Lựa chọn thị trường chứng khoán nào để đầu tư?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Peter Laher, sau một thời gian kinh doanh có một lượng vốn kha khá trong tay. Peter quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng điều làm Peter “đau đầu” là nên đầu tư vào thị trường nào, thị trường tập trung hay phi tập trung?
Giới kinh doanh nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng không xa lạ gì về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận. Thế nhưng không phải cứ liều lĩnh là có thể thu được lợi nhuận cao. Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, hệ thống thị trường chứng khoán trên thế giới đã không ngừng phát triển cùng với sự ra đời của nhiều loại thị trường chứng khoán khác nhau như thị trường quyền chọn, thị trường tương lai, thị trường công cụ nợ... nhưng câu hỏi nên đầu tư vào thị trường nào và đầu tư như thế nào vẫn luôn là nỗi ám ảnh các nhà đầu tư chứng khoán.
Không thể trái với xu thế phát triển, thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) chắc chắn sẽ được phát triển mạnh trong nay mai. Khi so sánh giữa các loại thị trường chứng khoán khác nhau, người ta thường đánh giá yếu tố hiệu quả hoạt động của các loại thị trường như đã kể trên.
Tuy nhiên, ngày nay các ứng dụng về công nghệ tin học đã làm cho cách thức hoạt động trong các thị trường chứng khoán trở nên ngày càng tương đồng hơn. Ví dụ, Sở Giao dịch chứng khoán tập trung SES và thị trường OTC của Singapore đều sử dụng cùng một hệ thống mạng điện tử CLOB (Central Limit Order Book). Mặc dù vậy, khi quyết định đầu tư vào thị trường nào, nhà đầu tư vẫn phải xem xét những yếu tố khác biệt giữa hai loại thị trường này.
Tại các thị trường OTC, yêu cầu đối với các công ty niêm yết thoáng hơn, trong khi đó thật khó khăn để có thể đạt được những tiêu chuẩn đòi hỏi của các Sở Giao dịch tập trung.
Theo cách đánh giá đó, những nhà đầu tư hoạt động tại thị trường OTC không được "an toàn" như các nhà đầu tư hoạt động trong thị trường tập trung. Do vậy, thị trường OTC chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng khoản tiền có thể hấp dẫn bất kỳ nhà đầu tư nào dám chấp nhận rủi ro.
Một sự khác biệt khác giữa thị trường tập trung và thị trường OTC rất có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư là tính thanh khoản của các loại chứng khoán. Có trường hợp một loại chứng khoán nào đó không thể giao dịch thường xuyên trên thị trường OTC (có thể do qui mô phát hành quá nhỏ), nếu các nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch ngay thì cũng không thể thực hiện giao dịch loại chứng khoán này và điều đó làm mất cơ hội kinh doanh của công ty hoặc có thể gây ra sự thua lỗ đáng kể, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư.
Tại một số nước trên thế giới, sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường OTC và thị trường giao dịch tập trung là mức thuế khác nhau tính trên các khoản đầu tư. Vì vậy, việc chuyển hoạt động từ thị trường tập trung sang thị trường OTC trở nên hấp dẫn đối với những nhà đầu tư lớn vì chỉ họ mới đủ khả năng về tài chính và sức cạnh tranh để gia nhập vào loại thị trường chứa đựng nhiều rủi ro này.
Để có thể gia nhập vào thị trường chứng khoán tập trung, một công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Việc đạt được những tiêu chuẩn này giúp cho công ty đó có thể được giao dịch xuyên trên thị trường chứng khoán và việc tìm kiếm những thông tin về công ty này cũng trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải là các công ty hoạt động trên thị trường OTC đều có chất lượng kém, nhưng thực sự rất khó có thể biết được chính xác tình hình hoạt động của những công ty này. Bằng chứng là hầu hết các công ty lớn đang hoạt động tại các thị trường chứng khoán tập trung như NYSE (Mỹ), SES (Singapore)... đều "xuất thân" từ thị trường OTC tương ứng như NASDAQ, SESDAQ...
Tóm lại, sự lựa chọn cuối cùng vẫn luôn thuộc về các nhà đầu tư. Xét một cách tổng quát, để có thể trở thành một nhà đầu tư thành công hay không đều tùy thuộc vào khả năng phân tích và độ nhạy cảm đối với những thông tin cập nhật trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư chứng khoán.
(Tổng hợp)
Giới kinh doanh nói chung và đầu tư chứng khoán nói riêng không xa lạ gì về mối tương quan tỷ lệ thuận giữa mức độ rủi ro và lợi nhuận. Thế nhưng không phải cứ liều lĩnh là có thể thu được lợi nhuận cao. Với lịch sử phát triển hàng trăm năm, hệ thống thị trường chứng khoán trên thế giới đã không ngừng phát triển cùng với sự ra đời của nhiều loại thị trường chứng khoán khác nhau như thị trường quyền chọn, thị trường tương lai, thị trường công cụ nợ... nhưng câu hỏi nên đầu tư vào thị trường nào và đầu tư như thế nào vẫn luôn là nỗi ám ảnh các nhà đầu tư chứng khoán.
Không thể trái với xu thế phát triển, thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) chắc chắn sẽ được phát triển mạnh trong nay mai. Khi so sánh giữa các loại thị trường chứng khoán khác nhau, người ta thường đánh giá yếu tố hiệu quả hoạt động của các loại thị trường như đã kể trên.
Tuy nhiên, ngày nay các ứng dụng về công nghệ tin học đã làm cho cách thức hoạt động trong các thị trường chứng khoán trở nên ngày càng tương đồng hơn. Ví dụ, Sở Giao dịch chứng khoán tập trung SES và thị trường OTC của Singapore đều sử dụng cùng một hệ thống mạng điện tử CLOB (Central Limit Order Book). Mặc dù vậy, khi quyết định đầu tư vào thị trường nào, nhà đầu tư vẫn phải xem xét những yếu tố khác biệt giữa hai loại thị trường này.
Tại các thị trường OTC, yêu cầu đối với các công ty niêm yết thoáng hơn, trong khi đó thật khó khăn để có thể đạt được những tiêu chuẩn đòi hỏi của các Sở Giao dịch tập trung.
Theo cách đánh giá đó, những nhà đầu tư hoạt động tại thị trường OTC không được "an toàn" như các nhà đầu tư hoạt động trong thị trường tập trung. Do vậy, thị trường OTC chứa đựng nhiều rủi ro hơn nhưng cũng đem lại nhiều lợi nhuận hơn, nhưng khoản tiền có thể hấp dẫn bất kỳ nhà đầu tư nào dám chấp nhận rủi ro.
Một sự khác biệt khác giữa thị trường tập trung và thị trường OTC rất có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư là tính thanh khoản của các loại chứng khoán. Có trường hợp một loại chứng khoán nào đó không thể giao dịch thường xuyên trên thị trường OTC (có thể do qui mô phát hành quá nhỏ), nếu các nhà đầu tư có nhu cầu giao dịch ngay thì cũng không thể thực hiện giao dịch loại chứng khoán này và điều đó làm mất cơ hội kinh doanh của công ty hoặc có thể gây ra sự thua lỗ đáng kể, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư.
Tại một số nước trên thế giới, sự khác nhau chủ yếu giữa thị trường OTC và thị trường giao dịch tập trung là mức thuế khác nhau tính trên các khoản đầu tư. Vì vậy, việc chuyển hoạt động từ thị trường tập trung sang thị trường OTC trở nên hấp dẫn đối với những nhà đầu tư lớn vì chỉ họ mới đủ khả năng về tài chính và sức cạnh tranh để gia nhập vào loại thị trường chứa đựng nhiều rủi ro này.
Để có thể gia nhập vào thị trường chứng khoán tập trung, một công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Việc đạt được những tiêu chuẩn này giúp cho công ty đó có thể được giao dịch xuyên trên thị trường chứng khoán và việc tìm kiếm những thông tin về công ty này cũng trở nên dễ dàng hơn đối với các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải là các công ty hoạt động trên thị trường OTC đều có chất lượng kém, nhưng thực sự rất khó có thể biết được chính xác tình hình hoạt động của những công ty này. Bằng chứng là hầu hết các công ty lớn đang hoạt động tại các thị trường chứng khoán tập trung như NYSE (Mỹ), SES (Singapore)... đều "xuất thân" từ thị trường OTC tương ứng như NASDAQ, SESDAQ...
Tóm lại, sự lựa chọn cuối cùng vẫn luôn thuộc về các nhà đầu tư. Xét một cách tổng quát, để có thể trở thành một nhà đầu tư thành công hay không đều tùy thuộc vào khả năng phân tích và độ nhạy cảm đối với những thông tin cập nhật trên thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư chứng khoán.
(Tổng hợp)
0 Responses to Lựa chọn thị trường chứng khoán nào để đầu tư?
Something to say?