Nộp tiền vào ngân hàng rồi hãy chơi chứng khoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Theo quy định của Bộ Tài chính, tới đây các công ty chứng khoán không được trực tiếp nhận tiền mà phải ủy quyền cho một ngân hàng thương mại quản lý tiền của nhà đầu tư. Tháng 11 là thời hạn cuối cùng để chuyển đổi nhưng nhiều sàn than không thể thực hiện được.
Điều 32 Quyết định 27 (ban hành ngày 24/4/2007) của Bộ Tài chính về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán quy định, các công ty không được trực tiếp nhận tiền giao dịch của khách hàng, nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Thời gian để các công ty chứng khoán thực hiện là trong vòng 6 tháng kể từ khi quy chế được ban hành.
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nộp tiền, rút tiền tại ngân hàng và thực hiện việc giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Họ sẽ phải thay đổi thói quen mở tài khoản, nộp tiền mua và rút tiền bán chứng khoán ngay tại sàn giao dịch như hiện nay.
Theo bà Bùi Thị Thanh Hương, Trưởng ban Quản lý kinh doanh chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chức năng chính của các công ty chứng khoán là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như môi giới, tư vấn, bảo lãnh... chứ không phải là một tổ chức tín dụng được phép quản lý tiền. Quy định trên đem lại sự an toàn về tiền gửi cho khách hàng khi công ty chứng khoán gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo lợi ích về lãi suất, khả năng thanh toán... cho nhà đầu tư.
Bà Hương cho biết do đây là quy định có ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư nên ngay từ khi quy chế ở dự thảo, Ủy ban Chứng khoán đã đề nghị các công ty đóng góp ý kiến. Ban đầu quy chế đưa ra thời hạn 3 tháng để thực hiện, tiếp thu ý kiến của các công ty, Ủy ban đã nâng lên 6 tháng.
Ủng hộ quy định trên, ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn, cho hay, số dư tiền tại tài khoản khách hàng của SSI lên tới vài nghìn tỷ đồng và được tính lãi không kỳ hạn. Hiện nay, cuối mỗi ngày tiền mặt dư được công ty nộp vào ngân hàng, song vẫn phải đầu tư bộ máy nhân sự khá tốn kém để quản lý số vốn trên. Theo ông Hưng, quy định trên sẽ giúp các công ty chứng khoán giảm tải công việc và tình hình tài chính minh bạch hơn.
Tuy nhiên, hơn một tháng trôi qua kể từ khi quy chế được ban hành hầu như chưa có công ty chứng khoán nào thực hiện và triển khai. Tổng giám đốc SSI cho rằng khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ hệ thống công nghệ của nhiều công ty chứng khoán khó kết nối được với ngân hàng. Hiện nay ngay sau khi nộp tiền vào tài khoản tại sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua cổ phiếu luôn. Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng, nếu hệ thống giữa hai bên không thông suốt, khách hàng nộp tiền vào cả tiếng đồng hồ sau tài khoản mới báo có tiền thì sẽ lỡ cơ hội giao dịch.
Bà Lê Kim Chi, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Habubank, cho rằng khi hệ thống không kết nối được, nhiều trường hợp rủi ro có thể phát sinh. Ví dụ nhà đầu tư có tiền trong tài khoản và rút tại ngân hàng song hệ thống chưa báo về công ty chứng khoán kịp, nếu họ đặt lệnh công ty chứng khoán kiểm tra thấy số dư tiền vẫn còn và nhập lệnh vào hệ thống, nửa tiếng sau ngân hàng mới báo khách hàng đã rút tiền, lúc đó ai sẽ chịu thiệt hại. Hơn nữa nhà đầu tư có thể phải đi lại nhiều hơn trong trường hợp ngân hàng và sàn chứng khoán cách xa nhau.
Bà Chi cho hay hiện một số ngân hàng mẹ đã hiện diện tại công ty chứng khoán con song do hạn chế về công nghệ hợp tác mới dừng ở việc ngân hàng thu chi hộ công ty chứng khoán chứ chưa quản lý số tiền đó.
Nguồn tin: VNExpress
Điều 32 Quyết định 27 (ban hành ngày 24/4/2007) của Bộ Tài chính về quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán quy định, các công ty không được trực tiếp nhận tiền giao dịch của khách hàng, nhà đầu tư mở tài khoản tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn. Thời gian để các công ty chứng khoán thực hiện là trong vòng 6 tháng kể từ khi quy chế được ban hành.
Điều này có nghĩa là nhà đầu tư nộp tiền, rút tiền tại ngân hàng và thực hiện việc giao dịch chứng khoán tại các công ty chứng khoán. Họ sẽ phải thay đổi thói quen mở tài khoản, nộp tiền mua và rút tiền bán chứng khoán ngay tại sàn giao dịch như hiện nay.
Theo bà Bùi Thị Thanh Hương, Trưởng ban Quản lý kinh doanh chứng khoán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chức năng chính của các công ty chứng khoán là thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh như môi giới, tư vấn, bảo lãnh... chứ không phải là một tổ chức tín dụng được phép quản lý tiền. Quy định trên đem lại sự an toàn về tiền gửi cho khách hàng khi công ty chứng khoán gặp những khó khăn trong hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo lợi ích về lãi suất, khả năng thanh toán... cho nhà đầu tư.
Bà Hương cho biết do đây là quy định có ảnh hưởng lớn đến nhà đầu tư nên ngay từ khi quy chế ở dự thảo, Ủy ban Chứng khoán đã đề nghị các công ty đóng góp ý kiến. Ban đầu quy chế đưa ra thời hạn 3 tháng để thực hiện, tiếp thu ý kiến của các công ty, Ủy ban đã nâng lên 6 tháng.
Ủng hộ quy định trên, ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Sài Gòn, cho hay, số dư tiền tại tài khoản khách hàng của SSI lên tới vài nghìn tỷ đồng và được tính lãi không kỳ hạn. Hiện nay, cuối mỗi ngày tiền mặt dư được công ty nộp vào ngân hàng, song vẫn phải đầu tư bộ máy nhân sự khá tốn kém để quản lý số vốn trên. Theo ông Hưng, quy định trên sẽ giúp các công ty chứng khoán giảm tải công việc và tình hình tài chính minh bạch hơn.
Tuy nhiên, hơn một tháng trôi qua kể từ khi quy chế được ban hành hầu như chưa có công ty chứng khoán nào thực hiện và triển khai. Tổng giám đốc SSI cho rằng khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ hệ thống công nghệ của nhiều công ty chứng khoán khó kết nối được với ngân hàng. Hiện nay ngay sau khi nộp tiền vào tài khoản tại sàn, nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua cổ phiếu luôn. Trường hợp nộp tiền tại ngân hàng, nếu hệ thống giữa hai bên không thông suốt, khách hàng nộp tiền vào cả tiếng đồng hồ sau tài khoản mới báo có tiền thì sẽ lỡ cơ hội giao dịch.
Bà Lê Kim Chi, Phó giám đốc Công ty chứng khoán Habubank, cho rằng khi hệ thống không kết nối được, nhiều trường hợp rủi ro có thể phát sinh. Ví dụ nhà đầu tư có tiền trong tài khoản và rút tại ngân hàng song hệ thống chưa báo về công ty chứng khoán kịp, nếu họ đặt lệnh công ty chứng khoán kiểm tra thấy số dư tiền vẫn còn và nhập lệnh vào hệ thống, nửa tiếng sau ngân hàng mới báo khách hàng đã rút tiền, lúc đó ai sẽ chịu thiệt hại. Hơn nữa nhà đầu tư có thể phải đi lại nhiều hơn trong trường hợp ngân hàng và sàn chứng khoán cách xa nhau.
Bà Chi cho hay hiện một số ngân hàng mẹ đã hiện diện tại công ty chứng khoán con song do hạn chế về công nghệ hợp tác mới dừng ở việc ngân hàng thu chi hộ công ty chứng khoán chứ chưa quản lý số tiền đó.
Nguồn tin: VNExpress
0 Responses to Nộp tiền vào ngân hàng rồi hãy chơi chứng khoán
Something to say?