CTCK đua công nghệ
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Điểm lặng của thị trường đang là thời điểm diễn ra sự cạnh tranh sôi động của các CTCK trên nhiều phương diện.
Trong tháng 3, Sở GDCK TP. HCM đã công nhận tư cách thành viên cho 8 CTCK như Nhấp&Gọi, Phố Wall, Sen Vàng, Nam An, An Thành... Ngày 15/5, CTCK Euro Capital trở thành thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội.
Ra đời trong bối cảnh TTCK khó khăn và 80% thị phần môi giới đã bị chiếm lĩnh bởi 10 CTCK hàng đầu trong tổng số 87 CTCK đang hoạt động, hầu hết các CTCK mới đều coi công nghệ thông tin là vũ khí cạnh tranh không thể thiếu.
Một số công nghệ mới nhất đã được các công ty đầu tư và đưa vào sử dụng, cho phép nhà đầu tư tra cứu tài khoản tiền, chứng khoán, danh mục đầu tư… trực tuyến hoặc qua tin nhắn rất tiện lợi và nhanh chóng.
Tại CTCK Nhấp&Gọi, nhà đầu tư còn có thể truy vấn thông tin tự động qua điện thoại vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và hưởng nhiều tiện ích khác từ hệ thống tổng đài Call-Center (Nhấp&Gọi là công ty đầu tiên sử dụng hệ thống Call-Center của Cisco).
Giao dịch qua điện thoại là một hình thức không mới tại Việt Nam, nhưng một khó khăn mà các CTCK gặp phải là vấn đề quản lý và tích hợp thông tin tài khoản vào hệ thống quản lý cuộc gọi mà vẫn đảm bảo tính chính xác khi xác nhận nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lee Chiang, Giám đốc kinh doanh mảng thị trường thương mại của Cisco Việt Nam cho biết, hệ thống Call-Center được tích hợp với hệ thống bảo mật RSA, cho phép nhà đầu tư khi có nhu cầu truy vấn tài khoản, hệ thống chuyển ngữ tự động (Text To Speech - TTS) sẽ cung cấp thông tin qua giọng nói, mà không cần có sự can thiệp của nhân viên môi giới.
Nếu nhà đầu tư lựa chọn đặt lệnh qua điện thoại, toàn bộ thông tin liên quan của nhà đầu tư sẽ được hiển thị trên màn hình của nhân viên môi giới, giúp cho giao tiếp của nhà đầu tư với công ty được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng.
Mới đây, CTCK Rồng Việt cũng đã chính thức cho ra mắt hệ thống Call-Center của Siemens với một số tính năng tương tự như hệ thống của Cisco.
CTCK FPT cũng đã lần lượt cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ trực tuyến EZ phục vụ nhà đầu tư, gồm mở tài khoản trực tuyến, tra cứu tài khoản trực tuyến, đặt lệnh chuyển tiền trực tuyến, ứng trước tiền bán chứng khoán trực tuyến, thông tin trực tuyến, quản lý sổ cổ đông trực tuyến, hiện chuẩn bị ra mắt giao dịch cổ phiếu OTC trực tuyến EZ OTC.
Lo lắng nhất của các nhà đầu tư khi sử dụng các dịch vụ này là tính bảo mật của hệ thống. Trước đây, hệ thống truy vấn tài khoản và đặt lệnh qua điện thoại của CTCK Sao Việt cho phép khách hàng tự đổi mật khẩu.
Nhưng hiện nay, một số CTCK như FPTS, Vincom và Nhấp&Gọi đã sử dụng hệ thống bảo mật Token RSA. Theo đó, CTCK sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một thẻ bảo mật xác thực người dùng (Token). Thẻ này không chỉ giúp nhận diện người sử dụng bằng mã truy nhập, mật khẩu truy nhập mà còn kết hợp yếu tố ngẫu nhiên là mật khẩu tự sinh trên mỗi thẻ bảo mật.
Thời gian có hiệu lực của mỗi mật khẩu tự sinh được giới hạn (thường là 60 giây) và chỉ có hiệu lực xác thực thành công một lần duy nhất. Chức năng này giúp bảo vệ tối đa người dùng khỏi nguy cơ lấy cắp mật khẩu cũng như sử dụng lại mật khẩu, một trong những nguy cơ cao nhất của giao dịch trực tuyến.
Một số thắc mắc của nhà đầu tư liên quan tới tính minh bạch của hệ thống quản lý thông tin giao dịch tại một số CTCK đã hoạt động lâu năm như VCBS, HBBS... đều liên quan tới hệ thống công nghệ thông tin. Những vấn đề này sẽ được giảm thiểu nếu các nhà đầu tư có đủ tiện ích để tự kiểm tra các thông tin giao dịch của mình.
Việc chạy đua đầu tư công nghệ mới của các CTCK để chuẩn bị cho giai đoạn hiện đại hóa tất yếu của hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM, chuyển từ giao dịch thủ công sang giao dịch online. Giao dịch online không chỉ tiết kiệm thời gian tối đa cho nhà đầu tư, mà còn ngăn chặn được tiêu cực ở các CTCK trong đặt lệnh, tranh mua tranh bán với nhà đầu tư. Những tiêu cực này khó thể kiểm soát được với phương thức giao dịch hiện nay.
(Theo DTCK)
Trong tháng 3, Sở GDCK TP. HCM đã công nhận tư cách thành viên cho 8 CTCK như Nhấp&Gọi, Phố Wall, Sen Vàng, Nam An, An Thành... Ngày 15/5, CTCK Euro Capital trở thành thành viên của Trung tâm GDCK Hà Nội.
Ra đời trong bối cảnh TTCK khó khăn và 80% thị phần môi giới đã bị chiếm lĩnh bởi 10 CTCK hàng đầu trong tổng số 87 CTCK đang hoạt động, hầu hết các CTCK mới đều coi công nghệ thông tin là vũ khí cạnh tranh không thể thiếu.
Một số công nghệ mới nhất đã được các công ty đầu tư và đưa vào sử dụng, cho phép nhà đầu tư tra cứu tài khoản tiền, chứng khoán, danh mục đầu tư… trực tuyến hoặc qua tin nhắn rất tiện lợi và nhanh chóng.
Tại CTCK Nhấp&Gọi, nhà đầu tư còn có thể truy vấn thông tin tự động qua điện thoại vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và hưởng nhiều tiện ích khác từ hệ thống tổng đài Call-Center (Nhấp&Gọi là công ty đầu tiên sử dụng hệ thống Call-Center của Cisco).
Giao dịch qua điện thoại là một hình thức không mới tại Việt Nam, nhưng một khó khăn mà các CTCK gặp phải là vấn đề quản lý và tích hợp thông tin tài khoản vào hệ thống quản lý cuộc gọi mà vẫn đảm bảo tính chính xác khi xác nhận nhà đầu tư.
Tuy nhiên, ông Lee Chiang, Giám đốc kinh doanh mảng thị trường thương mại của Cisco Việt Nam cho biết, hệ thống Call-Center được tích hợp với hệ thống bảo mật RSA, cho phép nhà đầu tư khi có nhu cầu truy vấn tài khoản, hệ thống chuyển ngữ tự động (Text To Speech - TTS) sẽ cung cấp thông tin qua giọng nói, mà không cần có sự can thiệp của nhân viên môi giới.
Nếu nhà đầu tư lựa chọn đặt lệnh qua điện thoại, toàn bộ thông tin liên quan của nhà đầu tư sẽ được hiển thị trên màn hình của nhân viên môi giới, giúp cho giao tiếp của nhà đầu tư với công ty được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng.
Mới đây, CTCK Rồng Việt cũng đã chính thức cho ra mắt hệ thống Call-Center của Siemens với một số tính năng tương tự như hệ thống của Cisco.
CTCK FPT cũng đã lần lượt cho ra mắt các sản phẩm dịch vụ trực tuyến EZ phục vụ nhà đầu tư, gồm mở tài khoản trực tuyến, tra cứu tài khoản trực tuyến, đặt lệnh chuyển tiền trực tuyến, ứng trước tiền bán chứng khoán trực tuyến, thông tin trực tuyến, quản lý sổ cổ đông trực tuyến, hiện chuẩn bị ra mắt giao dịch cổ phiếu OTC trực tuyến EZ OTC.
Lo lắng nhất của các nhà đầu tư khi sử dụng các dịch vụ này là tính bảo mật của hệ thống. Trước đây, hệ thống truy vấn tài khoản và đặt lệnh qua điện thoại của CTCK Sao Việt cho phép khách hàng tự đổi mật khẩu.
Nhưng hiện nay, một số CTCK như FPTS, Vincom và Nhấp&Gọi đã sử dụng hệ thống bảo mật Token RSA. Theo đó, CTCK sẽ cung cấp cho nhà đầu tư một thẻ bảo mật xác thực người dùng (Token). Thẻ này không chỉ giúp nhận diện người sử dụng bằng mã truy nhập, mật khẩu truy nhập mà còn kết hợp yếu tố ngẫu nhiên là mật khẩu tự sinh trên mỗi thẻ bảo mật.
Thời gian có hiệu lực của mỗi mật khẩu tự sinh được giới hạn (thường là 60 giây) và chỉ có hiệu lực xác thực thành công một lần duy nhất. Chức năng này giúp bảo vệ tối đa người dùng khỏi nguy cơ lấy cắp mật khẩu cũng như sử dụng lại mật khẩu, một trong những nguy cơ cao nhất của giao dịch trực tuyến.
Một số thắc mắc của nhà đầu tư liên quan tới tính minh bạch của hệ thống quản lý thông tin giao dịch tại một số CTCK đã hoạt động lâu năm như VCBS, HBBS... đều liên quan tới hệ thống công nghệ thông tin. Những vấn đề này sẽ được giảm thiểu nếu các nhà đầu tư có đủ tiện ích để tự kiểm tra các thông tin giao dịch của mình.
Việc chạy đua đầu tư công nghệ mới của các CTCK để chuẩn bị cho giai đoạn hiện đại hóa tất yếu của hai sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM, chuyển từ giao dịch thủ công sang giao dịch online. Giao dịch online không chỉ tiết kiệm thời gian tối đa cho nhà đầu tư, mà còn ngăn chặn được tiêu cực ở các CTCK trong đặt lệnh, tranh mua tranh bán với nhà đầu tư. Những tiêu cực này khó thể kiểm soát được với phương thức giao dịch hiện nay.
(Theo DTCK)
0 Responses to CTCK đua công nghệ
Something to say?