“Trâu chậm uống nước... trong”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chính những cổ đông vào sau sẽ là người được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của DN mang lại thông qua cổ tức.
Tuy vậy, thị trường không hẳn chỉ toàn màu xám, nhiều cổ phiếu đã khẳng định vị thế: trâu chậm uống nước…trong!
Trong thời kỳ giá chứng khoán vẫn trong trạng thái sụt giảm như hiện nay động lực thúc đẩy các nhà đầu tư chính là lợi nhuận của DN, cổ tức sẽ được nhận và sự tăng trưởng bền vững của DN.
Tính bầy đàn từng... làm nên Index
Một đặc điểm mang tính cố hữu của người dân Việt Nam nói chung đó là tính "cộng đồng" hay tính "bày đàn" cao.
Điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua những phản ứng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt hơn 7 năm vận hành. Trong thời kỳ cực thịnh của VN-Index (cuối năm 2006, đầu năm 2007), nhà đầu tư thi nhau đổ vốn vào thị trường chứng khoán bất kể có hay không chút ít kiến thức tài chính.
Từ những chuyên gia tài chính, cử nhân kinh tế... tới những nhà kỹ thuật, bà nội trợ đều tham gia với vẻ hào hứng: "cứ chơi là lãi". Chính mức cầu tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn cộng với việc lượng cung chưa kịp tăng tương ứng khiến cho giá cổ phiếu "leo thang" tới chóng mặt.
Đầu năm 2008, tính bầy đàn lại một lần nữa án ngự tâm lý nhà đầu tư nhưng trong một tình thế hoàn toàn bị đảo ngược: thị trường chứng khoán không còn là nơi "hái ra tiền" mà đã trở thành một tảng băng lớn.
Sẽ càng bất ngờ hơn khi đem so sánh những cổ phiếu đã từng gây "sốc" trước kia với thị giá của chúng thời điểm hiện tại.
Cơ hội cho những người đến sau
Đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007, khi P/E đang còn ở mức ngất ngưởng, cùng một khối lượng chứng khoán, nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu một phần giá trị nhất định của Cty phát hành mà biểu hiện bên ngoài là cổ phiếu.
Trong khi đó những nhà đầu tư tham gia thị trường tại thời điểm hiện tại chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ hơn rất nhiều để sở hữu số chứng khoán tương đương.
Chẳng hạn, như cổ phiếu FPT, lên sàn ngày 13/12/2006 với mức giá kỷ lục 400.000 đồng/CP trong ngày giao dịch đầu tiên, gấp hơn 40 lần mệnh giá.
Thời kỳ đỉnh điểm, P/E của FPT có khi lên tới 78 lần với mức giá hơn 672.000 đồng/CP, cao hơn hẳn mức cảnh báo của IMF, trong khi đó nếu mua FPT thời điểm hiện nay, khi mà P/E ở khoảng trên dưới 9 lần thì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền tương đương với mức giá xấp xỉ hơn 70.500 đồng/CP.
Với các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay, việc nắm giữ chứng khoán cũng đã được giảm thiểu phần nào rủi ro về giá.
Mức giá thấp cộng với sự giới hạn biên độ giao dịch hẹp 2% trên sàn HoSE và 3% trên sàn HaSTC có vẻ như trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro giá khiến cho sự mất mát của các nhà đầu tư được hạn chế xuống mức thấp chưa từng có trong trường hợp chứng khoán tiếp tục giảm. 5% của 75.000 đồng giờ đây khác rất nhiều so với 5% của 672.000 đồng một năm trước.
Chính những cổ đông vào sau sẽ là người được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của DN do thành quả của những giai đoạn đầu tư trước đó mang lại thông qua cổ tức.
Tính đến ngày 26/5/2008, thị trường đã có 16 phiên liên tiếp giảm sàn, dừng lại ở mức 420,51 điểm. Các nhà đầu tư dường như không còn mặn mà với hai từ “chứng khoán”, thể hiện ở mức dư mua gần đây luôn ở trạng thái trống trơn tới hơn 90% mỗi phiên.
Tuy vậy, thị trường không hẳn chỉ toàn màu xám, nhiều cổ phiếu đã khẳng định vị thế: trâu chậm uống nước…trong!
Trong thời kỳ giá chứng khoán vẫn trong trạng thái sụt giảm như hiện nay động lực thúc đẩy các nhà đầu tư chính là lợi nhuận của DN, cổ tức sẽ được nhận và sự tăng trưởng bền vững của DN.
Tính bầy đàn từng... làm nên Index
Một đặc điểm mang tính cố hữu của người dân Việt Nam nói chung đó là tính "cộng đồng" hay tính "bày đàn" cao.
Điều này càng thể hiện rõ nét hơn qua những phản ứng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt hơn 7 năm vận hành. Trong thời kỳ cực thịnh của VN-Index (cuối năm 2006, đầu năm 2007), nhà đầu tư thi nhau đổ vốn vào thị trường chứng khoán bất kể có hay không chút ít kiến thức tài chính.
Từ những chuyên gia tài chính, cử nhân kinh tế... tới những nhà kỹ thuật, bà nội trợ đều tham gia với vẻ hào hứng: "cứ chơi là lãi". Chính mức cầu tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn cộng với việc lượng cung chưa kịp tăng tương ứng khiến cho giá cổ phiếu "leo thang" tới chóng mặt.
Đầu năm 2008, tính bầy đàn lại một lần nữa án ngự tâm lý nhà đầu tư nhưng trong một tình thế hoàn toàn bị đảo ngược: thị trường chứng khoán không còn là nơi "hái ra tiền" mà đã trở thành một tảng băng lớn.
Sẽ càng bất ngờ hơn khi đem so sánh những cổ phiếu đã từng gây "sốc" trước kia với thị giá của chúng thời điểm hiện tại.
Cơ hội cho những người đến sau
Đối với các nhà đầu tư tham gia thị trường vào thời điểm cuối năm 2006, đầu năm 2007, khi P/E đang còn ở mức ngất ngưởng, cùng một khối lượng chứng khoán, nhà đầu tư phải bỏ ra một số tiền khá lớn để sở hữu một phần giá trị nhất định của Cty phát hành mà biểu hiện bên ngoài là cổ phiếu.
Trong khi đó những nhà đầu tư tham gia thị trường tại thời điểm hiện tại chỉ cần bỏ ra một khoản vốn nhỏ hơn rất nhiều để sở hữu số chứng khoán tương đương.
Chẳng hạn, như cổ phiếu FPT, lên sàn ngày 13/12/2006 với mức giá kỷ lục 400.000 đồng/CP trong ngày giao dịch đầu tiên, gấp hơn 40 lần mệnh giá.
Thời kỳ đỉnh điểm, P/E của FPT có khi lên tới 78 lần với mức giá hơn 672.000 đồng/CP, cao hơn hẳn mức cảnh báo của IMF, trong khi đó nếu mua FPT thời điểm hiện nay, khi mà P/E ở khoảng trên dưới 9 lần thì nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra số tiền tương đương với mức giá xấp xỉ hơn 70.500 đồng/CP.
Với các nhà đầu tư sẵn sàng tham gia thị trường chứng khoán trong giai đoạn hiện nay, việc nắm giữ chứng khoán cũng đã được giảm thiểu phần nào rủi ro về giá.
Mức giá thấp cộng với sự giới hạn biên độ giao dịch hẹp 2% trên sàn HoSE và 3% trên sàn HaSTC có vẻ như trở thành một công cụ phòng ngừa rủi ro giá khiến cho sự mất mát của các nhà đầu tư được hạn chế xuống mức thấp chưa từng có trong trường hợp chứng khoán tiếp tục giảm. 5% của 75.000 đồng giờ đây khác rất nhiều so với 5% của 672.000 đồng một năm trước.
Mã CK | Ngày | Giá cao nhất (đồng/CP) | Ngày | Giá hiện tại (đồng/CP) | Chênh lệch |
DHG | 5/11/2007 | 554.000 | 26/05/2008 | 156.000 | -72% |
FPT | 27/02/2007 | 435.000(*) | 26/05/2008 | 62.500 | -86% |
GMD | 5/2/2007 | 208.000 | 26/05/2008 | 49.500 | -76% |
PVD | 27/02/2007 | 310.000 | 26/05/2008 | 74.500 | -76% |
SAM | 27/02/2008 | 262.000 | 26/05/2008 | 26.500 | -90% |
(*). Giá điều chỉnh sau khi chia
Một điểm đáng chú ý là tình trạng thị giá chứng khoán hiện nay biến động dường như tách biệt hẳn với kết quả hoạt động của các chủ thể phát hành.
Lại lấy ví dụ từ cổ phiếu FPT, thông tin về doanh thu thuần (ròng) quý I/2008 của tập đoàn tăng hơn 13% so với kế hoạch đề ra, vượt mức doanh thu ròng 2007 tới xấp xỉ 59% kéo theo mức lợi nhuận trước thuế tăng bứt phá ở mức vượt trội rất cao so với kế hoạch, tới gần 40%, và tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2007 lên tới gần 47% cũng không giúp FPT cởi bỏ được chiếc áo đỏ vẫn thường trực trong thời kỳ "gấu".
Mức P/E hiện nay của FPT chỉ xấp xỉ 10 lần (thấp hơn nhiều so với con số 62,1 lần năm 2006 và 21,3 lần năm 2007, trong khi đó, EPS năm 2007 đạt 10.456 đồng/CP, cao hơn mức 7.408 đồng/CP năm 2006 (dự kiến năm 2008 là 11.000 đồng/CP).
Điều này mang tới lợi ích gia tăng đáng kể cho nhà đầu tư "đến sau" với mức vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với những bậc "đàn anh đi trước" nhưng lại được "tiếp quản" những giá trị lớn hơn này.
Như vậy, sự tham gia "muộn màng" của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay không hẳn là một quyết định sai lầm và còn có thể coi là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng khi mà giá các cổ phiếu đang xuống dưới mức được cho là hấp dẫn và tình hình sản xuất kinh doanh của các Cty niêm yết vẫn tăng trưởng ổn định.
Cổ phiếu đại diện cho một phần tài sản của Cty phát hành mà nhà đầu tư sở hữu. Sau mỗi năm, phần giá trị tài sản của Cty sẽ tăng lên rất nhiều nhờ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lại lấy ví dụ từ cổ phiếu FPT, thông tin về doanh thu thuần (ròng) quý I/2008 của tập đoàn tăng hơn 13% so với kế hoạch đề ra, vượt mức doanh thu ròng 2007 tới xấp xỉ 59% kéo theo mức lợi nhuận trước thuế tăng bứt phá ở mức vượt trội rất cao so với kế hoạch, tới gần 40%, và tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2007 lên tới gần 47% cũng không giúp FPT cởi bỏ được chiếc áo đỏ vẫn thường trực trong thời kỳ "gấu".
Mức P/E hiện nay của FPT chỉ xấp xỉ 10 lần (thấp hơn nhiều so với con số 62,1 lần năm 2006 và 21,3 lần năm 2007, trong khi đó, EPS năm 2007 đạt 10.456 đồng/CP, cao hơn mức 7.408 đồng/CP năm 2006 (dự kiến năm 2008 là 11.000 đồng/CP).
Điều này mang tới lợi ích gia tăng đáng kể cho nhà đầu tư "đến sau" với mức vốn bỏ ra ít hơn nhiều so với những bậc "đàn anh đi trước" nhưng lại được "tiếp quản" những giá trị lớn hơn này.
Như vậy, sự tham gia "muộn màng" của các nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán hiện nay không hẳn là một quyết định sai lầm và còn có thể coi là một cơ hội đầu tư đầy tiềm năng khi mà giá các cổ phiếu đang xuống dưới mức được cho là hấp dẫn và tình hình sản xuất kinh doanh của các Cty niêm yết vẫn tăng trưởng ổn định.
Cổ phiếu đại diện cho một phần tài sản của Cty phát hành mà nhà đầu tư sở hữu. Sau mỗi năm, phần giá trị tài sản của Cty sẽ tăng lên rất nhiều nhờ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính những cổ đông vào sau sẽ là người được hưởng lợi từ sự gia tăng giá trị của DN do thành quả của những giai đoạn đầu tư trước đó mang lại thông qua cổ tức.
(Theo DDDN)
0 Responses to “Trâu chậm uống nước... trong”
Something to say?