Đại Hội cổ đông trực tuyến: “Cách mạng” tạo niềm tin
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong tình cảnh thị trường khó khăn, tâm lý nhà đầu tư đang rất hoang mang, các Cty đại chúng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc hơn tới các cổ đông.
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia. Đây cũng là một cách giúp các nhà đầu tư (NĐT), các cổ đông của Cty bình tâm trở lại.
Và Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) trực tuyến là một trong các bước đi đầu tiên của công cuộc “cách mạng” quan hệ cổ đông tại các Cty đại chúng! Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có DN nào tổ chức được một đại hội như vậy.
Nếu NĐT sở hữu tới 5% cổ phiếu của một Cty đại chúng sẽ có tiếng nói rất có "trọng lượng". Nếu nhận được thư mời dự họp ĐHCĐ thường niên thì cách xa cả ngàn cây số, liệu NĐT có đáp máy bay tới dự cuộc họp không nếu việc này tiêu tốn của NĐT khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy thì cuộc họp này xem ra chưa đủ sức kéo NĐT tới.
Cổ đông nhỏ dễ bị quên
Các cổ đông cũng là những người chủ DN, họ phải được đối xử nghiêm túc và công bằng, đó là trách nhiệm của người quản lý Cty.
Cách đây ba, bốn năm, số người Việt Nam có kiến thức về chứng khoán còn rất hạn chế, vì thế mà cụm từ ĐHCĐ như là một khái niệm lạ lẫm.
Các Cty cổ phần niêm yết còn rất ít nên cũng chẳng ai mặn mà lắm với chuyện họp ĐHCĐ hàng năm. Những cổ đông có tham dự, khi cần biểu quyết vấn đề gì thì cũng chỉ gật cho xong chứ chẳng màng xem vấn đề đặt ra có hợp lý không.
Tâm lý trên vì lý do họp cổ đông "gượng ép", cổ đông không được trang bị kiến thức về chứng khoán nên khi DN cổ phần hóa, nhất là các DNNN, việc phân phối hết số cổ phần theo chỉ tiêu quả là một khó khăn lớn.
Nhiều DN phải đi mời chào chán chê cũng không bán được bao nhiêu cổ phần, phải quay ra áp dụng biện pháp "cưỡng chế", mỗi nhân viên đều phải mua một số lượng nhất định. Vì thế mới có hiện tượng, cổ đông - người lao động cầm sổ cổ đông rồi về nhà cất vào đáy tủ.
Nhưng chỉ trong vòng một năm trở lại đây, kể từ lúc thị trường chứng khoán "nóng" lên thì cụm từ ĐHCĐ đã được mọi người quan tâm nhiều hơn. Khi một vấn đề được nhiều người chú ý và quan tâm hơn thì nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây bàn cãi. "Ngày xưa" tới kỳ ĐHCĐ không ai thèm đi thì bây giờ ngược lại hoàn toàn, không được mời họp là thắc mắc: "Tại sao tôi có nắm giữ cổ phiếu của Cty mà không có giấy mời họp?".
Cuộc cách mạng... trong tương lai
Trong tương lai, NĐT chỉ ngồi tại nhà bật máy tính, mở website Cty có sở hữu cổ phiếu lên, chỉ cần click chuột vào một vài biểu tượng là có thể vào ngay được giao diện đang truyền trực tiếp bài thuyết trình của HĐQT về những thành quả Cty đạt được trong năm qua cùng các chiến lược phát triển trong tương lai sắp tới tại cuộc họp ĐHCĐ được tổ chức tại đâu đó cách khá xa.
Những gì các cổ đông khác đang nhìn thấy trên bảng chiếu slide ngay tại nơi diễn ra cuộc họp thì NĐT ở xa cũng có thể thấy. Nếu nhận được các thư ủy quyền thì NĐT chỉ việc điền các thông tin theo yêu cầu vào và gửi đi ngay.
Những cổ đông không thể tham dự họp trực tuyến đã được gửi thư ủy quyền trước đó bằng e-mail rồi, nếu khi nào thuận tiện có thể xem lại băng ghi nội dung cuộc họp. Đây là một giải pháp hữu hiệu cho tình huống có quá nhiều cổ đông không thể tham dự trực tiếp ĐHCĐ.
Các công nghệ truyền thông mới đang dần thay đổi phong cách làm việc. Công nghệ này cho phép các Cty đại chúng có thể giữ liên lạc với NĐT qua hệ thống mạng khi có các sự kiện về Cty như: thông cáo báo chí, báo cáo tài chính tự động qua email... hoạt động IR cũng như là một chuỗi các dịch vụ khác khi Cty có yêu cầu.
Trong dài hạn, một Cty khôn ngoan là Cty biết chăm sóc cho các cổ đông, coi họ như là một cộng đồng thu nhỏ, là người sở hữu Cty chứ không đơn thuần chỉ là người mua đi bán lại cổ phiếu.
Nếu lấy lý do là giảm thiểu chi phí nhằm tiết kiệm cho Cty thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động IR rồi sao? Và ĐHCĐ trực tuyến chính là cuộc cách mạng trong tương lai gần.
(Theo DDDN)
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia. Đây cũng là một cách giúp các nhà đầu tư (NĐT), các cổ đông của Cty bình tâm trở lại.
Và Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) trực tuyến là một trong các bước đi đầu tiên của công cuộc “cách mạng” quan hệ cổ đông tại các Cty đại chúng! Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam chưa có DN nào tổ chức được một đại hội như vậy.
Nếu NĐT sở hữu tới 5% cổ phiếu của một Cty đại chúng sẽ có tiếng nói rất có "trọng lượng". Nếu nhận được thư mời dự họp ĐHCĐ thường niên thì cách xa cả ngàn cây số, liệu NĐT có đáp máy bay tới dự cuộc họp không nếu việc này tiêu tốn của NĐT khá nhiều thời gian và tiền bạc. Vậy thì cuộc họp này xem ra chưa đủ sức kéo NĐT tới.
Cổ đông nhỏ dễ bị quên
Các cổ đông cũng là những người chủ DN, họ phải được đối xử nghiêm túc và công bằng, đó là trách nhiệm của người quản lý Cty.
Cách đây ba, bốn năm, số người Việt Nam có kiến thức về chứng khoán còn rất hạn chế, vì thế mà cụm từ ĐHCĐ như là một khái niệm lạ lẫm.
Các Cty cổ phần niêm yết còn rất ít nên cũng chẳng ai mặn mà lắm với chuyện họp ĐHCĐ hàng năm. Những cổ đông có tham dự, khi cần biểu quyết vấn đề gì thì cũng chỉ gật cho xong chứ chẳng màng xem vấn đề đặt ra có hợp lý không.
Tâm lý trên vì lý do họp cổ đông "gượng ép", cổ đông không được trang bị kiến thức về chứng khoán nên khi DN cổ phần hóa, nhất là các DNNN, việc phân phối hết số cổ phần theo chỉ tiêu quả là một khó khăn lớn.
Nhiều DN phải đi mời chào chán chê cũng không bán được bao nhiêu cổ phần, phải quay ra áp dụng biện pháp "cưỡng chế", mỗi nhân viên đều phải mua một số lượng nhất định. Vì thế mới có hiện tượng, cổ đông - người lao động cầm sổ cổ đông rồi về nhà cất vào đáy tủ.
Nhưng chỉ trong vòng một năm trở lại đây, kể từ lúc thị trường chứng khoán "nóng" lên thì cụm từ ĐHCĐ đã được mọi người quan tâm nhiều hơn. Khi một vấn đề được nhiều người chú ý và quan tâm hơn thì nó cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây bàn cãi. "Ngày xưa" tới kỳ ĐHCĐ không ai thèm đi thì bây giờ ngược lại hoàn toàn, không được mời họp là thắc mắc: "Tại sao tôi có nắm giữ cổ phiếu của Cty mà không có giấy mời họp?".
Cuộc cách mạng... trong tương lai
Trong tương lai, NĐT chỉ ngồi tại nhà bật máy tính, mở website Cty có sở hữu cổ phiếu lên, chỉ cần click chuột vào một vài biểu tượng là có thể vào ngay được giao diện đang truyền trực tiếp bài thuyết trình của HĐQT về những thành quả Cty đạt được trong năm qua cùng các chiến lược phát triển trong tương lai sắp tới tại cuộc họp ĐHCĐ được tổ chức tại đâu đó cách khá xa.
Những gì các cổ đông khác đang nhìn thấy trên bảng chiếu slide ngay tại nơi diễn ra cuộc họp thì NĐT ở xa cũng có thể thấy. Nếu nhận được các thư ủy quyền thì NĐT chỉ việc điền các thông tin theo yêu cầu vào và gửi đi ngay.
Những cổ đông không thể tham dự họp trực tuyến đã được gửi thư ủy quyền trước đó bằng e-mail rồi, nếu khi nào thuận tiện có thể xem lại băng ghi nội dung cuộc họp. Đây là một giải pháp hữu hiệu cho tình huống có quá nhiều cổ đông không thể tham dự trực tiếp ĐHCĐ.
Các công nghệ truyền thông mới đang dần thay đổi phong cách làm việc. Công nghệ này cho phép các Cty đại chúng có thể giữ liên lạc với NĐT qua hệ thống mạng khi có các sự kiện về Cty như: thông cáo báo chí, báo cáo tài chính tự động qua email... hoạt động IR cũng như là một chuỗi các dịch vụ khác khi Cty có yêu cầu.
Trong dài hạn, một Cty khôn ngoan là Cty biết chăm sóc cho các cổ đông, coi họ như là một cộng đồng thu nhỏ, là người sở hữu Cty chứ không đơn thuần chỉ là người mua đi bán lại cổ phiếu.
Nếu lấy lý do là giảm thiểu chi phí nhằm tiết kiệm cho Cty thì chẳng phải đã đến lúc chúng ta ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động IR rồi sao? Và ĐHCĐ trực tuyến chính là cuộc cách mạng trong tương lai gần.
(Theo DDDN)
0 Responses to Đại Hội cổ đông trực tuyến: “Cách mạng” tạo niềm tin
Something to say?