Cho vay kinh doanh chứng khoán: Mở ra hay siết lại?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Ngân hàng Nhà nước đã công bố hướng sửa đổi việc điều hành chính sách tiền tệ liên quan đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán sắp tới sẽ được áp dụng theo hạn mức dự kiến 15-20% vốn điều lệ, thay vì 3% tổng dư nợ như hiện nay. Tuổi Trẻ đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về sự thay đổi này.
Ông Lê Đắc Sơn (tổng giám đốc VPBank):
Vốn cho vay sẽ giảm 30%
Tôi cho rằng nếu áp dụng qui chế cho vay kinh doanh chứng khoán theo hướng điều chỉnh vừa công bố, không những Ngân hàng Nhà nước đang "siết " lại hoạt động này mà chính sách mới cũng thiếu linh hoạt hơn. Chưa có số liệu cụ thể, nhưng theo tính toán của tôi, nguồn vốn cho vay kinh doanh chứng khoán theo hướng điều chỉnh này sẽ giảm khoảng 30% so với con số 3% tổng dư nợ của các ngân hàng.
Với việc cho vay kinh doanh chứng khoán theo cách cũ (khống chế không quá 3% tổng dư nợ), khả năng biến động của khoản tín dụng này rất lớn, có thể thay đổi hằng ngày tùy theo mức độ "co" hay "giãn" của tổng dư nợ mỗi ngân hàng. Trong khi đó, nếu khống chế mức 15-20% vốn điều lệ, nguồn vốn tín dụng có thể cho vay kinh doanh chứng khoán gần như là một hằng số, không có sự thay đổi. Có thay đổi chăng cũng theo chu kỳ, phải sáu tháng hoặc một năm các ngân hàng mới có thể tăng vốn điều lệ.
Ông Đinh Quang Nương (chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Vincom):
Hướng đến thị trường phát triển bền vững
Nếu xem xét một cách thấu đáo, nguồn vốn tín dụng dành cho hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ giảm trong thời gian tới khi áp dụng hướng sửa đổi cho vay kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là "siết" lại hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán, mà là một động thái tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
Việc khống chế một tỉ lệ cho vay căn cứ vào vốn điều lệ tức là các ngân hàng chỉ có thể cho vay một khoản tín dụng hợp lý nào đó căn cứ trên nội lực của từng ngân hàng, chứ không phải huy động vốn từ đầu này rồi cho vay đầu kia như trước đây. Ngoài ra, cùng với một số ràng buộc khác như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu..., chúng ta cũng thấy Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới việc xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và ổn định.
Ông Lê Hồng Trường - (chuyên viên phân tích Công ty chứng khoán Kim Eng VN):
Ngân hàng sẽ "chạy đua" tăng vốn
Với việc điều chỉnh này không những Ngân hàng Nhà nước đang "siết" lại hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán, mà còn có thể tạo ra cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, càng gây khó khăn cho thị trường. Theo tôi được biết, trừ Vietcombank, hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều có mức vốn điều lệ tương đối thấp. Do đó, trong trường hợp muốn tăng lượng tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, chắc chắn các ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ.
Có thể các ngân hàng này sẽ phát hành thêm cổ phiếu, hoặc sử dụng khoản thặng dư để thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu, cũng có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu… Dù bằng hình thức nào, nguồn cung cổ phiếu trên thị trường chắc chắn sẽ tăng mạnh, càng làm loãng giá và gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Theo tôi, trong khi Bộ Tài chính đã công bố một số biện pháp cũng như khuyến cáo giảm cung cho thị trường, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra qui chế này lại đi theo hướng khuyến khích các ngân hàng tham gia "cuộc đua" tăng vốn, tức là tăng cung thị trường.
(Theo TuoiTre)
Trong đó, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán sắp tới sẽ được áp dụng theo hạn mức dự kiến 15-20% vốn điều lệ, thay vì 3% tổng dư nợ như hiện nay. Tuổi Trẻ đã ghi nhận ý kiến của các chuyên gia về sự thay đổi này.
Ông Lê Đắc Sơn (tổng giám đốc VPBank):
Vốn cho vay sẽ giảm 30%
Tôi cho rằng nếu áp dụng qui chế cho vay kinh doanh chứng khoán theo hướng điều chỉnh vừa công bố, không những Ngân hàng Nhà nước đang "siết " lại hoạt động này mà chính sách mới cũng thiếu linh hoạt hơn. Chưa có số liệu cụ thể, nhưng theo tính toán của tôi, nguồn vốn cho vay kinh doanh chứng khoán theo hướng điều chỉnh này sẽ giảm khoảng 30% so với con số 3% tổng dư nợ của các ngân hàng.
Với việc cho vay kinh doanh chứng khoán theo cách cũ (khống chế không quá 3% tổng dư nợ), khả năng biến động của khoản tín dụng này rất lớn, có thể thay đổi hằng ngày tùy theo mức độ "co" hay "giãn" của tổng dư nợ mỗi ngân hàng. Trong khi đó, nếu khống chế mức 15-20% vốn điều lệ, nguồn vốn tín dụng có thể cho vay kinh doanh chứng khoán gần như là một hằng số, không có sự thay đổi. Có thay đổi chăng cũng theo chu kỳ, phải sáu tháng hoặc một năm các ngân hàng mới có thể tăng vốn điều lệ.
Ông Đinh Quang Nương (chủ tịch HĐQT Công ty CP chứng khoán Vincom):
Hướng đến thị trường phát triển bền vững
Nếu xem xét một cách thấu đáo, nguồn vốn tín dụng dành cho hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ giảm trong thời gian tới khi áp dụng hướng sửa đổi cho vay kinh doanh chứng khoán của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, tôi cho rằng đây không phải là "siết" lại hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán, mà là một động thái tích cực của Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển bền vững.
Việc khống chế một tỉ lệ cho vay căn cứ vào vốn điều lệ tức là các ngân hàng chỉ có thể cho vay một khoản tín dụng hợp lý nào đó căn cứ trên nội lực của từng ngân hàng, chứ không phải huy động vốn từ đầu này rồi cho vay đầu kia như trước đây. Ngoài ra, cùng với một số ràng buộc khác như tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu..., chúng ta cũng thấy Ngân hàng Nhà nước đang hướng tới việc xây dựng một thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh và ổn định.
Ông Lê Hồng Trường - (chuyên viên phân tích Công ty chứng khoán Kim Eng VN):
Ngân hàng sẽ "chạy đua" tăng vốn
Với việc điều chỉnh này không những Ngân hàng Nhà nước đang "siết" lại hoạt động cho vay kinh doanh chứng khoán, mà còn có thể tạo ra cuộc chạy đua tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại, càng gây khó khăn cho thị trường. Theo tôi được biết, trừ Vietcombank, hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay đều có mức vốn điều lệ tương đối thấp. Do đó, trong trường hợp muốn tăng lượng tín dụng cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, chắc chắn các ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ.
Có thể các ngân hàng này sẽ phát hành thêm cổ phiếu, hoặc sử dụng khoản thặng dư để thưởng cho cổ đông bằng cổ phiếu, cũng có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu… Dù bằng hình thức nào, nguồn cung cổ phiếu trên thị trường chắc chắn sẽ tăng mạnh, càng làm loãng giá và gây khó khăn cho nhà đầu tư.
Theo tôi, trong khi Bộ Tài chính đã công bố một số biện pháp cũng như khuyến cáo giảm cung cho thị trường, việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra qui chế này lại đi theo hướng khuyến khích các ngân hàng tham gia "cuộc đua" tăng vốn, tức là tăng cung thị trường.
(Theo TuoiTre)
0 Responses to Cho vay kinh doanh chứng khoán: Mở ra hay siết lại?
Something to say?