Vn-Index tiến sát mốc 980 điểm

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Sau phiên giảm nhẹ vào cuối tuần qua, ngay đợt mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (24/9), chỉ số Vn-Index đã tăng 9,22 điểm và đến kết thúc phiên, Vn-Index tăng tới 17,15 điểm, chốt ở mức 975,82 điểm.

Như vậy, vừa tuột khỏi mốc 960 điểm, Vn-Index đã sớm lấy lại phong độ, vượt qua mức này và tiến sát mốc 980 điểm.

Đi lên là xu hướng chính của thị trường trong phiên hôm nay với 65/117 mã tăng giá (gồm cả 2 mã quỹ chứng chỉ: PRUBF1 tăng 200 đồng, lên 11.300 đồng/chứng chỉ, VFMVF1 tăng kịch trần 1.500 đồng, lên 32.500 đồng/chứng chỉ), 36 mã giảm giá, 16 mã còn lại đứng ở giá tham chiếu.

Hầu hết các mã tăng kịch trần đều không còn dư bán, như: VID (+2.500 đồng/cổ phiếu), VFC (+2.300 đồng/cổ phiếu), UNI (+4.500 đồng/cổ phiếu), TS4 (+2.000 đồng/cổ phiếu), DXP (+2.500 đồng/cổ phiếu), DIC (+2.100 đồng/cổ phiếu), BBT (+1.000 đồng/cổ phiếu), NAV (+ 5.000 đồng/cổ phiếu), DHA, HAX (cùng +4.000 đồng/cổ phiếu), HBD (+ 1.700 đồng/cổ phiếu), PET (+3.000 đồng/cổ phiếu)

Đặc biệt, một số mã cổ phiếu blue-chips cũng tăng kịch trần, dư bán đều là 0, như: STB (+ 3.000 đồng/cổ phiếu), REE (+ 7.000 đồng/cổ phiếu), FPT (11.000 đồng/cổ phiếu).

Trong 63 mã tăng giá còn mã blue-chips SJS (+1.000 đồng/cổ phiếu), SAM và PVD (cùng + 3.000 đồng/cổ phiếu), VNM (+2.000 đồng/cổ phiếu).

VIC của Cty cổ phần Vincom rất gây ấn lượng, liên tiếp tăng kịch trần từ hôm chào sàn ngày 19/9. Phiên này, VIC tăng kịch trần 6.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu được khớp lệnh dù không tăng đột biến nhưng vẫn ở mức cao với hơn 550.000 cổ phiếu.

Cũng trong phiên hôm nay, "anh em" nhà Kinh Đô đều giảm giá; trong đó KDC giảm giá mạnh nhất với mức giảm 12.000 đồng, còn 236.000 đồng/cổ phiếu; NKD giảm 9.000 đồng, xuống 215.000 đồng/cổ phiếu...

Về khối lượng giao dịch, tổng khối lượng giao dịch đạt 10.270.010 đơn vị, giảm không đáng kể so với phiên trước; giá trị giao dịch đạt 896,362 tỷ đồng.

Đạt khối lượng giao dịch lớn trong phiên này có sự đóng góp đáng kể của mã có tính thanh khoản cao là STB, với hơn 2 triệu đơn vị được khớp lệnh-lớn nhất thị trường.

Những mã khác có khối lượng khớp lệnh lớn là: VFMVF1 (hơn 600.000 chứng chỉ), FPT (hơn 300.000 cổ phiếu), PVD (hơn 400.000 cổ phiếu)...

Tại sàn Hà Nội, sau 2 phiên giảm liên tiếp, kết thúc phiên giao dịch hôm nay, với đa số mã tăng giá, chỉ số HaSTC-Index đảo chiều tăng 8,78 điểm, dừng ở mức 281,27 điểm.

Tăng giá mạnh nhất là mã mới SCJ, tăng 9.900 đồng/cổ phiếu, lên mức 109.500 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, PTS giảm giá mạnh nhất với mức giảm 2.500 đồng/cổ phiếu, còn 43.500 đồng/cổ phiếu.

Cả lượng giao dịch và giá trị giao dịch đều tăng so với phiên trước, đạt 2.405.250 đơn vị và 211,618 tỷ đồng.

HNM, PVS, SSI, ACB và TBC là những mã đạt khối lượng giao dịch trên 100.000 cổ phiếu trong phiên này.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Nhiều tin đồn có lợi cho cổ phiếu ACB

By Công Ty Truyền Thông Số iGO








Hơn một tuần nay, thị trường chứng khoán xuất hiện khá nhiều tin đồn tích cực về cổ phiếu ACB, khiến giá tăng liên tục trên sàn OTC. Tuy nhiên, tính xác thực của những thông tin này ra sao vẫn còn nhiều điều phải bàn.


Sau khi tham khảo thông tin tại một số công ty chứng khoán lớn, các chuyên viên môi giới đều xác nhận tin đồn về ACB với 2 nội dung chính. Thứ nhất, cổ đông của ACB sẽ được mua trái phiếu chuyển đổi với tỷ lệ 2:1; thứ hai, các cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ lên tới 42%.Theo cách tính của các nhà đầu tư, dựa trên việc sẽ được mua trái phiếu chuyển đổi và trả cổ tức bằng cổ phiếu, nếu mua 1 cổ phiếu của ACB vào thời điểm hiện tại thì sẽ được tới 1,92 cổ phiếu trong tương lai gần.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB, cho hay: "Các thông tin chính thức đã được chúng tôi công bố trên website và được thông báo công khai tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Các quyết định về phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu phải được Đại hội cổ đông thông qua".Tuy nhiên, một thành viên thường trực của Hội đồng quản trị ACB lại cho rằng các tin đồn đó không sai nhưng không phải là mới. Đó chỉ là các thông tin được xào xáo lại từ nghị quyết Đại hội cổ đông được đưa ra vào đầu năm nay.

Vị thành viên thường trực Hội đồng quản trị này giải thích, theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông thì ACB sẽ phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi trong năm 2007 và đã phát hành 1.650 tỷ đồng. Như vậy, trong 3 tháng cuối năm, ACB sẽ phát hành thêm 1.350 tỷ đồng nữa. Với số vốn điều lệ hiện tại là 2.530 tỷ đồng thì tỷ lệ mà mỗi cổ đông ACB được mua tối thiểu sẽ là 2:1. Trên thực tế, tỷ lệ được mua tối thiểu là: cổ đông sở hữu 200 cổ phiếu sẽ được quyền mua 1 trái phiếu (trị giá 1 trái phiếu chuyển đổi là 1 triệu đồng, không có trái phiếu mệnh giá lẻ).

Riêng chuyện tin đồn về chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 42%, ông này cho biết, theo nghị quyết của Đại hội cổ đông thì lợi nhuận của năm 2007 sẽ được để lại để tăng vốn điều lệ. Thông tin này kèm với dự kiến lợi nhuận tối thiểu cả năm nay của ACB là 42% đang được diễn giải lại thành: ACB sẽ trả cổ tức bằng cổ phiếu là 42%. Ông này cho biết, với tình hình hoạt động kinh doanh như hiện tại, kế hoạch lợi nhuận tối thiểu là 42% chắc chắn sẽ thực hiện được.Sau khi cổ phiếu ACB tăng giá, nhiều loại cổ phiếu khác trên thị trường OTC cũng đồng loạt tăng giá cùng những thông tin về việc phát hành thêm cổ phiếu, chia cổ tức...

Ông Lê Đình Ngọc, Giám đốc Công ty chứng khoán Thăng Long nhận xét: "Với những công ty trên thị trường niêm yết, các thông tin kiểu như vậy chắc chắn sẽ được công bố công khai. Tuy nhiên, trên thị trường OTC, những thông tin được tung theo kiểu tin đồn với những mục đích khác nhau cần được các nhà đầu tư kiểm chứng".Ông Ngọc cũng đưa ra lời khuyên là nhà đầu tư nên tìm hiểu các thông tin đó từ chính các công ty có tin đồn hoặc từ công ty chứng khoán có liên quan trực tiếp tới công ty đó. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên tự trang bị cho mình những hiểu biết về kiến thức tài chính để tự bảo vệ mình.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Thị trường OTC "ấm" lại

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Bên cạnh thị trường niêm yết với những phiên tăng giá mạnh và sự phục hồi của nhiều loại cổ phiếu (CP), tin vui đối với các nhà đầu tư chứng khoán trong tuần qua là dấu hiệu ấm lại của thị trường OTC.

Cuộc trở lại ngoạn mục nhất trong "giấc ngủ" kéo dài gần 10 tháng nay trên thị trường OTC chính là các CP ngân hàng. Đây cũng là những CP có mức giảm "khủng"nhất trong thời gian thị trường này đóng băng.

Chỉ trong mấy ngày qua, giá nhiều loại CP ngân hàng đã tăng trở lại. Cụ thể như CP Eximbank tăng từ 6,5 triệu đồng/CP (mệnh giá 1 triệu đồng/CP) lên khoảng 7,5 triệu đồng/CP. CP OCB (Ngân hàng Phương Đông) giữa tháng 9 làm xôn xao giới đầu tư khi sụt xuống mức 3,6 triệu đồng/CP thì trong vài ngày qua đã tăng lên khoảng 4,5 triệu đồng/CP. CP VP Bank cũng từ 35.000 đồng/CP (mệnh giá 10.000 đồng/CP) tăng lên 47.000 - 48.000 đồng/CP. CP AB Bank tăng lên 370.000 - 380.000 đồng/CP (mệnh giá 100.000 đồng/CP); CP MB Bank (Ngân hàng Quân đội), Habubank (Ngân hàng cổ phần nhà Hà Nội)... đều tăng vọt chỉ trong vài ngày.

Lý giải sự tăng giá này, ông Huy Nam, chuyên gia tài chính chứng khoán cho rằng, các CP ngân hàng trong thời gian qua đã giảm tới mức khó có thể giảm hơn được nữa, trung bình mức giảm lên tới 50%. Đến thời điểm này, mọi phân tích cơ bản đều cho thấy không có lý do gì để các CP này có thể tiếp tục sụt giảm. Mức giá hiện nay được xác định là phù hợp, thậm chí hấp dẫn nên nhiều người đã chớp thời cơ mua vào, đẩy giá tăng trong thời gian ngắn.

Theo đánh giá của một nhà đầu tư chuyên nghiệp, dấu hiện tan băng trên thị trường OTC đã manh nha khoảng nửa tháng trở lại đây. Lý do chủ yếu là các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào mức lợi nhuận trong quý 3, quý 4 của khối ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, những nhận định về sự phục hồi của thị trường chứng khoán vào cuối năm khiến cho "chợ OTC" sôi động hẳn lên.

Tuy nhiên, lúc này trên thị trường lại xảy ra sự "giằng co" là những người trót ôm hàng ở mức giá cao cũng không muốn bán vì có tâm lý chờ đợi giá tăng nữa. Chính vì vậy, dù đang có dấu hiệu "ấm" lại nhưng các giao dịch thành công cũng không nhiều.

Không chỉ CP ngân hàng, giá rất nhiều CP OTC thuộc các ngành khác cũng đang bật lên một cách đáng kể như: dầu khí, đầu tư hạ tầng và xây dựng, thủy hải sản, bảo hiểm... Trên các diễn đàn mua bán chứng khoán, việc rao mua, rao bán các loại chứng khoán với mức giá khả quan hơn rất nhiều so với cách đây không lâu.

Cụ thể, giá CP của Công ty Intresco (Công ty cổ phần đầu tư kinh doanh nhà TP.HCM) được rao bán với giá 134.000 đồng/CP (tăng khoảng 5.000 - 10.000 đồng/CP); Công ty phân đạm hóa chất dầu khí (PVFCCO) cũng tăng khoảng 5.000 - 7.000 đồng/CP, rao bán ở giá khoảng 65.000 đồng/CP; CP Hòa Phát được rao bán với giá 80.000 - 82.000 đồng/CP, tăng khoảng 10.000 đồng/CP.

Trước đó không lâu, thông tin một quỹ đầu tư nước ngoài gom tới vài trăm ngàn CP Hòa Phát cũng làm cho giới đầu tư trên thị trường OTC xôn xao. Khá nhiều các CP OTC khác cũng được các nhà đầu tư săn lùng như Cao su Đồng Phú, Công ty cổ phần công nghiệp thương mại Masan, Gỗ Trường Thành... Đó là chưa kể đến hiện tượng nhiều loại CP ngành thủy sản, khai khoáng... cũng đang được sự quan tâm của khối đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây.

Theo một chuyên gia tài chính, dấu hiệu tan băng đã xuất hiện nhưng chỉ ở những công ty thường xuyên công bố các thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh; tiến độ các dự án đang thực hiện; mức lợi nhuận trong các tháng, các quý và dự kiến trong năm... Nói chung các CP có sự minh bạch về thông tin được các nhà đầu tư quan tâm.

Bên cạnh đó, sự quan tâm của nhà đầu tư cũng hướng tới những CP đang chuẩn bị lên sàn bởi độ công khai, minh bạch của các công ty này cũng được đánh giá rất cao thông qua các chỉ số tài chính cụ thể.

Điều này cũng dễ hiểu bởi chỉ khi nắm chắc thông tin, các nhà đầu tư mới phân tích được mức giá hiện tại so với tiềm năng sinh lời đã thích hợp để mua vào hay chưa. Giám đốc một quỹ đầu tư tại TP.HCM nhận định, tại thời điểm này, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến CP thị trường OTC nhưng họ lại có ít thông tin về các CP này. Còn các nhà đầu tư trong nước lại ủng hộ các CP mà công ty giữ vững mục tiêu chiến lược kinh doanh và kế hoạch phát hành...

Dấu hiệu ấm lên của thị trường OTC khá rõ ràng nhưng theo nhận định của hầu hết các chuyên gia, giá các CP OTC khó thể làm nên một sự đột biến như mức giá trước đây.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

PVI tăng vốn: Ủy ban Chứng khoán lên tiếng

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Những khiếu nại xoay quanh kế hoạch tăng vốn của Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) đã có kết luận chính thức.

Ngày 20/9, PVI đã nhận được công văn trả lời của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, liên quan đến khiếu nại của một số cổ đông.

Trước đó, ngày 10/8, một nhóm cổ đông đã có đơn kiến nghị gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, trong đó đề cập đến tính minh bạch, tính pháp lý và sự bình đẳng trong kế hoạch tăng vốn lần 1 và việc phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động trong đợt tăng vốn lần 2 của PVI.

Theo đơn kiến nghị, đợt tăng vốn lần 1 của PVI không có sự bình đẳng giữa cổ đông trong và ngoài doanh nghiệp; không minh bạch và nhất quán trong công bố thông tin.

Về vấn đề này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định phương án phát hành của PVI đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 8/2/2007 với 100% tổng số cổ phần biểu quyết tham dự đại hội. Theo đó, nhận định đợt tăng vốn lần 1 của PVI không được thông qua Đại hội cổ đông và vi phạm Luật Doanh nghiệp là không có cơ sở.

Công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng nhấn mạnh việc phát hành nói trên là "rất cụ thể về đối tượng, khối lượng cổ phần và giá". Cụ thể, PVI phát hành cho CBCNV với số lượng được mua bằng số lượng cổ phần ưu đãi được hưởng khi cổ phần hóa, được mua cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu; tổng khối lượng cổ phiếu bán cho CBCNV là 270.100 cổ phần.

Cổ phiếu mua ưu đãi cũ theo phương án cổ phần hóa là cổ phiếu trong danh sách CBCNV mua ưu đãi trong phương án cổ phần hóa đã được thông qua của PVI. Danh sách này được lập theo cơ sở Thông tư 126/2004/TT-BTC. Do đó, Ủy ban khẳng định "phương án phát hành nêu trên là hợp lệ".

Trong đơn kiến nghị của cổ đông gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có đề cập đến sự không minh bạch, nhất quán trong việc công bố thông tin đăng trên trang web của PVI, gây thiệt hại cho các cổ đông cũ.

Đơn kiến nghị có trích dẫn thông tin trên trang web của PVI rằng "các cổ đông theo danh sách chốt hưởng quyền mua cổ phiếu của đợt 1 không có quyền mua cổ phiếu tăng vốn đợt 2 trong năm 2007". Tuy nhiên, Ủy ban cho biết "không thấy có việc PVI dự kiến cổ đông cũ không được quyền mua cổ phiếu giai đoạn 2 như cổ đông phản ánh".

Liên quan đến đợt tăng vốn thứ 2, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa có ý kiến vì hiện PVI chưa đăng ký phương án cụ thể.

Sau những kết luận trên của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, đại diện của PVI cũng đã có thông tin, nhấn mạnh rằng: "Nhân đây, Tổng công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt nam đề nghị quý vị cổ đông PVI cần thận trọng khi tiếp nhận thông tin tránh việc làm ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của PVI trên thị trường gây thiệt hại cho chính các cổ đông".

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 



Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng, các NĐT nên mua khẩn cấp ngay tại phiên giao dịch đầu tuần nếu như đó là một phiên điều chỉnh giảm giá của thị trường. Nên quyết đoán mua sớm để tránh mua vào khi thị trường đã lên giá

Thị trường tuần qua: Nhà đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường

Ngày thứ Ba, 18/9, đã thực sự là một ngày phán quyết quan trọng đối với TTCK toàn cầu, trong đó có thị trường non trẻ của Việt Nam. Phần lớn nhờ ảnh hưởng từ quyết định cắt giảm lãi suất của FED, thị trường Việt Nam đã có 2 phiên tăng giá mạnh vào thứ Tư và thứ Năm, qua đó đưa VN-Index đóng cửa cuối tuần ở mức 958,67 điểm, tăng 28,21 điểm, tương ứng 3,03%, so với cuối tuần trước. Thị trường đã vượt qua cột mốc 950 điểm một cách khá dễ dàng. Tâm lý NĐT đã ổn định và lạc quan hơn rất nhiều, thể hiện rõ ràng ở phiên điều chỉnh thứ Sáu cuối tuần, khi nhiều NĐT mua cổ phiếu giá rẻ đầu tuần đã quyết định không hiện thực hóa lợi nhuận ngay sau khi cổ phiếu về tài khoản. Như vậy, một số NĐT đang chuyển từ chiến thuật "lướt sóng" sang chiến thuật đầu tư trung hạn "buy and hold" .

Kết quả, VN-Index chỉ giảm nhẹ 4,94 điểm trong phiên điều chỉnh ngày thứ Sáu, trong khi nhiều NĐT có kinh nghiệm đã dự báo VN-Index phải mất trên 10 điểm trong phiên điều chỉnh này.

Một tín hiệu rất đáng chú ý khác là khối lượng giao dịch đã tăng rất mạnh trong các phiên giao dịch cuối tuần vừa qua. Khối lượng giao dịch đã đạt trên 10 triệu cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 vừa qua - mức kỷ lục từ ngày 13/3, ngày khởi đầu cho downtrend dữ dội của thị trường. Khi thị trường đang trong xu hướng đi lên, khối lượng giao dịch tăng đột ngột phản ánh khả năng NĐT bán tháo vì giá cổ phiếu đã đủ cao và xu hướng đi lên đến hồi kết. Ngược lại, khi thị trường đang trong xu hướng đi xuống, đặc biệt trong xu hướng đi xuống mạnh mẽ, khối lượng giao dịch gia tăng đột ngột chính là một chỉ báo đáng tin cậy về sự đảo chiều xu hướng của thị trường từ giảm giá sang tăng giá.

Tuần giao dịch vừa qua còn có một diễn biến vô cùng quan trọng khác, góp phần khẳng định quan điểm lạc quan về thị trường, đó là sự đi lên của thị trường đã được dẫn dắt bởi một số cổ phiếu blue-chip, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng như STB, ACB. Các hàng hoá mới cũng đang có sức hấp dẫn cao đối với NĐT như Vincom (VIC), Petropetco (PET)… Điều này chứng tỏ, các tổ chức đầu tư lớn đã bước chân mạnh hơn vào thị trường, và đợt hồi phục lần này là bền vững hơn nhiều so với các đợt gia tăng ngắn trước đây, khi động lực gia tăng chỉ là các cổ phiếu nhỏ. Đặc biệt, khối NĐTNN đã tăng mạnh sức mua trên thị trường. Những phiên cuối tuần, giá trị mua vào của NĐTNN lên tới trên 200 tỷ đồng. Trong các tuần tới, khi các cổ phiếu lớn khác như FPT và VNM có dấu hiệu hồi phục, niềm tin thị trường sẽ vững chắc hơn nhiều.

Những thông tin tác động thị trường

Tuần tới, TTCK thế giới và Việt Nam sẽ tiếp nhận một số tin tức quan trọng, và những tin tức này là tốt hay xấu vẫn đang nằm ngoài khả năng dự đoán của NĐT.

Tình hình kinh tế vĩ mô quốc tế tiếp tục diễn biến khó lường. Vàng tăng giá, dầu thô vượt ngưỡng 80 USD/thùng, USD giảm mạnh và lãi suất trái phiếu dài hạn gia tăng là những nhân tố có tiềm năng gây bất ổn với kinh tế thế giới, đặc biệt là kinh tế Mỹ. Tuần tới cũng là tuần mà Chính phủ Mỹ sẽ công bố nhiều thông tin quan trọng như thất nghiệp, lạm phát, tăng trưởng GDP của quý III. Đồng USD yếu tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của các công ty đa quốc gia của Mỹ, nhưng lại khiến hàng hóa nhập khẩu đắt đỏ hơn, và gây ra sức ép lạm phát lớn hơn. Các công ty Mỹ cũng sẽ lần lượt công bố kết quả kinh doanh quý III trong tuần tới. Những thông tin quan trọng này sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng tới TTCK thế giới, trong đó có Việt Nam, vào những tháng cuối năm.

TTCK toàn cầu đã có đợt bùng phát ngắn hạn sau quyết định của FED. Tuy nhiên, tuần này và tuần sau mới là các tuần thị trường xử lý thông tin và đưa ra nhận định sau cùng. Kinh nghiệm quá khứ cho thấy, thị trường Mỹ thường cần khoảng 3 tuần sau mỗi quyết định giảm lãi suất của FED để đánh giá liệu sức nặng của quyết định đó?

Tại Việt Nam, tuần sau chưa có thông tin chính thức về kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết, nhưng khả năng đã và sẽ có sự rò rỉ thông tin nhất định, tạo ra những làn sóng ngầm, những dòng tiền ngầm trên thị trường. Biểu lộ rõ nhất của điều này là sự gia tăng quy mô giao dịch ở một số cổ phiếu. NĐT cá nhân cần theo dõi sát diễn biến của thị trường và cân nhắc giải ngân đón đầu việc công bố kết quả kinh doanh quý III.

IPO Ngân hàng VCB bắt đầu hé mở hơn về thông tin, tuy nhiên khả năng vẫn chỉ ở mức tin đồn và phi chính thức. Theo chúng tôi, khả năng IPO Ngân hàng VCB thành công là khá lớn do các nhà tổ chức đã có nhiều kinh nghiệm từ những đợt IPO thiếu thành công vừa qua và bản chất rất hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng này. Tin đồn về việc mở room cho ngành ngân hàng từ 30% lên 49% vẫn xuất hiện trên thị trường, nhưng qua kiểm chứng thì tin đồn này chưa có cơ sở vững chắc.

Các NĐT tổ chức sẽ tiếp tục giải ngân mạnh vào thị trường niêm yết. Bây giờ là cuối tháng 9, và thời gian không chờ đợi ai cả cho đợt gia tăng được kỳ vọng cuối năm. Tuy nhiên, hạn chế về room sở hữu nước ngoài ở các cổ phiếu lớn sẽ buộc các NĐT tổ chức phải tìm hiểu và cân nhắc về cơ hội mua vào cổ phiếu của các công ty tầm trung và nhỏ.

Phân tích kỹ thuật

Thị trường vẫn tiếp tục nằm trong kênh tăng giá. Sự điều chỉnh của phiên giao dịch ngày thứ Sáu gần như là một lẽ tất yếu khi VN-Index gặp phải quá nhiều lực cản ở mức 950-960 điểm.

Con đường để VN-Index đi lên và vượt qua được đường xu hướng đi xuống màu đỏ (khoảng 1.030 điểm) là khá khó khăn và gặp phải nhiều mức kháng cự, tập trung mạnh ở vùng xung quanh 980 điểm (các đường kháng cự là khá dày đặc xung quanh ngưỡng này).

Câu hỏi đặt ra là liệu xu hướng hồi phục và đi lên có đủ sức mạnh để vượt qua những ngưỡng kháng cự đó hay không? Một trong những cách đo lường sức mạnh của xu hướng là sử dụng chỉ số ADX. Khi ADX gia tăng từ giá trị dưới 20 và tiệm cận tới mức 25-30 thì đó là dấu hiệu cho thấy, giai đoạn rập rình đã hết và xu hướng đang tăng cường lực. Đường ADX là đường màu đỏ biểu diễn trên khung trên cùng của đồ thị. Giá trị ADX đang phục hồi lên mức 22 điểm và có thể tiếp tục gia tăng trong những ngày tới. Điều đó cho thấy, xu hướng đi lên (uptrend) đang xuất hiện nhưng vẫn còn khá yếu. Trong đợt gia tăng bùng nổ cuối năm ngoái, giá trị ADX đã vượt mức 40.

Xu hướng tăng giá

Thị trường đang đứng trước một xu hướng tăng giá. Hiện nay, xu hướng này còn yếu, nhưng khả năng xu hướng này sẽ tích lũy đủ sức mạnh để đưa VN-Index vượt qua giá trị 1.000 điểm ngay trong 2 tuần đầu của tháng 10.

Ẩn số lớn nhất hiện nay là về việc IPO Ngân hàng VCB - sự kiện vô cùng quan trọng của TTCK Việt Nam và sẽ ảnh hưởng chi phối tới diễn biến thị trường cuối năm. Nếu IPO Ngân hàng VCB thành công tốt đẹp, VN-Index có thể vượt qua mức 1.200 điểm vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009.

Tuy nhiên, không thể chắc chắn về bất kỳ điều gì trên TTCK, những rủi ro vẫn luôn rình rập NĐT. Thị trường đang ngày càng khó khăn và vượt ngoài vòng phân tích của các NĐT nhỏ, khi những diễn biến kinh tế xảy ra cách Việt Nam nửa vòng trái đất đã bắt đầu tác động rất sát sườn tới thị trường Việt Nam. Những báo cáo thị trường có tính khách quan và chuyên gia đang ngày càng cần thiết cho các NĐT.

Tại thời điểm hiện nay, chúng tôi cho rằng, NĐT nên mua khẩn cấp ngay tại phiên giao dịch đầu tuần nếu như đó là một phiên điều chỉnh giảm giá của thị trường. Nên quyết đoán mua sớm để tránh mua vào khi thị trường đã lên giá mạnh và bắt đầu xu hướng đi xuống. Diễn biến thị trường cho thấy, một số NĐT nhỏ đã bắt đầu từ bỏ chiến thuật "lướt sóng" để chuyển sang việc nắm giữ lâu dài "buy and hold". Trong chừng mực nào đó, chúng tôi nhất trí với sự chuyển hướng chiến thuật này. Cán cân cổ phiếu - tiền mặt nên duy trì ở mức 60-40 hoặc 70-30.

Đối với các NĐT nhỏ, những cổ phiếu quy mô nhỏ và trung bình tiếp tục đáng được cân nhắc và xem xét. Với việc các cổ phiếu lớn đã hết room sở hữu nước ngoài, các NĐT tổ chức cũng sẽ phải cân nhắc và đãi cát tìm vàng đối với nhóm cổ phiếu penny stocks. Một số cổ phiếu tốt nhất trong nhóm này có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu blue-chip trong tương lai.

Đồng thời, với nguồn thông tin hạn chế của mình, NĐT nhỏ nên đề phòng sự rò rỉ thông tin nội gián bằng cách theo dõi sát sự chuyển động của dòng tiền trên thị trường qua các công cụ phân tích kỹ thuật để tìm ra cổ phiếu đang bị thu gom do có sự rò rỉ thông tin kết quả kinh doanh tốt trong quý III.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Kế hoạch ứng dụng thí điểm giao dịch không sàn đối với 1 - 2 công ty chứng khoán (CTCK) vào tháng 10/2007 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã khẳng định quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được coi là "lời cảnh báo" đối với các CTCK, bởi nguy cơ đầu tư lãng phí vào công nghệ thông tin hay bị loại khỏi "cuộc đua" giành khách hàng đã thấy rõ.

Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết, việc triển khai giao dịch không sàn là yếu tố tất yếu để thị trường phát triển. Cách làm này trước mắt sẽ giải quyết được việc thiếu chỗ ngồi tại HOSE hiện nay cho các CTCK mới, đồng thời là bước chuẩn bị cho việc tiến tới giao dịch trực tuyến. Để kết nối được với hệ thống của HOSE khi giao dịch trực tuyến, các CTCK phải có cổng front-office mới phù hợp, nếu không, chỉ có thể tiếp tục giao dịch thủ công như hiện nay.

Theo các CTCK, việc ứng dụng giao dịch trực tuyến đang là "kim chỉ nam" để họ thu hút khách hàng. Vì thế, "động thái" của HOSE về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là hình thức giao dịch không sàn có ảnh hưởng rất lớn, trở thành "thước đo" hiện tại về khả năng phục vụ khách hàng giữa các CTCK. Đã có không ít CTCK có thâm niên hoạt động tại thị trường tỏ ra e ngại nếu HOSE lựa chọn mình, bởi cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phần mềm công nghệ thông tin của họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của HOSE. Cụ thể, hệ thống phần mềm giữa HOSE và các CTCK khó có thể tương thích.

Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Phòng Thương hiệu và truyền thông doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) xác nhận, dù là đơn vị có một hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, nhưng do phần mềm của Công ty được tự viết, nên "ngôn ngữ" khác với phần mềm của HOSE. Hiện EPS chỉ có thể hướng việc viết phần mềm cho mình sao cho "gần gũi" với phần mềm của HOSE, để khi gắn kết với nhau chỉ phải chỉnh sửa chút ít.

Theo ông Tâm, tuy chưa chính thức, nhưng giới đầu tư chứng khoán kháo nhau, CTCK của Vietcombank là đơn vị được chọn. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khớp lệnh trực tuyến. Tuy nhiên, để quá trình giao dịch không sàn hoạt động được tốt, chắc chắn cần sự nỗ lực của cả HOSE và CTCK này, để tìm được "tiếng nói chung" cho hệ thống phần mềm của hai bên. Ngoài ra, thách thức đặt ra cho kế hoạch của HOSE còn là yếu tố thời gian. Theo kế hoạch, từ tháng 10 tới, HOSE sẽ bắt đầu chuyển màn hình nhập lệch (DCTerm) về cho các CTCK, để tiến tới giao dịch trực tuyến từ tháng 3/2008.

Thực tế, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin của đa số các CTCK hiện nay là "rào cản" lớn đối với việc áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến. Điều này trở nên khó khăn hơn khi chính HOSE cũng chưa đưa ra được chuẩn cho hệ thống phần mềm của mình. Theo ước tính, có khoảng 40 CTCK đang sử dụng phần mềm của Công ty Hệ thống thông tin FPT và cũng chưa được hoàn thiện. Còn các CTCK khác tự viết hoặc mua phần mềm của nhiều nước khác nhau như Australia, Thái Lan... Nhiều CTCK cho rằng, khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch, ngoài đòi hỏi phần mềm tương thích, họ sẽ phải gấp rút chuẩn bị cả hạ tầng công nghệ thông tin.

Ông Tâm cho biết, để xây dựng một hệ thống phần mềm, cần chi phí tối thiểu khoảng 300.000 USD. Cụ thể, giá phần mềm do FPT xây dựng đã lên tới 1 triệu USD. Vì thế, không phải công ty nào cũng có thể tự xây dựng phần mềm. Hiện nhiều công ty chấp nhận việc mua sẵn phần mềm trong nước với giá khoảng 35.000 USD để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vì khả năng tương thích, đặc biệt là việc hạn chế các khả năng ứng dụng của phần mềm nội, những công ty này chỉ chấp nhận đây là giải pháp tạm thời.

Theo các chuyên gia nước ngoài, khi đầu tư vào phần mềm trong nước, các CTCK chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Để hoạt động lâu dài và ổn định, họ cần đầu tư một lần và lựa chọn phần mềm của nước ngoài. Ưu điểm của những phần mềm này là có thể ứng dụng được nhiều dịch vụ mới mà trong tương lai Việt Nam sẽ phải thực hiện. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, ủy thác, future/option; đáp ứng yêu cầu về quản lý nội bộ của các CTCK; hỗ trợ các giao dịch qua Internet, mobile; kết nối CTCK với ngân hàng... sẽ đồng loạt xuất hiện sau khi HOSE nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Cũng theo các chuyên gia nước ngoài, việc HOSE chậm công khai tiêu chuẩn về hạ tầng công nghệ thông tin sẽ khiến các CTCK tiếp tục "loay hoay" với các thông số kỹ thuật chi tiết và khó lòng tính toán được mức đầu tư.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Những sự kiện sẽ "sưởi nóng" giá cổ phiếu

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Đến giữa tháng 9, thị trường niêm yết, các cuộc đấu giá cổ phần và cả thị trường OTC đã phục hồi sau thời gian dài trầm lắng.

Vậy, những ngày cuối tháng 9 và trong tháng 10/2007, thị trường chứng khoán có những nhân tố nào tác động tích cực?

Sự kiện đầu tiên là ngày 18/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống còn 4,75%. Sau hành động này, thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á đã phục hồi mạnh mẽ sau một thời gian dài suy giảm.

FED cắt giảm lãi suất tạo ra lực đẩy cho giá vàng thế giới tăng mạnh, ngày 18/9 đã tăng lên mức 724,10 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 5/2006.

Nhân tố thứ hai là thị trường bán đấu giá cổ phần sẽ sôi động hơn, thực chất hơn không còn "giá ảo" như những tháng cuối năm 2006 và quý 1/2007. Thể hiện rõ nhất là ngày 21/9, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM đã tổ chức bán đấu giá thành công cổ phần của Công ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart). Toàn bộ 13.752.300 cổ phần đã được bán hết với mức giá mà nhiều nhà đầu tư trong nước cho rằng khá "hợp lý".

Giá trúng đấu giá cao nhất là 36.000 đồng /cổ phần, thấp nhất 19.600 đồng/cổ phần và bình quân là 21.485 đồng/cổ phần. Một số nhà đầu tư cho rằng nếu Vitranschart cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu giá thì giá trúng đấu giá bình quân có thể sẽ còn cao hơn.

Một "cú hích" rất mạnh và có thể coi là mạnh nhất là dự kiến trong tháng 10 hoặc tháng 11 tới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ chọn đối tác chiến lược và xác định thời điểm phát hành cổ phhần lần đầu ra bên ngoài (IPO).

Tiếp theo Vietcombank là một loạt ngân hàng thương mại Nhà nước khác chuẩn bị cổ phần hóa sẽ IPO theo hình thức mới là lựa chọn và bán cho các đối tác chiến lược rồi mới thực hiện phát hành cổ phần ra bên ngoài.

Chính phủ cũng đã bật đèn xanh cho phép Vietcombank và một số ngân hàng thương mại quốc doanh khác cùng những ngân hàng thương mại cổ phần lớn có thể bán 15% cổ phần cho đối tác nước ngoài và có thể lên tới 20% vốn điều lệ của những ngân hàng này.

Một nhân tố nữa "hâm nóng" sức cầu của thị trường là hiện các ngân hàng thương mại quốc doanh đang mở hầu bao để phát triển dịch vụ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán và tăng nguồn tiền cho nhà đầu tư chứng khoán.

Từ trước đến nay, Vietcombank chỉ cho nhà đầu tư vay vốn bằng tài sản đảm bảo là cổ phiếu để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh khác, chứ không phải tái kinh doanh cổ phiếu nên hiện dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của Vietcombank hầu như không có. Dự kiến, Vietcombank sẽ chính thức triển khai dịch vụ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán trong tháng 11 tới.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thông (Agribank) Chi nhánh Tp.HCM, sau một thời gian tạm ngưng cho vay cầm cố chứng khoán (từ giữa năm 2006 đến hết quý 2/2007), đã ký hợp đồng hợp tác với Công ty Chứng khoán Agriseco Chi nhánh Tp. HCM và Công ty Chứng khoán Âu Lạc để phục vụ vốn cho nhà đầu tư chứng khoán.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa Tp.HCM cũng đang cho nhà đầu tư vay cầm cố chứng khoán, hạn mức cho vay từ 10.000-15.000 đồng/cổ phiếu trong thời gian 6 tháng với lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán là 1%/tháng.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Chứng khoán - Một màu "xanh"...

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Kết thúc phiên giao dịch ngày 20-9, người ta đã được chứng kiến hàng loạt những tràng pháo tay giòn giã tại nhiều công ty chứng khoán, với những nụ cười, cả những giọt nước mắt sung sướng nữa của không ít NĐT. Có thể dùng một từ "thăng hoa" để nói về diễn biến của sàn TP.HCM ngày 20-9 khi VN-Index đã tăng lên 17,39 điểm, đóng cửa phiên với 963,61 điểm.

Trên sàn Hà Nội, dù số mã tăng giá chiếm ưu thế nhưng HASTC - Index lại giảm 3,03 điểm, dừng ở mức 273,6 điểm, kết thúc chuỗi 10 ngày tăng liên tiếp, tuy nhiên tổng khối lượng giao dịch vẫn đạt mức cao, đạt 2,8 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 260,513 tỷ đồng.

TTCK "ấm" lên đã thu hút các NĐT, đặc biệt là NĐT cá nhân trở lại sàn đông hơn, với nhiều kỳ vọng hơn. Nhiều chuyên gia đều nhận định rằng cổ phiếu trên sàn chứng khoán TPHCM đang dần ổn định ở một mặt bằng giá mới, với chỉ số VN-Index dao động ở khoảng 940 đến 980 điểm. Điều này là có cơ sở bởi mức đáy thiết lập 900 điểm ngày càng được gia cố vững chắc; bên cạnh đó niềm lạc quan về sự phục hồi của TTCK Việt Nam đang ngày càng được củng cố bởi hàng loạt những tín hiệu đầy lạc quan và tốt lành được phát ra từ nhiều tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước.

Trước hết đó là sự phát triển ở mức cao của nền kinh tế đất nước. Trong báo cáo cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á 2007 công bố ngày 17-9, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao với 8,3% năm 2007 và triển vọng kinh tế những năm tới ngày càng sáng sủa trong quá trình thực hiện các cam kết cải cách cơ cấu khi gia nhập WTO. Còn Ngân hàng Hồng Công - Thượng Hải (HSBC) thì công bố một bản báo cáo mới về TTCK Việt Nam và nhấn mạnh bây giờ chính là thời điểm mua vào của nhà đầu tư. Điều này càng được minh chứng rõ hơn qua kết quả kinh doanh vượt mức dự kiến của các doanh nghiệp niêm yết, làm cho các chỉ số tài chính trở nên hấp dẫn.

Bên cạnh đó, Việt Nam đang chào đón thêm một làn sóng đầu tư mới. Nhiều chuyên gia cho rằng, một trong những lĩnh vực nổi bật nhất của Việt Nam sau 8 tháng gia nhập WTO là đầu tư nước ngoài đạt kỷ lục mới. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm cả nước đã có 814 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn đầu tư đăng ký lên tới 7 tỷ USD. Đây là mức vốn lớn nhất kể từ trước đến nay. Song song với nguồn vốn FDI, vốn đầu tư gián tiếp (FII) thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào TTCK của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Số liệu của Tập đoàn Indochina Capital tại Hà Nội cho thấy, lượng giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường trong 7 tháng vừa qua chiếm tới 60% tổng lượng giao dịch trên toàn thị trường. Sự tham gia "nhiệt tình" của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian qua cũng chính là yếu tố góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường tăng trưởng trong thời gian từ đầu tháng 9 đến nay.

Một tín hiệu đáng chú ý nữa là từ giữa năm đến nay, do thị trường ở xu hướng giảm nên nhiều quỹ trong và ngoài nước chưa giải ngân mua cổ phiếu. Tháng 9 là thời điểm thuận lợi để các tổ chức này trút tiền mua vào những cổ phiếu nằm trong danh mục đầu tư. Vì vậy, sẽ có nhiều mã hàng trở nên "nóng" trong thời gian tới. Việc Chính phủ chấp thuận đề án cổ phần hóa Vietcombank trong năm nay theo phương thức mới sẽ thu hút nhiều tổ chức tài chính tham gia. Giới đầu tư dự báo, với kế hoạch IPO cả trong và ngoài nước, cổ phiếu Vietcombank sẽ trở nên đắt hàng. Theo đó TTCK Việt Nam trở nên sôi động hơn vì nhà đầu tư có thêm chuẩn mực mới để so sánh, định giá các loại cổ phiếu, trong đó đặc biệt là cổ phiếu ngành ngân hàng.

Có thể nói, diễn biến những phiên giao dịch vừa qua đã đem lại cho các NĐT trong và ngoài nước nhiều hy vọng và sự phấn khởi. Tình trạng lo âu, hoang mang của một bộ phận nhà đầu tư cá nhân trong nước đã giảm hẳn, hầu hết các nhà đầu tư tự tin vào sự phát triển về dài hạn của TTCK sau khi đã thiết lập được một điểm cân bằng mới. Có thể sau một chu kỳ dài tăng giá, trong một vài ngày tới giá cổ phiếu sẽ lại đổi chiều, nhưng phần lớn các chuyên gia đều nhận định rằng tần suất và mức giảm sẽ không mạnh như trước và xu hướng thị trường tăng giá từ nay đến cuối năm đã ngày càng rõ hơn.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

SVC góp vốn đầu tư thành lập Savico Hà Nội

By Công Ty Truyền Thông Số iGO








Tin từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà nội vừa cho hay, Công ty cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (mã chứng khoán: SVC) thông báo góp vốn đầu tư thành lập CTCP Savico Hà Nội.


CTCP Savico Hà Nội hoạt động với vốn điều lệ là 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng) trong đó Savico là cổ đông sáng lập, góp 70% vốn điều lệ tương đương 35.000.000.000 đồng.

Ông Phạm Mạnh Cường thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc CTCP Savico chuyển sang nhận nhiệm vụ Tổng Giám đốc tại CTCP Savico Hà Nội.

CTCP Savico Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực Khai thác kinh doanh Trung tâm thương mại, dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ; Xây dựng dân dụng công nghiệp; Lập và tư vấn lập dự án đầu tư, quản lý dự án; Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác; Cho thuê xe có động cơ, vận tải hành khách bằng taxi, ôtô; Hoạt động hỗ trợ dịch vụ vận tải; Khai thác điểm đỗ xe;...

Theo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (Savico – mã chứng khoán SVC) vừa mới công bố, tình hình doanh nghiệp này đang khá khả quan, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư.

Với doanh thu đạt 677,2 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 43 tỷ đồng, bằng 54% kế hoạch cả năm, có thể khẳng định rằng, những gì mà Savico đã đạt được trong thời gian qua là một minh chứng cho sự tăng trưởng và phát triển ổn định.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Kế hoạch ứng dụng thí điểm giao dịch không sàn đối với 1 - 2 công ty chứng khoán (CTCK) vào tháng 10/2007 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã khẳng định quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, đây cũng được coi là "lời cảnh báo" đối với các CTCK, bởi nguy cơ đầu tư lãng phí vào công nghệ thông tin hay bị loại khỏi "cuộc đua" giành khách hàng đã thấy rõ.

Ông Trần Đắc Sinh, Tổng giám đốc HOSE cho biết, việc triển khai giao dịch không sàn là yếu tố tất yếu để thị trường phát triển. Cách làm này trước mắt sẽ giải quyết được việc thiếu chỗ ngồi tại HOSE hiện nay cho các CTCK mới, đồng thời là bước chuẩn bị cho việc tiến tới giao dịch trực tuyến. Để kết nối được với hệ thống của HOSE khi giao dịch trực tuyến, các CTCK phải có cổng front-office mới phù hợp, nếu không, chỉ có thể tiếp tục giao dịch thủ công như hiện nay.

Theo các CTCK, việc ứng dụng giao dịch trực tuyến đang là "kim chỉ nam" để họ thu hút khách hàng. Vì thế, "động thái" của HOSE về ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là hình thức giao dịch không sàn có ảnh hưởng rất lớn, trở thành "thước đo" hiện tại về khả năng phục vụ khách hàng giữa các CTCK. Đã có không ít CTCK có thâm niên hoạt động tại thị trường tỏ ra e ngại nếu HOSE lựa chọn mình, bởi cơ sở hạ tầng và đặc biệt là phần mềm công nghệ thông tin của họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của HOSE. Cụ thể, hệ thống phần mềm giữa HOSE và các CTCK khó có thể tương thích.

Ông Lê Nguyễn Huy Tâm, Giám đốc Phòng Thương hiệu và truyền thông doanh nghiệp, Công ty Chứng khoán Gia Quyền (EPS) xác nhận, dù là đơn vị có một hệ thống cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin hiện đại, nhưng do phần mềm của Công ty được tự viết, nên "ngôn ngữ" khác với phần mềm của HOSE. Hiện EPS chỉ có thể hướng việc viết phần mềm cho mình sao cho "gần gũi" với phần mềm của HOSE, để khi gắn kết với nhau chỉ phải chỉnh sửa chút ít.

Theo ông Tâm, tuy chưa chính thức, nhưng giới đầu tư chứng khoán kháo nhau, CTCK của Vietcombank là đơn vị được chọn. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực khớp lệnh trực tuyến. Tuy nhiên, để quá trình giao dịch không sàn hoạt động được tốt, chắc chắn cần sự nỗ lực của cả HOSE và CTCK này, để tìm được "tiếng nói chung" cho hệ thống phần mềm của hai bên. Ngoài ra, thách thức đặt ra cho kế hoạch của HOSE còn là yếu tố thời gian. Theo kế hoạch, từ tháng 10 tới, HOSE sẽ bắt đầu chuyển màn hình nhập lệch (DCTerm) về cho các CTCK, để tiến tới giao dịch trực tuyến từ tháng 3/2008.

Thực tế, sự thiếu đồng bộ về hạ tầng công nghệ thông tin của đa số các CTCK hiện nay là "rào cản" lớn đối với việc áp dụng hình thức giao dịch trực tuyến. Điều này trở nên khó khăn hơn khi chính HOSE cũng chưa đưa ra được chuẩn cho hệ thống phần mềm của mình. Theo ước tính, có khoảng 40 CTCK đang sử dụng phần mềm của Công ty Hệ thống thông tin FPT và cũng chưa được hoàn thiện. Còn các CTCK khác tự viết hoặc mua phần mềm của nhiều nước khác nhau như Australia, Thái Lan... Nhiều CTCK cho rằng, khi HOSE tiến hành nâng cấp hệ thống giao dịch, ngoài đòi hỏi phần mềm tương thích, họ sẽ phải gấp rút chuẩn bị cả hạ tầng công nghệ thông tin.

Ông Tâm cho biết, để xây dựng một hệ thống phần mềm, cần chi phí tối thiểu khoảng 300.000 USD. Cụ thể, giá phần mềm do FPT xây dựng đã lên tới 1 triệu USD. Vì thế, không phải công ty nào cũng có thể tự xây dựng phần mềm. Hiện nhiều công ty chấp nhận việc mua sẵn phần mềm trong nước với giá khoảng 35.000 USD để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, vì khả năng tương thích, đặc biệt là việc hạn chế các khả năng ứng dụng của phần mềm nội, những công ty này chỉ chấp nhận đây là giải pháp tạm thời.

Theo các chuyên gia nước ngoài, khi đầu tư vào phần mềm trong nước, các CTCK chỉ giải quyết được nhu cầu trước mắt. Để hoạt động lâu dài và ổn định, họ cần đầu tư một lần và lựa chọn phần mềm của nước ngoài. Ưu điểm của những phần mềm này là có thể ứng dụng được nhiều dịch vụ mới mà trong tương lai Việt Nam sẽ phải thực hiện. Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư, ủy thác, future/option; đáp ứng yêu cầu về quản lý nội bộ của các CTCK; hỗ trợ các giao dịch qua Internet, mobile; kết nối CTCK với ngân hàng... sẽ đồng loạt xuất hiện sau khi HOSE nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin. Cũng theo các chuyên gia nước ngoài, việc HOSE chậm công khai tiêu chuẩn về hạ tầng công nghệ thông tin sẽ khiến các CTCK tiếp tục "loay hoay" với các thông số kỹ thuật chi tiết và khó lòng tính toán được mức đầu tư.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Navico sẽ niêm yết 66 triệu cổ phiếu tại HoSE

By Công Ty Truyền Thông Số iGO








Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) vừa cho biết đã nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký niêm yết 66 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nam Việt. Như vậy, sẽ có thêm một công ty của ngành thủy sản niêm yết tại HoSE trong thời gian tới.


Navico có vốn điều lệ 660 tỉ đồng, với hai nhà máy sản xuất thủy sản đông lạnh, tổng công suất chế biến trung bình 500 tấn cá/ngày; sản phẩm cá tra và cá ba sa của Navico chiếm hơn 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tháng 6-2007, công ty đã bán đấu giá thành công 6 triệu cổ phiếu, giá đấu thành công bình quân là 113.234 đồng/cổ phiếu. Hiện cổ đông nước ngoài sở hữu khoảng 18% cổ phiếu Navico, trong đó có các cổ đông lớn như: Prudential Việt Nam, Deutsche Bank AG, Dragon Capital,...

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Liên tiếp trong hai ngày, 21 và 22/9, CTCP Chứng khoán VNS (vốn điều lệ 161 tỷ đồng) đã ký thoả thuận hợp tác toàn diện với 2 DN là CTCP Cavico Xây dựng hạ tầng và CTCP Traphaco. Theo thỏa thuận hợp tác, VNS sẽ triển khai các dịch vụ tư vấn tài chính cho CAVICO Xây dựng hạ tầng như: cung cấp dịch vụ quản lý sổ cổ đông; tư vấn đăng ký công ty đại chúng; tư vấn phát hành chứng khoán; tư vấn niêm yết…

Với Traphaco, Công ty này sẽ xem xét tham gia kế hoạch tăng vốn đợt 2 của VNS, dự kiến thực hiện cuối năm 2007 hoặc đầu năm 2008 để trở thành cổ đông mới của VNS. Traphaco sẽ phối hợp cùng VNS xây dựng phương án thành lập công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán VNS và lựa chọn VNS làm cổ đông chiến lược. Về phía VNS, Công ty sẽ thực hiện dịch vụ tư vấn tài chính DN, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn đấu giá, tư vấn niêm yết và các dịch vụ tài chính khác cho Traphaco, đồng thời dành cho Traphaco mức phí ưu đãi trong các hợp đồng tài chính do VNS cung cấp.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Việc khống chế dư nợ cầm cố chứng khoán theo Chỉ thị 03 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang làm nhiều ngân hàng cổ phần đau đầu vì đã mạnh tay "bơm" vốn cho nhà đầu tư trước đó. Tuy nhiên, với các ngân hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD), đây lại là một trong những thuận lợi để phát triển vốn đầu ra.

Nguyên nhân, dư nợ cầm cố của khối NHTMQD trong cho vay cầm cố vẫn chưa sử dụng hết. Vả lại, dư nợ của khối NHTMQD lớn hơn khối ngân hàng cổ phần, nên 3% trên tổng dư nợ là rất lớn, có khả năng đáp ứng được nguồn vốn cho giới đầu tư kinh doanh chứng khoán. Hiện các NHTMQD đang mở hầu bao để phát triển dịch vụ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán và đẩy mạnh vốn cho nhà đầu tư.

Ông Huỳnh Song Hào, Phó giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) - Chi nhánh TP. HCM cho biết, lâu nay VCB vẫn chưa chú trọng và quan tâm nhiều đến dịch vụ tín dụng cho vay cầm cố chứng khoán. Thực tế, Ngân hàng chỉ cho nhà đầu tư vay vốn bằng tài sản đảm bảo là cổ phiếu để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh khác, chứ không phải tái kinh doanh cổ phiếu. Hiện dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của VCB vẫn hoàn toàn bằng không.

Nhưng gần đây, VCB có kế hoạch và đang trong quá trình xây dựng sản phẩm cho vay cầm cố chứng khoán, dự kiến Ngân hàng sẽ chính thức triển khai sản phẩm này trong tháng 11 tới. Theo ông Hào, cho vay cầm cố chứng khoán là một loại hình tín dụng phát triển tốt và đầy tiềm năng trong tương lai khi TTCK ngày càng phát triển và đi vào ổn định. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa dịch vụ tín dụng cầm cố chứng khoán không có rủi ro đi kèm, do vậy VCB phải xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro vững chắc mới có thể tính đến việc triển khai dịch vụ cho vay cầm cố chứng khoán.

Trước đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) - Chi nhánh TP. HCM, sau một thời gian tạm ngưng cho vay cầm cố chứng khoán (từ giữa năm 2006 đến hết quý II/2007), đã ký hợp đồng hợp tác với CTCK Agriseco - Chi nhánh TP. HCM và CTCK Âu Lạc để phục vụ vốn cho nhà đầu tư trở lại.

Theo Agribank - Chi nhánh TP. HCM, sau khi ký hợp đồng với 2 đơn vị trên, đã có nhiều CTCK xin hợp tác với mong muốn tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm vốn trong kinh doanh chứng khoán, đặc biệt là nhu cầu vốn để mua một số cổ phiếu giá đang xuống mức khá thấp như hiện nay. Agribank - Chi nhánh TP. HCM cho biết, dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán của Ngân hàng đang còn dồi dào và có thể nói là bằng không vì trước đó, đã ngưng cho vay cầm cố chứng khoán trong một thời gian khá dài. Tuy nhiên, trước mắt Agribank - Chi nhánh TP. HCM chỉ đáp ứng được nhu cầu của 2 CTCK nói trên.

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa cũng đang cho nhà đầu tư vay cầm cố chứng khoán. Tuy nhiên, để hạn chế rủi ro, BIDV - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa có sự chọn lọc và chỉ cho nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu niêm yết vay vốn, tái kinh doanh chứng khoán. Hạn mức cho vay chỉ từ 10.000 - 15.000 đồng/CP trong thời gian 6 tháng. Lãi suất cho vay cầm cố chứng khoán tại BIDV - Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa tương đối thấp hơn so với các ngân hàng khác, chỉ với 1%/tháng.

Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu vay cầm cố chứng khoán của nhà đầu tư không hề giảm trong thời gian qua khi giá cổ phiếu sụt giảm. Giám đốc một CTCK tại TP. HCM cho biết, những ngày gần đây, TTCK có dấu hiệu hồi phục và ấm dần trở lại nên nhiều nhà đầu tư đến hỏi về việc repo, trong đó một số nhà đầu tư đã tìm kiếm được vốn tại các NHTMQD. Theo các chuyên gia, tín dụng cầm cố chứng khoán sẽ phát triển theo sự tăng trưởng của TTCK, thị trường lên đến đâu, nhu cầu nhà đầu tư sẽ tăng đến đó. Hiện hầu hết ngân hàng cổ phần đã phải tạm ngưng cho vay cầm cố chứng khoán để điều tiết dư nợ xuống dưới 3% theo yêu cầu của NHNN. Theo quy định của NHNN, đến ngày 31/12, các ngân hàng phải điều tiết tỷ lệ dư nợ cho vay cầm cố chứng khoán xuống dưới 3%, trường hợp dư nợ cầm cố vượt 3% trên tổng dư nợ sẽ bị xử phạt.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 








Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) vừa có tờ trình xin ý kiến cổ đông về ba nội dung quan trọng.


Nội dung thứ nhất liên quan đến phát hành thêm cổ phiếu tăng vốn điều lệ trong năm 2007. Theo đó, Công ty sẽ phát hành thêm 30 triệu cổ phần cho các cổ đông hiện hữu theo hình thức thực hiện quyền, tỷ lệ 1:2, giá phát hành sẽ căn cứ giá trị sổ sách tại thời điểm phát hành và giao cho Hội đồng Quản trị quyết định giá phát hành cụ thể tại thời điểm phát hành. Sau phát hành, vốn điều lệ của BVSC sẽ tăng từ 150 tỷ đồng như hiện nay lên 450 tỷ đồng.

Nội dung thứ hai là niêm yết bổ sung toàn bộ số lượng cổ phiếu phát hành thêm này trên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Nội dung thứ ba là chào bán cổ phiếu quỹ. Theo đó, Hội đồng Quản trị trình Đại hội đồng cổ đông cho phép chào bán số cổ phần này cho Công đoàn Công ty để làm nguồn cổ phiếu thưởng cho người lao động.

Hiện số lượng cổ phiếu quỹ Công ty mua lại cho đến nay là 21.400 cổ phần (đây là số cổ phần của cán bộ công nhân viên Công ty được mua trong năm 2006 có hạn chế chuyển nhượng. Khi cán bộ công nhân viên xin chuyển công tác sang đơn vị khác, Công ty đã mua lại theo giá phát hành là 15.000 đồng/cổ phần). Nguồn vốn thực hiện từ Quỹ lương và Quỹ khen thưởng phúc lợi. Giá chào bán là 20.000 đồng/cổ phần.

© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Cổ phiếu không cổ tức có kém hấp dẫn?

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Như chúng ta đã biết, cổ tức được xem là nguồn thu nhập duy nhất mang lại cho nhà đầu tư khi nhà đầu tư không bán cổ phiếu đi. Tuy nhiên, trên thị trường luôn luôn có những DN không thực hiện việc chi trả cổ tức.

Chính sách cổ tức bằng 0 có thể được họ duy trì trong một khoảng thời gian dài, ít nhất là vài năm. Có phải điều đó đồng nghĩa rằng, nhà đầu tư sẽ không có thu nhập gì khi nắm giữ cổ phiếu của các DN như vậy? Vậy tại sao họ vẫn chấp nhận mua cổ phiếu không cổ tức? Liệu rằng, so với các DN thực hiện chi trả cổ tức thì cổ phiếu của các công ty này có kém hấp dẫn hơn chăng?

Nhiều người vẫn lầm tưởng cho rằng, cổ tức là thu nhập duy nhất mang lại cho nhà đầu tư. Thực tế, tổng sinh lợi của việc nắm giữ một cổ phiếu bao gồm hai phần: cổ tức và phần thặng dư vốn tức chênh lệch giữa giá bán và giá mua.

Từ đây sinh ra hai khái niệm: cổ phần thu nhập và cổ phần tăng trưởng. Với cổ phần thu nhập thì nhà đầu tư chủ yếu kỳ vọng vào dòng cổ tức sẽ nhận được, nghĩa là phần lớn thu nhập là thu nhập do cổ tức mang lại. Ngược lại với cổ phần tăng trưởng, nhà đầu tư nắm giữ cổ phần tăng trưởng chủ yếu kỳ vọng vào phần chênh lệch giá mua bán. Xét về mức độ rủi ro, thì cổ phần tăng trưởng có phần rủi ro hơn, do đó người đầu tư vào cổ phần tăng trưởng thường đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi cao hơn. Tùy theo "khẩu vị" của mỗi người mà chọn đầu tư vào DN nào: DN thực hiện chi trả cổ tức một cách thường xuyên, đều đặn hay DN sử dụng tất cả thu nhập tái đầu tư và không thực hiện chi trả cổ tức.

Có một điều mà nhà đầu tư luôn phải nhớ là các DN không hề bị bắt buộc phải thực hiện việc chi trả cổ tức. Chính sách cổ tức hoàn toàn linh hoạt phụ thuộc vào quyết định của công ty trong một thời kỳ xác định.

Thông thường, các công ty lâu đời và đã "trưởng thành" sẽ thực hiện việc chi trả cổ tức rất ổn định. Bạn dễ dàng nhận ra điều này qua các cổ phiếu blue-chip. Lý do là các công ty này khi đã tăng trưởng đến một mức nào đó để trở thành những công ty đầu ngành, thì nhịp độ tăng trưởng chậm lại nhưng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của họ lại vô cùng ổn định.

Chính sách chi trả cổ tức ổn định được thực hiện nhằm giúp DN duy trì vị thế của mình trong ngành bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động và làm hài lòng các cổ đông với khoản cổ tức nhận được hằng năm. Các nhà đầu tư mua cổ phần của các công ty này bởi vì đây thường là những công ty lớn, ổn định và có thương hiệu mạnh. Do vậy, đây là những khoản đầu tư có rủi ro thấp. Hơn thế nữa, các công ty này lại có khuynh hướng duy trì việc chi trả cổ tức đều đặn. Đây có vẻ là nơi an toàn mà nhà đầu tư tìm kiếm để đa dạng hóa đầu tư vào thị trường vốn cổ phần mà không có rủi ro cao như khi đầu tư vào các công ty tăng trưởng.

Hiển nhiên, mặt tốt nhất của cổ tức (tức cổ tức tiền mặt) đó chính là tính thanh khoản rất cao, là lợi nhuận có thể nhận thấy được, chứ không phải là lợi nhuận trên giấy. Tiền mặt trong tay luôn luôn có sự chắc chắn. Ai dám đảm bảo rằng khi toàn bộ lợi nhuận của DN sẽ được tái đầu tư mà không rơi vào túi của các nhà quản trị? Vấn đề chi phí đại diện có thể là một điểm cổ vũ cho nhà đầu tư ưa thích cổ phần được chia cổ tức hơn.

Trong quá khứ, thị trường luôn xem các cổ phần không chi trả cổ tức đến từ các công ty tăng trưởng bởi vì trong giai đoạn tăng trưởng, chi phí thường xấp xỉ hoặc cao hơn thu nhập ròng. Tuy nhiên nhận thức này không hoàn toàn đúng với thị trường hiện nay: các công ty quyết định không chi trả cổ tức danh nghĩa nhằm mục tiêu thực hiện các chiến lược tái đầu tư, thông qua đó, giá cổ phần sẽ được đánh giá cao hơn, sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn cho nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư mua cổ phần không cổ tức mong muốn nhìn thấy các DN này tái đầu tư thu nhập để mở rộng sản xuất và tài trợ cho các dự án khác có khả năng tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn thông qua việc cổ phần tăng giá. Các công ty như thế thường chỉ là các công ty vừa và nhỏ. Dĩ nhiên, không loại trừ một số DN lớn vẫn quyết định không chia cổ tức để thực hiện tái đầu tư.

Ngoài những điều nói trên, nhà đầu tư nên nhớ rằng, khi mua cổ phiếu của một công ty nào đó, bạn đã trở thành một trong những đồng sở hữu công ty. Do đó bạn hoàn toàn có quyền đối với tài sản và thu nhập tương lai của nó, tương ứng với tỷ lệ vốn góp. Quá nhiều nhà đầu tư đã quên mất rằng, họ không chỉ mua công cụ tài chính mà còn đang đầu tư vào công ty.

Do vậy, là nhà đầu tư thông minh, bạn hãy hỏi chính mình: cách sử dụng tốt nhất thu nhập của DN hiện nay là gì? Tự bản thân mình có khả năng sử dụng cổ tức để tái đầu tư mang lại tỷ suất sinh lợi cao hơn so với trường hợp công ty thực hiện tái đầu tư tất cả các thu nhập hay không? Câu trả lời hẳn nhiên là sẽ khác nhau giữa nhà đầu tư này với nhà đầu tư khác, giữa công ty này với công ty khác.

Cuối cùng, thuế có lẽ cũng là yếu tố cổ vũ bạn đầu tư vào cổ phần không cổ tức. Ở Bắc Mỹ, cổ tức bị đánh thuế hai lần, có nghĩa là các DN thực hiện việc chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế và sau đó các cổ đông lại một lần nữa phải nộp thuế trên thu nhập họ nhận được từ cổ tức. Chính vì chính sách thuế như vậy, nhiều công ty lớn chọn việc không chi trả cổ tức tiền mặt. Microsoft là một ví dụ điển hình: dù thừa khả năng chi trả cổ tức tiền mặt, họ đã chọn việc mua lại cổ phần và tái đầu tư. Có những khoảng thời gian rất dài Microsoft không hề thực hiện việc phân phối cổ tức. Mấy năm trở lại đây, Microsoft có thực hiện chi trả cổ tức nhưng không nhiều.

Ở Việt Nam, dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân đánh trên thu nhập từ chứng khoán vẫn là đề tài tốn không ít giấy mực của báo chí và sự quan tâm của dư luận. Đến ngày Luật đi vào hoạt động, rất có thể nhiều công ty để bảo vệ lợi ích cho các cổ đông và tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư sẽ hạn chế chi trả cổ tức tiền mặt, chuyển hình thức phân phối thu nhập cho cổ đông dưới hình thức khác.

Không ai có thể kết luận rằng, cổ phiếu không cổ tức kém hấp dẫn hơn cổ phiếu được chia cổ tức. Việc sở hữu một cổ phần không cổ tức vẫn có những lợi thế riêng. DN có thể không cần phải lo ngại khi quyết định chính sách cổ tức bằng 0 nếu thuyết phục được các cổ đông và nhà đầu tư của mình.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Có sóng!

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Mặc dù giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần, nhưng diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM tuần qua đã phát đi tín hiệu mới, củng cố phần nào niềm tin cho những người tâm huyết với thị trường đang trên đường tìm lại ánh sáng chói lói của một thời chưa xa.

Cả tuần có 4/5 phiên tăng điểm, nhất là hai phiên thứ Tư và thứ Năm tăng thật là tăng. Sẽ là một tuần đầy đặn nếu VN-Index tiếp tục giữ đà tăng điểm cho đến hết tuần, nhưng những gì đã thể hiện được cũng đủ giúp cho tâm trạng nhà đầu tư vui trở lại.

Tiếp sau phiên thứ Tư 19/9 tăng 11,05 điểm, VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm tích cực vào ngày thứ Năm 20/9. Với 80 mã chứng khoán tăng giá, 14 mã giảm giá và 23 mã đứng giá, VN-Index tăng thêm 17,39 điểm, tương đương 1,84%, vượt qua mức 960 điểm (sau nhiều ngày) để đạt 963,61 điểm.

Các cổ phiếu lớn trong phiên này đồng loạt tăng giá, tái khẳng định chắc chắn về vai trò "làm nên chuyện" của mình trong mọi trường hợp. Một điểm khác biệt nữa của thị trường so với những phiên "lình xình" trước đó là khối lượng và giá trị tăng vọt. Trong phiên khớp lệnh, khối khớp thành công của cả cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đạt gần 11 triệu đơn vị, giá trị xấp xỉ 900 tỷ đồng. Có cái gì đó hao hao như "hơi thở" của những phiên giao dịch sôi động hồi đầu năm.

Sang phiên cuối tuần, thứ Sáu 21/9, chỉ số thị trường sau đợt khớp lệnh mở cửa còn nhích thêm một chút, nhưng đóng cửa cuối ngày giảm nhẹ 4,94 điểm, tương đương 0,51%, xuống còn 958,67 điểm. Chung cuộc, toàn thị trường chỉ có 24 mã chứng khoán tăng giá, 72 mã giảm giá và 21 mã đứng giá.

STB sau 5 phiên tăng giá liên tiếp, góp công không nhỏ vào việc duy trì điểm số tăng của thị trường, đến hôm thứ Sáu có phiên giảm giá đầu tiên trong những hồi hộp liên quan đến việc cổ phần hóa và giá cổ phần của "anh cả" trong ngành ngân hàng là Vietcombank. Vai trò lớn được đặt lên vai của FPT với phiên hồi phục thứ ba liên tiếp, khi mà nhiều cổ phiếu lớn khác lại có một phiên bỏ lơi nhiệm vụ. Trong tuần, cổ phiếu mới VIC của CTCP Vincom chính thức gia nhập cuộc chơi chuyên nghiệp và có sự thể hiện không tồi khi tăng từ mức 125.000 đồng/cổ phiếu vào ngày 19/9 lên 137.000 đồng/cổ phiếu vào ngày cuối tuần 21/9 với lượng giao dịch tăng từ trên 300.000 cổ phiếu lên gần 800.000 cổ phiếu và hơn 1,2 triệu cổ phiếu.

Phiên giảm điểm cuối tuần vẫn có sự sôi động khiến niềm âu lo được giảm bớt khi dự đoán về những diễn biến tiếp theo của thị trường. Vẫn gần 11 triệu đơn vị chứng khoán được giao dịch khớp lệnh thành công với giá trị còn cao hơn phiên trước, lên đến 940 tỷ đồng.

Nhà đầu tư không còn quá kỳ vọng vào việc có thể lặp lại một giai đoạn thị trường đi lên theo chiều thẳng đứng. Tăng, giảm là điều bình thường, và tăng nhiều hơn giảm có nghĩa thị trường vẫn đi lên. Quan trọng nhất là thị trường bắt đầu có xu hướng chuyển động, bắt đầu có sóng…!


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

"Không có chủ trương sửa Chỉ thị 03"

By Công Ty Truyền Thông Số iGO

Đây là khẳng định của một quan chức Ngân hàng Nhà nước khi trả lời VnEconomy sáng nay, 24/9.

Đã ban hành và đi vào thực hiện nhưng Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN (về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế) vẫn là tâm điểm bàn luận của thị trường trong suốt hai tháng nay, trong đó có những tin đồn và hy vọng sẽ có sự điều chỉnh liên quan đến hạn mức dư nợ 3%.

Những tin đồn và hy vọng đó được đẩy cao trong tuần qua, khi nhiều nhà đầu tư gửi thư và gọi điện tới VnEconomy để tìm hiểu khả năng này. Báo chí cũng hy vọng sẽ có giải đáp cụ thể từ Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là trong một cơ hội tiếp xúc với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cuối tuần qua.

Thế nhưng hiện nhiều câu hỏi vẫn còn để ngỏ. Trước hết, đó là khả năng một số ngân hàng sẽ không kịp hồi vốn về 3% theo Chỉ thị vào cuối năm nay; khi đó, hướng xử lý sẽ như thế nào?

Thứ hai, tin đồn về khả năng nới rộng hạn mức 3% ít nhiều đang tác động đến tâm lý nhà đầu tư vẫn đang cần một phản hồi chính thức từ cơ quan quản lý. Mới nhất, một số nguồn tin đề cập đến khả năng "dù sớm hay muộn cũng sẽ phải sửa đổi", càng thắp thêm hy vọng với nhiều nhà đầu tư, cũng như với một số ngân hàng đang có dư nợ loại này cao.

Trước những tin đồn này, một quan chức Ngân hàng Nhà nước từ chối bình luận khi trả lời VnEconomy, ngoài khẳng định "hiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương sửa đổi Chỉ thị 03".

Nếu Chỉ thị 03 tiếp tục giữ nguyên các quy định từ nay đến cuối năm, liệu đà phục hồi của thị trường chứng khoán có tiếp tục bị níu kéo? Những phiên giao dịch gần đây cho thấy lực của thị trường vẫn rất lớn; nhà đầu tư đang trở lại và thị trường đang hướng tới những phiên sôi động gần 1.000 tỷ đồng giá trị giao dịch.

Trong một khảo sát của VnEconomy mới đây, kết quả cho thấy phần lớn nhà đầu tư vẫn đang chủ động nguồn vốn của mình. Chỉ 14% trong số 3.200 ý kiến tham gia cho rằng vốn của họ đang phụ thuộc ở nguồn vay ngân hàng thương mại.

Chỉ thị 03 là văn bản được xây dựng và ban hành theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, được sự đồng thuận của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia (theo nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy).

Bởi vậy, vẫn có một số ý kiến lo ngại việc văn bản vừa được thực hiện, nếu thay đổi ngay sẽ tạo tiền lệ xấu trong công tác điều hành, nhất là khi có ảnh hưởng lớn tới một thị trường nhạy cảm là chứng khoán.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) và cổ phiếu phát hành riêng lẻ là hai công cụ huy động vốn được khối công ty đại chúng nói chung và DN niêm yết nói riêng quan tâm, nhất là trong bối cảnh TTCK có sự giằng co như hiện nay.

Tuy nhiên, việc sử dụng 2 công cụ này để huy động vốn hiện hoàn toàn tách bạch với diễn biến giá cổ phiếu và điều này đặt ra hai vấn đề: một là, nhà đầu tư phải đối diện với nguồn cung lớn cổ phiếu khi số TPCĐ được chuyểnthành cổ phiếu hoặc khi số cổ phiếu phát hành riêng lẻ được đưa vào giao dịch; hai là Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn hiện chưa đề cập đến cơ chế điều chỉnh giá cổ phiếu khi DN thực hiện phát hành theo 2 hình thức trên.

TPCĐ: giải pháp tránh "pha loãng" tức thời

TPCĐ là một loại trái phiếu DN có thể chuyển đổi thành cổ phiếu theo tỷ lệ và thời điểm chuyển đổi xác định tại thời điểm phát hành. Ưu điểm lớn nhất của loại trái phiếu này là khả năng huy động vốn mà không làm "pha loãng" (dilute) số cổ phiếu đang lưu hành. Việc áp dụng công cụ này đặc biệt có hiệu quả với các DN trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng để đáp ứng yêu cầu về an toàn tài chính hoặc đối với những DN muốn đầu tư cho các dự án dài hạn. Khi đó, thời điểm thực hiện chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu thường là lúc nguồn vốn thu được từ đợt phát hành bước vào giai đoạn sinh lời.

TPCĐ là công cụ hữu ích và linh hoạt cho DN khi muốn huy động vốn, tuy nhiên, với nhà đầu tư, việc mua cổ phiếu của DN có TPCĐ sẽ phải đối diện với một số rủi ro. Ngoài những rủi ro thông thường liên quan đến giá và tỷ lệ chuyển đổi, một rủi ro nữa là rủi ro không nắm giữ trái phiếu tại thời điểm thực hiện chuyển đổi (đối với các nhà đầu tư mua cổ phiếu của DN sau khi DN đã phát hành TPCĐ, nên đã không được mua TPCĐ trước đó).

Hiện nay, trong số các DN đang niêm yết, có CII đã thực hiện phát hành TPCĐ (UBCK đã công nhận kết quả đợt phát hành thành công thu 188,733 tỷ đồng vào ngày 28/09/2006). Việc phát hành TPCĐ ngay lập tức không làm điều chỉnh mức lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) của DN (do số cổ phiếu vẫn như cũ), nhưng đến thời điểm DN phải chuyển đổi TPCĐ thành cổ phiếu thì EPS sẽ bị điều chỉnh giảm (vì số cổ phiếu tăng lên). Chính vì vậy, để công bằng và tránh gây thiệt hại cho nhà đầu tư mới, một nguyên tắc chung là giá cổ phiếu của các cổ đông tại thời điểm phát hành phải được điều chỉnh giảm, dù theo cơ chế thị trường hay có sự can thiệp từ cơ quan quản lý.

Điều đáng nói là không phải mọi nhà đầu tư đều có thông tin đầy đủ liên quan đến việc phát hành TPCĐ trong quá khứ cũng như ý thức được mức độ ảnh hưởng của công cụ TPCĐ. Thực tế, một số DN đã phát hành TPCĐ trước khi lên sàn, nên những nhà đầu tư mới có thể bị bất ngờ nếu bản thân DN niêm yết không đưa ra chỉ số EPS điều chỉnh dự báo có tính toán đến tình huống thực hiện quyền chuyển đổi của trái chủ.

Phát hành cổ phiếu riêng lẻ: giá cao cổ đông cũ được lợi, giá thấp cổ đông cũ bị thiệt

Xu hướng chào bán riêng lẻ (thường là bán cho cổ đông chiến lược) thời gian qua không những khắc phục được việc ế ẩm bán đấu giá cổ phần của DN niêm yết mà còn giúp DN tìm được sự hỗ trợ về mặt công nghệ, tài chính, quản trị nếu họ chọn được những cổ đông chiến lược đúng nghĩa. Tuy nhiên, đó là nói về dài hạn, còn trong ngắn hạn, việc chào bán riêng lẻ sẽ ngay lập tức làm cho vốn điều lệ của DN tăng lên, trong khi lợi nhuận chưa kịp tăng tương ứng, nên có thể dẫn tới điều chỉnh giảm chỉ số EPS.

Hiện nay, với cổ phiếu niêm yết, việc phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu được điều chỉnh vào thị giángay vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Tuy nhiên, việc bán cho các đối tác theo hình thức phát hành riêng lẻ dù với giá nào, cũng không có sự điều chỉnh vào thị giá cổ phiếu tương ứng. Như vậy, nếu phát hành riêng lẻ mà DN bán được cổ phiếu với giá cao hơn thị giá thì cổ đông cũ được lợi, nhưng nếu giá bán thấp hơn thị giá (mà trường hợp này là phổ biến), thì cổ đông cũ có phần thiệt thòi.

Khoảng trống pháp lý

Hiện tại, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn chưa có sự điều chỉnh về giá cổ phiếu niêm yết khi DN phát hành TPCĐ hay phát hành riêng lẻ. Theo một số chuyên gia, trên thế giới, việc DN chào bán TPCĐ hay chào bán cổ phần riêng lẻ không cần thiết phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý về điều chỉnh giá trên sàn, bởi thị trường sẽ tự điều chỉnh về mức giá tương đối hợp lý, theo quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường trong trường hợp này chỉ phát huy tác dụng khi có hai yếu tố: nhận thức của nhà đầu tư và biên độ dao động giá đủ lớn. Với cả hai nghiệp vụ trên, nhà đầu tư sẽ tự hiểu rằng, chỉ số EPS của DN phải tính toán đến cả số cổ phiếu tương lai (đối với trường hợp DN phát hành TPCĐ) hoặc mức độ pha loãng do DN phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Ở Việt Nam hiện nay, do biên độ dao động giá còn nhỏ, nên khả năng thị trường tự điều tiết giá là không cao, hoặc phải cần thời gian dài mới có thể điều chỉnh về giá hợp lý. Theo Phó tổng giám đốc HOSE, ông Lê Nhị Năng, sắp tới, Sở sẽ trình UBCK văn bản về việc điều chỉnh giá liên quan đến việc DN phát hành TPCĐ. "Hiện có một số DN đã phát hành TPCĐ như: SSI, ACB..., nhưng thời điểm phát hành là khi DN chưa niêm yết, do vậy thị trường sẽ tự điều chỉnh giá. Trong thời gian tới khi có quy định của UBCK, những cách phát hành như vậy sẽ nằm trong giới hạn kiểm soát", ông Năng nói. Tuy nhiên, một quan chức khác của HOSE thì cho rằng, việc điều chỉnh giá khi DN phát hành TPCĐ không có tiền lệ trên thế giới và khó khăn thực sự ở chỗ: DN và Sở không thể biết trước được tại thời điểm thực hiện chuyển đổi, có bao nhiêu phần trăm các nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền này? Chính vì vậy, đây thực sự là vấn đề khó khăn của cơ quan quản lý.

Với trường hợp phát hành cổ phiếu riêng lẻ, đặc biệt là phát hành cho cổ đông chiến lược trong thời gian vừa qua chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật DN. Bà Vũ Kim Dung, Phó ban Quản lý phát hành, UBCK cho biết: "Sở và Trung tâm GDCK chưa thực hiện điều chỉnh giá khi DN phát hành cổ phiếu riêng lẻ, nhưng Ủy ban sẽ sớm đưa ra khung điều chỉnh giá đối với cách phát hành này". Việc điều chỉnh sẽ được đề cập tại Thông tư chỉnh sửa, bổ sung Thông tư 18/2007/BTC (hiện đang được lấy ý kiến đóng góp). Còn theo ông Nguyễn Sơn, Phó Ban phát triển thị trường, UBCK thì cơ quan này đangxây dựng Nghị định điều chỉnh phát hành riêng lẻ để trình Chính phủ thời gian tới.

Hiện nay, khi chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh giá khi DN phát hành TPCĐ hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ, việc ra quyết định đầu tư cần thiết phải được cân nhắc kỹ lưỡng, để tránh rủi ro do tìm hiểu thông tin không đầy đủ.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Tuần qua, sàn Hà Nội tăng mạnh cả về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Mặc dù hai phiên cuối tuần HASTC-Index giảm nhẹ, nhưng có thể thấy, thị trường đã thật sự thoát khỏi thời kỳ suy thoái và đang hình thành một xu thế mới có biên độ dao động sẽ lớn hơn.

HASTC-Index tăng đột biến

Ðỉnh cao là phiên giao dịch ngày 19-9, HASTC-Index tăng 7,96 điểm. Có tới 71 mã cổ phiếu (CP) tăng giá. Trong phiên này, KLGD của thị trường tăng 110,03% so với phiên trước, đạt 2,715 triệu CP, giá trị giao dịch lên đến 222,636 tỷ đồng. Ðây là phiên giao dịch đầu tiên của SCJ (CP của Công ty cổ phần xi-măng Sài Sơn). Mặc dù là CP xi-măng thứ năm trên sàn Hà Nội và có quy mô không lớn, nhưng trong phiên chào sàn, đã có 208.200 CP được giao dịch với mức tăng giá rất mạnh 25.000đồng/CP. Ðây cũng là một minh chứng cho thấy, CP ngành xây dựng, vật liệu xây dựng vẫn giữ vai trò chủ chốt trên sàn Hà Nội.

Như vậy, tính đến ngày 19-9, HASTC-Index đã tăng 10 phiên liên tiếp với mức tăng khá cao, hơn 23 điểm. Mặc dù đã được dự báo từ tuần trước đó khi cả chỉ số HASTC-Index lẫn khối lượng giao dịch (KLGD) tăng nhẹ đều đều qua từng phiên, nhưng việc HASTC-Index tăng đột biến trong hai ngày 18-9 và 19-9 đã vượt quá dự đoán của nhiều nhà đầu tư (NÐT) cũng như chuyên gia.

Thị trường sẽ đảo chiều?

Sau 10 phiên tăng liên tiếp, hai phiên cuối tuần (ngày 20-9 và 21-9), sàn Hà Nội có sự điều chỉnh. HASTC-Index giảm nhẹ 3,03 điểm và 1,11 điểm. Cùng với một loạt mã CP đảo chiều giảm giá trong hai phiên cuối tuần, nhiều NÐT lo ngại rằng, tuần tới, có thể thị trường sẽ giảm mạnh. Tuy nhiên, điều này rất ít khả năng xảy ra. Bởi vì, HASTC-Index chỉ giảm ở mức nhẹ tập trung chủ yếu ở những CP có giá thị trường nhỏ và KLGD của thị trường vẫn còn ở mức cao gần 2 triệu CP/phiên. Trong các phiên, dư mua vẫn cao hơn dư bán.

Trên các sàn giao dịch, nhìn chung NÐT vẫn còn tâm lý hào hứng, ít người bán vội CP đi khi thị trường điều chỉnh. Phần đông vẫn giữ CP đợi thị trường đi lên và tìm mua vào những CP ở mức giá hợp lý. Một nguyên nhân khiến HASTC-Index chững lại là bởi nhiều NÐT đã đầu cơ theo hình thức lướt sóng, bán CP đi khi cho rằng giá đã sắp ở mức đỉnh.

Trong hai phiên cuối tuần, hầu hết CP "họ" Sông Ðà giảm giá. Trong đó giảm mạnh nhất là SSS, dừng ở mức 56.700 đồng/CP. Tuy nhiên, sự điều chỉnh về giá của nhóm CP này là một biểu hiện bình thường, không có gì nghiêm trọng. Một nguyên nhân khiến nhóm CP này kém "nhiệt" là bởi tuần qua, thị trường đổ dồn vào hai CP chào sàn là CSJ và PVS. Ðiều này cho thấy, sức cầu trên sàn Hà Nội vẫn rất lớn, luôn sẵn sàng chào đón những CP có chất lượng.

Trong tuần tới, có thể thị trường sẽ tiếp tục điều chỉnh nhẹ, nhưng xu thế tăng giá vẫn khá chắc chắn, nhưng chỉ số HASTC-Index sẽ không có sự tăng đột biến. Với diễn biến này, rất khó để NÐT đưa ra dự báo chính xác nên lời khuyên của các chuyên gia là nên tập trung vào những CP blue-chip và kiên trì, không vội vàng bán CP ra khi thị trường giảm vài ba phiên.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Các chuyên gia đang giải mã nguyên nhân giá chứng khoán (CK) tăng lại. Người thì cho rằng có nhiều phân tích tích cực về thị trường CK, kể cả tư vấn đã đến lúc mua vào. Có ý kiến cho rằng do cộng hưởng của giá CK thế giới đang lên điểm mạnh. Số đông thì khẳng định cuối năm đã đến mùa của CK...

Sau cơn mưa trời lại sáng. Giá CK đã xuống "sàn". Trong tháng tám, VN-Index "cò cưa" ở mức thấp, hầu hết nhà đầu tư đều có chung nhận định giá rẻ quá. Một số đã mua vào nhưng phần lớn vẫn chưa chịu động thủ. Vì sao lại chịu bỏ qua cơ hội? Những nhà đầu tư này cho biết thấy "đáy" nhưng chưa thấy "đỉnh" nên chưa mua. Vì thế, cơn mưa đã đi qua nhưng mây vẫn vần vũ, chưa chịu rời khỏi thị trường.

Giờ đây, nhà đầu tư đã cởi bỏ được tâm lý "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Nhưng họ không quá vồn vã mà vẫn "e ấp". Vì thế khả năng VN-Index đi "răng cưa" nhiều hơn là thẳng tiến.


© Copyright 2007 by Intellasia.net

 

Quảng cáo

Nuoc hoa - Mua ban perfume nhà cung cấp nước hoa, mỹ phẩm chính hiệu giá sỉ. Đảm bảo nước hoa thật 100%.

Nuoc hoa nam | Nuoc hoa nu | My pham | Nuoc hoa gia re

Quảng Bá Website

Quản Trị Website

Thương Mại Điện Tử

Câu Chuyện Doanh Nhân

Công Ty Truyền Thông Số iGO

Khách Thăm Trong Ngày