Cứu chứng khoán để chống lạm phát và vực dậy nền kinh tế
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một trong những biện pháp cấp bách là phải chặn đứng đà suy giảm và vực dậy thị trường chứng khoán.
Nền kinh tế nước ta đang gặp khó, lạm phát tăng cao, cần sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này.Theo ý kiến được nhiều người đồng tình thì một trong những biện pháp cấp bách là phải chặn đứng đà suy giảm và vực dậy thị trường chứng khoán.
Khi thị trường chứng khoán hồi phục và tạo được xu thế đi lên thì sẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề.
Thứ nhất, một lượng tiền lớn từ nguồn hàng hoá đầu cơ được bán tháo, sẽ được đổ vào kênh này, một mặt sẽ giúp giảm giá hàng hoá, xoá bỏ tâm lý đầu cơ - nguyên nhân cơ bản của lạm phát.
Mặt khác, lượng tiền đó sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ trên sàn, mà cả ngoài sàn, vì khi chứng khoán niêm yết lên điểm thì cổ phiếu của các DN đều có giá hơn, vì vậy việc huy động vốn thông qua cổ phần hoá hay phát hành bổ sung cũng sẽ dễ dàng.
Thứ hai, khi TTCK lên điểm thì việc IPO không những có thể tiến hành dễ dàng, mà thặng dư vốn thu được cũng sẽ rất lớn, tạo cho ngân sách nguồn thu quan trọng giúp khắc phục suy thoái kinh tế.
Thứ ba, cứu chứng khoán sẽ giải thoát cho các tổ chức, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư cá nhân đã tham gia thị trường khỏi bị thua lỗ.
Lợi ích của việc vực dậy chứng khoán là không thể phủ nhận, nhưng không phải là một việc đơn giản.
Trong tình thế chứng khoán đang lao dốc thì những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài tuy cần thiết nhưng không thể đem lại hiệu quả ngay. Cũng không thể để nó lao hết đà rồi làm lại từ đầu, vì khi đó hậu quả vô cùng tai hại không chỉ về kinh tế, mà quan trọng nhất là niềm tin sẽ không còn.
Kinh nghiệm cứu chứng khoán của Hồng Công là chính quyền bỏ ra một khoản tiền lớn để mua CK phục hồi thị trường đã được SCIC vận dụng, nhưng không triệt để nên chưa thành công. Cần phải có một lượng vốn đủ lớn để khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều thì đặt mua ngay để tạo sự áp đảo về lượng cầu, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư mạnh dạn đặt mua theo và không bán tháo.
Sau khoảng 10 phiên lên điểm thì xu hướng thị trường mới được khẳng định. Khi đó, SCIC có thể tranh thủ bán dần một số CP để tái tạo nguồn vốn có thể can thiệp khi cần thiết. Quỹ bình ổn của SCIC phải được tách khỏi nhiệm vụ kinh doanh.
Giải pháp có thể mang lại hiệu quả nữa là áp dụng biên độ lệch. Có thể là -1+5% và -2+10% cho 2 sàn. Giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước và rất thành công như Nhật, Pháp, Bỉ,...
Chính phủ cũng nên tuyên bố về việc sẵn sàng can thiệp để cứu chứng khoán, thậm chí có thể đặt ra mục tiêu đưa chỉ số lên và giữ ở mức trên 1.000 điểm.
Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra bảo hộ và mua lại ngay các khoản cầm cố CK để ngăn chặn tình trạng bán tháo và ổn định tâm lý thị trường.
(Theo DTCK)
Nền kinh tế nước ta đang gặp khó, lạm phát tăng cao, cần sử dụng nhiều biện pháp để khắc phục tình trạng này.Theo ý kiến được nhiều người đồng tình thì một trong những biện pháp cấp bách là phải chặn đứng đà suy giảm và vực dậy thị trường chứng khoán.
Khi thị trường chứng khoán hồi phục và tạo được xu thế đi lên thì sẽ đồng thời giải quyết được nhiều vấn đề.
Thứ nhất, một lượng tiền lớn từ nguồn hàng hoá đầu cơ được bán tháo, sẽ được đổ vào kênh này, một mặt sẽ giúp giảm giá hàng hoá, xoá bỏ tâm lý đầu cơ - nguyên nhân cơ bản của lạm phát.
Mặt khác, lượng tiền đó sẽ giúp khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không chỉ trên sàn, mà cả ngoài sàn, vì khi chứng khoán niêm yết lên điểm thì cổ phiếu của các DN đều có giá hơn, vì vậy việc huy động vốn thông qua cổ phần hoá hay phát hành bổ sung cũng sẽ dễ dàng.
Thứ hai, khi TTCK lên điểm thì việc IPO không những có thể tiến hành dễ dàng, mà thặng dư vốn thu được cũng sẽ rất lớn, tạo cho ngân sách nguồn thu quan trọng giúp khắc phục suy thoái kinh tế.
Thứ ba, cứu chứng khoán sẽ giải thoát cho các tổ chức, doanh nghiệp và cả các nhà đầu tư cá nhân đã tham gia thị trường khỏi bị thua lỗ.
Lợi ích của việc vực dậy chứng khoán là không thể phủ nhận, nhưng không phải là một việc đơn giản.
Trong tình thế chứng khoán đang lao dốc thì những giải pháp mang tính cơ bản, lâu dài tuy cần thiết nhưng không thể đem lại hiệu quả ngay. Cũng không thể để nó lao hết đà rồi làm lại từ đầu, vì khi đó hậu quả vô cùng tai hại không chỉ về kinh tế, mà quan trọng nhất là niềm tin sẽ không còn.
Kinh nghiệm cứu chứng khoán của Hồng Công là chính quyền bỏ ra một khoản tiền lớn để mua CK phục hồi thị trường đã được SCIC vận dụng, nhưng không triệt để nên chưa thành công. Cần phải có một lượng vốn đủ lớn để khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều thì đặt mua ngay để tạo sự áp đảo về lượng cầu, tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư mạnh dạn đặt mua theo và không bán tháo.
Sau khoảng 10 phiên lên điểm thì xu hướng thị trường mới được khẳng định. Khi đó, SCIC có thể tranh thủ bán dần một số CP để tái tạo nguồn vốn có thể can thiệp khi cần thiết. Quỹ bình ổn của SCIC phải được tách khỏi nhiệm vụ kinh doanh.
Giải pháp có thể mang lại hiệu quả nữa là áp dụng biên độ lệch. Có thể là -1+5% và -2+10% cho 2 sàn. Giải pháp này đã được áp dụng ở nhiều nước và rất thành công như Nhật, Pháp, Bỉ,...
Chính phủ cũng nên tuyên bố về việc sẵn sàng can thiệp để cứu chứng khoán, thậm chí có thể đặt ra mục tiêu đưa chỉ số lên và giữ ở mức trên 1.000 điểm.
Ngân hàng Nhà nước cần đứng ra bảo hộ và mua lại ngay các khoản cầm cố CK để ngăn chặn tình trạng bán tháo và ổn định tâm lý thị trường.
(Theo DTCK)
0 Responses to Cứu chứng khoán để chống lạm phát và vực dậy nền kinh tế
Something to say?