Tìm vốn từ nhà đầu tư ngoại: Bài toán khó
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Một số DN lại đang tính đến phương án thực hiện bán cổ phần "tại gia" cho các tổ chức nước ngoài.
Kênh huy động vốn trên TTCK trong nước đang bế tắc khi thị trường vẫn liên tục sụt giảm, trong khi đó nguồn vay tín dụng ngày càng khó khăn hơn bởi lãi suất tăng cao chóng mặt khiến nhiều DN đã và đang tìm cách khai thác nguồn vốn ngoại để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh.
Một số DN lớn tại Việt Nam đã tính đến phương án niêm yết tại TTCK nước ngoài để được tiếp cận thêm một kênh huy động vốn mới (như Vinamilk, SSI, Tân Tạo…), nhưng do nhiều vấn đề có tính pháp lý như: chế độ kế toán, công bố thông tin, hệ thống thanh toán... giữa các cơ quan quản lý TTCK chưa được hoàn tất, nên hướng đi này của các DN chưa thể thành hiện thực.
Thay vì ra nước ngoài chào bán chứng khoán, một số DN lại đang tính đến phương án thực hiện bán cổ phần "tại gia" cho các tổ chức nước ngoài.
Bước sang năm 2008, trước những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, VIB Bank vẫn dự kiến tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. Ngân hàng này đang xem xét việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Một ngân hàng khác là VPBank cũng đã kết thúc cuộc làm việc với Tập đoàn OCBC - tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore để đi đến thống nhất việc hoàn tất thủ tục trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên mức 15%.
Cũng với mục đích huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã bán cho Tập đoàn Bank Invest (Đan Mạch) hơn 5% vốn điều lệ.
Ngoài những DN đã đạt được những thỏa thuận với đối tác nước ngoài như trên, nhiều DN khác cũng đang tìm hướng kết nối với các tổ chức đầu tư ngoại thông qua việc mời họ mua cổ phần của DN mình.
Với tỷ lệ sở hữu tối đa của người nước ngoài trong DN niêm yết là 49%, khối ngân hàng là 30%, việc tìm kiếm đối tác ngoại để củng cố năng lực tài chính và cải thiện chất lượng quản trị là cách làm được nhiều DN niêm yết và chưa niêm yết tính đến.
Tuy nhiên, bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam lúc này đang đặt những DN muốn tìm kiếm đối tác ngoại vào một tình thế bất lợi, do hầu hết đối tác đều trả giá thấp cho các khoản cổ phần chào bán của DN.
Ngoài ra, không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với khó khăn, nên các nhà đầu tư ngoại trở nên chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư và "mặc cả" cẩn thận trong từng giao dịch mua bán. Đây là những khó khăn khách quan mà DN gặp phải trên con đường tìm đối tác ngoại.
(Theo DTCK)
Kênh huy động vốn trên TTCK trong nước đang bế tắc khi thị trường vẫn liên tục sụt giảm, trong khi đó nguồn vay tín dụng ngày càng khó khăn hơn bởi lãi suất tăng cao chóng mặt khiến nhiều DN đã và đang tìm cách khai thác nguồn vốn ngoại để đầu tư phát triển sản xuất - kinh doanh.
Một số DN lớn tại Việt Nam đã tính đến phương án niêm yết tại TTCK nước ngoài để được tiếp cận thêm một kênh huy động vốn mới (như Vinamilk, SSI, Tân Tạo…), nhưng do nhiều vấn đề có tính pháp lý như: chế độ kế toán, công bố thông tin, hệ thống thanh toán... giữa các cơ quan quản lý TTCK chưa được hoàn tất, nên hướng đi này của các DN chưa thể thành hiện thực.
Thay vì ra nước ngoài chào bán chứng khoán, một số DN lại đang tính đến phương án thực hiện bán cổ phần "tại gia" cho các tổ chức nước ngoài.
Bước sang năm 2008, trước những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ, VIB Bank vẫn dự kiến tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng và niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM. Ngân hàng này đang xem xét việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài.
Một ngân hàng khác là VPBank cũng đã kết thúc cuộc làm việc với Tập đoàn OCBC - tập đoàn tài chính lớn thứ 3 tại Singapore để đi đến thống nhất việc hoàn tất thủ tục trình Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của OCBC tại VPBank lên mức 15%.
Cũng với mục đích huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, mới đây, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đã bán cho Tập đoàn Bank Invest (Đan Mạch) hơn 5% vốn điều lệ.
Ngoài những DN đã đạt được những thỏa thuận với đối tác nước ngoài như trên, nhiều DN khác cũng đang tìm hướng kết nối với các tổ chức đầu tư ngoại thông qua việc mời họ mua cổ phần của DN mình.
Với tỷ lệ sở hữu tối đa của người nước ngoài trong DN niêm yết là 49%, khối ngân hàng là 30%, việc tìm kiếm đối tác ngoại để củng cố năng lực tài chính và cải thiện chất lượng quản trị là cách làm được nhiều DN niêm yết và chưa niêm yết tính đến.
Tuy nhiên, bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam lúc này đang đặt những DN muốn tìm kiếm đối tác ngoại vào một tình thế bất lợi, do hầu hết đối tác đều trả giá thấp cho các khoản cổ phần chào bán của DN.
Ngoài ra, không chỉ Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng đang phải đối mặt với khó khăn, nên các nhà đầu tư ngoại trở nên chặt chẽ hơn trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư và "mặc cả" cẩn thận trong từng giao dịch mua bán. Đây là những khó khăn khách quan mà DN gặp phải trên con đường tìm đối tác ngoại.
(Theo DTCK)
0 Responses to Tìm vốn từ nhà đầu tư ngoại: Bài toán khó
Something to say?