Môi giới chứng khoán trên mạng- muôn mặt của một nghề
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
“Tôi đã sử dụng máy tính được khoảng 20 hay 30 năm và tôi chỉ trả tiền để mua 3 thứ ở trên mạng: báo Wall Street Journal, những cuốn sách mua từ Amazon.com và môi giới chứng khoán trên mạng. Việc họ là một trong 3 công ty trực tuyến có thể khiến tôi móc tiền túi ra mua sản phẩm cho thấy rằng họ đang đi đúng hướng”- lời nhận xét của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet đã minh họa phần nào vai trò của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng ngày nay."
Thị trường chứng khoán ra đời từ hàng trăm năm nay, cùng với đó các giao dịch cổ phiếu cũng trải qua một quãng thời gian khá dài kể từ thế kỷ 18 và 19 với phương thức đặt lệnh truyện thống tại sàn. Thế nhưng, từ một thập niên trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nhà đầu tư chứng khoán đã có cơ hội đầu tư khác. Đây là một hình thức đầu tư khá tiện lợi: các nhà đầu tư chỉ cần sử dụng con chuột vi tính để mua và bán cổ phiếu trực tuyến thông qua mạng Internet. Nếu như bạn cảm thấy thoải mái khi dùng máy tính và muốn tiết kiệm một khoản tiền khi tiến hành giao dịch chứng khoán, thì bạn có thể lựa chọn một số công ty môi giới chứng khoán trên mạng Internet.
Nghề môi giới chứng khoán trên mạng cũng là một nghề khá đặc biệt đem lại lợi nhuận lớn không kém gì đầu tư chứng khoán, trong khi không cần phải có vốn lớn. Đây là nghề đòi hỏi trí tuệ và sự nghiên cứu đặc biệt của các nhà môi giới có kiến thức về thị trường tài chính, đồng thời phải có khả năng thuyết phục khách hàng. Thành công của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng trong những năm qua đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới. Họ là những người ngồi trước máy tính, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin và hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử (Electric share trading system - ECN) để giúp khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán. Những nhà đầu tư gọi họ bằng cái tên “e-customer’s man” hay “e-stockbroker”. Bạn có thể tìm danh sách mới nhất của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng theo địa chỉ để truy cập: http://www.ncii.org/ncii.
Công việc của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng
Peter Smith đã làm nghề môi giới chứng khoán trên mạng tại thị trường chứng khoán phố Wall hơn 20 năm. Công việc này đem lại cho ông những món tiền khá lớn và nhờ đó mà cuộc sống của Peter luôn sung túc. Bù lại, Peter làm việc khá vất vả, đôi khi ông phải làm việc cả những ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều chuyên gia đã nói, nếu không có những người như Peter tại phố Wall thì hẳn thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không có được sự sôi động như ngày hôm nay.
Cũng như những nhà môi giới chứng khoán thông thường, các e-stockbroker như Peter đại diện cho khách hàng để thu xếp giao dịch rồi sau đó hưởng hoa hồng. Người môi giới trên mạng không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của nhà đầu tư. Chứng khoán và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó, nhà môi giới không đứng tên chứng khoán. Khi cung cấp những lời hướng dẫn hoặc tư vấn cho khách hàng qua mạng trong việc đầu tư chứng khoán hoặc liên quan đến việc mua bán cổ phiếu niêm yết, vai trò của một nhà môi giới là rất quan trọng.
Đầu tiên, các e-stockbroker phải gửi thông báo cho khách hàng về dịch vụ nhận lệnh qua mạng Internet, trong thông báo đó họ nêu rõ địa vị pháp lý của mình và các dịch vụ mà mình được phép tiến hành. Nếu các e-stockbroker không phải là người quản lý hay bảo quản tài khoản của khách hàng, họ sẽ nêu rõ các thông tin về mình nhằm đảm bảo các chức năng hoạt động cho tài khoản của khách hàng.
Trước khi thực hiện các dịch vụ đầu tiên qua mạng Internet, các e-stockbroker sẽ:
- Đảm bảo lời mời chào của họ trong trường hợp gửi đến các nhà đầu tư cư trú ở nước ngoài tuân thủ đúng các quy định luật pháp của nước đó.
- Trước khi nhận lệnh của một khách hàng hoàn toàn mới đối với mình, các e-stockbroker phải yêu cầu khách hàng gửi cho mình một bản sao hộ chiếu hay chứng minh thư, bản kê khai ngân hàng và một giấy chứng nhận về nơi cư trú.
- Ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng dịch vụ với khách hàng các phương thức công nhận chứng cứ riêng đối với việc nhận lệnh mua, bán chứng khoán qua Internet.
- Đảm bảo rằng khách hàng của mình sẽ nhận được thông tin một cách có hệ thống qua hình thức truy cập Internet hay qua thư bảo đảm.
Các e-stockbroker còn đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được thông tin khi các giao dịch chứng khoán diễn ra khác với các giao dịch mà họ vẫn thường xuyên thực hiện. Khi các e-stockbroker là người quản lý tài khoản, họ phải có hệ thống kiểm soát tự động đối với các tài khoản của khách hàng. Trong trường hợp không đủ khả năng kiểm soát mọi tài khoản, hệ thống này phải đảm bảo sự phong tỏa các lệnh vào mạng, thông báo cho khách hàng qua hệ thống màn hình và mời họ cùng giải quyết tình hình. Ngoài ra, pháp luật cũng yêu cầu các e-stockbroker phải trang bị hệ thống kiểm tra tự động sự liên kết giữa các lệnh đặt mua và bán.
Một trong những công việc quan trọng khác của các e-stockbroker trước khi thực hiện bất kỳ lệnh nào của khách hàng là phải xác nhận với khách hàng rằng đã nhận được lệnh do khách hàng chuyển đến. Khách hàng được yêu cầu xác định lại quyết định giao dịch của mình và khi đó các e-stockbroker chịu trách nhiệm về việc thực hiện tốt lệnh của khách hàng. Về vấn đế an ninh kỹ thuật, các e-stockbroker phải trang bị hệ thống thông tin hóa và các thiết bị đi kèm (điện thoại, fax...) phù hợp với tầm quan trọng của khách hàng. Đồng thời, các e-stockbroker cũng phải đảm bảo rằng, hệ thống này hoàn toàn an toàn theo đúng các quy định hiện hành về an ninh trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Trong trường hợp hoạt động có trục trặc, các e-stockbroker phải thông báo cho khách hàng theo những điều kiện tốt nhất về bản chất và thời gian kéo dài dự kiến của tình hình trục trặc đó. Hợp đồng dịch vụ giữa các e-stockbroker với khách hàng cũng phải nêu rõ các thiết bị đi kèm kết nối từ phía khách hàng trong trường hợp có sự cố lâu dài của hệ thống.
John Mayer, một e-stockbroker có kinh nghiệm tại phố Wall cho biết: “Do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên điều cần thiết là chúng tôi phải thường xuyên thu thập và cập nhập thông tin liên quan đến khách hàng. Chúng tôi phải vận dụng cả các linh cảm nghề nghiệp trong việc xem xét phân loại thông tin cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, xem khách hàng là ai, có thể họ là nhà đầu tư có tổ chức, là người mua chứng khoán theo tuần tự các quy định trong bản chào hàng hoặc họ chỉ mua cổ phiếu đơn thuần mà thôi”. Nếu khách hàng từ chối việc cung cấp thông tin, các e-stockbroker sẽ cố gắng bằng cách khác thu thập cho được thông tin của khách hàng. Trường hợp thông tin thu thập được từ khách hàng không đủ để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng hoặc không thể đưa ra những hướng dẫn phù hợp với khách hàng, e-stockbroker phải từ chối việc nhận đăng ký làm khách hàng.
Những lợi ích hấp dẫn
Các e-stockbroker sẽ được hưởng chi phí cho các giao dịch chứng khoán họ thực hiện giúp khách hàng. Nhiều người nhận định rằng các e-stockbroker có một ưu thế vượt trội so với các nhà môi giới khác tại các sàn giao dịch chứng khoán thông thường, đó là chi phí giao dịch rẻ hơn. Kênh truyền hình CNBC của Mỹ gần đây đã chào giá môi giới cho một giao dịch chỉ có 8 USD, trong khi đó theo cách thức thông thường thì phải mất tới 200 USD.
Trên thực tế, chi phí giao dịch thực sự nếu bạn nhờ đến các nhà môi giới chứng khoán trên mạng sẽ không thấp như bạn tưởng so với công việc môi giới thông thường. Theo Richard McSherry, một nhà phân tích giá cả tại công ty Elkins McSherry, thì mức chênh lệch giá nêu trên là 0,25%, tức khoảng 64 USD cho một giao dịch có số lượng là 500 cổ phiếu. Ngoài phí hoa hồng, các nhà môi giới trên mạng còn có được nhiều lợi ích từ một số biện pháp thông dụng khác.
Biện pháp thứ nhất là thanh toán theo giao dịch thực hiện được. Nhiều công ty triển khai dịch vụ môi giới qua mạng nổi tiếng như E-Trade Ameritrade, Charles Schwab hay T.D.Waterhouse, với tổng thị phần lên tới 60% của ngành công nghiệp môi giới qua mạng, được khách hàng thanh toán vài chục xu cho một cổ phiếu nếu thực hiện được lệnh với mức giá mong muốn. Và chính vì chạy theo lợi nhuận mà các nhà môi giới đã không cố gắng tìm giá tốt nhất cho khách hàng của mình.
Biện pháp thứ hai là nội bộ hoá các lệnh. Theo phương pháp này thì các lệnh mua và bán được khớp trong nội bộ công ty môi giới. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ai là người hưởng lợi nhiều nhất sau khi một lệnh được khớp và liệu mức chênh lệch giá béo bở có rơi vào túi của e-stockbroker hay không?
Biện pháp thứ ba tận dụng thông tin để thu lợi nhuận. Theo phương pháp này thì các e-stockbroker sử dụng các lệnh của khách hàng để đo lượng cung và cầu của thị trường, từ đó tiến hành các giao dịch. Đây là một phương thức được sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán và chứa đựng những mâu thuẫn tiềm tàng về mặt lợi ích (giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của bản thân nhà môi giới).
Không phải mọi việc đều suôn sẻ
Vài năm trở lại đây, với việc thị trường chứng khoán liên tục chao đảo, rất nhiều e-stockbroker đã mất việc. Sau CitiGroup, đến lượt Morgan Stanley tuyên bố sẽ sa thải ít nhất 1000 chuyên viên môi giới trực tuyến, những người mà chỉ vài tháng trước được đánh giá là có công việc hấp dẫn. Sự yếu kém ngày một trầm trọng của hệ thống chứng khoán thế giới là nguyên nhân của các vụ sa thải. “Để tăng doanh thu, chúng tôi cần phục vụ hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư đến từ khắp mọi nơi, do vậy chúng tôi chỉ cần các chuyên gia tư vấn đầu tư, chứ không phải là các nhà môi giới”- người phát ngôn của Morgan Stanley cho biết. Trong năm 2005, Charles Schwab, nhà môi giới chứng khoán trên mạng lớn nhất thế giới đã sa thải 13% tổng số nhân viên, kế đó là Ameritrade với 9% và CitiGroup, tập đoàn tài chính số một thế giới, dù chưa biết cụ thể sẽ là bao nhiêu nhưng theo dự đoán của giới phân tích, con số cũng không nhỏ khi mà tập đoàn đang phải trả lương cho 230 ngàn nhân viên ở các văn phòng trên khắp thế giới.
Những diễn biến của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2005 cũng đang buộc các công ty môi giới, đặc biệt là các nhà môi giới chứng khoán trên mạng, phải đối mặt với những báo cáo tài chính ngày một “khó chịu” hơn của các nhà niêm yết. So với hồi đầu năm, chỉ số công nghiệp DownJones đã mất tới 12% điểm số, còn Nasdaq thì thực sự tồi tệ, với mức -32%. “Chẳng ai dám hy vọng có một tương lai sáng sủa hơn trước bức tranh đang quá ảm đạm của thị trường chứng khoán New York”- Mark Constant của hãng Lehman cho biết- “Công việc của các e-stockbroker từ đó cũng sẽ ảm đạm theo”.
Tương lai nào cho các e-stockbroker?
Theo những quy định mới sẽ được áp dụng tại thị trường chứng khoán Mỹ vào năm tới, các nhà môi giới chứng khoán trên mạng sẽ buộc phải công bố cho khách hàng của mình biết lệnh của họ được thực hiện ở sàn giao dịch nào, người môi giới có được thanh toán tiền khi thực hiện lệnh hay không và mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Các chuyên gia chứng khoán hy vọng có được một phần thông tin từ công trình nghiên cứu nói trên của Uỷ ban Chứng khoán để so sánh chi phí giao dịch của các cổ phiếu mua bán tại sàn giao dịch New York (NYSE) và sàn giao dịch Nasdaq. Sẽ không ngạc nhiên nếu kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chi phí giao dịch của NYSE thấp hơn của Nasdaq, mặc dù NYSE vẫn sử dụng sàn giao dịch bằng gỗ cứng kiểu cổ xưa với các nhà môi giới truyền thống, còn Nasdaq thì sử dụng một hệ thống điện tử tối tân với đội ngũ đông đảo các nhà môi giới chứng khoán trên mạng.
Như vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, môi giới chứng khoán trên mạng ngày nay đã trở thành một nghề hấp dẫn. Tuy nhiên, các nhà môi giới chứng khoán trên mạng không thể chủ quan với một tương lai tươi sáng, bởi vì những quy định pháp luật sẽ ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động môi giới qua mạng. Và một chân lý được các nhà môi giới chứng khoán trên mạng thành công tại phố Wall đúc kết là: Những e-stockbroker thông minh thắng lợi được là nhờ họ hiểu khách hàng cần gì và bản thân mình muốn biết những gì từ khách hàng. Đây chính là chìa khoá để dẫn tới thành công.
(Tổng hợp từ Finance Times, Business2.0 và một số tài liệu khác)
Thị trường chứng khoán ra đời từ hàng trăm năm nay, cùng với đó các giao dịch cổ phiếu cũng trải qua một quãng thời gian khá dài kể từ thế kỷ 18 và 19 với phương thức đặt lệnh truyện thống tại sàn. Thế nhưng, từ một thập niên trở lại đây, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nhà đầu tư chứng khoán đã có cơ hội đầu tư khác. Đây là một hình thức đầu tư khá tiện lợi: các nhà đầu tư chỉ cần sử dụng con chuột vi tính để mua và bán cổ phiếu trực tuyến thông qua mạng Internet. Nếu như bạn cảm thấy thoải mái khi dùng máy tính và muốn tiết kiệm một khoản tiền khi tiến hành giao dịch chứng khoán, thì bạn có thể lựa chọn một số công ty môi giới chứng khoán trên mạng Internet.
Nghề môi giới chứng khoán trên mạng cũng là một nghề khá đặc biệt đem lại lợi nhuận lớn không kém gì đầu tư chứng khoán, trong khi không cần phải có vốn lớn. Đây là nghề đòi hỏi trí tuệ và sự nghiên cứu đặc biệt của các nhà môi giới có kiến thức về thị trường tài chính, đồng thời phải có khả năng thuyết phục khách hàng. Thành công của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng trong những năm qua đã giúp thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới. Họ là những người ngồi trước máy tính, tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin và hệ thống giao dịch chứng khoán điện tử (Electric share trading system - ECN) để giúp khách hàng đặt lệnh mua bán chứng khoán. Những nhà đầu tư gọi họ bằng cái tên “e-customer’s man” hay “e-stockbroker”. Bạn có thể tìm danh sách mới nhất của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng theo địa chỉ để truy cập: http://www.ncii.org/ncii.
Công việc của những nhà môi giới chứng khoán trên mạng
Peter Smith đã làm nghề môi giới chứng khoán trên mạng tại thị trường chứng khoán phố Wall hơn 20 năm. Công việc này đem lại cho ông những món tiền khá lớn và nhờ đó mà cuộc sống của Peter luôn sung túc. Bù lại, Peter làm việc khá vất vả, đôi khi ông phải làm việc cả những ngày nghỉ cuối tuần. Nhiều chuyên gia đã nói, nếu không có những người như Peter tại phố Wall thì hẳn thị trường chứng khoán Mỹ sẽ không có được sự sôi động như ngày hôm nay.
Cũng như những nhà môi giới chứng khoán thông thường, các e-stockbroker như Peter đại diện cho khách hàng để thu xếp giao dịch rồi sau đó hưởng hoa hồng. Người môi giới trên mạng không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của nhà đầu tư. Chứng khoán và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó, nhà môi giới không đứng tên chứng khoán. Khi cung cấp những lời hướng dẫn hoặc tư vấn cho khách hàng qua mạng trong việc đầu tư chứng khoán hoặc liên quan đến việc mua bán cổ phiếu niêm yết, vai trò của một nhà môi giới là rất quan trọng.
Đầu tiên, các e-stockbroker phải gửi thông báo cho khách hàng về dịch vụ nhận lệnh qua mạng Internet, trong thông báo đó họ nêu rõ địa vị pháp lý của mình và các dịch vụ mà mình được phép tiến hành. Nếu các e-stockbroker không phải là người quản lý hay bảo quản tài khoản của khách hàng, họ sẽ nêu rõ các thông tin về mình nhằm đảm bảo các chức năng hoạt động cho tài khoản của khách hàng.
Trước khi thực hiện các dịch vụ đầu tiên qua mạng Internet, các e-stockbroker sẽ:
- Đảm bảo lời mời chào của họ trong trường hợp gửi đến các nhà đầu tư cư trú ở nước ngoài tuân thủ đúng các quy định luật pháp của nước đó.
- Trước khi nhận lệnh của một khách hàng hoàn toàn mới đối với mình, các e-stockbroker phải yêu cầu khách hàng gửi cho mình một bản sao hộ chiếu hay chứng minh thư, bản kê khai ngân hàng và một giấy chứng nhận về nơi cư trú.
- Ghi rõ ràng, cụ thể trong hợp đồng dịch vụ với khách hàng các phương thức công nhận chứng cứ riêng đối với việc nhận lệnh mua, bán chứng khoán qua Internet.
- Đảm bảo rằng khách hàng của mình sẽ nhận được thông tin một cách có hệ thống qua hình thức truy cập Internet hay qua thư bảo đảm.
Các e-stockbroker còn đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được thông tin khi các giao dịch chứng khoán diễn ra khác với các giao dịch mà họ vẫn thường xuyên thực hiện. Khi các e-stockbroker là người quản lý tài khoản, họ phải có hệ thống kiểm soát tự động đối với các tài khoản của khách hàng. Trong trường hợp không đủ khả năng kiểm soát mọi tài khoản, hệ thống này phải đảm bảo sự phong tỏa các lệnh vào mạng, thông báo cho khách hàng qua hệ thống màn hình và mời họ cùng giải quyết tình hình. Ngoài ra, pháp luật cũng yêu cầu các e-stockbroker phải trang bị hệ thống kiểm tra tự động sự liên kết giữa các lệnh đặt mua và bán.
Một trong những công việc quan trọng khác của các e-stockbroker trước khi thực hiện bất kỳ lệnh nào của khách hàng là phải xác nhận với khách hàng rằng đã nhận được lệnh do khách hàng chuyển đến. Khách hàng được yêu cầu xác định lại quyết định giao dịch của mình và khi đó các e-stockbroker chịu trách nhiệm về việc thực hiện tốt lệnh của khách hàng. Về vấn đế an ninh kỹ thuật, các e-stockbroker phải trang bị hệ thống thông tin hóa và các thiết bị đi kèm (điện thoại, fax...) phù hợp với tầm quan trọng của khách hàng. Đồng thời, các e-stockbroker cũng phải đảm bảo rằng, hệ thống này hoàn toàn an toàn theo đúng các quy định hiện hành về an ninh trong hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến. Trong trường hợp hoạt động có trục trặc, các e-stockbroker phải thông báo cho khách hàng theo những điều kiện tốt nhất về bản chất và thời gian kéo dài dự kiến của tình hình trục trặc đó. Hợp đồng dịch vụ giữa các e-stockbroker với khách hàng cũng phải nêu rõ các thiết bị đi kèm kết nối từ phía khách hàng trong trường hợp có sự cố lâu dài của hệ thống.
John Mayer, một e-stockbroker có kinh nghiệm tại phố Wall cho biết: “Do không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên điều cần thiết là chúng tôi phải thường xuyên thu thập và cập nhập thông tin liên quan đến khách hàng. Chúng tôi phải vận dụng cả các linh cảm nghề nghiệp trong việc xem xét phân loại thông tin cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng, xem khách hàng là ai, có thể họ là nhà đầu tư có tổ chức, là người mua chứng khoán theo tuần tự các quy định trong bản chào hàng hoặc họ chỉ mua cổ phiếu đơn thuần mà thôi”. Nếu khách hàng từ chối việc cung cấp thông tin, các e-stockbroker sẽ cố gắng bằng cách khác thu thập cho được thông tin của khách hàng. Trường hợp thông tin thu thập được từ khách hàng không đủ để đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng hoặc không thể đưa ra những hướng dẫn phù hợp với khách hàng, e-stockbroker phải từ chối việc nhận đăng ký làm khách hàng.
Những lợi ích hấp dẫn
Các e-stockbroker sẽ được hưởng chi phí cho các giao dịch chứng khoán họ thực hiện giúp khách hàng. Nhiều người nhận định rằng các e-stockbroker có một ưu thế vượt trội so với các nhà môi giới khác tại các sàn giao dịch chứng khoán thông thường, đó là chi phí giao dịch rẻ hơn. Kênh truyền hình CNBC của Mỹ gần đây đã chào giá môi giới cho một giao dịch chỉ có 8 USD, trong khi đó theo cách thức thông thường thì phải mất tới 200 USD.
Trên thực tế, chi phí giao dịch thực sự nếu bạn nhờ đến các nhà môi giới chứng khoán trên mạng sẽ không thấp như bạn tưởng so với công việc môi giới thông thường. Theo Richard McSherry, một nhà phân tích giá cả tại công ty Elkins McSherry, thì mức chênh lệch giá nêu trên là 0,25%, tức khoảng 64 USD cho một giao dịch có số lượng là 500 cổ phiếu. Ngoài phí hoa hồng, các nhà môi giới trên mạng còn có được nhiều lợi ích từ một số biện pháp thông dụng khác.
Biện pháp thứ nhất là thanh toán theo giao dịch thực hiện được. Nhiều công ty triển khai dịch vụ môi giới qua mạng nổi tiếng như E-Trade Ameritrade, Charles Schwab hay T.D.Waterhouse, với tổng thị phần lên tới 60% của ngành công nghiệp môi giới qua mạng, được khách hàng thanh toán vài chục xu cho một cổ phiếu nếu thực hiện được lệnh với mức giá mong muốn. Và chính vì chạy theo lợi nhuận mà các nhà môi giới đã không cố gắng tìm giá tốt nhất cho khách hàng của mình.
Biện pháp thứ hai là nội bộ hoá các lệnh. Theo phương pháp này thì các lệnh mua và bán được khớp trong nội bộ công ty môi giới. Câu hỏi được đặt ra ở đây là ai là người hưởng lợi nhiều nhất sau khi một lệnh được khớp và liệu mức chênh lệch giá béo bở có rơi vào túi của e-stockbroker hay không?
Biện pháp thứ ba tận dụng thông tin để thu lợi nhuận. Theo phương pháp này thì các e-stockbroker sử dụng các lệnh của khách hàng để đo lượng cung và cầu của thị trường, từ đó tiến hành các giao dịch. Đây là một phương thức được sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán và chứa đựng những mâu thuẫn tiềm tàng về mặt lợi ích (giữa lợi ích của khách hàng và lợi ích của bản thân nhà môi giới).
Không phải mọi việc đều suôn sẻ
Vài năm trở lại đây, với việc thị trường chứng khoán liên tục chao đảo, rất nhiều e-stockbroker đã mất việc. Sau CitiGroup, đến lượt Morgan Stanley tuyên bố sẽ sa thải ít nhất 1000 chuyên viên môi giới trực tuyến, những người mà chỉ vài tháng trước được đánh giá là có công việc hấp dẫn. Sự yếu kém ngày một trầm trọng của hệ thống chứng khoán thế giới là nguyên nhân của các vụ sa thải. “Để tăng doanh thu, chúng tôi cần phục vụ hiệu quả hơn cho các nhà đầu tư đến từ khắp mọi nơi, do vậy chúng tôi chỉ cần các chuyên gia tư vấn đầu tư, chứ không phải là các nhà môi giới”- người phát ngôn của Morgan Stanley cho biết. Trong năm 2005, Charles Schwab, nhà môi giới chứng khoán trên mạng lớn nhất thế giới đã sa thải 13% tổng số nhân viên, kế đó là Ameritrade với 9% và CitiGroup, tập đoàn tài chính số một thế giới, dù chưa biết cụ thể sẽ là bao nhiêu nhưng theo dự đoán của giới phân tích, con số cũng không nhỏ khi mà tập đoàn đang phải trả lương cho 230 ngàn nhân viên ở các văn phòng trên khắp thế giới.
Những diễn biến của thị trường chứng khoán từ đầu năm 2005 cũng đang buộc các công ty môi giới, đặc biệt là các nhà môi giới chứng khoán trên mạng, phải đối mặt với những báo cáo tài chính ngày một “khó chịu” hơn của các nhà niêm yết. So với hồi đầu năm, chỉ số công nghiệp DownJones đã mất tới 12% điểm số, còn Nasdaq thì thực sự tồi tệ, với mức -32%. “Chẳng ai dám hy vọng có một tương lai sáng sủa hơn trước bức tranh đang quá ảm đạm của thị trường chứng khoán New York”- Mark Constant của hãng Lehman cho biết- “Công việc của các e-stockbroker từ đó cũng sẽ ảm đạm theo”.
Tương lai nào cho các e-stockbroker?
Theo những quy định mới sẽ được áp dụng tại thị trường chứng khoán Mỹ vào năm tới, các nhà môi giới chứng khoán trên mạng sẽ buộc phải công bố cho khách hàng của mình biết lệnh của họ được thực hiện ở sàn giao dịch nào, người môi giới có được thanh toán tiền khi thực hiện lệnh hay không và mức chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Các chuyên gia chứng khoán hy vọng có được một phần thông tin từ công trình nghiên cứu nói trên của Uỷ ban Chứng khoán để so sánh chi phí giao dịch của các cổ phiếu mua bán tại sàn giao dịch New York (NYSE) và sàn giao dịch Nasdaq. Sẽ không ngạc nhiên nếu kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chi phí giao dịch của NYSE thấp hơn của Nasdaq, mặc dù NYSE vẫn sử dụng sàn giao dịch bằng gỗ cứng kiểu cổ xưa với các nhà môi giới truyền thống, còn Nasdaq thì sử dụng một hệ thống điện tử tối tân với đội ngũ đông đảo các nhà môi giới chứng khoán trên mạng.
Như vậy, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, môi giới chứng khoán trên mạng ngày nay đã trở thành một nghề hấp dẫn. Tuy nhiên, các nhà môi giới chứng khoán trên mạng không thể chủ quan với một tương lai tươi sáng, bởi vì những quy định pháp luật sẽ ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động môi giới qua mạng. Và một chân lý được các nhà môi giới chứng khoán trên mạng thành công tại phố Wall đúc kết là: Những e-stockbroker thông minh thắng lợi được là nhờ họ hiểu khách hàng cần gì và bản thân mình muốn biết những gì từ khách hàng. Đây chính là chìa khoá để dẫn tới thành công.
(Tổng hợp từ Finance Times, Business2.0 và một số tài liệu khác)
0 Responses to Môi giới chứng khoán trên mạng- muôn mặt của một nghề
Something to say?