Nhiều cổ đông lớn “quên” công bố thông tin
By Công Ty Truyền Thông Số iGO
Gần đây xảy việc ra nhiều trường hợp cổ đông lớn, quan trọng (VIP) của các công ty cổ phần đã âm thầm bán chứng khoán mà không thông báo theo qui định đã ít nhiều ảnh hưởng đến lòng tin của các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nhỏ...
Cuối tháng 8, ông Phạm Đình Lâm - thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần Nhựa xây dựng Đồng Nai - đã phải gửi văn bản cho Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) để giải trình, xin... “nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm”. Trước đó, ông Lâm đã giao dịch cổ phiếu nhưng lại “quên” công bố thông tin theo qui định.
Dồn dập... “quên”
Đây chỉ là một trong bốn vụ vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ diễn ra trong tháng tám, được HOSE phát hiện và yêu cầu các “đương sự” giải trình. Cũng như ông Lâm, cả ba trường hợp còn lại là ông Vũ Xuân Dũng, “người nhà” của ông Vũ Xuân Cường - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, bà Đặng Thị Xuân Hương - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex, và bà Trần Thị Thu Hồng - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn, cũng đều “nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm”!
Các vụ “quên” này không phải bây giờ mới có. Thế nhưng gần đây, trong bối cảnh giá chứng khoán có chiều hướng giảm, số vụ vi phạm lại nhiều hơn, bình quân 4-5 trường hợp/tháng. Trong đó không ít trường hợp là các VIP ở những công ty “thâm niên” trên sàn, chưa kể nhiều VIP trong cùng một công ty niêm yết vi phạm.
Cổ đông nhỏ “ức”!
Anh Đức Hùng - một nhà đầu tư tại sàn ACBS - khá bức xúc khi cho rằng việc các VIP âm thầm bán ra chứng khoán mà “quên” công bố thông tin là không lành mạnh. Do đó, không thể chỉ “nhắc nhở” hay yêu cầu “đương sự” cam kết “không tái phạm” rồi bỏ qua.
Theo anh Hùng, tất cả thông tin liên quan đến công ty niêm yết đều có thể gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán, trong đó có thông tin mua hay bán chứng khoán của các VIP. Đây là những người đầu tiên nắm được các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị.
Một chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư nhìn vào động thái của các VIP để quyết định mua hay bán chứng khoán. “nhà đầu tư bán cổ phiếu FPT trong tháng bảy vừa qua, sau khi một số VIP của đơn vị này đăng ký bán cổ phiếu FPT cho thấy sức nặng thông tin giao dịch của các VIP...” - vị chuyên gia này nói. Theo anh Huỳnh Đức - nhà đầu tư tại sàn SSI, phần lớn các VIP bán ra chứng khoán trong thời điểm nhạy cảm, do đó các nhà đầu tư mua ở thời điểm này có thể bị thiệt hại.
Nặng mới phạt
Giữa tháng 8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ra quyết định buộc hàng loạt VIP phải nộp phạt lên tới 10 triệu đồng với lỗi không công bố thông tin giao dịch nội bộ.
Trước đó, các VIP này cũng đã được HOSE nhắc nhở. Ông Lê Nhị Năng - Phó tổng giám đốc HOSE - cho biết thẩm quyền xử phạt các trường hợp này thuộc SSC. Các trường hợp vi phạm đều được HOSE báo cáo lên SSC sau khi có văn bản nhắc nhở các “đương sự”, đồng thời yêu cầu các “đương sự” giải trình và cam kết không tái phạm.
Một quan chức SSC cũng cho biết tất cả trường hợp vi phạm trên thị trường chứng khoán, trong đó có chuyện vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ của các VIP đều được thanh tra của SSC kiểm tra và xử lý. Tùy theo mức độ vi phạm, thanh tra của SSC mới quyết định xử phạt bằng tiền hay nhắc nhở.
Theo vị quan chức này, chỉ những trường hợp có dấu hiệu giao dịch nội gián hoặc cố tình không công bố thông tin mới bị phạt nặng. Các trường hợp còn lại có thể do không cố ý hoặc thiếu hiểu biết thì chỉ nhắc nhở.
Phải chuyên nghiệp hơn
Theo một số chuyên gia chứng khoán, không thể cho rằng vì không biết để giải thích cho những hành vi vi phạm vì có công ty có đến 2-3 VIP cùng vi phạm.
“Trong trường hợp vi phạm là “vô tình” hoặc do “thiếu hiểu biết” thì các công ty niêm yết cũng phải xem xét lại cơ chế công bố thông tin vì bộ phận này hoạt động không chuyên nghiệp”, ông Huỳnh Anh Tuấn - Công ty Chứng khoán ACBS - nói. Vì theo qui định, bộ phận công bố thông tin phải thực hiện trách nhiệm phổ biến, giải thích rõ cho các đối tượng nằm trong diện bắt buộc công bố thông tin hiểu và tuân thủ nghĩa vụ này.
Thế nhưng, nhiều công ty niêm yết hiện nay giao cho chủ tịch hội đồng quản trị hoặc một người trong ban giám đốc giữ nhiệm vụ công bố thông tin. Trên thực tế thì không ít những vị này không nắm vững qui định về công bố thông tin hoặc nắm nhưng chưa “thuộc bài”.
“Công bố thông tin để tăng tính minh bạch của thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Do vậy, các công ty niêm yết phải xem việc xây dựng bộ phận công bố thông tin một cách độc lập tương đối vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi...” - ông Tuấn nói.
Cuối tháng 8, ông Phạm Đình Lâm - thành viên hội đồng quản trị công ty cổ phần Nhựa xây dựng Đồng Nai - đã phải gửi văn bản cho Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HOSE) để giải trình, xin... “nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm”. Trước đó, ông Lâm đã giao dịch cổ phiếu nhưng lại “quên” công bố thông tin theo qui định.
Dồn dập... “quên”
Đây chỉ là một trong bốn vụ vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ diễn ra trong tháng tám, được HOSE phát hiện và yêu cầu các “đương sự” giải trình. Cũng như ông Lâm, cả ba trường hợp còn lại là ông Vũ Xuân Dũng, “người nhà” của ông Vũ Xuân Cường - Phó giám đốc Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại, bà Đặng Thị Xuân Hương - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex, và bà Trần Thị Thu Hồng - Kiểm soát viên Công ty Cổ phần Hàng hải Sài Gòn, cũng đều “nhận khuyết điểm và cam kết không tái phạm”!
Các vụ “quên” này không phải bây giờ mới có. Thế nhưng gần đây, trong bối cảnh giá chứng khoán có chiều hướng giảm, số vụ vi phạm lại nhiều hơn, bình quân 4-5 trường hợp/tháng. Trong đó không ít trường hợp là các VIP ở những công ty “thâm niên” trên sàn, chưa kể nhiều VIP trong cùng một công ty niêm yết vi phạm.
Cổ đông nhỏ “ức”!
Anh Đức Hùng - một nhà đầu tư tại sàn ACBS - khá bức xúc khi cho rằng việc các VIP âm thầm bán ra chứng khoán mà “quên” công bố thông tin là không lành mạnh. Do đó, không thể chỉ “nhắc nhở” hay yêu cầu “đương sự” cam kết “không tái phạm” rồi bỏ qua.
Theo anh Hùng, tất cả thông tin liên quan đến công ty niêm yết đều có thể gây ảnh hưởng đến giá chứng khoán, trong đó có thông tin mua hay bán chứng khoán của các VIP. Đây là những người đầu tiên nắm được các thông tin quan trọng liên quan đến hoạt động và kết quả kinh doanh của đơn vị.
Một chuyên gia cho rằng nhiều nhà đầu tư nhìn vào động thái của các VIP để quyết định mua hay bán chứng khoán. “nhà đầu tư bán cổ phiếu FPT trong tháng bảy vừa qua, sau khi một số VIP của đơn vị này đăng ký bán cổ phiếu FPT cho thấy sức nặng thông tin giao dịch của các VIP...” - vị chuyên gia này nói. Theo anh Huỳnh Đức - nhà đầu tư tại sàn SSI, phần lớn các VIP bán ra chứng khoán trong thời điểm nhạy cảm, do đó các nhà đầu tư mua ở thời điểm này có thể bị thiệt hại.
Nặng mới phạt
Giữa tháng 8/2007, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) đã ra quyết định buộc hàng loạt VIP phải nộp phạt lên tới 10 triệu đồng với lỗi không công bố thông tin giao dịch nội bộ.
Trước đó, các VIP này cũng đã được HOSE nhắc nhở. Ông Lê Nhị Năng - Phó tổng giám đốc HOSE - cho biết thẩm quyền xử phạt các trường hợp này thuộc SSC. Các trường hợp vi phạm đều được HOSE báo cáo lên SSC sau khi có văn bản nhắc nhở các “đương sự”, đồng thời yêu cầu các “đương sự” giải trình và cam kết không tái phạm.
Một quan chức SSC cũng cho biết tất cả trường hợp vi phạm trên thị trường chứng khoán, trong đó có chuyện vi phạm công bố thông tin giao dịch nội bộ của các VIP đều được thanh tra của SSC kiểm tra và xử lý. Tùy theo mức độ vi phạm, thanh tra của SSC mới quyết định xử phạt bằng tiền hay nhắc nhở.
Theo vị quan chức này, chỉ những trường hợp có dấu hiệu giao dịch nội gián hoặc cố tình không công bố thông tin mới bị phạt nặng. Các trường hợp còn lại có thể do không cố ý hoặc thiếu hiểu biết thì chỉ nhắc nhở.
Phải chuyên nghiệp hơn
Theo một số chuyên gia chứng khoán, không thể cho rằng vì không biết để giải thích cho những hành vi vi phạm vì có công ty có đến 2-3 VIP cùng vi phạm.
“Trong trường hợp vi phạm là “vô tình” hoặc do “thiếu hiểu biết” thì các công ty niêm yết cũng phải xem xét lại cơ chế công bố thông tin vì bộ phận này hoạt động không chuyên nghiệp”, ông Huỳnh Anh Tuấn - Công ty Chứng khoán ACBS - nói. Vì theo qui định, bộ phận công bố thông tin phải thực hiện trách nhiệm phổ biến, giải thích rõ cho các đối tượng nằm trong diện bắt buộc công bố thông tin hiểu và tuân thủ nghĩa vụ này.
Thế nhưng, nhiều công ty niêm yết hiện nay giao cho chủ tịch hội đồng quản trị hoặc một người trong ban giám đốc giữ nhiệm vụ công bố thông tin. Trên thực tế thì không ít những vị này không nắm vững qui định về công bố thông tin hoặc nắm nhưng chưa “thuộc bài”.
“Công bố thông tin để tăng tính minh bạch của thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Do vậy, các công ty niêm yết phải xem việc xây dựng bộ phận công bố thông tin một cách độc lập tương đối vừa là trách nhiệm vừa là quyền lợi...” - ông Tuấn nói.
"Nhúc nhích" là phải báo cáo
* Theo qui định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, các thành viên ban giám đốc, kế toán trưởng của tổ chức niêm yết và người có liên quan phải công bố thông tin giao dịch, kể cả giao dịch không thông qua hệ thống giao dịch tại sàn cho SSC, Sở Giao dịch chứng khoán, TTGDchứng khoán tối thiểu trước khi giao dịch một ngày. Trong thời hạn ba ngày sau khi hoàn tất giao dịch cũng phải báo cáo kết quả cho các cơ quan nêu trên.
* Một chuyên gia chứng khoán cho rằng trong bảng công bố thông tin về vi phạm của các VIP, HOSE cũng cần phải cụ thể hơn, đó là mua hay bán, khối lượng bao nhiêu... để nhà đầu tư rõ.
0 Responses to Nhiều cổ đông lớn “quên” công bố thông tin
Something to say?