Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Đầu tư chứng khoán không chỉ cần có kiến thức về tài chính, mà điều quan trọng là cần nhạy bén và có khả năng phân tích tổng hợp. Đối với các chuyên gia “lão luyện” trên thị trường chứng khoán, rủi ro và thua lỗ trong đầu tư cổ phiếu là điều không thể chấp nhận được. Và để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, một trong số các công thức thành công của những nhà đầu tư chuyên nghiệp mà bạn nên áp dụng là thường xuyên kiểm tra và phân tích chỉ số giá cổ phiếu trên thị trường.
Lúc sinh thời, nhà bác học nổi tiếng bậc nhất thế kỷ XX Albert Enstein, cha đẻ của thuyết tương đối, đã được nhận danh hiệu “Người có bộ óc độc đáo và thông minh nhất hành tinh”. Nhưng cho đến cuối đời, Albert Enstein vẫn không hết ngạc nhiên về sự kỳ diệu của các lãi suất và những tính toán “rắc rối” trên thị trường chứng khoán. Chỉ số giá cổ phiếu sẽ là một trong những sự phức tạp đến khó hiểu đối với những người muốn tìm hiểu về các thông tin đầu tư chứng khoán
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin rất quan trong đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi nó thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Tất cả các thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn. Giá bình quân thời kỳ gốc thường được lấy là 100 hoặc 1.000. Ví dụ, khi thông báo về thị trường chứng khoán đề cập đến chỉ số giá chứng khoán Hàn Quốc KOSPI ngày 9/1/2003 là 440.78 điểm, tức là ngụ ý nói về chỉ số giá cổ phiếu của ngày này so với gốc đã chọn là ngày 4/1/1980 với giá gốc là 100. So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau, ta được mức biến đổi giá giữa hai thời điểm đó. Nếu trị giá chỉ số KOSPI ngày 10/1/2003 là 445.28, có nghĩa là thị trường Hàn Quốc đã có dấu hiệu phục hồi với chỉ số KOSPI đã tăng 5.5 điểm trong ngày. Nếu đem con số này so sánh với giá đóng cửa hôm trước và nhân với 100, ta sẽ có sự biến đổi theo % (5.5/440.78) x 100 = 1.25%).
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho từng cổ phiếu và được niêm yết trên báo chí: có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia, như chỉ số giá Hangseng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA) hoặc cho trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu á (HSAI), chỉ số Dow Joness quốc tế (DJWSI)…
Một số yếu tố sau cũng thường được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và thông báo rộng rãi: chỉ số giá ngày nào đó, ngày đó so với ngày trước đó, so với đầu năm; chỉ số giá cao nhất, thấp nhất trong năm, số cổ phiếu có chỉ số tăng trong kỳ và giảm trong kỳ và phân tích biến động theo ngành… Một số chỉ số giá chứng khoán thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Nhật Bản
Chỉ số NIKKEI 225: là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch Osaka do Thời báo kinh tế Nhật tính toán và công bố. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số NIKKEI Dow vì phương pháp tính của nó như phương pháp tính các chỉ số DowJones.
Chỉ số TOPIX: chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán quan trọng niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Anh
Chỉ số FT-30: là chỉ số giá 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của thị trường chứng khoán London. Chỉ số này được công bố mỗi giờ kể từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và tại thời điểm đóng cửa sở giao dịch chứng khoán London. Thời gian gốc là năm 1935 với trị giá gốc là 100.
Chỉ số FT-100: là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984 với trị giá gốc là 1.000.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones nói chung được hiểu là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York, một thị trường lớn nhất thế giới hiện nay, là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average).
Chỉ số DJIA: là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do ông Charles H.Dow, cùng với công ty mang tên ông, thu thập giá đóng cửa của chứng khoán để tính ra và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896. Ban đầu, công ty chỉ tính giá bình quân của 12 cổ phiếu. Ngày tính đầu tiên là ngày 26/5/1896 với mức giá bình quân ngày này là 40.94 USD. Năm 1916, ông mở rộng ra 20 cổ phiếu và năm 1928 tăng lên 30 cổ phiếu. Số lượng này được giữ vững cho đến ngày nay. Nhóm Top 30 này thường xuyên có sự thay đổi. Khi công ty nào sa sút đến độ không đủ tiêu chuẩn để có thể được xếp vào Top 30 của các cổ phiếu Blue Chip, công ty đó lập tức sẽ bị thay thế bằng một công ty khác đang trên đà tăng trưởng. Công ty duy nhất luôn có mặt trong Top 30 kể từ buổi sơ khai của thị trường chứng khoán là General Electric.
Chỉ số DJTA: được công bố lần đầu tiên vào ngày 26/10/1896. Cho đến 2/1/1970, chỉ số này vẫn mang tên chỉ số công nghiệp đường sắt, vì trong khoảng thời gian này, ngành đường sắt phát triển rất mạnh và đường sắt chính là phương tiện vận tải chủ yếu. Chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu của 20 công ty vận tải, đại diện cho ngành đường sắt, đường thuỷ và hàng không, được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Từ năm 1970 đến nay, chỉ số này trở thành một bộ phận của chỉ số DowJones. Mặc dù đã sát nhập với Dow Jones và không có mặt trên thị trường chứng khoán, nhưng một số các công ty thuộc ngành đường sắt Mỹ vẫn tính toán định kỳ chỉ số DJTA cho riêng mình nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trong nội bộ ngành.
Chỉ số DJUA: là chỉ số ngành dịch vụ công cộng, được công bố trên Wall Street Journal từ tháng 1 năm 1929. Chỉ số này được tính từ giá đóng cửa chứng khoán của 15 công ty lớn nhất trong ngành khí đốt và điện.
Tuy chỉ có 65 cổ phiếu nhưng khối lượng giao dịch của chúng chiếm đến hơn 3/4 khối lượng của thị trường chứng khoán New York, vì thế, chỉ số Dow Jones thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số giá chứng khoán nói chung, chỉ số Dow Jones nói riêng, được coi là nhiệt kế để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội. Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, giá chứng khoán nói riêng, hay giá của thị trường nói chung, đều là kết quả được tổng hợp từ hàng loạt yếu tố như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường đầu tư... nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi, các dấu hiệu tăng trưởng của nền kinh tế mới chỉ thấp thoáng ở xa, mức lạc quan của nhà đầu tư đã có thể rất cao và họ đua nhau đi mua chứng khoán, đẩy giá lên cao. Ngược lại, có thể tình hình chưa đến nỗi tồi tệ, nhưng mọi người đã hoảng hốt bán ra ồ ạt làm giá chứng khoán giảm mạnh. Ví dụ, cách đây chưa đầy 2 tháng, sau khi có tin cơn bão Katrina đe doạ hoạt động công nghiệp khai thác dầu tại Vịnh Mêheco, chỉ số Down Jones đã giảm gần 76 điểm. Nguyên nhân là các nhà đầu tư đã bán ra một số lượng cổ phiếu khá lớn vì lo ngại các cổ phiếu công nghiệp sẽ mất giá sau khi cơn bão đi qua. Nhưng trên thực tế, không có cổ phiếu công nghiệp nào sụt giảm cả, bởi vì các công ty đã chủ động đối phó kịp thời với cơn bão.
Quả thật, kinh doanh chứng khoán không phải là việc đơn giản và thị trường chứng khoán không phải là chỗ cho những “tay mơ”, bởi vì rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào mà ngay cả những người dù có kinh nghiệm đến đâu cũng khó tránh khỏi. Để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, một trong những lời khuyên của các nhà đầu tư lão luyện là bạn nên luôn theo dõi sát sao các chỉ số giá cổ phiếu trong ngày.
(Tổng hợp)
Lúc sinh thời, nhà bác học nổi tiếng bậc nhất thế kỷ XX Albert Enstein, cha đẻ của thuyết tương đối, đã được nhận danh hiệu “Người có bộ óc độc đáo và thông minh nhất hành tinh”. Nhưng cho đến cuối đời, Albert Enstein vẫn không hết ngạc nhiên về sự kỳ diệu của các lãi suất và những tính toán “rắc rối” trên thị trường chứng khoán. Chỉ số giá cổ phiếu sẽ là một trong những sự phức tạp đến khó hiểu đối với những người muốn tìm hiểu về các thông tin đầu tư chứng khoán
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin rất quan trong đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi nó thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Tất cả các thị trường chứng khoán đều xây dựng hệ thống chỉ số giá cổ phiếu cho riêng mình.
Chỉ số giá cổ phiếu là thông tin thể hiện giá chứng khoán bình quân hiện tại so với giá bình quân thời kỳ gốc đã chọn. Giá bình quân thời kỳ gốc thường được lấy là 100 hoặc 1.000. Ví dụ, khi thông báo về thị trường chứng khoán đề cập đến chỉ số giá chứng khoán Hàn Quốc KOSPI ngày 9/1/2003 là 440.78 điểm, tức là ngụ ý nói về chỉ số giá cổ phiếu của ngày này so với gốc đã chọn là ngày 4/1/1980 với giá gốc là 100. So sánh giá trị chỉ số giữa hai thời điểm khác nhau, ta được mức biến đổi giá giữa hai thời điểm đó. Nếu trị giá chỉ số KOSPI ngày 10/1/2003 là 445.28, có nghĩa là thị trường Hàn Quốc đã có dấu hiệu phục hồi với chỉ số KOSPI đã tăng 5.5 điểm trong ngày. Nếu đem con số này so sánh với giá đóng cửa hôm trước và nhân với 100, ta sẽ có sự biến đổi theo % (5.5/440.78) x 100 = 1.25%).
Chỉ số giá cổ phiếu được tính cho từng cổ phiếu và được niêm yết trên báo chí: có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia, như chỉ số giá Hangseng của Hồng Kông, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp của Hàn Quốc (KOSPI); có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành, như chỉ số giá cổ phiếu ngành công nghiệp của Mỹ (DJIA) hoặc cho trường quốc tế như chỉ số Hangseng Châu á (HSAI), chỉ số Dow Joness quốc tế (DJWSI)…
Một số yếu tố sau cũng thường được thống kê, tổng hợp đối với chỉ số giá và thông báo rộng rãi: chỉ số giá ngày nào đó, ngày đó so với ngày trước đó, so với đầu năm; chỉ số giá cao nhất, thấp nhất trong năm, số cổ phiếu có chỉ số tăng trong kỳ và giảm trong kỳ và phân tích biến động theo ngành… Một số chỉ số giá chứng khoán thường được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Nhật Bản
Chỉ số NIKKEI 225: là chỉ số tổng hợp cổ phiếu với quyền số giá cả của 225 cổ phiếu thuộc sở giao dịch chứng khoán Tokyo và 250 cổ phiếu thuộc sở giao dịch Osaka do Thời báo kinh tế Nhật tính toán và công bố. Chỉ số này còn được gọi là chỉ số NIKKEI Dow vì phương pháp tính của nó như phương pháp tính các chỉ số DowJones.
Chỉ số TOPIX: chỉ số này tính cho tất cả chứng khoán quan trọng niêm yết tại thị trường chứng khoán Tokyo. Thời điểm gốc là 4/1/1968 với giá trị gốc là 100.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Anh
Chỉ số FT-30: là chỉ số giá 30 cổ phiếu công nghiệp hàng đầu của thị trường chứng khoán London. Chỉ số này được công bố mỗi giờ kể từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều và tại thời điểm đóng cửa sở giao dịch chứng khoán London. Thời gian gốc là năm 1935 với trị giá gốc là 100.
Chỉ số FT-100: là chỉ số giá của 100 cổ phiếu hàng đầu tại Sở giao dịch chứng khoán London. Ngày gốc là 3/1/1984 với trị giá gốc là 1.000.
Các chỉ số của thị trường chứng khoán Mỹ
Chỉ số Dow Jones nói chung được hiểu là chỉ số giá chứng khoán bình quân của thị trường chứng khoán New York, một thị trường lớn nhất thế giới hiện nay, là chỉ số giá chung của 65 chứng khoán đại diện, thuộc nhóm hàng đầu (Blue chip) trong các chứng khoán được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Chỉ số Dow Jones bao hàm 3 chỉ số thuộc 3 nhóm ngành: công nghiệp DJIA (Dow Jones Industrial Average), vận tải DJTA (Dow Jones Transportation Average) và dịch vụ DJUA (Dow Jones Utilities Average).
Chỉ số DJIA: là chỉ số lâu đời nhất ở Mỹ do ông Charles H.Dow, cùng với công ty mang tên ông, thu thập giá đóng cửa của chứng khoán để tính ra và công bố trên Wall Street Journal từ năm 1896. Ban đầu, công ty chỉ tính giá bình quân của 12 cổ phiếu. Ngày tính đầu tiên là ngày 26/5/1896 với mức giá bình quân ngày này là 40.94 USD. Năm 1916, ông mở rộng ra 20 cổ phiếu và năm 1928 tăng lên 30 cổ phiếu. Số lượng này được giữ vững cho đến ngày nay. Nhóm Top 30 này thường xuyên có sự thay đổi. Khi công ty nào sa sút đến độ không đủ tiêu chuẩn để có thể được xếp vào Top 30 của các cổ phiếu Blue Chip, công ty đó lập tức sẽ bị thay thế bằng một công ty khác đang trên đà tăng trưởng. Công ty duy nhất luôn có mặt trong Top 30 kể từ buổi sơ khai của thị trường chứng khoán là General Electric.
Chỉ số DJTA: được công bố lần đầu tiên vào ngày 26/10/1896. Cho đến 2/1/1970, chỉ số này vẫn mang tên chỉ số công nghiệp đường sắt, vì trong khoảng thời gian này, ngành đường sắt phát triển rất mạnh và đường sắt chính là phương tiện vận tải chủ yếu. Chỉ số DJTA bao gồm 20 cổ phiếu của 20 công ty vận tải, đại diện cho ngành đường sắt, đường thuỷ và hàng không, được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York. Từ năm 1970 đến nay, chỉ số này trở thành một bộ phận của chỉ số DowJones. Mặc dù đã sát nhập với Dow Jones và không có mặt trên thị trường chứng khoán, nhưng một số các công ty thuộc ngành đường sắt Mỹ vẫn tính toán định kỳ chỉ số DJTA cho riêng mình nhằm đánh giá thực trạng hoạt động trong nội bộ ngành.
Chỉ số DJUA: là chỉ số ngành dịch vụ công cộng, được công bố trên Wall Street Journal từ tháng 1 năm 1929. Chỉ số này được tính từ giá đóng cửa chứng khoán của 15 công ty lớn nhất trong ngành khí đốt và điện.
Tuy chỉ có 65 cổ phiếu nhưng khối lượng giao dịch của chúng chiếm đến hơn 3/4 khối lượng của thị trường chứng khoán New York, vì thế, chỉ số Dow Jones thường phản ánh đúng xu thế biến động giá của thị trường chứng khoán Mỹ.
Chỉ số giá chứng khoán nói chung, chỉ số Dow Jones nói riêng, được coi là nhiệt kế để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội. Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, giá chứng khoán nói riêng, hay giá của thị trường nói chung, đều là kết quả được tổng hợp từ hàng loạt yếu tố như: các yếu tố kinh tế vĩ mô, các yếu tố của môi trường đầu tư... nhất là yếu tố tâm lý của người đầu tư. Nhiều khi, các dấu hiệu tăng trưởng của nền kinh tế mới chỉ thấp thoáng ở xa, mức lạc quan của nhà đầu tư đã có thể rất cao và họ đua nhau đi mua chứng khoán, đẩy giá lên cao. Ngược lại, có thể tình hình chưa đến nỗi tồi tệ, nhưng mọi người đã hoảng hốt bán ra ồ ạt làm giá chứng khoán giảm mạnh. Ví dụ, cách đây chưa đầy 2 tháng, sau khi có tin cơn bão Katrina đe doạ hoạt động công nghiệp khai thác dầu tại Vịnh Mêheco, chỉ số Down Jones đã giảm gần 76 điểm. Nguyên nhân là các nhà đầu tư đã bán ra một số lượng cổ phiếu khá lớn vì lo ngại các cổ phiếu công nghiệp sẽ mất giá sau khi cơn bão đi qua. Nhưng trên thực tế, không có cổ phiếu công nghiệp nào sụt giảm cả, bởi vì các công ty đã chủ động đối phó kịp thời với cơn bão.
Quả thật, kinh doanh chứng khoán không phải là việc đơn giản và thị trường chứng khoán không phải là chỗ cho những “tay mơ”, bởi vì rủi ro có thể ập đến bất cứ lúc nào mà ngay cả những người dù có kinh nghiệm đến đâu cũng khó tránh khỏi. Để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất, một trong những lời khuyên của các nhà đầu tư lão luyện là bạn nên luôn theo dõi sát sao các chỉ số giá cổ phiếu trong ngày.
(Tổng hợp)
0 Responses to Các chỉ số chứng khoán "nói" gì?
Something to say?