IPO “đại gia” quốc doanh: Bước sai lầm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Chỉ chừng 78/128 triệu cổ phần của Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) được nhà đầu tư đăng ký mua. Giá đấu thành công của đợt này, như vậy, sẽ bằng giá khởi điểm là 70.000 đồng/cổ phiếu.

ipoquocdoanh.jpg
Thị trường tài chính Việt Nam đang rất cần những nhà đầu tư lâu dài, ổn định, chứ không phải dân đầu cơ “lướt sóng”
Số cổ phiếu còn lại, theo quy định, sẽ được đấu giá tiếp vào lần sau với giá khởi điểm thấp hơn. Nếu lần đấu giá tiếp theo vẫn không bán hết, giá trị doanh nghiệp của Sabeco sẽ được xác định lại trước khi phát hành tiếp. Hoặc Nhà nước sẽ tăng tỷ lệ sở hữu tại tổng công ty.

Chưa biết số phận của Sabeco sẽ được định đoạt thế nào, nhưng quá trình chuyển đổi sở hữu của đơn vị này đang cho thấy bước sai lầm mang tính căn bản của công cuộc cải cách doanh nghiệp quốc doanh, mà từ trước đến nay suôn sẻ cho đến khi xuất hiện những đại gia như Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, Vietcombank...

Sai lầm Sabeco

Sabeco là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả. Lĩnh vực sản xuất, phân phối rượu bia và đặc biệt là bia đã mang lại cho tổng công ty khoản lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp thèm muốn.

Hơn nữa, Sabeco có kinh nghiệm, có thâm niên, có thương hiệu, thị phần, bia Sài Gòn, bia 333 của Sabeco được mọi tầng lớp người tiêu dùng chấp nhận, từ nơi sang trọng đến quán nhậu vỉa hè. Đó là giá trị vô hình của doanh nghiệp mà hiện chúng ta chưa tính toán được.

Song tất cả những thế mạnh đó của Sabeco đều được Nhà nước tận dụng thông qua khoản nộp ngân sách khổng lồ hàng năm. Năm 2007, tổng công ty làm nghĩa vụ với Nhà nước 2.222 tỉ đồng, là doanh nghiệp nộp thuế nhiều thứ hai cả nước, chỉ đứng sau Công ty Bia Việt Nam và trên tầm các đơn vị sản xuất thuốc lá.

Đóng góp phần lớn vào số tiền trên là thuế tiêu thụ đặc biệt, được Nhà nước thu dựa trên sản lượng sản xuất. Trong trường hợp Nhà nước muốn điều tiết về ngân sách nhiều hơn, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được tăng lên. Khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp tất yếu sẽ bị ảnh hưởng.

Năm 2008, theo bản cáo bạch công bố rộng rãi cho công chúng, Sabeco sẽ nộp ngân sách 2.709 tỉ đồng. Mức nộp ngân sách tăng 22%, tương ứng với sản lượng sản xuất và tiêu thụ tăng 20% (sản lượng năm 2007 là 640 triệu lít, 2008 là 768 triệu lít). Một sự tính toán căn cơ!!!

Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp dự kiến 619 tỉ đồng, cao hơn chút ít so với năm 2007 là 610 tỉ đồng. Con số lợi nhuận ròng này khá hấp dẫn so với vốn điều lệ 2.187,9 tỉ đồng. Tuy nhiên trước khi đấu giá, vốn điều lệ của tổng công ty đã được đẩy lên thành 6.412 tỉ đồng.

Toàn bộ quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, nguồn vốn xây dựng cơ bản, lợi nhuận để lại chưa phân phối... đã được tính thành vốn điều lệ. Với số vốn mới và lợi nhuận sau thuế dự kiến, EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của Sabeco năm nay sẽ tụt giảm từ 2.787 đồng/cổ phiếu xuống 965 đồng/cổ phiếu, chỉ số P/E do đó tăng vọt, lên tới 72,5 (tính trên giá khởi điểm 70.000 đồng/cổ phiếu).

Thế là phương thức pha loãng giá trị cổ phiếu trước khi IPO bằng cách tăng mạnh vốn điều lệ, vốn đã áp dụng với ba doanh nghiệp là Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt, Vietcombank, lại được lặp lại với Sabeco. Nhưng độ pha loãng của cổ phiếu Sabeco lên đến mức tối đa bởi khoản nộp ngân sách lớn mà ba doanh nghiệp kia, do đặc thù ngành nghề, không phải chịu điều tiết.

Với trường hợp đầu tiên Đạm Phú Mỹ, các nhà đầu tư trong nước chưa nhận ra phương thức pha loãng, họ còn hào hứng. Tuy nhiên từ sau đợt IPO Bảo Việt, bài toán pha loãng không còn bí mật.

Và đây chính là điểm sai lầm trong chính sách cổ phần hóa ở cả bốn doanh nghiệp. Các công ty niêm yết, hoặc chưa niêm yết cũng chỉ dám tăng vốn với tỷ lệ 30%, 50% tối đa 100%, nhưng các đại gia quốc doanh đã tăng vốn tới 300%. Quả là một bước nhảy vọt về tiềm lực tài chính so với giá trị sổ sách.

Cải cách hay tận thu?

Phản ứng của thị trường đối với Sabeco thông qua số lượng đăng ký mua cổ phiếu ở mức thấp là việc tất yếu phải đến. Khi bán hàng hiệu, người bán bao giờ cũng tính toán giá bán để người mua nhận thấy giá họ mua là giá trị thật của sản phẩm.

Song với các đợt IPO lớn vừa qua, nhà đầu tư có cảm giác là người bán không chuẩn bị, đưa ra giá cao, không bán được thì hạ giá, xác định lại giá trị doanh nghiệp. Sự thiếu chuẩn bị một cách chuyên nghiệp khiến cho người mua luôn băn khoăn: giá nào là giá trị thật của món hàng. Một khi không tin, không tìm được giá trị thật, họ không mua!

Vấn đề đặt ra cho Nhà nước, với vai trò người bán trong các đợt IPO hiện nay và sắp tới là Nhà nước muốn gì. Nhà nước muốn chuyển đổi sở hữu thành công các đơn vị quốc doanh, phát triển ổn định và bền vững thị trường chứng khoán hay tận thu? Rõ ràng tận thu không thể nào quan trọng bằng việc giữ niềm tin cho giới đầu tư và tạo nền cho thị trường chứng khoán non trẻ phát triển. Nếu chúng ta đặt mục tiêu cải cách doanh nghiệp quốc doanh lên đầu, thì các phương thức xác định giá trị doanh nghiệp phải khả thi.

Dường như ban chỉ đạo cổ phần hóa một số doanh nghiệp nghĩ rằng cứ nâng vốn nhiều, đưa ra giá cao là chống thất thoát tài sản nhà nước. Thực chất đó chỉ là ngụy biện. Tận thu không bao giờ là con đường đúng để ngăn chặn thất thoát tài sản nhà nước! Nhất là ở đây lại là tận thu triệt để. Sau IPO Nhà nước còn thu phần lớn thặng dư từ các đợt phát hành.

Chúng ta đã mất 15 năm (1992-2007) để cổ phần hóa khoảng 20% doanh nghiệp quốc doanh và đa dạng hóa nguồn vốn chủ sở hữu. Trong 15 năm ấy, các đơn vị cổ phần hóa đã làm ăn tốt hơn, kinh doanh hiệu quả hơn, nộp ngân sách nhiều 3-4 lần so với trước. Bây giờ khi đến thời điểm cổ phần hóa các doanh nghiệp cốt lõi của nền kinh tế, đụng chạm đến rường cột quốc doanh, không lẽ lại là bước sai lầm chỉ vì tận thu?

Cách làm đó vô hình trung chỉ thu hút vào thị trường Việt Nam giới đầu cơ, dân “lướt sóng” quốc tế, vốn từng trải ở các thị trường mới nổi, dày dạn kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Với họ giá cả không quan trọng. Giá 100.000 đồng/cổ phiếu, thí dụ, họ cũng mua nếu ngày mai cổ phiếu đó lên giá thành 101.000 đồng. Còn ngày mai mà giá xuống, thì giá cổ phiếu đó là 10.000 đồng/cổ phiếu, dù công ty tốt đến mấy, họ cũng không mua.

Thị trường tài chính Việt Nam đang rất cần những nhà đầu tư lâu dài, ổn định, chứ không phải dân đầu cơ “lướt sóng”.

(Theo TBKTSG)

 

Thị trường nhà đất trên thế giới có thể đang trong tình cảnh u ám. Nhưng ở Việt Nam thì không. Ở VN, các nhà đầu cơ đang xếp hàng dài chờ mua nhà đất trong khi các công ty xây dựng bất động sản đang xây dựng khắp thành phố với kỳ vọng thu lợi nhuận khổng lồ cùng với đà đi lên của kinh tế nước nhà.

Bên ngoài toà nhà Vincom, một công trình BĐS mới xây dựng gần đây tại HN. (Ảnh Nhật Vy).


6 tháng trước, hàng ngàn nhà đầu tư cá nhân Việt Nam đã chen chật các sàn chứng khoán ở Hà Nội và TP.HCM với hy vọng kiếm lời nhanh chóng.

Còn bây giờ, trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu đang chững lại và Việt Nam cũng nằm trong đó và cũng chịu tác động ít nhiều, thì nhiều nhà đầu tư lại chuyển hướng sang bất động sản, và lại chen chật các công ty kinh doanh môi giới nhà đất.

"Mua nhà đất có vẻ là một món đầu tư an toàn hơn chứng khoán", Nguyễn Văn Thái, một chuyên viên kinh doanh quảng cáo 32 tuổi tại Hà Nội, nói. "Ngày càng có nhiều người nước ngoài hướng tới Việt Nam, kể từ sau khi chúng tôi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới năm 2007, và điều này tạo cú hích cho thị trường nhà đất".

Tại buổi ra mắt công trình bất động sản mới nhất của mình vào tháng trước tại TP.HCM của Tập đoàn BĐS Hoàng Anh Gia Lai, có tới 3.000 nhà đầu tư địa phương xếp hàng chờ tới lượt mình với hy vọng mua được một trong số 800 căn hộ mới. Trong những ngày tiếp theo, có thêm 10.000 người xếp hàng dưới đường phố dọc theo tường rào ngoài công ty này để chờ đợi cơ hội, gây tắc nghẽn giao thông.

Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể tham gia vào sân chơi này. Các nhà đầu tư cá nhân người nước ngoài có thể mua các căn hộ với điều kiện cho mục đích sử dụng của chính họ. Công ty Indochina Capital Advisors Ltd tại VN đang lập một quỹ đầu tư cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sâu rộng hơn vào thị trường nhà đất VN. Tập đoàn VinaCapital tại TP.HCM quản lý một quỹ đầu tư đang niêm yết tại London với vốn 633 triệu USD, qua đó cho phép các nhà đầu tư toàn cầu tham gia vào thị trường nhà đất VN.

Tại thủ đô Hà Nội của VN, công ty Hàn Quốc Keangnam Enterprises Co. đang xây dựng công trình Pride Tower, một cao ốc 72 tầng trị giá 1 tỷ USD. Điều này cho thấy các nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính trên toàn cầu vẫn đang muốn đặt cược vào các thị trường đang nổi như thế nào. Keangnam sẽ sở hữu công trình này một khi hoàn tất.

Một nhà đầu tư Hàn Quốc khác, Posco Engineering & Construction Corp., cũng đang xây dựng một thành phố vệ tinh quanh Hà Nội trị giá 3 tỷ USD, với việc liên doanh với một công ty Việt Nam tại một địa điểm hiện nay đang phủ đầy rau cỏ và trâu bò.

"Một số người cho rằng kiểu đầu tư như thế là không phù hợp với VN tại thời điểm mới bắt đầu của chặng đường phát triển", Sohn Juk Weon, Tổng Giám đốc của Posco ở liên doanh này - một liên doanh với tập đoàn Vinaconex ở Hà Nội, cho biết, "Nhưng chúng tôi không xây dựng một thành phố cho 10 năm sau mà đang xây dựng một thành phố cho 100 hay 150 năm sau".

VN cũng như nhiều nước khác đang áp dụng chính sách mở cửa hay mở cửa từng phần, khá dễ tổn thương với suy thoái kinh tế toàn cầu. Phần lớn trong cơ cấu nền kinh tế nước này cấu thành từ xuất khẩu đồ điện và hàng nông sản sang Mỹ và các nước phát triển khác, những nước hiện đang bị xoáy trong nguy cơ suy thoái kinh tế. Xuất khẩu của VN sang thị trường Mỹ nói riêng tăng 39% trong năm 2007, lên đạt hơn 10 tỷ USD. Các quan chức Bộ Công thương ước tính xuất khẩu của VN sang thị trường Mỹ năm nay sẽ tăng 30% lên đạt 13 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước tính tăng lên mức 58 tỷ USD trong năm nay, so với mức 48 tỷ USD của năm 2007.

Kể từ khi từ bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung từ đầu những năm 1990, VN đã và đang trên đường trở thành một "Con hổ châu Á" tiếp theo. Các nhà sản xuất toàn cầu, đặc biệt là những tập đoàn gốc châu Á như Samsung Electronics Corp., Canon Inc. hay nhà sản xuất chip của vùng lãnh thổ Đài Loan Hon Hai Precision Industry Co., đã chọn VN như một trạm sản xuất với chi phí thấp, giống như việc các công ty Nhật và Mỹ từng chọn Thái Lan, Malaysia và Mexico hồi những năm 1970 và 1980.

Những điều đó góp phần vào nền kinh tế VN, làm cho nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ trung bình 7,5%/năm kể từ năm 2000 tới nay. Năm ngoái, nền kinh tế này tăng trưởng với tốc độ 8,5% và giới chức nước này ước tính sẽ đạt tốc độ tương đương trong năm nay, bất chấp nhiều nhà kinh tế cho rằng VN khong tránh khỏi bị ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế Mỹ.

Không có thống kê toàn quốc nào về đầu tư nhà đất tại VN, song có bằng chứng và có nhận định từ giới chuyên môn rằng một phần nguồn tiền chảy vào BĐS là tới từ các quỹ đầu tư của nước ngoài muốn đầu tư vào các nền kinh tế đang lên, những nơi như Algeria, các nước vùng Vịnh hay Kazakhstan - đều là những nơi thu hút đầu tư chảy vào, khi mà những vấn đề kinh tế đang đe doạ môi trường đầu tư ở Mỹ và các nền kinh tế lớn khác.

"Các nhà đầu tư đang tìm kiếm cơ hội ở những thị trường mới mẻ, nằm ngoài dòng chảy chính của thị trường đang phát triển của thế giới" chuyên gia của Merrill Lynch, Michael Hartnett và Lucila Broide viết trong một báo cáo gần đây. "Nguyên nhân lớn nhất là do họ kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng đầy tiềm năng của những nền kinh tế năng động tại Trung Đông, châu Phi, châu Á, đặc biệt là Việt Nam".

Tiềm năng ấy đang phản chiếu rõ vào giá nhà đất và văn phòng cho thuê tại Hà Nội và TP.HCM - đầu tàu kinh tế ở phía nam đất nước mà trước đây có tên gọi là Sài Gòn. Trong một điều tra toàn cầu mới công bố hồi tháng 11/2007 về giá văn phòng cho thuê, công ty tư vấn BĐS CB Richard Ellis thấy rằng giá thuê văn phòng tại TP.HCM tăng 29% so với 12 tháng trước, lên đạt mức 49 USD/foot vuông.

Ở trung tâm Manhattan, giá thuê là 53 USD/foot vuông. Ở Bangkok là 24 USD/foot vuông.

Người của Keangnam và Posco cho biết họ không quan tâm tới các vấn đề đang xảy ra đối với hệ thống ngân hàng Mỹ và đà suy thoái kinh tế. Thay vào đó, họ quan tâm tới nhu cầu tăng mạnh từ các công ty địa phương cũng như các công ty đa quốc gia đối với việc thuê văn phòng và nhà ở tại Việt Nam, một nhu cầu theo họ còn tiếp tục khi nền kinh tế này càng ngày càng hướng tới một nền kinh tế thị trường.

"Chúng tôi nhìn thấy nhu cầu về khu đô thị mới, và chúng tôi có kinh nghiệm trong việc xây dựng những thành phố mới ở Hàn Quốc rồi", Ha Jong Seuk, Trưởng đại diện của Keangnam tại HN, nói. "Chúng tôi không nghĩ là sẽ khó khăn khi mang những mẫu hình đó sang áp dụng tại VN".

Trong khi Posco đang liên doanh phát triển một thành phố vệ tinh mới với đối tác trong nước và Keangnam đang dựng lên một toà tháp 72 tầng thì các nhà lãnh đạo VN đang lên một kế hoạch phát triển tương tự đối với vùng đất nằm ở phía bắc Hà Nội, dọc theo sông Hồng. Các quan chức cho hay ở công trình đô thị mới ấy, sẽ có trung tâm triển lãm, các cao ốc văn phòng và khu dân cư dọc theo tuyến đê phòng lũ. Chi phí ước tính lên tới 7 tỷ USD.

Các nhà đầu tư địa phương cũng đang chia sẻ niềm tin nói trên của các nhà đầu tư Hàn Quốc đối với thị trường bất động sản. Nhiều người VN giàu có đang mua bán các căn hộ ngay cả trước khi chúng được xây xong, giống y như những gì xảy ra ở Hồng Kông hay Singapore cách đây 4 năm.

Các nhà môi giới cho hay giá nhà ở đã tăng 50% kể từ đầu năm 2007 tới nay, và ở một số khu vực, giá đã tăng lên gấp 3 lần. Quan chức VN đang soạn thảo một văn bản đánh thuế thu nhập từ kinh doanh BĐS nhằm hạ nhiệt bớt cho thị trường này. Một số chuyên gia nhà đất lo ngại rằng đầu tư vào BĐS có thể sẽ dẫn tới thừa cung, khi nhiều công trình sẽ đi vào sử dụng trong vòng 3 - 5 năm tới.

Trong năm 2006, có 25 công trình BĐS được khởi công tại TP.HCM, tới năm 2007 có thêm 22 công trình xây mới nữa. CB Richard Ellis ước tính sẽ có 49 toà nhà văn phòng mới sẽ hoàn thiện trong vòng 3 năm tới, tạo ra một nguồn cung khá lớn cho thị trường.

Tại HN, một loạt các toà nhà văn phòng sẽ ra mắt thị trường trong vòng 3 năm tới. Điều này có nghĩa là những công trình như dự án Pride Tower của Keangnam có thể phải mất nhiều thời gian trước khi có thể thu lãi.

"Ở một phương diện nào đó, bạn có thể coi đó như một động thái ngoại giao", Marc Townsend, một đại diện của CB Richard Ellis tại VN. Ý ông muốn nói, việc tham gia vào thị trường BĐS của VN thời điểm này và góp phần giải quyết cơn khát văn phòng cho thuê thì sẽ tạo cơ hội cho họ có được những công việc kinh doanh tốt hơn về sau này.

(Theo WSJ)

 

TTCK ngày 31.1: VN-Index tăng nhẹ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau phiên tăng ngoạn mục hôm qua, những tưởng thị trường sẽ tiếp tục đà đi lên mạnh trong ngày hôm nay, tuy nhiên kết thúc đợt giao dịch, VN-Index chỉ tăng nhẹ lên được 1,01 điểm, chốt ở mức 844,11 điểm.

Đợt khớp lệnh đầu tiên, các nhà đầu tư đổ xô đặt lệnh bán vì các ô dư bán của rất nhiều cổ phiếu (CP) phiên hôm qua trống trơn. Chính tâm lý bán ra nhằm thu hồi vốn đã đẩy VN-Index tụt mất 11,36 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch ngay đợt đầu đã được 4,06 triệu đơn vị. Đợt khớp lệnh thứ 2, tốc độ giảm của VN-Index đã được kìm lại. Khối lượng giao dịch đã đạt gần 10 triệu CP với giá trị tương ứng là 749 tỉ đồng.

Chính khối lượng giao dịch tăng mạnh đã giúp cho chỉ số chứng khoán tăng nhẹ ở đợt giao dịch cuối cùng. Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm nay, VN-Index tăng 1,01 điểm (0,11%) lên 844,11 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 13,1 triệu đơn vị (tăng 1 triệu đơn vị so với phiên hôm qua) với giá trị giao dịch 987,5 tỉ đồng (giảm nhẹ so với phiên trước).

Toàn sàn phiên này có 75 mã tăng giá, 26 mã đứng giá và 47 mã giảm giá. Hôm nay, sàn TP.HCM chào đón thêm 100 triệu CP của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl (mã VPL) nâng tổng số mã niêm yết tại đây lên con số 148. Đóng cửa thị trường, VPL khớp ở mức 136.000 đồng/CP (cao hơn 16.000 đồng so với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên) với 61.260 đơn vị giao dịch thành công.

BMC trở lại ngôi đầu bảng CP tăng mạnh nhất trong phiên, BMC tăng được 9.000 đồng/CP lên mức 275.000 đồng/CP. Đứng thứ 2 tốp tăng là IMP tăng được 7.000 đồng lên mức 192.000 đồng/CP; TAC và VNM cùng tăng 6.000 đồng lên mức 134.000 đồng/CP và 142.000 đồng/CP.

Giảm mạnh nhất phiên là cổ phiếu NTL khi giảm 5.000 đồng/CP xuống còn 308.000 đồng/CP. VHG và ANV cùng mất 4.000 đồng/CP xuống còn 84.500 đồng/CP và 67.000 đồng/CP; AGF và ST8 phiên này giảm 3.000 đồng/CP để chốt ở các mức giá lần lượt là 67.000 đồng/CP và 72.000 đồng/CP.

Các CP có mức vốn hóa lớn trên thị trường như: DPM phiên này giảm nhẹ 500 đồng/CP xuống còn 67.500 đồng/CP; STB đứng giá 64.500 đồng/CP; PPC giảm 1.500 đồng/CP xuống mức 56.000 đồng/CP; FPT giảm 3.000 đồng/CP xuống còn 197.000 đồng/CP.

*** Tại sàn Hà Nội: Sau khi tăng mạnh mẽ ngày hôm qua, thị trường lại đi xuống trong ngày hôm nay. HASTC-Index giảm 2,54 điểm xuống còn 294,13 điểm. Tổng khối lượng giao dịch là 4,9 triệu đơn vị với giá trị tương ứng là 383,4 tỉ đồng. Toàn sàn có 55 mã tăng giá, 12 mã đứng giá và 60 mã giảm giá.

Tốp 3 CP tăng mạnh nhất trong phiên là SD7 tăng 7.700 đồng/CP lên mức 134.700 đồng/CP; ILC tăng 6.400 đồng/CP lên mức 94.300 đồng/CP; SDC tăng 5.000 đồng/CP lên mức 122.000 đồng/CP.

Các CP mất giá nhiều nhất trong phiên là VSP giảm 6.900 đồng/CP xuống còn 166.900 đồng/CP; RCL giảm 6.700 đồng/CP xuống còn 250.000 đồng/CP; SCJ giảm 5.100 đồng/CP xuống còn 175.700 đồng/CP.

Ngày mai (1.2), cả hai sàn bước vào phiên giao dịch cuối cùng trước đợt nghỉ Tết Nguyên đán.

(Theo ThanhNien)

 

Tổng hợp giao dịch 31/1: Không chịu lùi bước

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị trường tiếp tục có phiên tăng điểm thứ 5 liên tiếp. Tuy nhiên, sự hào hứng của hai phiên trước đã có phần lắng xuống khi nhiều cổ phiếu đã quay đầu giảm giá ngay từ đợt khớp lệnh đầu tiên.

Kết thúc ngày, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,01 điểm (0,12%) lên mức 844,11 điểm.

Mở đầu phiên giao dịch, lượng đặt bán được tung ra mạnh, màu đỏ tỏ ra chiếm ưu thế sau hai phiên lùi bước. Tuy nhiên, về giữa phiên, dấu hiệu hồi phục dần trở lại. Chỉ số VN-Index dần phục hồi so với lúc đầu. Kết thúc đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index chỉ còn giảm 5,1 điểm (-0,6%) đạt mức 838 điểm. Khối lượng giao dịch vẫn được duy trì ở mức cao đạt xấp xỉ 9,95 triệu đơn vị.

Bước vào đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, các lệnh mua được đưa ra nhiều hơn. Giá nhiều cổ phiếu đã phục hồi so với hai phiên trước.

Kết thúc ngày, chỉ số VN-Index đã đảo chiều tăng 1,01 điểm so với hôm trước. Dù tăng nhẹ, nhưng sự tăng giá này sẽ giúp củng cố hơn niềm tin của nhà đầu tư vào sự hồi phục của thị trường. Số mã tăng giá vẫn chiếm đa số. Toàn thị trường có 76 mã tăng giá, 46 mã giảm giá và 26 mã đứng giá. Nhiều cổ phiếu vẫn giữ được đà tăng giá, tiếp tục tăng trần như PET (+2.100đ), VSC (+5.000đ), VNM (+6.000đ)..

Các chứng khoán được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PPC (204.730 cp), DPM (83.700 cp), KDC (81.400 cp).

Phiên này, nhiều cổ phiếu lớn giảm giá như: FPT (-3.000đ), SSI (-3.000đ), DPM (-500đ), HPG (-2.000đ)… VNM phiên trước giảm sàn nhưng phiên này đã tăng mạnh trở lại, lên mức kịch trần 142.000đ.

Thị trường chững lại hôm nay cũng không gây ngạc nhiên với nhiều người sau khi tăng liền mạch gần 80 điểm trong 4 phiên trước. Mặt khác, sự điều chỉnh chỉ thị 03 được nhìn nhận là có xu hướng làm khó cho các ngân hàng cũ khi gắn tỷ lệ cho vay chứng khoán với vốn điều lệ của ngân hàng, như vậy, quy định mới có phần thu hẹp tỷ lệ cho vay hơn trước. Do đó, đây cũng có thể coi là phản ứng của thị trường cho động thái này.
Tuy vậy, sự giảm nhiệt trong phiên hôm nay cũng là dấu hiệu tốt cho sự phục hồi bền vững của thị trường.

(Theo DanTri)

 

Hai sàn đảo chiều

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau hai phiên tăng kịch trần hôm nay các cổ phiếu lại chầm chậm leo dốc với mức điểm tăng không cao. Hai sàn chứng khoán đảo chiều, Vn-Index tăng thêm 1,01 điểm còn chỉ số Hastc-Index lại mất tới 2,54 điểm.

Đóng cửa phiên giao dịch sáng nay, Vn-Index tăng 1,01 điểm (tương đương tăng 0,12%) lên 844.11 điểm.

Hôm nay, sàn HOSE đón nhận thêm mã mới VPL của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl nâng tổng số cổ phiếu lên 145. Trong đó có 73 mã tăng, 25 mã đứng giá và 47 mã giảm giá.

Ba chứng chỉ quỹ có MAFPF1 tăng 200 đồng lên 9.400 đồng/ccq và VFMVF1 tăng 100 đồng lên 25.100 đồng/ccq; còn PRUBF1 giảm 100 đồng xuống còn 11.000 đồng/ccq.

Khối lượng giao dịch cả phiên đạt 17,3 triệu đơn vị; giá trị giao dịch đạt 1,25 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay, VPL đóng cửa ở mức 136.000 đồng/cp tăng 16.000 đồng so với giá tham chiếu (giá tham chiếu là 120.000 đồng/cp).

Trong top 10 cổ phiếu có giá trị vốn hoá lớn nhất thị trường có 7 mã giảm, 1 mã đứng giá và chỉ còn lại 2 mã tăng. VNM của Vinamilk tăng 6.000 đồng lên 142.000 đồng/cp, VIC của Vincom tăng 3.000 đồng lên 103.000 đồng/cp. STB của Ngân hàng Sacombank đứng giá 64.500 đồng/cp.

7 mã giảm bao gồm: FPT của CTCP Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT và SSI của Chứng khoán Sài Gòn cùng giảm 3.000 đồng xuống lần lượt 197.000 đồng/cp, 141.000 đồng/cp; SJS của Sudico giảm 2.000 đồng lên 250.000 đồng/cp, HPG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoà Phát giảm 2.000 đồng xuống còn 98.000 đồng/cp. PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 1.500 đồng lên 56.000 đồng/cp. PVD của Tổng công ty khoan và dịch vụ khoan dầu khí giảm 1.000 xuống 149.000 đồng/cp. DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 500 đồng xuống 67.500 đồng/cp.

5 cổ phiếu tăng giá nhiều nhất

Mã CK

Giá mở cửa

Giá đóng cửa

Thay đổi (%)

BMC

266.000

275.000

3,38

IMP

185.000

192.000

3,78

VNM

136.000

142.000

4,41

TAC

128.000

134.000

4,69

SC5

163.000

168.000

3,07

5 cổ phiếu giảm giá nhiều nhất

Mã CK

Giá mở cửa

Giá đóng cửa

Thay đổi (%)

NTL

313.000

308.000

-1,6

VHG

87.000

83.000

-4,6

ANV

88.500

84.500

-4,52

ABT

77.000

74.000

-3,9

HRC

149.000

146.000

-2,01

Sàn Hà Nội hôm nay, chỉ số Hastc-Index giảm 2,54 điểm (tương đương giảm 0,86%) xuống còn 294,13 điểm. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 4,8 triệu đơn vị; giá trị giao dịch đạt 380 tỷ đồng.

(Theo 24H)

 

VN-Index tăng nhẹ, HaSTC-Index đảo chiều

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Thị trường giao dịch chứng khoán hôm nay, 31/1, đã chứng kiến sự bứt phá ngoạn mục của Vn-Index vào những phút cuối. Kết thúc buổi giao dịch, đã có phiên thứ 5 tăng điểm liên tiếp.

Kết thúc giao dịch hôm nay, VN-Index tăng nhẹ 1,01 điểm (tương đương tăng 0,11%) lên 844,11 điểm.

Biểu đồ Vn-Index. Nguồn: ssc.gov.vn

Trong số 148 mã chứng khoán và chứng chỉ quỹ niêm yết (thêm mã VPL chào sàn sáng nay), có 76 mã tăng giá, 26 mã đứng giá và 46 mã giảm giá.

Trong số các mã tăng giá, có nhiều mã tăng trần. VNM tăng 6.000 đồng lên mức giá 142.000 đồng/cp, TAC cũng tăng trần 6000 đồng lên 134.000 đồng/cp, SFI tăng 4.000 đồng lên 103.000 đồng/cp.

Các mã nhỏ và vừa tăng trần có: SMC, TPC, PAC, PET, SAF, PJT, PVT, SMC, SFI, UNI, VFC, BTC, DIC...

ITA, STB cùng đứng giá.

Trong các mã giảm giá thì: SSI cùng giảm 3.000 đồng/cp, FPT, HPG và SJS cùng giảm 2.000 đồng/cp, DPM giảm 500 đồng/cp, ...

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất sàn là STB với hơn 1,6 triệu đơn vị được chuyển nhượng thành công thông qua khớp lệnh.

Khối lượng giao dịch tăng hơn so với phiên liền trước, đạt 13,1 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị giao dịch đạt 987,56 tỷ đồng.

Tại sàn HN, sau 2 phiên liên tiếp tăng điểm ngoạn mục, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 01/2008, sàn HaSTC đã quay đầu giảm nhẹ.

Toàn phiên có 60 mã giảm giá, 55 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 5 mã không có giao dịch.

Tổng khối lượng phiên này đạt gần 5 triệu cổ phiếu, giá trị giảm 27% đạt 383,4 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu tăng giá: SD7 tăng 7.700 đồng là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường, ILC tăng 6.400 đồng, SDC tăng 5.000 đồng, NPS tăng 4.500 đồng, SD2 tăng 4.100 đồng…

Nhiều cổ phiếu blue-chips quay đầu mất điểm. S99 giảm 5.000 đồng, BVS giảm 4.800 đồng, ACB giảm 3.400 đồng, PVC giảm 3.100 đồng, BMI, NTP, PVI, PVS, TBC giảm 500 đồng đến 2.900 đồng/cp…

VSP là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất thị trường khi giảm 6.900 đồng, RCL đứng vị trí thứ hai mất 6.700 đồng, SCJ giảm 5.100 đồng…

Toàn phiên không có cổ phiếu nào tăng trần hay giảm sàn.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 31/1, chỉ số HASTC-Index đảo chiều giảm nhẹ 2,54 điểm (tương đương giảm 0,86%) đóng cửa ở mức 294,13 điểm.

Sự điều chỉnh của thị trường trong nửa đầu phiên giao dịch sáng nay không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia. Như vậy, trong phiên giao dịch ngày mai, có thể, thị trường sẽ điều chỉnh nhẹ, sau đó, qua Tết Nguyên đán mới tăng mạnh mẽ.

(Theo VTC News)

 

Vn-Index nhích lên nhẹ

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau khi tăng như vũ bão hôm qua, sáng nay Vn-Index phải khá vất vả mới tránh được một phiên đi xuống. Đóng cửa thị trường, chỉ số này chỉ tăng vỏn vẹn 1,01 điểm, lên mức 844,11 điểm.

Ngay từ đợt mở cửa, chỉ số Vn-Index bất ngờ quay đầu giảm 11,36 điểm, tương ứng 1,34% xuống còn 831,74 điểm. Ngoại trừ VNM, hầu hết các mã trong top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường đều rủ nhau đi xuống.

Tuy nhiên, so với hôm qua, khối lượng giao dịch đợt đầu tiên sáng nay vẫn cao hơn, đạt trên 4 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 295,79 tỷ đồng.

Sự điều chỉnh này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia. Trước đó, giới phân tích cho rằng, với 4 phiên đi lên liên tiếp nhiều khả năng thị trường sẽ hình thành xu thế tăng giá. Mặc dù vậy, rất có thể trong phiên giao dịch hôm nay hoặc chậm nhất là ngày mai, thị trường sẽ điều chỉnh nhẹ, sau đó, qua Tết Nguyên đán mới tăng mạnh mẽ.

Bước sang nửa đầu đợt khớp lệnh liên tục, Vn-Index tiếp tục đi xuống và để mất 5,1 điểm, tương ứng mức giảm 0,6%.

Với diễn biến như trên, tưởng như thị trường sẽ đi xuống trong phiên sáng nay, song vào lúc ít ngờ nhất, Vn-Index đã lội ngược dòng khá ngoạn mục và tăng nhẹ 1,01 điểm (tương đương tăng 0,11%) lên 844,11 điểm.

Khối lượng giao dịch hôm nay vẫn tiếp tục tăng hơn so với phiên hôm qua khi đạt 13,1 triệu đơn vị, giá trị 987,56 tỷ đồng.

Theo thông báo của HOSE, toàn sàn có 75 mã tăng giá, 47 mã giảm và 26 mã giữ giá tham chiếu. Trong top 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường có 6 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 2 mã tăng giá.

Trong đó, đáng chú ý là VNM của Vinamilk, sau khi "đo sàn" trong phiên hôm qua, sáng nay đã tăng 6.000 đồng, kịch trần ở mức 142.000 đồng.

Ở nhóm mất điểm, DPM giảm 500 đồng xuống 67.500 đồng; FPT và SSI cùng nhau giảm 3.000 đồng xuống tương ứng 197.000 đồng và 141.000 đồng.

2 mã giữ giá tham chiếu là ITA của Công ty cổ phần khu công nghiệp Tân Tạo và STB của Sacombank lần lượt đứng ở mức giá 120.000 đồng và 64.500 đồng.

Ngược lại với các cổ phiếu lớn, khá nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ cũng tăng trần như PVT, SMC, SFI, UNI hay VFC...

Về khối lượng khớp lệnh, STB vẫn dẫn đầu với 1,6 triệu cổ phần được chuyển nhượng, tiếp đến là DPM với 1,5 triệu cổ phần. SSI, VNM và VTO chia nhau các vị trí tiếp theo với các con số lần lượt là 553.580 đơn vị, 360.200 đơn vị và 336.770 đơn vị.

Tại sàn Hà Nội, chỉ số Hastc-Index đóng cửa giảm 2,54 điểm, tương ứng mức giảm 0,86%, chốt ở mức 294,13 điểm. Khối lượng và giá trị giao dịch cũng giảm hơn phiên trước. Tổng cộng có 4,9 triệu cổ phiếu được trao tay, giá trị đạt 383,4 tỷ đồng.

(Theo VnExpress)

 

Thông tin thị trường

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

- Toàn bộ 2,14 triệu cổ phần (cp) của Công ty TNHH một thành viên Bảo vệ thực vật Sài Gòn đã được bán hết với giá đấu thành công bình quân là 41.388 đồng/cp. Ngày 28-2, Công ty CP CMC sẽ đưa ra đấu giá gần 900.000 cp với giá khởi điểm là 14.000
đồng/cp.

- Công ty CP chứng khoán Vincom (VincomSC) vừa bổ nhiệm ông Đinh Quang Nương làm chủ tịch HĐQT VincomSC, thay bà Mai Hương Nội.

- Công ty CP Xây dựng công trình Lương Tài (LUT) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2007, với doanh thu đạt 114,41% và lợi nhuận tăng tám lần so với năm trước.

- Từ ngày 12-2, Công ty CP nhựa Đại Hưng (TPC) sẽ bắt đầu mua lại 1 triệu cổ phiếu theo phương thức khớp lệnh để làm cổ phiếu quĩ.

- Tổng công ty Xây dựng số 1, người đại diện phần vốn Nhà nước là ông Trần Quang Mỹ - chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng số 5 (SC5) - vừa bán ra 200.000 cp SC5, số lượng còn giữ sau giao dịch là 1.207.600 cp.

- Ông Hoàng Minh Châu - thành viên HĐQT Công ty CP Phát triển đầu tư công nghệ FPT (FPT) - vừa bán ra 250.000 cp FPT, số lượng còn giữ sau giao dịch là 2.819.333 cp; ông Đỗ Cao Bảo - thành viên HĐQT Công ty FPT - cũng vừa bán ra 220.000 CP FPT, còn giữ 2.687.405 CP; ông Hoàng Nam Tiến - thành viên HĐQT Công ty FPT - cũng vừa bán 250.000 CP FPT, còn giữ 1.462.359 CP.

- UBCKNN vừa xử phạt 20 triệu đồng đối với Công ty CP Chế tạo kết cấu thép VNEco.ssm do lỗi thực hiện liên tiếp hai đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ và phân phối chứng khoán không đúng với qui định; cảnh cáo Công ty CP Y tế Danameco do lỗi phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động nhưng không báo cáo.

(Theo TuoiTre)

 

Tin tài chính - chứng khoán

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

* Chiều 30.1, Công ty cổ phần Viễn Liên (mã chứng khoán UNI) đã nhận giấy chứng nhận đầu tư của Ban quản lý khu công nghệ cao TP.HCM về dự án nhà máy sản xuất cáp quang và phụ kiện.

Dự án thực hiện trong 2 giai đoạn: giai đoạn 1 sản xuất cáp quang và phụ kiện quang, giai đoạn 2 sản xuất phụ kiện quang và sợi quang. Tổng vốn đầu tư của dự án là 320 tỉ đồng. Tháng 3.2008 nhà máy sẽ khởi công và đi vào hoạt động vào tháng 9. (Trần Hùng)

* Cùng ngày, Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), Tổ chức thẻ quốc tế Visa và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) cùng ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển sản phẩm thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines - Visa - Techcombank. Ngoài các tiện ích cơ bản như thanh toán, tín dụng, rút tiền, truy vấn thông tin tài khoản từ xa..., chủ thẻ còn được điểm thưởng để có thể hưởng các ưu đãi từ chương trình Bông sen vàng của Vietnam Airlines, quà tặng và các ưu đãi khác từ Techcombank. (M.Phương)

* Ngân hàng TMCP Phát triển nhà TP.HCM (HDBank) đã đưa vào hoạt động phòng giao dịch Thái Thịnh (85 Thái Thịnh, Q.Đống Đa, Hà Nội) và phòng giao dịch Ngô Gia Tự (378 - 380 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM) nâng mạng lưới của HDBank lên 22 điểm trong cả nước. (T.X)

* Golden Sand Resort & Spa Hội An (Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Cát Vàng) vừa công bố đạt tổng doanh thu hơn 4,1 triệu USD, lợi nhuận trước thuế hơn 1,5 triệu USD trong năm 2007. Dự kiến từ nay đến cuối năm, Golden Sand Resort & Spa Hội An sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng.

(Theo ThanhNien)

 

Thêm 2 công ty vừa bị UBCKNN xử phạt 20 triệu đồng vì các hành vi vi phạm trong chào bán và phân phối chứng khoán trái qui định của pháp luật. Đó là công ty Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM và Công ty cổ phần Dệt May 29-3. Riêng công ty Y tế Danameco (Đà Nẵng) chỉ bị xử phạt cảnh cáo vì... bão lụt.

Đối với Công ty cổ phần Chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM, trong năm 2007, đơn vị này đã thực hiện liên tiếp 2 đợt chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 7,5 tỷ đồng lên hơn 27,5 tỷ đồng và phân phối chứng khoán không đúng với quy định của pháp luật.

Đối với Công ty cổ phần Dệt May 29-3, trong tháng 5-2007, đơn vị này đã thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng để tăng vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng lên 35 tỷ đồng và phân phối chứng khoán không đúng quy định

Riêng đối với Công ty cổ phần Y tế Danameco, từ tháng 6 đến tháng 8-2007, Danameco đã thực hiện phát hành cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong công ty để tăng vốn điều lệ từ 10,05 tỷ đồng lên 15,03 tỷ đồng. Theo quy định, công ty phải báo cáo UBCKNN tối thiểu mười ngày trước khi thực hiện đợt phát hành.

Tuy nhiên, tại thời điểm trên, công ty vừa phải sản xuất kinh doanh vừa phải khắc phục hậu quả bão lụt nên không kịp báo cáo. Vì thế, UBCKNN chỉ xem xét phạt cảnh cáo đối với Danameco.

* Ngày mai (31-1), VPL lên sàn

Ngày 31-1-2008, 100 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl (mã ck: VPL) sẽ chính thức giao dịch tại Sở GDCK TP.HCM với giá tham chiếu là 120.000 đồng/cp, biên độ dao động giá +/- 20%.

Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinpearl có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng. Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty bao gồm: kinh doanh du lịch sinh thái, làng du lịch, nhà hàng ăn uống...

(Theo TuoiTre)

 

Chứng khoán tiếp tục "xanh"

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau ba phiên liên tục tăng điểm, chỉ số chứng khoán VN (VN-Index) trong phiên giao dịch ngày 30-1 đã tiếp tục tăng mạnh mẽ, với mức tăng lên tới 31,49 điểm (tương đương 3,88%), đạt 843,1 điểm.

Ngay trong đợt khớp lệnh đầu tiên xác định giá mở cửa, thị trường đã "bùng nổ" khi VN-Index tăng đến 33,34 điểm (tương đương 4,1%), lên 844,95 điểm. Đợt khớp lệnh liên tục tiếp tục chứng kiến sự hưng phấn của nhà đầu tư khi VN-Index tăng đến 37,07 điểm (tương đương 4,56%) - mức tăng cao nhất trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch, theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, toàn thị trường có đến 143 mã chứng khoán tăng giá, chỉ có bốn mã giảm giá.

Cũng trong phiên giao dịch sáng 30-1, một sự cố xảy ra tại sàn chứng khoán Ngân hàng Vietcombank (Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM) khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng vì lỡ mất cơ hội mua vào cổ phiếu, do trục trặc trong đường truyền chuyển khoản giữa Ngân hàng Vietcombank (VCB) chi nhánh Tân Định và công ty chứng khoán này. Anh Nguyễn Đ. - một nhà đầu tư - bức xúc cho biết đã yêu cầu chuyển tiền từ tài khoản cá nhân từ VCB Tân Định vào khoảng 9 giờ sáng, nhưng đến tận cuối phiên giao dịch tiền vẫn chưa có ở tài khoản chứng khoán.

(Theo TuoiTre)

 

Kết quả giao dịch chứng khoán ngày 30-1-2008

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

TP.HCM - HoSE

Khối lượng: 12.167.000; Giá trị: 1.005,103 tỉ đồng

MãCK

Giá khớplệnh

Thay
đổi(+/-)

Khối
lượngGD

ABT

77

3,5

38.420

ACL

75,5

2,5

35.350

AGF

70

3

34.700

ALP

58

2,5

180.230

ALT

72

3

14.000

ANV

88,5

3,5

167.950

BBC

84,5

4

67.430

BBT

21,4

1

42.800

BHS

43,4

2

5.420

BMC

266

12

5.530

BMP

134

6

26.430

BPC

30,8

1,4

3.550

BT6

54

2,5

16.030

BTC

67,5

2,5

5.590

CAN

24,6

1,1

80.620

CII

59

2,5

83.680

CLC

54,5

2,5

46.990

COM

50,5

2

33.210

CYC

17,2

0,8

20.800

DCC

52

2,2

65.410

DCT

24,5

1,1

43.160

DHA

51,5

2,2

12.470

DHG

206

9

86.430

DIC

49

2,3

2.980

DMC

152

7

23.160

DNP

37

1,7

1.190

DPC

34,6

1,6

3.760

DPM

68

3

1.473.030

DPR

79

3,5

148.960

DRC

117

5

4.750

DTT

25,2

1,2

14.110

DXP

43,5

2

45.890

FBT

31,2

1,4

37.410

FMC

45,1

2,1

48.880

FPC

45,1

2,1

3.560

FPT

200

9

352.990

GIL

42,4

2

5.120

GMC

47

2,2

12.960

GMD

124

5

70.590

GTA

29,7

1,4

21.090

HAP

72

3

75.070

HAS

46,7

2,2

126.460

HAX

66

3

30.360

HBC

100

4

28.570

HBD

36,2

1,7

7.800

HDC

92,5

4

25.420

HMC

33

1,5

4.250

HPG

100

4,5

362.700

HRC

149

7

24.010

HSI

31,5

1,5

7.910

HT1

38

1,8

9.600

HTV

31,3

1,4

5.620

ICF

28,2

1,3

12.250

IFS

34,8

1,6

4.620

IMP

185

8

10.660

ITA

120

-12

107.720

KDC

173

8

98.820

KHA

28

1,3

109.060

KHP

33,4

1,5

21.960

L10

43

2

25.070

LAF

45,9

2,1

30.410

LBM

30,5

1,4

5.580

LGC

53

2,5

39.210

LSS

33

1,5

56.560

MCP

40,8

1,9

8.470

MCV

26,4

1,2

22.060

MHC

32,8

1,5

28.100

MPC

48,1

2,2

110.240

NAV

61

2,5

1.460

NHC

44,6

2,1

7.470

NKD

157

7

19.660

NSC

40,4

1,9

21.110

NTL

313

14

140.470

PAC

66

3

16.580

PET

42,9

2

35.720

PGC

45,1

2,1

27.550

PIT

51,5

2,2

45.790

PJT

33,3

1,5

25.350

PMS

31,5

1,1

52.050

PNC

35,7

1,7

14.640

PPC

57,5

2,5

299.170

PVD

150

7

181.220

PVT

49

2,3

24.150

RAL

77,5

3,5

29.160

REE

129

6

159.540

RHC

42,6

2

18.610

RIC

67

3

59.160

SAF

46,6

-2,4

28.800

SAM

93,5

4

170.290

SAV

44,6

2,1

3.790

SC5

163

7

81.540

SCD

33,6

1,6

51.160

SDN

42

0

520

SFC

52,5

2,5

8.260

SFI

99

4,5

17.960

SFN

27

1,2

5.640

SGC

55,5

2

11.790

SGH

108

5

3.060

SGT

100

4

19.000

SHC

39,5

1,8

32.640

SJ1

37,5

1,7

4.600

SJD

37,5

1,7

38.740

SJS

252

12

240.640

SMC

54

2,5

20.550

SSC

56,5

2,5

31.020

SSI

144

6

694.340

ST8

75

3

3.890

STB

64,5

3

1.767.370

TAC

128

6

5.970

TCM

60,5

2,5

29.110

TCR

27,5

1,3

21.300

TCT

246

11

7.890

TDH

143

6

143.630

TMC

49,8

2,3

16.490

TMS

75,5

3,5

780

TNA

46,8

2,2

22.670

TNC

30

1,4

68.490

TPC

42,4

2

11.740

TRC

109

5

32.110

TRI

44,9

2,1

7.080

TS4

28,2

1,3

21.160

TSC

95

4

47.710

TTC

24,5

1,1

14.600

TTP

110

0

22.130

TYA

29,9

1,4

4.270

UIC

60

2,5

111.740

UNI

43,2

2

1.830

VFC

56

2,5

1.110

VGP

44,1

2,1

7.170

VHC

50

2,2

142.300

VHG

87

-4,5

43.680

VIC

100

4,5

67.320

VID

26,7

1,2

47.070

VIP

40,9

1,9

99.440

VIS

56

2,5

11.230

VNE

48,3

2,3

82.340

VNM

136

-7

410.600

VPK

21,5

1

7.700

VSC

111

5

260

VSH

43,2

2

148.070

VTA

23,5

1,1

32.480

VTB

41,4

1,9

12.810

VTC

38,3

1,8

13.170

VTO

45,3

2,1

44.710

MAFPF1

9,2

0,4

48.600

PRUBF1

11,1

0,5

766.090

VFMVF1

25

1,1

390.500

Hà Nội - HaSTC

Khối lượng: 6.513.100; Giá trị: 527,936 tỉ đồng

MãCK

Giá khớplệnh

Thay
đổi(+/-)

Khối
lượngGD

ACB

137,6

8,2

390.200

BBS

23,5

2,1

12.400

BCC

26,5

2,2

23.000

BHV

30,8

2,8

800

BMI

77,4

6,3

25.300

BTH

27,1

2,4

10.500

BTS

27,1

2,1

5.400

BVS

175,7

13,2

44.600

C92

83,9

5,7

14.800

CAP

34,6

2,5

2.200

CDC

142,2

12,4

107.600

CIC

40,6

3,6

25.100

CID

39,2

3,5

3.100

CJC

52,9

1

5.900

CMC

81

7,1

48.600

CTB

41,9

3,7

2.300

CTN

43,7

3,9

5.700

DAC

30,4

1,5

10.400

DAE

43

3,6

19.200

DCS

41,4

2,7

51.900

DHI

40

3,5

46.800

DST

36,5

2,8

8.000

DTC

43,1

3,9

2.000

EBS

74,7

6,5

27.400

GHA

75,8

6,8

19.100

HAI

61,5

5,5

23.600

HCC

41,7

-3,8

16.700

HCT

65,7

5,8

30.500

HEV

41,9

3,6

8.400

HHC

48,3

4,3

23.700

HJS

28

2

12.700

HLY

41,3

3,7

2.100

HNM

31

2,7

61.200

HPC

96

7,9

307.600

HPS

29,2

2,2

11.200

HSC

--

0

--

HTP

33,1

2,7

10.000

ILC

85,8

7,4

34.700

KBC

195,6

2,6

38.200

KLS

59,8

5,3

512.800

KMF

34,8

2,5

92.600

LTC

41,3

3,6

7.200

LUT

38,8

2,3

11.100

MCO

48

3,2

3.100

MEC

54,6

4,8

40.900

MIC

164,6

13,1

14.300

NBC

79,1

7

57.600

NLC

30,3

2,7

61.000

NPS

75,1

6,8

1.500

NST

33,5

3

1.800

NTP

104,1

8,1

65.400

NVC

39,9

0

196.300

PAN

150,6

12,4

281.900

PGS

42,1

3,7

30.900

PJC

42,1

2,5

5.000

PLC

49,5

4,1

2.000

POT

38,5

3,5

23.000

PPG

30,4

2,6

34.800

PSC

53,7

1,6

1.200

PTC

50,1

4,5

32.900

PTS

46,4

2,6

6.700

PVC

110,9

9

64.200

PVE

65,4

5,7

10.800

PVI

73,4

6,3

231.400

PVS

97

7,9

391.500

QNC

58,1

5,2

200.400

RCL

250,4

22,4

6.100

S12

95,5

5,6

21.100

S55

96,4

8,7

14.800

S64

85,2

7,7

4.200

S91

74,1

6,7

12.100

S96

103,7

9

102.700

S99

322,3

23,4

35.400

SAP

43,8

3,9

4.500

SCC

43,5

3,7

25.400

SCJ

175,8

15,7

58.100

SD2

132,5

12

4.400

SD3

72,8

6,6

11.000

SD5

73,9

6,6

28.300

SD6

84,3

7,4

31.500

SD7

122,5

11,1

5.600

SD9

80,4

7,1

120.700

SDA

153,8

13,4

88.500

SDC

118,5

10,6

8.300

SDD

52,3

4,3

214.500

SDJ

80,4

7,1

19.600

SDT

93,3

7,9

224.200

SDY

47,4

4,3

3.700

SGD

55,4

4,5

30.400

SIC

73,5

6,6

9.800

SJC

66,1

5,7

18.900

SJE

70,1

6

149.200

SJM

69,9

6,1

14.800

SNG

141,3

12,7

13.600

SRA

45,2

4,1

11.100

SSS

89,6

7,9

66.800

STC

37

3,1

21.700

STP

81

5,9

179.200

SVC

75,5

6,6

39.300

TBC

25,6

2,1

318.800

TJC

36

3,2

6.200

TKU

25,7

2,2

11.500

TLC

36,1

3,2

86.000

TLT

74,4

6,7

11.900

TNG

42,5

3,8

59.900

TPH

41,9

3,1

14.200

TST

50,9

4,6

9.800

TXM

35,6

3,1

36.400

VBH

30,3

2,5

1.900

VC2

140,2

12,5

17.200

VC3

68,4

5,9

23.100

VC5

43

3,8

16.700

VC6

48,9

4,3

16.600

VC7

44,2

4

43.200

VCS

71,4

6,4

72.000

VDL

90,5

7,7

17.200

VE9

35,6

2,6

14.800

VFR

34,6

3,1

33.100

VMC

72,4

6,4

22.600

VNC

47,4

4,3

41.400

VNR

59,6

2,2

4.700

VSP

171,3

11,4

46.800

VTL

48,1

4,1

7.900

VTS

38,7

3,2

19.600

VTV

32,4

2,4

1.200

XMC

40,7

3,6

22.400

YSC

47,2

-0,3

1.300


(Theo TuoiTre)

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày