FPT nói gì về chiến lược mở rộng?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Chiến lược mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực của Công ty FPT đang đứng trước nhiều câu hỏi từ thị trường và giới đầu tư.
Bước đầu, ông Hoàng Minh Châu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc FPT, giải đáp một số kỳ vọng và cả những hoài nghi liên quan.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy chế lập ngân hàng mới theo hướng chắt chẽ hơn. Điều đó có ảnh hưởng tới kế hoạch lập ngân hàng thương mại của FPT không?
Tôi cho điều đó là cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến định hướng tham gia hoạt động ngân hàng của FPT. FPT sẽ tham gia góp vốn 15%. Nhiều cổ đông hỏi tại sao không tham gia nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ góp phải theo quy định hiện hành và không thể vượt quá. Tỷ lệ 15% đó cũng thể hiện sự thận trọng của FPT khi tham gia ở một lĩnh vực mới.
FPT tham gia rất nhiều lĩnh vực mới, liệu có mạo hiểm không khi bước ra khỏi lĩnh vực truyền thống, thế mạnh là công nghệ thông tin?
Nhiều lĩnh vực gọi là mới nhưng không phải hoàn toàn mới với FPT. Chúng tôi cũng không định bước sang một lĩnh vực nào mà mình không có lợi điểm, không có thế mạnh gì.
Tại sao chúng tôi có thể hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán? Toàn bộ các nghiệp vụ chứng khoán đối với FPT không có gì xa lạ, bởi vì tất cả nghiệp vụ đó đã được tin học hóa với mức độ rất cao và FPT đã từng tham gia viết các chương trình, hiểu được các nghiệp vụ đó như thế nào.
Khi lập công ty chứng khoán, chúng tôi nghĩ có thể sẽ không có một số điểm mạnh như những công ty đi trước nhưng sẽ có những điểm vượt trội để tạo ra năng lực cạnh tranh. Với trình độ về công nghệ thông tin, về quản lý mạng, an toàn mạng, chúng tôi có khả năng tạo ra một công ty chứng khoán với phần mềm cốt lõi để tạo ra giao dịch thuận tiện, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi nghĩ đó không phải là lĩnh vực hoàn toàn mới mà chúng tôi không có kinh nghiệm gì.
Tương tự ở lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi tin rằng với việc nhiều năm phục vụ các ngân hàng, FPT có cả phần mềm chuyên dụng cho ngân hàng, đã có một đội ngũ hiểu biết nghiệp vụ trong lĩnh vực này, FPT đã quen thuộc với việc triển khai các phần mềm cốt lõi trong hoạt động ngân hàng.
Mặt khác, ở hai lĩnh vực trên, không phải FPT đưa những kỹ sư tin học sang làm giám đốc ngân hàng, tài chính mà tổ chức đào tạo, chiêu mộ những cán bộ giỏi nhất trong lĩnh vực ấy. Vì vậy tuy là lĩnh vực mới nhưng cán bộ không mới, chúng tôi sẽ mời các giám đốc đã từng làm việc ở những ngân hàng thành công khác về và tất cả đội ngũ nhân viên đều được đào tạo một cách nghiêm chỉnh.
Ngoài ra, có câu hỏi là tại sao FPT làm bất động sản, lĩnh vực đó có liên quan gì đến công nghệ thông tin? Ngoài mở rộng từ cốt lõi thế mạnh là công nghệ thông tin, có những cái mở rộng xuất phát từ nhu cầu nội tại của FPT.
Hiện chúng tôi có trên 8.000 nhân viên, chúng tôi lo nơi làm việc, nơi ăn ở cho 8.000 người hôm nay, 10.000 người sang năm thì đó là một số lượng mà bất cứ công ty bất động sản nào cũng mơ ước khi mình có sẵn một lượng nhu cầu cần đáp ứng. Ngoài ra có một lý do khác là chúng tôi được Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là nhiệm vụ quốc gia mà chúng tôi phải thực hiện tốt.
Và cũng phải nói thêm rằng khách hàng của chúng tôi dùng điện thoại FPT, internet của FPT, máy tính của FPT và họ cũng có cả những nhu cầu về dịch vụ tài chính tốt hơn, ngân hàng, chứng khoán tốt hơn và dịch vụ nhà cửa tốt hơn. Vậy thì tại sao chúng tôi không nỗ lực hơn để đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi mở rộng như vậy, FPT đã lường trước những khó khăn?
Khi mở rộng, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ khó khăn sẽ ít đi, nhưng từ trước đến giờ FPT được trưởng thành nhờ vượt qua những khó khăn đó.
Chúng tôi hiểu rằng khi bước sang những lĩnh vực mới thì cần có sự thận trọng và việc quản trị rủi ro phải được xem xét một cách kỹ lưỡng. FPT không phải tham gia 100% mà ở một tỷ trọng vừa đảm bảo quản lý được rủi ro vừa thể hiện được năng lực của mình.
Ông nghĩ thế nào về việc một số tổ chức bán ra khá lớn lượng cổ phiếu FPT trong thời gian vừa qua?
Tôi nghĩ nếu chỉ có người mua mà không có người bán thì không ai mua được cả. Việc mua – bán là rất bình thường. Chúng tôi nhận thấy trong thời gian vừa qua lượng giao dịch cổ phiếu FPT là rất lớn, đó là bình thường và lành mạnh, tạo nên tính thanh khoản rất tốt cho cổ phiếu FPT. Cái chúng tôi quan tâm nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Một nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT, không có lý do gì họ mua xong rồi giữ đấy. Họ thường xem là kết thúc tài khóa hàng năm, lợi nhuận hay không lợi nhuận và muốn cụ thể hóa lợi nhuận đó thì người ta bán ra.
Thứ hai, với những người toàn tâm với FPT, nếu toàn bộ vốn liếng họ để ở FPT, không bán ra thì không biết tiêu bằng cái gì. Điều quan trọng là những người đó có tiếp tục toàn tâm toàn ý với FPT hay không.
Nguồn tin: VnEconomy
Bước đầu, ông Hoàng Minh Châu, Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc FPT, giải đáp một số kỳ vọng và cả những hoài nghi liên quan.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quy chế lập ngân hàng mới theo hướng chắt chẽ hơn. Điều đó có ảnh hưởng tới kế hoạch lập ngân hàng thương mại của FPT không?
Tôi cho điều đó là cần thiết nhưng không ảnh hưởng đến định hướng tham gia hoạt động ngân hàng của FPT. FPT sẽ tham gia góp vốn 15%. Nhiều cổ đông hỏi tại sao không tham gia nhiều hơn, tuy nhiên tỷ lệ góp phải theo quy định hiện hành và không thể vượt quá. Tỷ lệ 15% đó cũng thể hiện sự thận trọng của FPT khi tham gia ở một lĩnh vực mới.
FPT tham gia rất nhiều lĩnh vực mới, liệu có mạo hiểm không khi bước ra khỏi lĩnh vực truyền thống, thế mạnh là công nghệ thông tin?
Nhiều lĩnh vực gọi là mới nhưng không phải hoàn toàn mới với FPT. Chúng tôi cũng không định bước sang một lĩnh vực nào mà mình không có lợi điểm, không có thế mạnh gì.
Tại sao chúng tôi có thể hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán? Toàn bộ các nghiệp vụ chứng khoán đối với FPT không có gì xa lạ, bởi vì tất cả nghiệp vụ đó đã được tin học hóa với mức độ rất cao và FPT đã từng tham gia viết các chương trình, hiểu được các nghiệp vụ đó như thế nào.
Khi lập công ty chứng khoán, chúng tôi nghĩ có thể sẽ không có một số điểm mạnh như những công ty đi trước nhưng sẽ có những điểm vượt trội để tạo ra năng lực cạnh tranh. Với trình độ về công nghệ thông tin, về quản lý mạng, an toàn mạng, chúng tôi có khả năng tạo ra một công ty chứng khoán với phần mềm cốt lõi để tạo ra giao dịch thuận tiện, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi nghĩ đó không phải là lĩnh vực hoàn toàn mới mà chúng tôi không có kinh nghiệm gì.
Tương tự ở lĩnh vực ngân hàng, chúng tôi tin rằng với việc nhiều năm phục vụ các ngân hàng, FPT có cả phần mềm chuyên dụng cho ngân hàng, đã có một đội ngũ hiểu biết nghiệp vụ trong lĩnh vực này, FPT đã quen thuộc với việc triển khai các phần mềm cốt lõi trong hoạt động ngân hàng.
Mặt khác, ở hai lĩnh vực trên, không phải FPT đưa những kỹ sư tin học sang làm giám đốc ngân hàng, tài chính mà tổ chức đào tạo, chiêu mộ những cán bộ giỏi nhất trong lĩnh vực ấy. Vì vậy tuy là lĩnh vực mới nhưng cán bộ không mới, chúng tôi sẽ mời các giám đốc đã từng làm việc ở những ngân hàng thành công khác về và tất cả đội ngũ nhân viên đều được đào tạo một cách nghiêm chỉnh.
Ngoài ra, có câu hỏi là tại sao FPT làm bất động sản, lĩnh vực đó có liên quan gì đến công nghệ thông tin? Ngoài mở rộng từ cốt lõi thế mạnh là công nghệ thông tin, có những cái mở rộng xuất phát từ nhu cầu nội tại của FPT.
Hiện chúng tôi có trên 8.000 nhân viên, chúng tôi lo nơi làm việc, nơi ăn ở cho 8.000 người hôm nay, 10.000 người sang năm thì đó là một số lượng mà bất cứ công ty bất động sản nào cũng mơ ước khi mình có sẵn một lượng nhu cầu cần đáp ứng. Ngoài ra có một lý do khác là chúng tôi được Chính phủ giao nhiệm vụ phát triển hạ tầng Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Đây là nhiệm vụ quốc gia mà chúng tôi phải thực hiện tốt.
Và cũng phải nói thêm rằng khách hàng của chúng tôi dùng điện thoại FPT, internet của FPT, máy tính của FPT và họ cũng có cả những nhu cầu về dịch vụ tài chính tốt hơn, ngân hàng, chứng khoán tốt hơn và dịch vụ nhà cửa tốt hơn. Vậy thì tại sao chúng tôi không nỗ lực hơn để đáp ứng nhu cầu của họ.
Khi mở rộng như vậy, FPT đã lường trước những khó khăn?
Khi mở rộng, chúng tôi chưa bao giờ nghĩ khó khăn sẽ ít đi, nhưng từ trước đến giờ FPT được trưởng thành nhờ vượt qua những khó khăn đó.
Chúng tôi hiểu rằng khi bước sang những lĩnh vực mới thì cần có sự thận trọng và việc quản trị rủi ro phải được xem xét một cách kỹ lưỡng. FPT không phải tham gia 100% mà ở một tỷ trọng vừa đảm bảo quản lý được rủi ro vừa thể hiện được năng lực của mình.
Ông nghĩ thế nào về việc một số tổ chức bán ra khá lớn lượng cổ phiếu FPT trong thời gian vừa qua?
Tôi nghĩ nếu chỉ có người mua mà không có người bán thì không ai mua được cả. Việc mua – bán là rất bình thường. Chúng tôi nhận thấy trong thời gian vừa qua lượng giao dịch cổ phiếu FPT là rất lớn, đó là bình thường và lành mạnh, tạo nên tính thanh khoản rất tốt cho cổ phiếu FPT. Cái chúng tôi quan tâm nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
Một nhà đầu tư mua cổ phiếu FPT, không có lý do gì họ mua xong rồi giữ đấy. Họ thường xem là kết thúc tài khóa hàng năm, lợi nhuận hay không lợi nhuận và muốn cụ thể hóa lợi nhuận đó thì người ta bán ra.
Thứ hai, với những người toàn tâm với FPT, nếu toàn bộ vốn liếng họ để ở FPT, không bán ra thì không biết tiêu bằng cái gì. Điều quan trọng là những người đó có tiếp tục toàn tâm toàn ý với FPT hay không.
Nguồn tin: VnEconomy
0 Responses to FPT nói gì về chiến lược mở rộng?
Something to say?