Lời khuyên đầu tư 4 chữ “vàng”
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Trong lĩnh vực đầu tư cổ phiếu, có rất nhiều lời khuyên tuyệt vời dành cho nhà đầu tư chứng khoán, song cũng có không ít lời khuyên tệ hại kiểu như câu châm ngôn khá nổi tiếng một thời: “Không quan tâm tới mức giá cao bao nhiêu, hãy mua tất cả cổ phiếu Enron nếu có thể"
Trong khi có thể dành cả ngày vùi đầu nghiên cứu một danh sách dài các lời khuyên đầu tư hữu ích và thông minh, bạn hãy nghĩ đến những lời khuyên tuyệt vời dài không quá 4 chữ cho dù nó vẫn hiện hữu không ít nhược điểm. Dưới đây là một vài trong số đó:
Mua sự nổi tiếng – “Buy what you know”
Đây có lẽ là lời khuyên đầu tư gồm 4 chữ nổi tiếng, bắt nguồn từ những phân tích của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán gạo cội tại Wall Street - những người vẫn đứng vững sau cơn bão dot.com trên thị trường chứng khoán hồi những năm cuối thế kỷ trước. Và trong một bài viết vài năm trước đây trên tờ Wall Street Journal, nhà đầu tư nổi tiếng Jeff Fischer viết về lời khuyên này như sau:
Sẽ thật hợp lý với việc mua cổ phiếu của những thương hiệu bạn biết, những công ty sản xuất các sản phẩm bạn thích, và những cái tên bạn thường xuyên nghe thấy trong cuộc sống thường nhật.
Khi cổ phiếu của những công ty vốn lớn tăng trưởng, chiến lược này là hòan tòan hợp lý. “Nếu chỉ mua cổ phiếu IBM, General Electric và Hershey, tôi có thể nhân đôi số tiền của mình cứ mỗi ba năm!”. Đương nhiên, chiến lược đầu tư này đỏi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn và sẽ khó tạo ra các khoản lợi nhuận kếch xù đột xuất, đặc biệt khi bạn mua cổ phiếu của các công ty nổi tiêng trong thời điểm nó đảm chạm tới đỉnh cao tăng trưởng theo chu kỳ 7 năm.
“Mua sự nổi tiếng” là lời khuyên một chiều vì ba lý do. Thứ nhất, những gì bạn biết có thể không đáng giá để đầu tư vào. Thứ hai, thực tế mua những cổ phiếu bạn biết không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những cổ phiếu tốt có lưu lượng tiền mặt ổn định, tình hình tài chính lành mạnh. Nó thường đơn giản được xem như việc “mua một nhãn hiệu nổi tiếng”. Nếu tình cờ bạn biết và yêu Kmart, nhưng bạn không tìm hiểu về tình hình tài chính của tập đoàn, bạn sẽ là một nhà đầu tư theo cảm tính với khá nhiều rủi ro phải đối mặt trong tương lai. Thứ ba, lời khuyên “muasự nổi tiếng” thường không đi đối với lời khuyên “cẩn trọng đánh giá mọi mặt”. Nó dường như là “mua những gì bạn biết - tại bất cứ giá nào”.
“Mua những gì bạn biết” có thể giúp các nhà đầu tư mới làm quen và cảm thấy thoải mái hơn với thị trường chứng khoán, nhưng nó sẽ không dễ dàng giúp bạn tậu về các cổ phiếu tốt nếu bạn không tiến hành đánh giá, phân tích kỹ lưỡng.
Rất nhiều người đã mua cổ phiếu Krispy Kreme (mã chứng khoán tại NYSE: KKD) bởi vì họ biết nó, và đây là thảm hoạ. Rất nhiều người mua cổ phiếu Harley-Davidson (mã chứng khoán tại NYSE: HOG) bởi vì họ biết nó và thực chất nó đang hoạt động tốt. Đây mới chính là lựa chọn đúng đắn.
Mua thấp, bán cao – “Buy low, sell high”
Chắc chắn đây là lời khuyên đầu tư ngắn gọn và nổi tiếng nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán. Jeff Fischer nhớ lại hồi ông mới tốt nghiệp đại học và buổi đầu tiên đến làm việc tại một công ty đầu tư chứng khoán. Vị giám đốc ở đây đã rất bực tức khi nhìn thấy trên lưng Jeff là cả một balô chứa đầy các lọai sách về chứng khoán. Ông ta yêu cầu Jeff vứt hết đống sách đó đi và trong vòng 1 tuần đầu tiên chỉ làm một công việc duy nhất đó là chép ra giấy cho đủ 10.000 từ “Buy low, sell high”.
Trên lý thuyết, nếu thành công với việc mua thấp và bán cao, bạn đã thu được lợi nhuận. Bất cứ giao dịch mua cổ phiếu nào cũng có một mong đợi – hay ít nhất một hy vọng - rằng bạn sẽ bán được ở một mức giá cao hơn mức giá bạn đã mua vào. Nhưng do bản thân lời khuyên này không đưa ra những hướng dẫn về việc thế nào là “thấp”, thế nào là “cao”, nên nó không thể được sử dụng mà không có những yếu tố bổ sung khác.
Bạn hãy mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp, hay ở mức thấp nhất trong vòng 52 tuần qua, hay trong thời gian thị trường suy thoái, hay bất cứ phân tích kỹ thuật nào giải thích rõ ràng rằng cố phiếu đó đang có mức giá thấp hơn giá trị thực.
Việc bán cao chưa hẳn đã là một lời khuyên bổ ích. Như tác giả nổi tiếng về chứng khoán Philip Fisher đã từng tuyên bố và được sự đồng tình từ “cây đại thụ” Warren Buffett, nếu nghiên cứu một cách chính xác nhất, thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu hầu như chẳng bao giờ cả.
Chúng ta có thể kể vô khối các câu chuyện về một nhà đầu tư nào đó bán cổ phiếu để thu lời lớn khi giá đã ở mức cao, nhưng anh ta dường như vẫn bỏ lỡ hàng trăm thậm chí là hàng nghìn USD lợi nhuận khác có thể có nếu tiếp tục giữ nó lâu dài hơn.
Mua quỹ chỉ số - “Buy an index fund”
Index fund (IF) là một loại quĩ tương hỗ chỉ chuyên tìm mua các cổ phiếu của các công ty trong danh sách có chỉ số hóa lớn như S&P 500,.... Chỉ số S&P 500 cũng giống như chỉ số VN-Index vậy, chỉ có điều nó chọn ra 500 công ty lớn nhất đang niêm yết trên thị trường Mỹ (ở Mỹ có hàng ngàn công ty niêm yết), trong khi VN-Index bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên thị trường TPHCM (khoảng trên 100 công ty).
Như bao nhiêu quỹ đầu tư khác, các IF cũng thu phí từ nhà đầu tư. Nhưng bởi vì công việc của họ rất đơn giản cho nên phí của họ chỉ bằng 1/20 (hoặc ít hơn) phí của những quỹ đầu tư khác. Người ta còn gọi các IF là các quỹ bị động, bởi vì công việc quản lý quỹ của họ là theo dõi chỉ số S&P 500 và bảo đảm các công ty mà quỹ nắm giữ cổ phiếu cũng giống như y hệt như danh sách các công ty trong S&P 500.
Trong suốt hàng chục năm qua, chỉ số S&P 500 tăng trung bình 11%/năm, nên các IF cũng đều có mức lợi nhuận như vậy, mặc dù hơi thấp hơn 11% một chút do phải trừ đi phí.
Đây có thể được xem như lời khuyên đầu tư an toàn và có sự tính toán kỹ lưỡng nhất. Nếu bạn có ít thời gian để theo dõi các cổ phiếu, chiến lược đầu tư này là thích hợp nhất. Nhược điểm duy nhất của nó là đem lại khoản lợi nhuận không cao và khá dài hạn. Ngoài ra, bạn phải dành nhiều thời gian để tìm ra những Quỹ thích hợp nhất.
Nói tóm lại, cho dù những lời khuyên đầu tư có tuyệt vời và ngắn gọn đến đâu, để thành công khi đầu tư chứng khoán trên thị trường, đòi hỏi các nhà đầu tư không chỉ có kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát thực trạng, phân tích xu hướng phát triển của cổ phiếu.
Có thể hơi dài dòng nhưng lời khuyên đầu tư tốt nhất vẫn là mọi nhà đầu tư cần tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Trần Phương Minh dịch từ The Fool
Trong khi có thể dành cả ngày vùi đầu nghiên cứu một danh sách dài các lời khuyên đầu tư hữu ích và thông minh, bạn hãy nghĩ đến những lời khuyên tuyệt vời dài không quá 4 chữ cho dù nó vẫn hiện hữu không ít nhược điểm. Dưới đây là một vài trong số đó:
Mua sự nổi tiếng – “Buy what you know”
Đây có lẽ là lời khuyên đầu tư gồm 4 chữ nổi tiếng, bắt nguồn từ những phân tích của rất nhiều nhà đầu tư chứng khoán gạo cội tại Wall Street - những người vẫn đứng vững sau cơn bão dot.com trên thị trường chứng khoán hồi những năm cuối thế kỷ trước. Và trong một bài viết vài năm trước đây trên tờ Wall Street Journal, nhà đầu tư nổi tiếng Jeff Fischer viết về lời khuyên này như sau:
Sẽ thật hợp lý với việc mua cổ phiếu của những thương hiệu bạn biết, những công ty sản xuất các sản phẩm bạn thích, và những cái tên bạn thường xuyên nghe thấy trong cuộc sống thường nhật.
Khi cổ phiếu của những công ty vốn lớn tăng trưởng, chiến lược này là hòan tòan hợp lý. “Nếu chỉ mua cổ phiếu IBM, General Electric và Hershey, tôi có thể nhân đôi số tiền của mình cứ mỗi ba năm!”. Đương nhiên, chiến lược đầu tư này đỏi hỏi ở bạn sự kiên nhẫn và sẽ khó tạo ra các khoản lợi nhuận kếch xù đột xuất, đặc biệt khi bạn mua cổ phiếu của các công ty nổi tiêng trong thời điểm nó đảm chạm tới đỉnh cao tăng trưởng theo chu kỳ 7 năm.
“Mua sự nổi tiếng” là lời khuyên một chiều vì ba lý do. Thứ nhất, những gì bạn biết có thể không đáng giá để đầu tư vào. Thứ hai, thực tế mua những cổ phiếu bạn biết không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với những cổ phiếu tốt có lưu lượng tiền mặt ổn định, tình hình tài chính lành mạnh. Nó thường đơn giản được xem như việc “mua một nhãn hiệu nổi tiếng”. Nếu tình cờ bạn biết và yêu Kmart, nhưng bạn không tìm hiểu về tình hình tài chính của tập đoàn, bạn sẽ là một nhà đầu tư theo cảm tính với khá nhiều rủi ro phải đối mặt trong tương lai. Thứ ba, lời khuyên “muasự nổi tiếng” thường không đi đối với lời khuyên “cẩn trọng đánh giá mọi mặt”. Nó dường như là “mua những gì bạn biết - tại bất cứ giá nào”.
“Mua những gì bạn biết” có thể giúp các nhà đầu tư mới làm quen và cảm thấy thoải mái hơn với thị trường chứng khoán, nhưng nó sẽ không dễ dàng giúp bạn tậu về các cổ phiếu tốt nếu bạn không tiến hành đánh giá, phân tích kỹ lưỡng.
Rất nhiều người đã mua cổ phiếu Krispy Kreme (mã chứng khoán tại NYSE: KKD) bởi vì họ biết nó, và đây là thảm hoạ. Rất nhiều người mua cổ phiếu Harley-Davidson (mã chứng khoán tại NYSE: HOG) bởi vì họ biết nó và thực chất nó đang hoạt động tốt. Đây mới chính là lựa chọn đúng đắn.
Mua thấp, bán cao – “Buy low, sell high”
Chắc chắn đây là lời khuyên đầu tư ngắn gọn và nổi tiếng nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán. Jeff Fischer nhớ lại hồi ông mới tốt nghiệp đại học và buổi đầu tiên đến làm việc tại một công ty đầu tư chứng khoán. Vị giám đốc ở đây đã rất bực tức khi nhìn thấy trên lưng Jeff là cả một balô chứa đầy các lọai sách về chứng khoán. Ông ta yêu cầu Jeff vứt hết đống sách đó đi và trong vòng 1 tuần đầu tiên chỉ làm một công việc duy nhất đó là chép ra giấy cho đủ 10.000 từ “Buy low, sell high”.
Trên lý thuyết, nếu thành công với việc mua thấp và bán cao, bạn đã thu được lợi nhuận. Bất cứ giao dịch mua cổ phiếu nào cũng có một mong đợi – hay ít nhất một hy vọng - rằng bạn sẽ bán được ở một mức giá cao hơn mức giá bạn đã mua vào. Nhưng do bản thân lời khuyên này không đưa ra những hướng dẫn về việc thế nào là “thấp”, thế nào là “cao”, nên nó không thể được sử dụng mà không có những yếu tố bổ sung khác.
Bạn hãy mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp, hay ở mức thấp nhất trong vòng 52 tuần qua, hay trong thời gian thị trường suy thoái, hay bất cứ phân tích kỹ thuật nào giải thích rõ ràng rằng cố phiếu đó đang có mức giá thấp hơn giá trị thực.
Việc bán cao chưa hẳn đã là một lời khuyên bổ ích. Như tác giả nổi tiếng về chứng khoán Philip Fisher đã từng tuyên bố và được sự đồng tình từ “cây đại thụ” Warren Buffett, nếu nghiên cứu một cách chính xác nhất, thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu hầu như chẳng bao giờ cả.
Chúng ta có thể kể vô khối các câu chuyện về một nhà đầu tư nào đó bán cổ phiếu để thu lời lớn khi giá đã ở mức cao, nhưng anh ta dường như vẫn bỏ lỡ hàng trăm thậm chí là hàng nghìn USD lợi nhuận khác có thể có nếu tiếp tục giữ nó lâu dài hơn.
Mua quỹ chỉ số - “Buy an index fund”
Index fund (IF) là một loại quĩ tương hỗ chỉ chuyên tìm mua các cổ phiếu của các công ty trong danh sách có chỉ số hóa lớn như S&P 500,.... Chỉ số S&P 500 cũng giống như chỉ số VN-Index vậy, chỉ có điều nó chọn ra 500 công ty lớn nhất đang niêm yết trên thị trường Mỹ (ở Mỹ có hàng ngàn công ty niêm yết), trong khi VN-Index bao gồm tất cả các công ty niêm yết trên thị trường TPHCM (khoảng trên 100 công ty).
Như bao nhiêu quỹ đầu tư khác, các IF cũng thu phí từ nhà đầu tư. Nhưng bởi vì công việc của họ rất đơn giản cho nên phí của họ chỉ bằng 1/20 (hoặc ít hơn) phí của những quỹ đầu tư khác. Người ta còn gọi các IF là các quỹ bị động, bởi vì công việc quản lý quỹ của họ là theo dõi chỉ số S&P 500 và bảo đảm các công ty mà quỹ nắm giữ cổ phiếu cũng giống như y hệt như danh sách các công ty trong S&P 500.
Trong suốt hàng chục năm qua, chỉ số S&P 500 tăng trung bình 11%/năm, nên các IF cũng đều có mức lợi nhuận như vậy, mặc dù hơi thấp hơn 11% một chút do phải trừ đi phí.
Đây có thể được xem như lời khuyên đầu tư an toàn và có sự tính toán kỹ lưỡng nhất. Nếu bạn có ít thời gian để theo dõi các cổ phiếu, chiến lược đầu tư này là thích hợp nhất. Nhược điểm duy nhất của nó là đem lại khoản lợi nhuận không cao và khá dài hạn. Ngoài ra, bạn phải dành nhiều thời gian để tìm ra những Quỹ thích hợp nhất.
Nói tóm lại, cho dù những lời khuyên đầu tư có tuyệt vời và ngắn gọn đến đâu, để thành công khi đầu tư chứng khoán trên thị trường, đòi hỏi các nhà đầu tư không chỉ có kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán mà còn phải thường xuyên quan tâm, theo dõi, bám sát thực trạng, phân tích xu hướng phát triển của cổ phiếu.
Có thể hơi dài dòng nhưng lời khuyên đầu tư tốt nhất vẫn là mọi nhà đầu tư cần tiến hành khảo sát thực tiễn, thu thập thông tin, tài liệu để tiến hành phân tích từng chứng khoán cụ thể, lập và quản lý danh mục đầu tư… nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Trần Phương Minh dịch từ The Fool
0 Responses to Lời khuyên đầu tư 4 chữ “vàng”
Something to say?