TTCK xuống dốc, nhà đầu tư nước ngoài làm gì ?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Diễn biến giao dịch trên sàn chứng khoán thời gian qua cho thấy, hành động của các nhà đầu tư nước ngoài đang đi ngược lại với các nhà đầu tư trong nước.
Nội chạy, ngoại gom
Trong cơn lốc xoáy của thị trường, các nhà đầu tư (NĐT) đang bị ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia tài chính - chứng khoán đều kêu gọi các NĐT hãy bình tĩnh trước những quyết định tự doanh, để tránh gây thiệt hại cho bản thân và ảnh hưởng tới bối cảnh chung của thị trường.
Cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường chứng khoán (TTCK), các NĐT trong nước cần cân nhắc, nếuvẫn tiếp tục bán cổ phiếu ồ ạt thì cơ quan quản lý nhà nước có cố gắng đến mấy, thị trường cũng khó phục hồi được.
Một động thái rất đáng chú ý là hành động của các NĐT nướcngoài (NĐTNN). Diễn biến giao dịch trên sàn chứng khoán thời gian qua cho thấy, hành động của các NĐTNN đang đi ngược lại với các NĐT trong nước.
Trong khi NĐT trong nước bi quan, mất niềm tin, thi nhau tháo chạy thì khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực gom hàng với số lượng lớn. Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chênh lệch mua - bán của NĐTNN trên thị trường tập trung vẫn ở mức cao.
Trong tháng 4, giá trị chứng khoán NĐTNN mua vào đạt 4.034 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt 2.040 tỷ đồng. Còn theo đánh giá của HSBC, thì lượng mua vào cổ phiếu Việt Nam của khối ngoại vẫn cao hơn lượng bán ra (mua ròng), với mức chênh lệch trong tháng 4 là 122 triệu USD, so với mức 59 triệu USD trong tháng 3.
Sang tháng 5, tính từ ngày 2/1 tới ngày 9/5/2008, khối ngoại đã mua vào xấp xỉ 127,52 triệu đơn vị, bán ra 57,85 triệu đơn vị. Như vậy, qua 62 phiên giao dịch, lượng mua ròng của họ đạt hơn 69,67 triệu đơn vị, trị giá gần 4.600 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 14/5/2007, NĐTNN đột ngột giảm mạnh lượng mua vào, nhưng nhận định của một số chuyên gia cho rằng NĐTNN đang chờ đợi động thái của cơ quan nhà nước khi mà VN-Index đang thiết lập một đáy mới. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, NĐTNN đang tập trung lực lượng để “đồng khởi” vì họ biết rằng nhiều NĐT trong nước sẽ lao vào bắt đáy khi có dấu hiệu đảo chiều?
Hiện tại, Dự thảo Quy chế hướng dẫn giao dịch của NĐTNN trên TTCK Việt Nam đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét. Dự thảo được đánh giá là mở hơn rất nhiều so với các bản Dự thảo trước, sẽ khơi dòng mạnh mẽ hơndòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam, đồng thờihướng quản lý dòng vốn này tập trung chủ yếu vào việc tạo ra cơ chế để NĐTNN thực hiện chế độ báo cáo tự động.
Không ít người dựbáo trong nửa cuối năm 2008 và sang năm 2009, khi NĐT lấy lại được niềm tin vào thị trường và giá cổ phiếu tăng lên thì đó chính là lúc khối ngoại bắt đầu "gặt hái".
Hãy lạc quan hơn
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam cũng không thoát khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nước ta sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng nhanh trong năm nay. HSBC mới đây đã đưa ra báo cáo thường kỳ về tình hình và triển vọng nền kinh tế nói chung cũng như dự báo về thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Trong bản báo cáo lần này, HSBC tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan về tương lai của thị trường Việt Nam trong dài hạn. Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý là HSBC tin rằng TTCK Việt Nam đã chạm đáy. Giá cổ phiếu, đặc biệt là các bluechips đang xuống rất thấp là mức hấp dẫn cho các đầu tư dài hạn vào thị trường.
HSBC một lần nữa khuyên các NĐT nước ngoài gom cổ phiếu Việt Nam để tích lũy dài hạn, vì những khó khăn sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn nhưng xét về dài hạn, cơ hội tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Một điểm đáng chú ý khác là HSBC cho rằng, những công ty niêm yết có chất lượng tốt - những công ty tập trung vào lĩnh vực chính của mình và không mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng hay kinh doanh vàng, như Vinpearl, Vinamilk...đang nổi lên trở thành những công ty có cổ phiếu hấp dẫn.
Bên cạnh đó, những bất ổn từ tình hình kinh tế quốc tế đang có phần lắng dịu. Đây được xem là niềm hy vọng tạo ra động lực giúp TTCK Việt Nam thoát khỏi cảnh “ở nhà một mình” khi hầu hết các TTCK chính trên thế giới đã xác lập được đáy của quá trình suy giảm vừa qua.
Đã có những tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và sẽ phục hồi. Những số liệu trong các báo cáo kinh tế gần đây trái ngược với dự báo đen tối trước đó về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0,5% là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu nới lỏng ''hầu bao'', tăng chi tiêu. Nhà kinh tế trưởng Josh Feinman của Deutsche Bank dự đoán, kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,0% quý 2 và 2,0% quý 3 năm nay, sau khi chỉ tăng 0,6% ở hai quý trước đó. Theo ông, quý 4/2008, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ hạ xuống còn 1,5%, nhưng có thể trở lại mức 2,0% trong quý đầu năm sau.
Thực tế cho thấy, những diễn biến xấu của nền kinh tế Mỹ, sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung có tác động tới Việt Nam, góp phần khiến TTCK của Việt Nam bị sụt giảm. Việt Nam hiện đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài và những ảnh hưởng của thế giới, như: sụt giảm của TTCK thế giới, sự mất cân bằng cung - cầu trên thị trường, sự tăng giá mạnh của nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cùng với sự bất ổn của các mặt hàng thay thế cho chứng khoán như vàng…đã ảnh hưởng xấu tới tâm lý của các NĐT trên TTCK Việt Nam thời gian qua.
Hiện nay, nền kinh tế đầu tàu đang hồi phục trở lại, những bóng đen u ám che phủ các nền kinh tế khác đang lần lượt trôi đi. Các TTCK ở châu Á và thế giới đã có những biến động hồi phục và bứt phá tăng trưởng. Những tín hiệu từ nước Mỹ và kinh tế - tài chính thế giớicùng với hàng loạt biện pháp tích cực của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lạm phát và bình ổn TTCK sẽ giúp cho các NĐT chứng khoán thêm bình tĩnh và tin tưởng vào thị trường.
(Theo DanTri)
Nội chạy, ngoại gom
Trong cơn lốc xoáy của thị trường, các nhà đầu tư (NĐT) đang bị ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia tài chính - chứng khoán đều kêu gọi các NĐT hãy bình tĩnh trước những quyết định tự doanh, để tránh gây thiệt hại cho bản thân và ảnh hưởng tới bối cảnh chung của thị trường.
Cùng với nỗ lực của Chính phủ trong việc bình ổn thị trường chứng khoán (TTCK), các NĐT trong nước cần cân nhắc, nếuvẫn tiếp tục bán cổ phiếu ồ ạt thì cơ quan quản lý nhà nước có cố gắng đến mấy, thị trường cũng khó phục hồi được.
Một động thái rất đáng chú ý là hành động của các NĐT nướcngoài (NĐTNN). Diễn biến giao dịch trên sàn chứng khoán thời gian qua cho thấy, hành động của các NĐTNN đang đi ngược lại với các NĐT trong nước.
Trong khi NĐT trong nước bi quan, mất niềm tin, thi nhau tháo chạy thì khối đầu tư nước ngoài vẫn tích cực gom hàng với số lượng lớn. Điều đó cho thấy họ vẫn rất lạc quan vào triển vọng của thị trường và của nền kinh tế trong trung và dài hạn.
Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chênh lệch mua - bán của NĐTNN trên thị trường tập trung vẫn ở mức cao.
Trong tháng 4, giá trị chứng khoán NĐTNN mua vào đạt 4.034 tỷ đồng, giá trị bán ra đạt 2.040 tỷ đồng. Còn theo đánh giá của HSBC, thì lượng mua vào cổ phiếu Việt Nam của khối ngoại vẫn cao hơn lượng bán ra (mua ròng), với mức chênh lệch trong tháng 4 là 122 triệu USD, so với mức 59 triệu USD trong tháng 3.
Sang tháng 5, tính từ ngày 2/1 tới ngày 9/5/2008, khối ngoại đã mua vào xấp xỉ 127,52 triệu đơn vị, bán ra 57,85 triệu đơn vị. Như vậy, qua 62 phiên giao dịch, lượng mua ròng của họ đạt hơn 69,67 triệu đơn vị, trị giá gần 4.600 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 14/5/2007, NĐTNN đột ngột giảm mạnh lượng mua vào, nhưng nhận định của một số chuyên gia cho rằng NĐTNN đang chờ đợi động thái của cơ quan nhà nước khi mà VN-Index đang thiết lập một đáy mới. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, NĐTNN đang tập trung lực lượng để “đồng khởi” vì họ biết rằng nhiều NĐT trong nước sẽ lao vào bắt đáy khi có dấu hiệu đảo chiều?
Hiện tại, Dự thảo Quy chế hướng dẫn giao dịch của NĐTNN trên TTCK Việt Nam đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét. Dự thảo được đánh giá là mở hơn rất nhiều so với các bản Dự thảo trước, sẽ khơi dòng mạnh mẽ hơndòng vốn gián tiếp nước ngoài vào TTCK Việt Nam, đồng thờihướng quản lý dòng vốn này tập trung chủ yếu vào việc tạo ra cơ chế để NĐTNN thực hiện chế độ báo cáo tự động.
Không ít người dựbáo trong nửa cuối năm 2008 và sang năm 2009, khi NĐT lấy lại được niềm tin vào thị trường và giá cổ phiếu tăng lên thì đó chính là lúc khối ngoại bắt đầu "gặt hái".
Hãy lạc quan hơn
Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế Việt Nam cũng không thoát khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định nước ta sẽ vẫn giữ được đà tăng trưởng nhanh trong năm nay. HSBC mới đây đã đưa ra báo cáo thường kỳ về tình hình và triển vọng nền kinh tế nói chung cũng như dự báo về thị trường tài chính - chứng khoán Việt Nam nói riêng.
Trong bản báo cáo lần này, HSBC tiếp tục duy trì quan điểm lạc quan về tương lai của thị trường Việt Nam trong dài hạn. Bên cạnh đó, một điểm đáng chú ý là HSBC tin rằng TTCK Việt Nam đã chạm đáy. Giá cổ phiếu, đặc biệt là các bluechips đang xuống rất thấp là mức hấp dẫn cho các đầu tư dài hạn vào thị trường.
HSBC một lần nữa khuyên các NĐT nước ngoài gom cổ phiếu Việt Nam để tích lũy dài hạn, vì những khó khăn sẽ còn tiếp tục trong ngắn hạn nhưng xét về dài hạn, cơ hội tại thị trường Việt Nam là rất lớn. Một điểm đáng chú ý khác là HSBC cho rằng, những công ty niêm yết có chất lượng tốt - những công ty tập trung vào lĩnh vực chính của mình và không mở rộng sang các lĩnh vực khác như ngân hàng hay kinh doanh vàng, như Vinpearl, Vinamilk...đang nổi lên trở thành những công ty có cổ phiếu hấp dẫn.
Bên cạnh đó, những bất ổn từ tình hình kinh tế quốc tế đang có phần lắng dịu. Đây được xem là niềm hy vọng tạo ra động lực giúp TTCK Việt Nam thoát khỏi cảnh “ở nhà một mình” khi hầu hết các TTCK chính trên thế giới đã xác lập được đáy của quá trình suy giảm vừa qua.
Đã có những tín hiệu cho thấy kinh tế Mỹ vượt qua thời kỳ khó khăn nhất và sẽ phục hồi. Những số liệu trong các báo cáo kinh tế gần đây trái ngược với dự báo đen tối trước đó về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Doanh số bán lẻ tháng 4 tăng 0,5% là dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng Mỹ đã bắt đầu nới lỏng ''hầu bao'', tăng chi tiêu. Nhà kinh tế trưởng Josh Feinman của Deutsche Bank dự đoán, kinh tế Mỹ sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 1,0% quý 2 và 2,0% quý 3 năm nay, sau khi chỉ tăng 0,6% ở hai quý trước đó. Theo ông, quý 4/2008, tốc độ tăng trưởng của Mỹ sẽ hạ xuống còn 1,5%, nhưng có thể trở lại mức 2,0% trong quý đầu năm sau.
Thực tế cho thấy, những diễn biến xấu của nền kinh tế Mỹ, sự sụt giảm của TTCK thế giới nói chung có tác động tới Việt Nam, góp phần khiến TTCK của Việt Nam bị sụt giảm. Việt Nam hiện đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài và những ảnh hưởng của thế giới, như: sụt giảm của TTCK thế giới, sự mất cân bằng cung - cầu trên thị trường, sự tăng giá mạnh của nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, cùng với sự bất ổn của các mặt hàng thay thế cho chứng khoán như vàng…đã ảnh hưởng xấu tới tâm lý của các NĐT trên TTCK Việt Nam thời gian qua.
Hiện nay, nền kinh tế đầu tàu đang hồi phục trở lại, những bóng đen u ám che phủ các nền kinh tế khác đang lần lượt trôi đi. Các TTCK ở châu Á và thế giới đã có những biến động hồi phục và bứt phá tăng trưởng. Những tín hiệu từ nước Mỹ và kinh tế - tài chính thế giớicùng với hàng loạt biện pháp tích cực của Chính phủ Việt Nam trong việc chống lạm phát và bình ổn TTCK sẽ giúp cho các NĐT chứng khoán thêm bình tĩnh và tin tưởng vào thị trường.
(Theo DanTri)
0 Responses to TTCK xuống dốc, nhà đầu tư nước ngoài làm gì ?
Something to say?