêng trong 15 phiên vừa qua, chỉ số VN-Index đã giảm tổng cộng 94,19 điểm (tương đương giảm 18,13%), và nếu tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã mất 498,85 điểm (tương đương mất 53,8%).
Chỉ số VN-Index liên tục giảm mạnh do tâm lý của các nhà đầu tư (NĐT) đang xuống dốc. Nhiều NĐT lo lắng là liệu lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao có làm cho TTCK tụt sâu ?
Nhà đầu tư lúng túng
Ngay sau khi trần lãi suất được bãi bỏ, các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ồ ạt tăng lãi suất đầu vào, với mức cao nhất phổ biến 15%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên và 14%/năm từ 12 tháng trở xuống.
Nhiều chuyên gia nhận định, lãi suất tiền gửi ngân hàng đã cao hơn so với lợi nhuận bình quân của nền kinh tế, người gửi tiết kiệm đã có lời, vì vậy đã kích thích người gửi tiền vào thời điểm này.
Quan sát tại một số công ty chứng khoán cho thấy, đã có khá đông NĐT rút tiền trong tài khoản chứng khoán để chuyển sang gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Một số NĐT cho rằng, trong các kênh đầu tư hiện nay thì gửi tiết kiệm là lựa chọn hợp lý nhất. TTCK vẫn chưa có bình ổn trở lại và nếu có tăng trở lại thì còn xa mới trở lại thời kỳ tăng trưởng trước.
Thị trường bất động sản cũng đang xuống dốc. Thị trường vàng đang rất sôi động với sức nóng ngày càng lan tỏa mạnh đến thị trường nội địa, nhất là trong bối cảnh TTCK, thị trường bất động sản đang rơi vào thời kỳ suy yếu.
Chưa bao giờ giá vàng lại cao như thời gian gần đây, khiến nhiều người chưa kịp bỏ vốn vào vàng phải tiếc rẻ. Thế nhưng có nên đầu tư vào vàng lúc này là câu hỏi đang được nhiều NĐT băn khoăn vì giá vàng đã tăng quá cao và cũng chứa đựng đầy rủi ro bởi giá vàng tăng - giảm hết sức thất thường.
Nhiều chuyên gia kinh tế khuyên rằng người dân nên chọn kênh gửi tiết kiệm nhằm bảo đảm an toàn và có lãi, trong đó, nên chọn ngân hàng có uy tín để gửi, dù lãi suất có thấp hơn một chút nhưng lại ổn định, an toàn cho đồng vốn. Đồng thời chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn sẽ có lợi hơn (kỳ hạn tích hợp nhất là khoảng 1 tháng) để linh hoạt đồng tiền, lại chủ động trong quyết định đầu tư.
Nguồn tiền của các NĐT đang chuyển hướng sang ngân hàng, đồng thời cũng làm cho đồng tiền chảy vào TTCK thêm cạn kiệt. Không ít người lo ngại một khi NĐT rút vốn từ chứng khoán gửi vào ngân hàng nhiều sẽ càng khiến cho TTCK sụt giảm mạnh và khó có cơ hồi phục, tính thanh khoản của thị trường ngày càng xuống dốc, cả thị trường niêm yết cũng như thị trường OTC sẽ bị đóng băng.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, việc điều chỉnh biểu lãi suất của các NHTMCP có thể tạo ra những hiệu ứng chưa tốt đối với TTCK nhưng về dài hạn thì lại tác động tích cực đến sự phục hồi và ổn định của TTCK.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy, TTCK đã gánh chịu sự rối loạn từ thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ. Đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng tăng quá cao và biến động quá nhanh khiến người ta có cảm giác bất an như dấu hiệu rối loạn hệ thống, lo ngại sự mất thanh khoản của hệ thống.
Thị trường tiền tệ sẽ chuyển biến tích cực hơn
Với quyết định điều chỉnh biểu lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn thị trường tiền tệ, tạo hiệu quả nhanh hơn trong việc chống lạm phát về tiền tệ. DN sản xuất sẽ được lợi do chi phí đầu vào giảm xuống.
Các ngân hàng không phải gồng mình chịu trận trong cuộc đua lãi suất nghẹt thở và giúp tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống NHTMCP.
Mặt bằng lãi suất huy động mới sẽ giúp cải thiện đáng kế tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, làm giảm áp lực giải chấp, vừa góp phần giảm cung hàng, vừa giảm áp lực tâm lý cho NĐT.
Mặt khác, việc bảo đảm khả năng thanh khoản cho khối ngân hàng cũng có nghĩa, thị trường tài chính sẽ an toàn, bền vững hơn, doanh nghiệp có vốn để hoạt động, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế một cách lành mạnh, giúp khôi phục niềm tin vào thị trường.
Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản sẽ có 2 tác động chính:
Thứ nhất, góp phần tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền - tổ chức tín dụng - người vay vốn. Thứ hai, mức lãi suất này (tối đa là 18%/năm) tương đối phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, không gây nên xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng và sẽ không xảy ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng.
Nhìn chung, thị trường tiền tệ thời gian tới sẽ có chuyển biến tích cực hơn và độ ổn định của thị trường này sẽ tác động tốt đến TTCK. Đó cũng được xem là cơ sở quan trọng để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để TTCK hồi phục và phát triển lành mạnh.
Những tín hiệu tích cực này cũng trùng hợp với nhận định của Ngân hàng HSBC vừa đưa ra. Theo đó, tổ chức này vẫn giữ cái nhìn lạc quan về thị trường dù bối cảnh kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn.
HSBC cũng khuyên NĐT nên đầu tư dài hạn vào TTCK Việt Nam vì tuy rằng những khó khăn của Việt Nam chưa thể giải quyết được trong ngắn hạn nhưng hoàn toàn có thể mang lại những cơ hội trong dài hạn.
(Theo HanoiMoi)
Ngày 23-5-2008, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm phiên thứ 15 liên tiếp, xuống chỉ còn 428,17 điểm. Như vậy, tính riêng trong 15 phiên vừa qua, chỉ số VN-Index đã giảm tổng cộng 94,19 điểm (tương đương giảm 18,13%), và nếu tính từ đầu năm tới nay, chỉ số VN-Index đã mất 498,85 điểm (tương đương mất 53,8%).
Chỉ số VN-Index liên tục giảm mạnh do tâm lý của các nhà đầu tư (NĐT) đang xuống dốc. Nhiều NĐT lo lắng là liệu lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao có làm cho TTCK tụt sâu ?
Nhà đầu tư lúng túng
Ngay sau khi trần lãi suất được bãi bỏ, các Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) ồ ạt tăng lãi suất đầu vào, với mức cao nhất phổ biến 15%/năm kỳ hạn 12 tháng trở lên và 14%/năm từ 12 tháng trở xuống.
Nhiều chuyên gia nhận định, lãi suất tiền gửi ngân hàng đã cao hơn so với lợi nhuận bình quân của nền kinh tế, người gửi tiết kiệm đã có lời, vì vậy đã kích thích người gửi tiền vào thời điểm này.
Quan sát tại một số công ty chứng khoán cho thấy, đã có khá đông NĐT rút tiền trong tài khoản chứng khoán để chuyển sang gửi tiết kiệm hưởng lãi suất cao. Một số NĐT cho rằng, trong các kênh đầu tư hiện nay thì gửi tiết kiệm là lựa chọn hợp lý nhất. TTCK vẫn chưa có bình ổn trở lại và nếu có tăng trở lại thì còn xa mới trở lại thời kỳ tăng trưởng trước.
Thị trường bất động sản cũng đang xuống dốc. Thị trường vàng đang rất sôi động với sức nóng ngày càng lan tỏa mạnh đến thị trường nội địa, nhất là trong bối cảnh TTCK, thị trường bất động sản đang rơi vào thời kỳ suy yếu.
Chưa bao giờ giá vàng lại cao như thời gian gần đây, khiến nhiều người chưa kịp bỏ vốn vào vàng phải tiếc rẻ. Thế nhưng có nên đầu tư vào vàng lúc này là câu hỏi đang được nhiều NĐT băn khoăn vì giá vàng đã tăng quá cao và cũng chứa đựng đầy rủi ro bởi giá vàng tăng - giảm hết sức thất thường.
Nhiều chuyên gia kinh tế khuyên rằng người dân nên chọn kênh gửi tiết kiệm nhằm bảo đảm an toàn và có lãi, trong đó, nên chọn ngân hàng có uy tín để gửi, dù lãi suất có thấp hơn một chút nhưng lại ổn định, an toàn cho đồng vốn. Đồng thời chỉ nên gửi kỳ hạn ngắn sẽ có lợi hơn (kỳ hạn tích hợp nhất là khoảng 1 tháng) để linh hoạt đồng tiền, lại chủ động trong quyết định đầu tư.
Nguồn tiền của các NĐT đang chuyển hướng sang ngân hàng, đồng thời cũng làm cho đồng tiền chảy vào TTCK thêm cạn kiệt. Không ít người lo ngại một khi NĐT rút vốn từ chứng khoán gửi vào ngân hàng nhiều sẽ càng khiến cho TTCK sụt giảm mạnh và khó có cơ hồi phục, tính thanh khoản của thị trường ngày càng xuống dốc, cả thị trường niêm yết cũng như thị trường OTC sẽ bị đóng băng.
Theo nhận định của một số chuyên gia kinh tế, trong ngắn hạn, việc điều chỉnh biểu lãi suất của các NHTMCP có thể tạo ra những hiệu ứng chưa tốt đối với TTCK nhưng về dài hạn thì lại tác động tích cực đến sự phục hồi và ổn định của TTCK.
Thực tế trong thời gian qua cho thấy, TTCK đã gánh chịu sự rối loạn từ thị trường tiền tệ và chính sách tiền tệ. Đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng tăng quá cao và biến động quá nhanh khiến người ta có cảm giác bất an như dấu hiệu rối loạn hệ thống, lo ngại sự mất thanh khoản của hệ thống.
Thị trường tiền tệ sẽ chuyển biến tích cực hơn
Với quyết định điều chỉnh biểu lãi suất của Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc bình ổn thị trường tiền tệ, tạo hiệu quả nhanh hơn trong việc chống lạm phát về tiền tệ. DN sản xuất sẽ được lợi do chi phí đầu vào giảm xuống.
Các ngân hàng không phải gồng mình chịu trận trong cuộc đua lãi suất nghẹt thở và giúp tăng khả năng thanh khoản cho hệ thống NHTMCP.
Mặt bằng lãi suất huy động mới sẽ giúp cải thiện đáng kế tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, làm giảm áp lực giải chấp, vừa góp phần giảm cung hàng, vừa giảm áp lực tâm lý cho NĐT.
Mặt khác, việc bảo đảm khả năng thanh khoản cho khối ngân hàng cũng có nghĩa, thị trường tài chính sẽ an toàn, bền vững hơn, doanh nghiệp có vốn để hoạt động, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế một cách lành mạnh, giúp khôi phục niềm tin vào thị trường.
Đánh giá của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản sẽ có 2 tác động chính:
Thứ nhất, góp phần tạo nên mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người gửi tiền - tổ chức tín dụng - người vay vốn. Thứ hai, mức lãi suất này (tối đa là 18%/năm) tương đối phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, không gây nên xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng và sẽ không xảy ra cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng.
Nhìn chung, thị trường tiền tệ thời gian tới sẽ có chuyển biến tích cực hơn và độ ổn định của thị trường này sẽ tác động tốt đến TTCK. Đó cũng được xem là cơ sở quan trọng để kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nền tảng để TTCK hồi phục và phát triển lành mạnh.
Những tín hiệu tích cực này cũng trùng hợp với nhận định của Ngân hàng HSBC vừa đưa ra. Theo đó, tổ chức này vẫn giữ cái nhìn lạc quan về thị trường dù bối cảnh kinh tế vĩ mô còn gặp nhiều khó khăn.
HSBC cũng khuyên NĐT nên đầu tư dài hạn vào TTCK Việt Nam vì tuy rằng những khó khăn của Việt Nam chưa thể giải quyết được trong ngắn hạn nhưng hoàn toàn có thể mang lại những cơ hội trong dài hạn.
(Theo HanoiMoi)
0 Responses to Vẫn có lý do để lạc quan về TTCK Việt Nam
Something to say?