VN-Index tăng 26,54 điểm: Bùng nổ do kết quả kinh doanh
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Phiên giao dịch đầy sôi động ngày 29.1 đã khép lại với mức tăng chỉ số giá tới 26,54 điểm. VN-Index đã có bước nhảy dứt khoát vượt qua mức kháng cự 800 điểm, đạt 811,61 điểm khá dễ dàng.
Cầu tăng vọt
Điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch này là sự gia tăng vượt bậc của sức cầu. Thống kê cuối ngày cho thấy lượng bán ra không diễn biến như kịch bản những phiên tăng trước đó: Cung giảm đột ngột do NĐT đồng loạt hủy lệnh bán. Tổng bán ra vẫn đạt 13,33 triệu CK, chỉ giảm chưa đầy 5% so với phiên trước. Trong khi đó, sức mua tăng tới 56,2%, đạt trên 19,9 triệu CK, mức mua lớn nhất trong vòng 10 phiên trở lại đây.
Tương quan cung cầu này cho thấy diễn biến thật hơn của thị trường: Sức mua đủ lớn để hấp thụ hết nguồn cung. Thực tế khối lượng dư mua vẫn còn 10,26 triệu CK trong khi dư bán còn 3,67 triệu CK.
Với phiên tăng mạnh gần 27 điểm, thị trường đã bước sang phiên phục hồi thứ 3 liên tiếp và điều mà NĐT vững tin hơn về khả năng xác lập đáy 760 điểm là KLGD rất lớn: Trên 9,64 triệu CP và chứng chỉ quỹ, tăng gần 37% so với phiên trước.Nếu tính riêng khớp lệnh CP - giao dịch thể hiện lên VN-Index - khối lượng cũng tăng 35%, đạt 8,7 triệu đơn vị.
Biên độ dao động lớn trong ngày cũng là một điểm đáng chú ý: Mở cửa VN-Index chỉ tăng hơn 2 điểm với khối lượng đạt 1,4 triệu CK, chiếm 15% cả phiên. Tuy nhiên diễn biến của đợt khớp lệnh liên tục lại cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn nhiều, tạo hưng phấn cho thị trường khi bên mua chấp nhận đặt giá cao và hầu như tất cả các CK bắt đầu hành trình tăng trần.
Thông điệp của các nguồn tiền lớn khá rõ ràng khi lượng mua trên tham chiếu tập trung mạnh vào những CP có kết quả kinh doanh vừa công bố khả quan. Đa số blue-chips được hỗ trợ giá bởi sức mua trần mạnh như FPT (+9.000đ/CP), DPM (+3.000đ/CP), PVD (+6.000đ/CP), REE(+5.000đ/CP)...
Khối NĐTNN cũng tích cực mua vào, thậm chí có lúc tranh mua như ở DPM khi gần 271.000 CP DPM đã được khối này mua vào từ khá sớm. Các giao dịch mua lớn khác phải kể đến như PPC (145.000 CP), VIC (79.000 CP), SSI (96.830 CP)... Dường như các NĐTNN bắt đầu bù đắp lại danh mục với một số mã đã bán ra nhiều trước đó.
Thử thách T+4
Biên độ tăng cao ngày 29-1 (26,54 điểm), VN-Index đã bù đắp được mức giảm mạnh của phiên ngày 23.1. Đây là tín hiệu kỹ thuật rất lạc quan vì sau khi trải qua thời gian rơi tự do với sự khủng hoảng tâm lý trầm trọng, thị trường cần được lấy lại tinh thần và phát tín hiệu nâng đỡ giá của các tổ chức (market maker).
Khi các NĐT nhỏ gần như kiệt lực, chỉ có các nguồn tiền lớn mới có thể đẩy VN-Index vượt qua được các mức kháng cự. Tuy nhiên, 3 phiên tăng điểm cũng chưa thể khẳng định chắc chắn khả năng đảo xu hướng mặc dù dấu hiệu chạm đáy đã rõ ràng hơn.
Phiên tăng điểm ngày 29-1 được hỗ trợ tốt bởi sự tích lũy của hai phiên tăng trước đó với biên độ nhỏ.
Ngày 30-1 thị trường sẽ phải đối mặt với áp lực bán rất mạnh - hiệu ứng T+4 - khi CK mua thời điểm VN-Index 764 điểm về tài khoản. Đây mới là mức thử đầu tiên nếu thị trường thực sự mạnh, NĐT ổn định tâm lý trước kết quả kinh doanh khả quan của Cty niêm yết, lực cầu sẽ đủ để hấp thu lượng cung những NĐT run tay bán nhanh để lướt sóng.
Thực tế qua hơn 10 phiên vừa qua, thị trường đã tạm hình thành đáy 760 điểm và một số tín hiệu kỹ thuật cho thấy một khả năng phục hồi. Đáng chú ý nhất là sự phân kỳ tích cực của chỉ báo sức mạnh (RSI): Mặc dù VN-Index tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại có dấu hiệu tăng ngược chiều.
Qua 3 phiên tăng điểm này, sức mạnh của thị trường chủ yếu đến từ nhóm blue-chips. Nếu xây dựng 15 CP có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường như một chỉ số nhỏ hơn VN-Index, có thể thấy luồng tiền chảy vào các mã này rất lớn và rõ ràng hơn nhiều so với khi xét tổng thể thị trường qua chỉ số chung.
Điều đó chứng tỏ NĐT đang chú ý nhiều đến các CP lớn vốn đã giảm khá sâu thời gian qua đồng thời kết quả kinh doanh tốt. KLGD trung bình 20 phiên (SMA20) của 15 CP này đã có tăng mạnh so với thời điểm đầu tháng 1.2008. Dù vậy khả năng thử mức kháng cự 800 điểm cũng rất lớn, nhất là khi trùng với ngày T+4.
Một kịch bản đẹp là VN-Index tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ tết sẽ đạt bằng hoặc trên mức 840 điểm. Khi đó biểu đồ tuần sẽ phát tín hiệu rất lạc quan khi thị trường phục hồi lại số điểm đã mất của 5 phiên từ 21 đến 25-1 vừa qua. Điều này cũng không phải là quá khó khi các DN công bố đầy đủ báo cáo tài chính năm.
(Theo LaoDong)
Cầu tăng vọt
Điểm đáng chú ý trong phiên giao dịch này là sự gia tăng vượt bậc của sức cầu. Thống kê cuối ngày cho thấy lượng bán ra không diễn biến như kịch bản những phiên tăng trước đó: Cung giảm đột ngột do NĐT đồng loạt hủy lệnh bán. Tổng bán ra vẫn đạt 13,33 triệu CK, chỉ giảm chưa đầy 5% so với phiên trước. Trong khi đó, sức mua tăng tới 56,2%, đạt trên 19,9 triệu CK, mức mua lớn nhất trong vòng 10 phiên trở lại đây.
Tương quan cung cầu này cho thấy diễn biến thật hơn của thị trường: Sức mua đủ lớn để hấp thụ hết nguồn cung. Thực tế khối lượng dư mua vẫn còn 10,26 triệu CK trong khi dư bán còn 3,67 triệu CK.
Với phiên tăng mạnh gần 27 điểm, thị trường đã bước sang phiên phục hồi thứ 3 liên tiếp và điều mà NĐT vững tin hơn về khả năng xác lập đáy 760 điểm là KLGD rất lớn: Trên 9,64 triệu CP và chứng chỉ quỹ, tăng gần 37% so với phiên trước.Nếu tính riêng khớp lệnh CP - giao dịch thể hiện lên VN-Index - khối lượng cũng tăng 35%, đạt 8,7 triệu đơn vị.
Biên độ dao động lớn trong ngày cũng là một điểm đáng chú ý: Mở cửa VN-Index chỉ tăng hơn 2 điểm với khối lượng đạt 1,4 triệu CK, chiếm 15% cả phiên. Tuy nhiên diễn biến của đợt khớp lệnh liên tục lại cho thấy một bức tranh tươi sáng hơn nhiều, tạo hưng phấn cho thị trường khi bên mua chấp nhận đặt giá cao và hầu như tất cả các CK bắt đầu hành trình tăng trần.
Thông điệp của các nguồn tiền lớn khá rõ ràng khi lượng mua trên tham chiếu tập trung mạnh vào những CP có kết quả kinh doanh vừa công bố khả quan. Đa số blue-chips được hỗ trợ giá bởi sức mua trần mạnh như FPT (+9.000đ/CP), DPM (+3.000đ/CP), PVD (+6.000đ/CP), REE(+5.000đ/CP)...
Khối NĐTNN cũng tích cực mua vào, thậm chí có lúc tranh mua như ở DPM khi gần 271.000 CP DPM đã được khối này mua vào từ khá sớm. Các giao dịch mua lớn khác phải kể đến như PPC (145.000 CP), VIC (79.000 CP), SSI (96.830 CP)... Dường như các NĐTNN bắt đầu bù đắp lại danh mục với một số mã đã bán ra nhiều trước đó.
Thử thách T+4
Biên độ tăng cao ngày 29-1 (26,54 điểm), VN-Index đã bù đắp được mức giảm mạnh của phiên ngày 23.1. Đây là tín hiệu kỹ thuật rất lạc quan vì sau khi trải qua thời gian rơi tự do với sự khủng hoảng tâm lý trầm trọng, thị trường cần được lấy lại tinh thần và phát tín hiệu nâng đỡ giá của các tổ chức (market maker).
Khi các NĐT nhỏ gần như kiệt lực, chỉ có các nguồn tiền lớn mới có thể đẩy VN-Index vượt qua được các mức kháng cự. Tuy nhiên, 3 phiên tăng điểm cũng chưa thể khẳng định chắc chắn khả năng đảo xu hướng mặc dù dấu hiệu chạm đáy đã rõ ràng hơn.
Phiên tăng điểm ngày 29-1 được hỗ trợ tốt bởi sự tích lũy của hai phiên tăng trước đó với biên độ nhỏ.
Ngày 30-1 thị trường sẽ phải đối mặt với áp lực bán rất mạnh - hiệu ứng T+4 - khi CK mua thời điểm VN-Index 764 điểm về tài khoản. Đây mới là mức thử đầu tiên nếu thị trường thực sự mạnh, NĐT ổn định tâm lý trước kết quả kinh doanh khả quan của Cty niêm yết, lực cầu sẽ đủ để hấp thu lượng cung những NĐT run tay bán nhanh để lướt sóng.
Thực tế qua hơn 10 phiên vừa qua, thị trường đã tạm hình thành đáy 760 điểm và một số tín hiệu kỹ thuật cho thấy một khả năng phục hồi. Đáng chú ý nhất là sự phân kỳ tích cực của chỉ báo sức mạnh (RSI): Mặc dù VN-Index tạo đáy thấp hơn nhưng RSI lại có dấu hiệu tăng ngược chiều.
Qua 3 phiên tăng điểm này, sức mạnh của thị trường chủ yếu đến từ nhóm blue-chips. Nếu xây dựng 15 CP có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường như một chỉ số nhỏ hơn VN-Index, có thể thấy luồng tiền chảy vào các mã này rất lớn và rõ ràng hơn nhiều so với khi xét tổng thể thị trường qua chỉ số chung.
Điều đó chứng tỏ NĐT đang chú ý nhiều đến các CP lớn vốn đã giảm khá sâu thời gian qua đồng thời kết quả kinh doanh tốt. KLGD trung bình 20 phiên (SMA20) của 15 CP này đã có tăng mạnh so với thời điểm đầu tháng 1.2008. Dù vậy khả năng thử mức kháng cự 800 điểm cũng rất lớn, nhất là khi trùng với ngày T+4.
Một kịch bản đẹp là VN-Index tuần cuối cùng trước kỳ nghỉ tết sẽ đạt bằng hoặc trên mức 840 điểm. Khi đó biểu đồ tuần sẽ phát tín hiệu rất lạc quan khi thị trường phục hồi lại số điểm đã mất của 5 phiên từ 21 đến 25-1 vừa qua. Điều này cũng không phải là quá khó khi các DN công bố đầy đủ báo cáo tài chính năm.
(Theo LaoDong)
0 Responses to VN-Index tăng 26,54 điểm: Bùng nổ do kết quả kinh doanh
Something to say?