Chứng khoán đầu tuần: Có tiền chờ mua phiên sau…
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một “thông lệ” đang định hình: Giá chứng khoán phiên sau thấp hơn phiên trước. Nhà đầu tư nắm tiền lúc này không vội vàng, bởi dò đáy quá mạo hiểm.
Con số 16 phiên giảm điểm liên tiếp nhiều khả năng chưa dừng lại. Nếu không có thay đổi, cuối chiều nay số liệu về lạm phát tháng 5 sẽ được công bố. Dù đã nằm trong dự tính của nhiều nhà đầu tư, nhưng đây vẫn là một tác động cụ thể và có sức nặng ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán.
Không nhiều lạc quan cho lạm phát tháng này. Theo đó, một phiên giảm điểm nối tiếp, ngoài xu hướng hiện nay, từ tác động trên tiếp tục kéo dài do dự của những tài khoản còn tiền; bởi mua vào phiên tới nhiều khả năng còn có được mức giá rẻ hơn.
Trên sàn, sau 16 phiên sụt giảm, giá nhiều chứng khoán đã xuống sâu, nhiều mã đang về gần mệnh giá. Nhưng thấp và rẻ vẫn chưa kích thích lực cầu thực sự trở lại. Lợi thế của người cầm tiền vẫn đi cùng với chờ đợi giá tiếp tục giảm thêm.
Một diễn biến vẫn có ở phiên này là nhiều lệnh lô nhỏ “cố tình” đẩy giá cổ phiếu xuống sàn. Khối lượng giao dịch vẫn chưa có cải thiện, thậm chí giảm nhẹ so với phiên trước.
Ngược lại, ứng xử của nhiều nhà đầu tư nắm chứng khoán hiện nay là chen lệnh bán ra, tránh những mức giá gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giảm ở những phiên nối tiếp.
Vẫn trên 90% mã giảm sàn ở phiên đầu tuần này và chỉ có được 2 mã tăng giá, còn lại 11 mã ở giá tham chiếu và không có giao dịch. Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh 1,76%, mất thêm 7,54 điểm, còn 420,51 điểm. Khối lượng giao dịch còn hơn 5,1 triệu đơn vị, trị giá 313 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, sự ảm đạm tiếp tục có ở khối lượng và giá trị giao dịch, chỉ với 527.780 cổ phiếu với 12,2 tỷ đồng. Tính thanh khoản tại đây tiếp tục đề nặng ức chế của những quyết định cắt lỗ không thành, bởi ngoài khối lượng trên, có hơn 40 mã không có giao dịch – một con số quen thuộc những phiên gần đây.
Chỉ số HASTC-Index chỉ còn lại 125,46 điểm khi giảm thêm 2,47 điểm. Dù khó về mốc khởi đầu (100 điểm), nhưng thành quả mà gần 3 năm chỉ số này tạo được đang bị san bằng.
Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn này, thị trường bắt đầu đón nhận những thông tin tích cực. Đó là chuyển biến nguồn vốn và khả năng ổn định hơn của các ngân hàng thương mại sau đợt biến động lãi suất tuần qua. Thị trường chứng khoán giảm bớt ảnh hưởng của những bất ổn trước đó.
Một số doanh nghiệp niêm yết tại hai đầu Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục thông báo mua vào cổ phiếu quỹ, hoặc một số cổ đông lớn tăng cường mua vào.
Từ ngày hôm nay, Chủ tịch Công ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương (mã TMS, sàn HOSE) bắt đầu mua vào với khối lượng đăng ký 60.000 cổ phiếu. Công ty Cổ phần Văn Hóa Tân Bình (mã ALT, sàn HOSE) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Nhà xuất bản Giáo dục, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần In Diên Hồng (mã DHI, sàn HASTC) đăng ký mua vào 138.186 cổ phiếu DHI…
Ngoài ra, khi thị trường chứng khoán trong nước suy nhược chức năng gọi vốn, một số doanh nghiệp niêm yết cũng đã đánh tiếng sẽ thực hiện niêm yết ở nước ngoài. Gần nhất là kế hoạch niêm yết của Vinamilk (mã VNM, sàn HOSE) tại Singapore; kế đến là là Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI) hay Kinh Đô (mã KDC)…
Nhưng nhìn lại, những thông tin hỗ trợ cụ thể như doanh nghiệp niêm yết, cổ đông lớn mua vào vẫn chưa đủ mạnh và còn cục bộ; thị trường vẫn thiếu những tác động thực sự mạnh để có thể cắt cơn suy giảm hiện nay, để thúc đẩy những tài khoản còn tiền nhập cuộc thay vì tiếp tục chờ đợi giá rẻ.
(Theo TBKTVN)
Con số 16 phiên giảm điểm liên tiếp nhiều khả năng chưa dừng lại. Nếu không có thay đổi, cuối chiều nay số liệu về lạm phát tháng 5 sẽ được công bố. Dù đã nằm trong dự tính của nhiều nhà đầu tư, nhưng đây vẫn là một tác động cụ thể và có sức nặng ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán.
Không nhiều lạc quan cho lạm phát tháng này. Theo đó, một phiên giảm điểm nối tiếp, ngoài xu hướng hiện nay, từ tác động trên tiếp tục kéo dài do dự của những tài khoản còn tiền; bởi mua vào phiên tới nhiều khả năng còn có được mức giá rẻ hơn.
Trên sàn, sau 16 phiên sụt giảm, giá nhiều chứng khoán đã xuống sâu, nhiều mã đang về gần mệnh giá. Nhưng thấp và rẻ vẫn chưa kích thích lực cầu thực sự trở lại. Lợi thế của người cầm tiền vẫn đi cùng với chờ đợi giá tiếp tục giảm thêm.
Một diễn biến vẫn có ở phiên này là nhiều lệnh lô nhỏ “cố tình” đẩy giá cổ phiếu xuống sàn. Khối lượng giao dịch vẫn chưa có cải thiện, thậm chí giảm nhẹ so với phiên trước.
Ngược lại, ứng xử của nhiều nhà đầu tư nắm chứng khoán hiện nay là chen lệnh bán ra, tránh những mức giá gần như chắc chắn sẽ tiếp tục giảm ở những phiên nối tiếp.
Vẫn trên 90% mã giảm sàn ở phiên đầu tuần này và chỉ có được 2 mã tăng giá, còn lại 11 mã ở giá tham chiếu và không có giao dịch. Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh 1,76%, mất thêm 7,54 điểm, còn 420,51 điểm. Khối lượng giao dịch còn hơn 5,1 triệu đơn vị, trị giá 313 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, sự ảm đạm tiếp tục có ở khối lượng và giá trị giao dịch, chỉ với 527.780 cổ phiếu với 12,2 tỷ đồng. Tính thanh khoản tại đây tiếp tục đề nặng ức chế của những quyết định cắt lỗ không thành, bởi ngoài khối lượng trên, có hơn 40 mã không có giao dịch – một con số quen thuộc những phiên gần đây.
Chỉ số HASTC-Index chỉ còn lại 125,46 điểm khi giảm thêm 2,47 điểm. Dù khó về mốc khởi đầu (100 điểm), nhưng thành quả mà gần 3 năm chỉ số này tạo được đang bị san bằng.
Tuy nhiên, trong thời điểm khó khăn này, thị trường bắt đầu đón nhận những thông tin tích cực. Đó là chuyển biến nguồn vốn và khả năng ổn định hơn của các ngân hàng thương mại sau đợt biến động lãi suất tuần qua. Thị trường chứng khoán giảm bớt ảnh hưởng của những bất ổn trước đó.
Một số doanh nghiệp niêm yết tại hai đầu Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục thông báo mua vào cổ phiếu quỹ, hoặc một số cổ đông lớn tăng cường mua vào.
Từ ngày hôm nay, Chủ tịch Công ty Cổ phần Kho vận Giao nhận Ngoại thương (mã TMS, sàn HOSE) bắt đầu mua vào với khối lượng đăng ký 60.000 cổ phiếu. Công ty Cổ phần Văn Hóa Tân Bình (mã ALT, sàn HOSE) đăng ký mua 200.000 cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ. Nhà xuất bản Giáo dục, cổ đông lớn của Công ty Cổ phần In Diên Hồng (mã DHI, sàn HASTC) đăng ký mua vào 138.186 cổ phiếu DHI…
Ngoài ra, khi thị trường chứng khoán trong nước suy nhược chức năng gọi vốn, một số doanh nghiệp niêm yết cũng đã đánh tiếng sẽ thực hiện niêm yết ở nước ngoài. Gần nhất là kế hoạch niêm yết của Vinamilk (mã VNM, sàn HOSE) tại Singapore; kế đến là là Chứng khoán Sài Gòn (mã SSI) hay Kinh Đô (mã KDC)…
Nhưng nhìn lại, những thông tin hỗ trợ cụ thể như doanh nghiệp niêm yết, cổ đông lớn mua vào vẫn chưa đủ mạnh và còn cục bộ; thị trường vẫn thiếu những tác động thực sự mạnh để có thể cắt cơn suy giảm hiện nay, để thúc đẩy những tài khoản còn tiền nhập cuộc thay vì tiếp tục chờ đợi giá rẻ.
(Theo TBKTVN)
0 Responses to Chứng khoán đầu tuần: Có tiền chờ mua phiên sau…
Something to say?