Sửa đổi Chỉ thị 03!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Dự kiến sửa đổi Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ nới lỏng hay thắt chặt việc cho vay chứng khoán của các ngân hàng thương mại?
Theo dự kiến, tỷ lệ cho vay tối đa của một ngân hàng (NH) thương mại đối với nghiệp vụ cho vay chứng khoán (CK) được chuyển đổi từ 3% trên tổng dư nợ sang từ 15-20% trên vốn điều lệ của NH. Nếu Chỉ thị 03 được sửa đổi đúng như dự kiến thì mức độ cho vay CK sẽ bị kiểm soát chặt hơn trước rất nhiều. Thứ nhất, nếu trước đây các NH có thể tăng dư nợ để giảm tỷ lệ cho vay CK hoặc tăng khối lượng cho vay CK thì nay với việc quy định tỷ lệ tối đa trên vốn điều lệ, dư nợ cho vay CK sẽ khó lòng tăng và tỷ lệ cho vay CK cũng khó lòng giảm bởi vốn điều lệ không thể tăng nhanh như dư nợ. Thứ hai, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của cho vay CK tăng từ 150% lên 200-250% cũng sẽ khiến các NH e ngại hơn.
Theo số liệu chính thức của NH Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 11.2007, với tỷ lệ cho vay CK tối đa là 3% trên tổng dư nợ, tổng dư nợ cho vay CK tối đa của ngành NH sẽ là khoảng 29.000 tỉ đồng (dư nợ cho vay CK thực tế tại thời điểm cuối tháng 11.2007 trên toàn hệ thống NH là 18.180 tỉ đồng, chiếm 2,13% tổng dư nợ). Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ tối đa là 20% trên vốn điều lệ thì mức tối đa cho vay CK của toàn hệ thống NH chỉ là 18.831,2 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính theo tỷ lệ mới (tỷ lệ cao nhất) thì tổng dư nợ cho vay CK tối đa sẽ phải giảm đi hơn 10.000 tỉ đồng.
Bình luận về dự kiến thay đổi này, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại cho rằng: "Làm như vậy cũng phù hợp thôi vì khi đưa ra Chỉ thị 03, tôi đã thấy có dấu hiệu cần phải sửa đổi. Bản chất ở đây là NH không phải là kênh dẫn vốn cho việc kinh doanh CK". Ông Hà cũng cho biết thêm, do đã lường trước được điều này nên dư nợ cho vay CK của BIDV vẫn nằm trong mức cho phép theo cách tính mới. Trả lời Thanh Niên, ông Vũ Đức Nhuận - Tổng giám đốc NH Hàng hải cho biết, do NH Hàng hải khá thận trọng với việc cho vay CK nên tỷ lệ cho vay CK vẫn ở mức thấp và vì vậy nếu có thay đổi thì cũng không bị ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên, ông Nhuận cũng nhận xét, đối với những NH có tỷ lệ dư nợ cao và cho vay CK lớn thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn.
Lãnh đạo cấp cao của một NH cổ phần thuộc loại lớn nhất Việt Nam thì lại tỏ ra lo lắng với việc sửa đổi Chỉ thị 03. Ông cho biết, nếu tính theo tỷ lệ cho vay CK tối đa là 15-20% trên vốn điều lệ, mức độ cho vay CK tối đa của NH này sẽ phải giảm gần một nửa so với hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sau khi đã tích cực thu hồi nợ để giảm tỷ lệ cho vay CK xuống dưới 3% trên tổng dư nợ, NH sẽ phải tiếp tục thu hồi nợ vay CK để đáp ứng yêu cầu của quy định mới và điều này là không dễ dàng trong bối cảnh thị trường CK như hiện nay.
Một chuyên gia NH rất am hiểu về chuyện hậu trường trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Về mặt bản chất, Ngân hàng Nhà nước muốn kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NH trong đó có cho vay CK. Vì thế, biện pháp được đưa ra là nhằm giảm hơn nữa dư nợ cho vay CK của các NH thương mại. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh giá cả đang leo thang vào dịp Tết âm lịch". Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong dự kiến thay đổi của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các NH cổ phần nông thôn mới chuyển lên đô thị thì dư nợ vẫn còn thấp, tỷ lệ cho vay CK ở mức 15-20% vốn điều lệ là điều phải cân nhắc (giá trị tuyệt đối của 15-20% trên vốn điều lệ sẽ lớn hơn 3% trên tổng dư nợ tại các NH này - PV). "Lý do là khả năng quản lý rủi ro của các NH này còn hạn chế" - ông này phân tích. Thế nhưng, với các NH cổ phần lớn đã hoạt động nhiều năm hệ thống quản lý rủi ro tốt, dư nợ cao thì tỷ lệ cho vay CK 15-20% vốn điều lệ lại là thấp.
Tổng giám đốc của một NH cổ phần tại Hà Nội thì nhận xét: "Cùng một mức vốn điều lệ nhưng vốn chủ sở hữu khác nhau, tổng tài sản khác nhau thì khả năng chịu đựng rủi ro cũng khác nhau rất xa. Nếu căn cứ trên vốn điều lệ để xác định tỷ lệ cho vay CK tối đa là rất không chính xác vì nó không tính đúng khả năng chịu đựng rủi ro của một NH".
(Theo ThanhNien)
Theo dự kiến, tỷ lệ cho vay tối đa của một ngân hàng (NH) thương mại đối với nghiệp vụ cho vay chứng khoán (CK) được chuyển đổi từ 3% trên tổng dư nợ sang từ 15-20% trên vốn điều lệ của NH. Nếu Chỉ thị 03 được sửa đổi đúng như dự kiến thì mức độ cho vay CK sẽ bị kiểm soát chặt hơn trước rất nhiều. Thứ nhất, nếu trước đây các NH có thể tăng dư nợ để giảm tỷ lệ cho vay CK hoặc tăng khối lượng cho vay CK thì nay với việc quy định tỷ lệ tối đa trên vốn điều lệ, dư nợ cho vay CK sẽ khó lòng tăng và tỷ lệ cho vay CK cũng khó lòng giảm bởi vốn điều lệ không thể tăng nhanh như dư nợ. Thứ hai, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của cho vay CK tăng từ 150% lên 200-250% cũng sẽ khiến các NH e ngại hơn.
Theo số liệu chính thức của NH Nhà nước Việt Nam, tính đến cuối tháng 11.2007, với tỷ lệ cho vay CK tối đa là 3% trên tổng dư nợ, tổng dư nợ cho vay CK tối đa của ngành NH sẽ là khoảng 29.000 tỉ đồng (dư nợ cho vay CK thực tế tại thời điểm cuối tháng 11.2007 trên toàn hệ thống NH là 18.180 tỉ đồng, chiếm 2,13% tổng dư nợ). Tuy nhiên, nếu tính theo tỷ lệ tối đa là 20% trên vốn điều lệ thì mức tối đa cho vay CK của toàn hệ thống NH chỉ là 18.831,2 tỉ đồng. Như vậy, nếu tính theo tỷ lệ mới (tỷ lệ cao nhất) thì tổng dư nợ cho vay CK tối đa sẽ phải giảm đi hơn 10.000 tỉ đồng.
Bình luận về dự kiến thay đổi này, ông Trần Bắc Hà - Chủ tịch Hội đồng quản trị NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) lại cho rằng: "Làm như vậy cũng phù hợp thôi vì khi đưa ra Chỉ thị 03, tôi đã thấy có dấu hiệu cần phải sửa đổi. Bản chất ở đây là NH không phải là kênh dẫn vốn cho việc kinh doanh CK". Ông Hà cũng cho biết thêm, do đã lường trước được điều này nên dư nợ cho vay CK của BIDV vẫn nằm trong mức cho phép theo cách tính mới. Trả lời Thanh Niên, ông Vũ Đức Nhuận - Tổng giám đốc NH Hàng hải cho biết, do NH Hàng hải khá thận trọng với việc cho vay CK nên tỷ lệ cho vay CK vẫn ở mức thấp và vì vậy nếu có thay đổi thì cũng không bị ảnh hưởng lắm. Tuy nhiên, ông Nhuận cũng nhận xét, đối với những NH có tỷ lệ dư nợ cao và cho vay CK lớn thì mức độ ảnh hưởng sẽ lớn.
Lãnh đạo cấp cao của một NH cổ phần thuộc loại lớn nhất Việt Nam thì lại tỏ ra lo lắng với việc sửa đổi Chỉ thị 03. Ông cho biết, nếu tính theo tỷ lệ cho vay CK tối đa là 15-20% trên vốn điều lệ, mức độ cho vay CK tối đa của NH này sẽ phải giảm gần một nửa so với hiện tại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sau khi đã tích cực thu hồi nợ để giảm tỷ lệ cho vay CK xuống dưới 3% trên tổng dư nợ, NH sẽ phải tiếp tục thu hồi nợ vay CK để đáp ứng yêu cầu của quy định mới và điều này là không dễ dàng trong bối cảnh thị trường CK như hiện nay.
Một chuyên gia NH rất am hiểu về chuyện hậu trường trong chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Về mặt bản chất, Ngân hàng Nhà nước muốn kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NH trong đó có cho vay CK. Vì thế, biện pháp được đưa ra là nhằm giảm hơn nữa dư nợ cho vay CK của các NH thương mại. Đây cũng là một trong những biện pháp góp phần kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong bối cảnh giá cả đang leo thang vào dịp Tết âm lịch". Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong dự kiến thay đổi của Ngân hàng Nhà nước. Đối với các NH cổ phần nông thôn mới chuyển lên đô thị thì dư nợ vẫn còn thấp, tỷ lệ cho vay CK ở mức 15-20% vốn điều lệ là điều phải cân nhắc (giá trị tuyệt đối của 15-20% trên vốn điều lệ sẽ lớn hơn 3% trên tổng dư nợ tại các NH này - PV). "Lý do là khả năng quản lý rủi ro của các NH này còn hạn chế" - ông này phân tích. Thế nhưng, với các NH cổ phần lớn đã hoạt động nhiều năm hệ thống quản lý rủi ro tốt, dư nợ cao thì tỷ lệ cho vay CK 15-20% vốn điều lệ lại là thấp.
Tổng giám đốc của một NH cổ phần tại Hà Nội thì nhận xét: "Cùng một mức vốn điều lệ nhưng vốn chủ sở hữu khác nhau, tổng tài sản khác nhau thì khả năng chịu đựng rủi ro cũng khác nhau rất xa. Nếu căn cứ trên vốn điều lệ để xác định tỷ lệ cho vay CK tối đa là rất không chính xác vì nó không tính đúng khả năng chịu đựng rủi ro của một NH".
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Sửa đổi Chỉ thị 03!
Something to say?