Xem xét sửa Luật Chứng khoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Sau một năm ban hành và thực thi, Luật Chứng khoán sẽ được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, kích thích phát triển thị trường vốn.
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết trước mắt sẽ chỉnh sửa các văn bản dưới luật, gồm thông tư, quy chế hướng dẫn, nghị định. Sẽ có ba đến bốn năm để chỉnh sửa, hoàn thiện Luật Chứng khoán, đặc biệt là những quy định liên quan đến phát hành cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng như cổ phiếu của nhà đầu tư Việt Nam phát hành ra nước ngoài, các quy định cụ thể đối với các hoạt động của các công ty đại chúng.
Có nhiều ý kiến về nội dung cần làm rõ hơn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) và niêm yết. Theo ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Luật Chứng khoán đang tách bạch hai quá trình: phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp phát hành ra công chúng nhưng không niêm yết trên thị trường khiến cho thị trường OTC lớn hơn rất nhiều so với thị trường chính thức. Theo đó, giao dịch trên thị trường OTC có những điều kiện phát triển không lành mạnh, không đảm bảo tối đa quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo ông Dũng, cần có những quy định cho hệ thống giao dịch riêng của các công ty đại chúng chưa niêm yết cổ phiếu để tạo tính thanh khoản cao, đảm bảo công khai, minh bạch. Điều này cũng đảm bảo cho việc mở rộng quy mô của thị trường chính thức và thu hẹp thị trường chứng khoán tự do, tạo điều kiện quản lý tập trung của nhà nước đối với thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Thế Thọ, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cũng cho rằng gắn quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với thị trường chứng khoán sẽ góp phần hình thành một nền kinh tế minh bạch hơn.
Trong khi đó, luật chưa quy định rõ khi cổ phần hóa trở thành công ty đại chúng, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện nay mới chỉ có quy định các công ty, doanh nghiệp nếu thấy đủ điều kiện, thời cơ thì niêm yết. “Nếu có sự gắn kết giữa cổ phần hóa với thị trường chứng khoán sẽ đảm bảo sự công khai, minh bạch từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp, định giá, kiểm toán, công bố thông tin” - ông Thọ nói.
(Theo PhapLuat)
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cho biết trước mắt sẽ chỉnh sửa các văn bản dưới luật, gồm thông tư, quy chế hướng dẫn, nghị định. Sẽ có ba đến bốn năm để chỉnh sửa, hoàn thiện Luật Chứng khoán, đặc biệt là những quy định liên quan đến phát hành cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam cũng như cổ phiếu của nhà đầu tư Việt Nam phát hành ra nước ngoài, các quy định cụ thể đối với các hoạt động của các công ty đại chúng.
Có nhiều ý kiến về nội dung cần làm rõ hơn việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) và niêm yết. Theo ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, Luật Chứng khoán đang tách bạch hai quá trình: phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Điều này dẫn đến tình trạng rất nhiều doanh nghiệp phát hành ra công chúng nhưng không niêm yết trên thị trường khiến cho thị trường OTC lớn hơn rất nhiều so với thị trường chính thức. Theo đó, giao dịch trên thị trường OTC có những điều kiện phát triển không lành mạnh, không đảm bảo tối đa quyền lợi của nhà đầu tư.
Theo ông Dũng, cần có những quy định cho hệ thống giao dịch riêng của các công ty đại chúng chưa niêm yết cổ phiếu để tạo tính thanh khoản cao, đảm bảo công khai, minh bạch. Điều này cũng đảm bảo cho việc mở rộng quy mô của thị trường chính thức và thu hẹp thị trường chứng khoán tự do, tạo điều kiện quản lý tập trung của nhà nước đối với thị trường chứng khoán.
Ông Nguyễn Thế Thọ, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, cũng cho rằng gắn quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước với thị trường chứng khoán sẽ góp phần hình thành một nền kinh tế minh bạch hơn.
Trong khi đó, luật chưa quy định rõ khi cổ phần hóa trở thành công ty đại chúng, các doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ niêm yết trên thị trường chứng khoán. Hiện nay mới chỉ có quy định các công ty, doanh nghiệp nếu thấy đủ điều kiện, thời cơ thì niêm yết. “Nếu có sự gắn kết giữa cổ phần hóa với thị trường chứng khoán sẽ đảm bảo sự công khai, minh bạch từ khâu xác định giá trị doanh nghiệp, định giá, kiểm toán, công bố thông tin” - ông Thọ nói.
(Theo PhapLuat)
0 Responses to Xem xét sửa Luật Chứng khoán
Something to say?