Đòn “cân não”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Bằng quyết định giảm biên độ, UBCK đang "cân não" thị trường, còn thị trường cũng đang "cân não" lại UBCK.
VN-Index liên tục suy giảm và phá ngưỡng 500 điểm khiến tâm lý hầu hết nhà đầu tư là bất an. Hy vọng và cũng là trách nhiệm cuối cùng được dồn về UBCK và Chính phủ trong việc "cứu" thị trường.
Ngày 25/3, UBCK phải ra một quyết định khó khăn, đó là thu hẹp biên độ hai sàn, từ 5% xuống 1% (tại HOSE) và từ 10% xuống 2% (tại HASTC). Với cơ quan quản lý, quyết định giảm biên độ được ví như một liều thuốc "dũng cảm", buộc thị trường phải "cầm" đà tuột dốc. Còn với nhà đầu tư, việc giảm biên độ được đón nhận với nhiều thái độ khác nhau.
Người vui thì nói rằng: "May quá, từ nay, cả tháng cũng chỉ mất 20% là cùng!". Vui nhất là những người đã mua cổ phiếu mà chưa kịp bán và cũng chẳng có tiền để mua mới.
Thu hẹp biên độ sẽ "cắt" đà rơi tự do của giá cổ phiếu, thị trường có cơ hội chờ nền kinh tế, DN niêm yết có tín hiệu khả quan hơn và tâm trạng nhà đầu tư ổn định hơn.
Bên cạnh đó, người lạc quan còn hy vọng, sức cầu sẽ tăng lên, vì người mua không bị ám ảnh bởi khả năng mỗi ngày mất 5% hoặc 10%. Mua vào, biết đâu lại tốt?
Ở một góc khác, nhiều ý kiến lại kịch liệt phản đối việc giảm biên độ, bởi họ cho rằng, như vậy là quá hành chính, quá gò ép thị trường... Những đối tượng này nghiêng về quan điểm nếu giá giảm sâu thì sẽ lên mạnh, cơ hội lướt sóng sẽ rất lớn. Dư luận cũng lan truyền câu chuyện về việc khối nhà ĐTNN, khối quỹ đầu tư muốn giữ biên độ, thậm chí còn muốn bỏ biên độ, cho giá giảm sâu để còn mua vào!
Trung lập hơn cả có lẽ là nhận định từ phía các nhà đầu tư lâu năm và các CTCK. Nhóm này cho rằng, giảm biên độ giá là biện pháp phù hợp giai đoạn này, giúp NĐT bình tĩnh hơn để có thể ra quyết định phù hợp.
Nhưng e ngại nhất là việc nếu kéo dài thời gian áp dụng, nhiều khả năng thị trường có nguy cơ thiếu thanh khoản. Nhiều người mua muốn mua, nhưng không có người muốn bán, vì phải chờ cả tuần tăng giá mới bằng 1 phiên tăng giá giai đoạn cũ... Hơn nữa, họ cũng lỗ nhiều rồi!
Dẫu sao, việc thu hẹp biên độ cũng chỉ là biện pháp tình thế của UBCK. Bài toán tiếp theo của cơ quan này là lúc nào nên mở biên độ trở lại? Mở từ từ (1% đến 2% đến 3%...) hay mở luôn bằng mức cũ hay mở rộng hơn nữa? Ngoài ra, một cách khuyến khích thị trường đi lên là áp dụng biên độ lệch, chẳng hạn (-1%, +5%), (-1%, +10%) liệu có phải là giải pháp phù hợp cho TTCK lúc này? Bằng quyết định giảm biên độ, UBCK đang "cân não" thị trường, còn thị trường cũng đang "cân não" lại UBCK.
(Theo DTCK)
VN-Index liên tục suy giảm và phá ngưỡng 500 điểm khiến tâm lý hầu hết nhà đầu tư là bất an. Hy vọng và cũng là trách nhiệm cuối cùng được dồn về UBCK và Chính phủ trong việc "cứu" thị trường.
Ngày 25/3, UBCK phải ra một quyết định khó khăn, đó là thu hẹp biên độ hai sàn, từ 5% xuống 1% (tại HOSE) và từ 10% xuống 2% (tại HASTC). Với cơ quan quản lý, quyết định giảm biên độ được ví như một liều thuốc "dũng cảm", buộc thị trường phải "cầm" đà tuột dốc. Còn với nhà đầu tư, việc giảm biên độ được đón nhận với nhiều thái độ khác nhau.
Người vui thì nói rằng: "May quá, từ nay, cả tháng cũng chỉ mất 20% là cùng!". Vui nhất là những người đã mua cổ phiếu mà chưa kịp bán và cũng chẳng có tiền để mua mới.
Thu hẹp biên độ sẽ "cắt" đà rơi tự do của giá cổ phiếu, thị trường có cơ hội chờ nền kinh tế, DN niêm yết có tín hiệu khả quan hơn và tâm trạng nhà đầu tư ổn định hơn.
Bên cạnh đó, người lạc quan còn hy vọng, sức cầu sẽ tăng lên, vì người mua không bị ám ảnh bởi khả năng mỗi ngày mất 5% hoặc 10%. Mua vào, biết đâu lại tốt?
Ở một góc khác, nhiều ý kiến lại kịch liệt phản đối việc giảm biên độ, bởi họ cho rằng, như vậy là quá hành chính, quá gò ép thị trường... Những đối tượng này nghiêng về quan điểm nếu giá giảm sâu thì sẽ lên mạnh, cơ hội lướt sóng sẽ rất lớn. Dư luận cũng lan truyền câu chuyện về việc khối nhà ĐTNN, khối quỹ đầu tư muốn giữ biên độ, thậm chí còn muốn bỏ biên độ, cho giá giảm sâu để còn mua vào!
Trung lập hơn cả có lẽ là nhận định từ phía các nhà đầu tư lâu năm và các CTCK. Nhóm này cho rằng, giảm biên độ giá là biện pháp phù hợp giai đoạn này, giúp NĐT bình tĩnh hơn để có thể ra quyết định phù hợp.
Nhưng e ngại nhất là việc nếu kéo dài thời gian áp dụng, nhiều khả năng thị trường có nguy cơ thiếu thanh khoản. Nhiều người mua muốn mua, nhưng không có người muốn bán, vì phải chờ cả tuần tăng giá mới bằng 1 phiên tăng giá giai đoạn cũ... Hơn nữa, họ cũng lỗ nhiều rồi!
Dẫu sao, việc thu hẹp biên độ cũng chỉ là biện pháp tình thế của UBCK. Bài toán tiếp theo của cơ quan này là lúc nào nên mở biên độ trở lại? Mở từ từ (1% đến 2% đến 3%...) hay mở luôn bằng mức cũ hay mở rộng hơn nữa? Ngoài ra, một cách khuyến khích thị trường đi lên là áp dụng biên độ lệch, chẳng hạn (-1%, +5%), (-1%, +10%) liệu có phải là giải pháp phù hợp cho TTCK lúc này? Bằng quyết định giảm biên độ, UBCK đang "cân não" thị trường, còn thị trường cũng đang "cân não" lại UBCK.
(Theo DTCK)
0 Responses to Đòn “cân não”
Something to say?