“Luật chơi” của các nhà tạo giá trên thị trường chứng khoán
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Các nhà tạo giá khi đưa ra các báo giá cho một chứng khoán nào đó ngoài mục đích kinh doanh còn có yêu cầu giúp cho thị trường đạt được một giá giao dịch tốt nhất (giá thu vào cao nhất và giá bán ra thấp nhất).
Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh và thực hiện ý chí chủ quan của mình, do say sưa muốn giành ảnh hưởng với các đối tác khác, họ có thể làm cho thị trường bị trở ngại kỹ thuật. Do đó một số luật lệ được đặt ra nhằm duy trì trật tự thị trường và loại bỏ các sự cố do nhầm lẫn.
Hai tình huống được nêu sau đây lưu ý các nhà tạo giá không được đưa giá cài khoá (gọi là locked market) và giá vượt chéo (crossed market) vào hệ thống.
Thế nào là thị trường bị cài khoá?
Ta biết rằng một báo giá của các nhà tạo giá đưa vào hệ thống gồm có giá thu vào (bid) và giá bán ra (offer). Giá sẽ bị cài khoá khi nào hai giá dùng để tham khảo (giá tốt nhất) không có khoản chênh lệch giá. Cụ thể, một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) bằng đúng với giá bán ra (offer/ask) đã được một nhà tạo giá khác chào trước đó sẽ làm thị trường bị cài vào thế khoá lại.
Ví dụ, giả định lúc đầu chỉ có mỗi một nhà tạo giá ALFA đưa báo giá vào hệ thống báo giá cho chứng khoán TNA (một chứng khoán OTC giả định). Đến lượt công ty chứng khoán khác, công ty DELTA tham gia tạo giá cho chứng khoán TNA và đã khoanh thị trường lại đối với chứng khoán đang được tạo giá này.
Thị trường bị cài khoá hay bị khoanh lại chỉ để "hai ta" làm ăn với nhau thôi (có thể vô hình). Trường hợp trên đây giá bán ra của công ty CK ALFA và giá mua vào của công ty chứng khoán DELTA bằng nhau, là 20,5 USD. Do trong báo giá còn nêu cả số lượng sẵn sàng giao dịch, gọi là "firm bid" và "firm ask", (nếu không ghi thì mặc nhiên đó là 1 lô = 100 cổ phần), cho nên, theo nguyên lý hai công ty này sẽ giao dịch với nhau cho đến khi cạn hết lượng chào bán "cứng" đó. Kết quả cạn kiệt này rốt cuộc có thể giải toả thị trường, nhưng lúc đó thị trường sẽ có một tình huống giá tệ hơn (khoảng chênh lệch lớn hơn).
Thế nào là một thị trường bị vượt chéo?
Một thị trường bị gọi là vượt chéo khi một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) cho một chứng khoán ở mức cao hơn giá bán ra (offer/ask) do một nhà tạo giá khác đã nhập vào hệ thống (ví dụ hệ thống Nasdaq). Tương tự nếu có một giá bán ra (ask) thấp hơn giá thu vào (bid) trong hệ thống đối với chứng khoán cùng loại, thì thị trường này cũng bị "tréo ngoe". Tình huống này làm cho thị trường tắc tị, cho nên tất cả các hệ thống giao dịch thị trường OTC đều không cho phép các thành viên báo giá có thể gây vượt chéo cho thị trường.
Một thị trường giá vượt chéo cho hậu quả còn tệ hơn trường hợp nó bị cài khoá. Bắt đầu là chào giá của công ty ALFA. Sau đó, công ty chứng khoán DELTA tham gia đưa tiếp giá của mình vào hệ thống, mà không cần tham khảo chào giá của công ty ALFA, kết quả: Giá thu vào (bid) của DELTA lúc này là 21 USD đã vượt chéo so với giá bán ra (ask) của công ty ALFA đang là 20.5 USD. Hậu quả của việc đưa giá tuỳ tiện này làm cho giá thị trường đang bình thường vọt lên một giá mới khá cao. Trong ví dụ trên đây, với giá rao mua (bid) của DELTA (21 USD) sẽ kích bán, và theo nguyên lý, giá đó cùng với giá ask 20.5 USD của ALFA, sẽ nhanh chóng biến mất, khoét rộng khoảng cách giữa giá thu vào và bán ra sẽ được hệ thống ghi nhận tiếp sau đó là "bid 20 - ask 22". Khoản lệch giá lúc này là 2 USD, còn xấu hơn khoản lệch giá trong trường hợp thị trường bị cài khoá như đã khảo sát ở trên. Trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch OTC, khi giá chứng khoán bị kích lên hoặc dìm xuống, mà không xuất phát từ vận động cung cầu hợp lý của thị trường, thì các nhà tạo giá có thể bị quy trách nhiệm đã dùng thủ thuật vận hành giá (manipulation).
Tóm lại, để tránh tình trạng thị trường bị cài khoá hoặc bị vượt chéo, luật lệ giao dịch OTC cấm các nhà tạo giá không được đưa vào hệ thống:
- Giá thu vào (bid) bằng hoặc lớn hơn giá bán ra (ask) của một nhà tạo giá khác đã nhập vào cho cùng một chứng khoán.
- Giá bán ra (ask) bằng hoặc nhỏ hơn giá thu vào (bid) của một nhà tạo giá khác đã nhập sẵn vào, đối với cùng một chứng khoán.
Các nhà tạo giá cũng được lưu ý rằng, các chứng khoán được báo giá và đưa vào hệ thống phải là loại hợp lệ và đưa vào đầu tư cần tham khảo thông tin về chủ thể phát hành loại chứng khoán đó họ sẽ thực hiện dễ dàng.
Những lưu ý đặc biệt khác về báo giá trên OTC:
Các báo giá phải đảm bảo thoả mãn cung cầu một lượng chứng khoán ít nhất bằng một lô tròn (100 cổ phần). Đây là một chào giá có cam kết chắc chắn (firm).
Một báo giá thông thường được yêu cầu phải kèm theo số lượng. Tất cả các chào giá được xem là có cam kết cứng ngoại trừ có chỉ định khác rõ ràng kèm theo. Các chỉ định không chắc chắn đó như: "vào khoảng" (around), "còn tuỳ thuộc" (subject), "theo tính toán" (work out), ... sẽ phải được ghi trước hay sau một báo giá.
Vì những lý do nghiệp vụ và kỹ thuật, hệ thống báo giá và xác nhận phải được thực hiện bằng mạng truyền in được và hiển thị lên màn ảnh, chứ không thể làm việc này chỉ bằng điện thoại.
(Theo Finance Times)
Tuy nhiên trong quá trình cạnh tranh và thực hiện ý chí chủ quan của mình, do say sưa muốn giành ảnh hưởng với các đối tác khác, họ có thể làm cho thị trường bị trở ngại kỹ thuật. Do đó một số luật lệ được đặt ra nhằm duy trì trật tự thị trường và loại bỏ các sự cố do nhầm lẫn.
Hai tình huống được nêu sau đây lưu ý các nhà tạo giá không được đưa giá cài khoá (gọi là locked market) và giá vượt chéo (crossed market) vào hệ thống.
Thế nào là thị trường bị cài khoá?
Ta biết rằng một báo giá của các nhà tạo giá đưa vào hệ thống gồm có giá thu vào (bid) và giá bán ra (offer). Giá sẽ bị cài khoá khi nào hai giá dùng để tham khảo (giá tốt nhất) không có khoản chênh lệch giá. Cụ thể, một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) bằng đúng với giá bán ra (offer/ask) đã được một nhà tạo giá khác chào trước đó sẽ làm thị trường bị cài vào thế khoá lại.
Ví dụ, giả định lúc đầu chỉ có mỗi một nhà tạo giá ALFA đưa báo giá vào hệ thống báo giá cho chứng khoán TNA (một chứng khoán OTC giả định). Đến lượt công ty chứng khoán khác, công ty DELTA tham gia tạo giá cho chứng khoán TNA và đã khoanh thị trường lại đối với chứng khoán đang được tạo giá này.
Thị trường bị cài khoá hay bị khoanh lại chỉ để "hai ta" làm ăn với nhau thôi (có thể vô hình). Trường hợp trên đây giá bán ra của công ty CK ALFA và giá mua vào của công ty chứng khoán DELTA bằng nhau, là 20,5 USD. Do trong báo giá còn nêu cả số lượng sẵn sàng giao dịch, gọi là "firm bid" và "firm ask", (nếu không ghi thì mặc nhiên đó là 1 lô = 100 cổ phần), cho nên, theo nguyên lý hai công ty này sẽ giao dịch với nhau cho đến khi cạn hết lượng chào bán "cứng" đó. Kết quả cạn kiệt này rốt cuộc có thể giải toả thị trường, nhưng lúc đó thị trường sẽ có một tình huống giá tệ hơn (khoảng chênh lệch lớn hơn).
Thế nào là một thị trường bị vượt chéo?
Một thị trường bị gọi là vượt chéo khi một nhà tạo giá đưa ra giá thu vào (bid) cho một chứng khoán ở mức cao hơn giá bán ra (offer/ask) do một nhà tạo giá khác đã nhập vào hệ thống (ví dụ hệ thống Nasdaq). Tương tự nếu có một giá bán ra (ask) thấp hơn giá thu vào (bid) trong hệ thống đối với chứng khoán cùng loại, thì thị trường này cũng bị "tréo ngoe". Tình huống này làm cho thị trường tắc tị, cho nên tất cả các hệ thống giao dịch thị trường OTC đều không cho phép các thành viên báo giá có thể gây vượt chéo cho thị trường.
Một thị trường giá vượt chéo cho hậu quả còn tệ hơn trường hợp nó bị cài khoá. Bắt đầu là chào giá của công ty ALFA. Sau đó, công ty chứng khoán DELTA tham gia đưa tiếp giá của mình vào hệ thống, mà không cần tham khảo chào giá của công ty ALFA, kết quả: Giá thu vào (bid) của DELTA lúc này là 21 USD đã vượt chéo so với giá bán ra (ask) của công ty ALFA đang là 20.5 USD. Hậu quả của việc đưa giá tuỳ tiện này làm cho giá thị trường đang bình thường vọt lên một giá mới khá cao. Trong ví dụ trên đây, với giá rao mua (bid) của DELTA (21 USD) sẽ kích bán, và theo nguyên lý, giá đó cùng với giá ask 20.5 USD của ALFA, sẽ nhanh chóng biến mất, khoét rộng khoảng cách giữa giá thu vào và bán ra sẽ được hệ thống ghi nhận tiếp sau đó là "bid 20 - ask 22". Khoản lệch giá lúc này là 2 USD, còn xấu hơn khoản lệch giá trong trường hợp thị trường bị cài khoá như đã khảo sát ở trên. Trong thị trường chứng khoán, đặc biệt là thị trường giao dịch OTC, khi giá chứng khoán bị kích lên hoặc dìm xuống, mà không xuất phát từ vận động cung cầu hợp lý của thị trường, thì các nhà tạo giá có thể bị quy trách nhiệm đã dùng thủ thuật vận hành giá (manipulation).
Tóm lại, để tránh tình trạng thị trường bị cài khoá hoặc bị vượt chéo, luật lệ giao dịch OTC cấm các nhà tạo giá không được đưa vào hệ thống:
- Giá thu vào (bid) bằng hoặc lớn hơn giá bán ra (ask) của một nhà tạo giá khác đã nhập vào cho cùng một chứng khoán.
- Giá bán ra (ask) bằng hoặc nhỏ hơn giá thu vào (bid) của một nhà tạo giá khác đã nhập sẵn vào, đối với cùng một chứng khoán.
Các nhà tạo giá cũng được lưu ý rằng, các chứng khoán được báo giá và đưa vào hệ thống phải là loại hợp lệ và đưa vào đầu tư cần tham khảo thông tin về chủ thể phát hành loại chứng khoán đó họ sẽ thực hiện dễ dàng.
Những lưu ý đặc biệt khác về báo giá trên OTC:
Các báo giá phải đảm bảo thoả mãn cung cầu một lượng chứng khoán ít nhất bằng một lô tròn (100 cổ phần). Đây là một chào giá có cam kết chắc chắn (firm).
Một báo giá thông thường được yêu cầu phải kèm theo số lượng. Tất cả các chào giá được xem là có cam kết cứng ngoại trừ có chỉ định khác rõ ràng kèm theo. Các chỉ định không chắc chắn đó như: "vào khoảng" (around), "còn tuỳ thuộc" (subject), "theo tính toán" (work out), ... sẽ phải được ghi trước hay sau một báo giá.
Vì những lý do nghiệp vụ và kỹ thuật, hệ thống báo giá và xác nhận phải được thực hiện bằng mạng truyền in được và hiển thị lên màn ảnh, chứ không thể làm việc này chỉ bằng điện thoại.
(Theo Finance Times)
0 Responses to “Luật chơi” của các nhà tạo giá trên thị trường chứng khoán
Something to say?