Chứng khoán - đã đến lúc mua vào!
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Khuyến cáo này bắt nguồn từ nhiều yếu tố tác động tích cực tới thị trường chứng khoán trong thời gian tới đây.
Một yếu tố "tiêu cực" nhưng lại là tín hiệu chứng tỏ chỉ số giá chứng khoán sau khi "rơi" gần như tự do xuống mức dưới 500 điểm và mức này đã được nhiều chuyên gia xác định là mức "đáy" so với mức "đỉnh" cao vời vợi 1.170 điểm cách đây một năm. Kết quả hai phiên giao dịch (ngày 26 và 27.3), chỉ số giá trên cả hai sàn đồng loạt cùng tăng trên điểm, đã có thể minh chứng cho việc đã chạm đáy và quay đầu đi lên của giá chứng khoán. Chỉ tiếc rằng, biên độ dao động giá mới được đưa ra hơi chậm, nếu được đưa ra sớm trước dăm bảy phiên thì chắc chỉ số giá chứng khoán dù có xuống tiếp cũng không đến nỗi xuống nhanh và xuống đến thấp như vậy. Một số nhà đầu tư cũng lại tiếc rằng biên độ dao động điều chỉnh mạnh xuống mức hẹp quá, nên tuy lên nhưng quá chậm, lên theo kiểu "trườn bò" ngược hẳn với lúc "rơi" gần như tự do trong thời gian trước đó.
Yếu tố trên có tác động mạnh, nhưng cũng chỉ là tạm thời, chỉ là tình thế, chỉ có tác dụng điều hòa tốc độ lên/xuống dòng chảy của giá chứng khoán. Nhưng yếu tố chủ yếu trực tiếp làm cho giá chứng khoán quay đầu chính là những biện pháp cụ thể bình ổn thị trường được đưa ra vào chiều 25.3 của Thủ tướng Chính phủ. "Gói" biện pháp này gồm nhiều nội dung, nhưng các chuyên gia cho rằng có hai nhóm giải pháp tác động mạnh nhất liên quan đến quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán.
Biện pháp thứ nhất là "chặn cung". Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là khi giá chứng khoán xuống nhanh và xuống dưới mức thế chấp cầm cố theo hợp đồng, đã buộc các ngân hàng thương mại phải giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán. Chính tình trạng "xả hàng" này là một trong những yếu tố tạo áp lực bán ra, làm cho cung cao hơn cầu và giá chứng khoán giảm liên tục, giảm mạnh. Khi giá giảm mạnh xuống dưới mức cầm cố hợp đồng thì lại phải giải chấp... Một vòng xoáy mà cả nhà đầu tư và ngân hàng cho vay đều bị cuốn vào. Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần quyết định chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán. Ngày 26.3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công văn gửi các ngân hàng thương mại nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán.
Biện pháp thứ hai là hỗ trợ cầu. Ngân hàng Nhà nước cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% khi ngân hàng thương mại thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác với lãi suất 9%; đẩy mạnh mua ngoại tệ với tỷ giá thích hợp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính nếu ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp, kể cả ngoại tệ từ nguồn đầu tư gián tiếp.
Nhân đây cũng cần mở ngoặc để nói thêm rằng thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp đòi hỏi phải có kiến thức nhất định chứ không thể đầu tư theo phong trào. Nó là kênh đầu tư dài hạn và cần đầu tư bằng vốn của mình, không thể chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngắn hạn, dựa vào nguồn vốn đi vay để "chơi" chứng khoán, trong điều kiện nếu lãi suất tăng cao thì chẳng những không có lợi mà còn bị thua lỗ. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã có câu nói rất đáng lưu ý là "nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà, mua xe, có ai xin nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu".
Ngoài tác động của các biện pháp trên, cần xem xét tác động của các dòng vốn mà trong kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, các dòng vốn này thông với nhau theo nguyên tắc bình thông nhau. Giá bất động sản còn biến động, nhưng đã chững lại, không còn lan rộng, nên nhu cầu hút vốn vào thị trường này không còn lớn (tuy rút ra để đưa trở lại thị trường chứng khoán không dễ dàng nhanh chóng). Giá vàng đang có xu hướng tăng trở lại và có tính thanh khoản cao hơn, nhưng cú giảm giá lên đến trên 1 triệu đồng/lượng do tác động của giá thế giới cũng đã làm "nhụt chí" của những người đầu tư vào vàng. Lãi suất tiết kiệm đã chặn lại ở mức 12%/năm và đang được các hiệp hội ngân hàng kiến nghị giảm xuống và như thế là thấp xa so với tốc độ tăng giá. Thị trường chứng khoán trên thế giới còn diễn biến phức tạp, nhưng đang có xu hướng phục hồi sau việc cắt giảm lãi suất của FED và nếu kinh tế Mỹ không bị suy thoái... Dòng vốn của xã hội sẽ tìm kênh đầu tư có lợi để "tiền đẻ ra tiền". Trong các kênh hiện nay thì chứng khoán đang là một thời cơ - tuy bị biên độ dao động thấp khống chế nhưng chỉ tạm thời. Các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh mua vào nhiều hơn bán ra. Các công ty niêm yết cũng đang đẩy mạnh mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành ra thị trường và Chính phủ đã cho phép không bị hạn chế việc tăng vốn điều lệ theo quy định hiện hành.
Việc mua vào lúc này là có lợi so với một số kênh khác. Hơn nữa biên độ sẽ được mở rộng trở lại, hứa hẹn sự sôi động hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý với biên độ giá ở mức quá hẹp như hiện nay, thì dù giá có tăng cũng chưa thật hấp dẫn!
(Theo ThanhNien)
Một yếu tố "tiêu cực" nhưng lại là tín hiệu chứng tỏ chỉ số giá chứng khoán sau khi "rơi" gần như tự do xuống mức dưới 500 điểm và mức này đã được nhiều chuyên gia xác định là mức "đáy" so với mức "đỉnh" cao vời vợi 1.170 điểm cách đây một năm. Kết quả hai phiên giao dịch (ngày 26 và 27.3), chỉ số giá trên cả hai sàn đồng loạt cùng tăng trên điểm, đã có thể minh chứng cho việc đã chạm đáy và quay đầu đi lên của giá chứng khoán. Chỉ tiếc rằng, biên độ dao động giá mới được đưa ra hơi chậm, nếu được đưa ra sớm trước dăm bảy phiên thì chắc chỉ số giá chứng khoán dù có xuống tiếp cũng không đến nỗi xuống nhanh và xuống đến thấp như vậy. Một số nhà đầu tư cũng lại tiếc rằng biên độ dao động điều chỉnh mạnh xuống mức hẹp quá, nên tuy lên nhưng quá chậm, lên theo kiểu "trườn bò" ngược hẳn với lúc "rơi" gần như tự do trong thời gian trước đó.
Yếu tố trên có tác động mạnh, nhưng cũng chỉ là tạm thời, chỉ là tình thế, chỉ có tác dụng điều hòa tốc độ lên/xuống dòng chảy của giá chứng khoán. Nhưng yếu tố chủ yếu trực tiếp làm cho giá chứng khoán quay đầu chính là những biện pháp cụ thể bình ổn thị trường được đưa ra vào chiều 25.3 của Thủ tướng Chính phủ. "Gói" biện pháp này gồm nhiều nội dung, nhưng các chuyên gia cho rằng có hai nhóm giải pháp tác động mạnh nhất liên quan đến quan hệ cung - cầu trên thị trường chứng khoán.
Biện pháp thứ nhất là "chặn cung". Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là khi giá chứng khoán xuống nhanh và xuống dưới mức thế chấp cầm cố theo hợp đồng, đã buộc các ngân hàng thương mại phải giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán. Chính tình trạng "xả hàng" này là một trong những yếu tố tạo áp lực bán ra, làm cho cung cao hơn cầu và giá chứng khoán giảm liên tục, giảm mạnh. Khi giá giảm mạnh xuống dưới mức cầm cố hợp đồng thì lại phải giải chấp... Một vòng xoáy mà cả nhà đầu tư và ngân hàng cho vay đều bị cuốn vào. Thủ tướng Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại nhà nước và vận động các ngân hàng thương mại cổ phần quyết định chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán. Ngày 26.3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có công văn gửi các ngân hàng thương mại nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước chưa giải chấp các hợp đồng cầm cố, repo chứng khoán.
Biện pháp thứ hai là hỗ trợ cầu. Ngân hàng Nhà nước cho vay tái chiết khấu với lãi suất 9% khi ngân hàng thương mại thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác với lãi suất 9%; đẩy mạnh mua ngoại tệ với tỷ giá thích hợp cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính nếu ngoại tệ có nguồn gốc hợp pháp, kể cả ngoại tệ từ nguồn đầu tư gián tiếp.
Nhân đây cũng cần mở ngoặc để nói thêm rằng thị trường chứng khoán là thị trường cao cấp đòi hỏi phải có kiến thức nhất định chứ không thể đầu tư theo phong trào. Nó là kênh đầu tư dài hạn và cần đầu tư bằng vốn của mình, không thể chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngắn hạn, dựa vào nguồn vốn đi vay để "chơi" chứng khoán, trong điều kiện nếu lãi suất tăng cao thì chẳng những không có lợi mà còn bị thua lỗ. Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh đã có câu nói rất đáng lưu ý là "nhà đầu tư phải biết cơ hội, biết phân tích tình hình và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Khi giá chứng khoán lên thì mua nhà, mua xe, có ai xin nộp cho Chính phủ một ít tiền đâu. Còn khi xuống lại kêu Chính phủ phải cứu".
Ngoài tác động của các biện pháp trên, cần xem xét tác động của các dòng vốn mà trong kinh tế thị trường mở cửa hội nhập, các dòng vốn này thông với nhau theo nguyên tắc bình thông nhau. Giá bất động sản còn biến động, nhưng đã chững lại, không còn lan rộng, nên nhu cầu hút vốn vào thị trường này không còn lớn (tuy rút ra để đưa trở lại thị trường chứng khoán không dễ dàng nhanh chóng). Giá vàng đang có xu hướng tăng trở lại và có tính thanh khoản cao hơn, nhưng cú giảm giá lên đến trên 1 triệu đồng/lượng do tác động của giá thế giới cũng đã làm "nhụt chí" của những người đầu tư vào vàng. Lãi suất tiết kiệm đã chặn lại ở mức 12%/năm và đang được các hiệp hội ngân hàng kiến nghị giảm xuống và như thế là thấp xa so với tốc độ tăng giá. Thị trường chứng khoán trên thế giới còn diễn biến phức tạp, nhưng đang có xu hướng phục hồi sau việc cắt giảm lãi suất của FED và nếu kinh tế Mỹ không bị suy thoái... Dòng vốn của xã hội sẽ tìm kênh đầu tư có lợi để "tiền đẻ ra tiền". Trong các kênh hiện nay thì chứng khoán đang là một thời cơ - tuy bị biên độ dao động thấp khống chế nhưng chỉ tạm thời. Các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh mua vào nhiều hơn bán ra. Các công ty niêm yết cũng đang đẩy mạnh mua lại cổ phiếu của chính doanh nghiệp đã phát hành ra thị trường và Chính phủ đã cho phép không bị hạn chế việc tăng vốn điều lệ theo quy định hiện hành.
Việc mua vào lúc này là có lợi so với một số kênh khác. Hơn nữa biên độ sẽ được mở rộng trở lại, hứa hẹn sự sôi động hơn.
Tuy nhiên, cần lưu ý với biên độ giá ở mức quá hẹp như hiện nay, thì dù giá có tăng cũng chưa thật hấp dẫn!
(Theo ThanhNien)
0 Responses to Chứng khoán - đã đến lúc mua vào!
Something to say?